Chúng tôi đến Luân Đôn với rất ít hành lý. Nhân viên của công ty Rover đón chúng tôi
tại phi trường, trao tận tay Gerd chìa khóa của chiếc xe van Land Rover, và
nói: "Thượng lộ bình an", rồi biến mất. Gerd chưa quen với chiếc xe mới, và cũng
chưa quen lái bên trái đường. Bạn
có thể hình dung ngày đầu tiên của cuộc hành trình của chúng tôi như
thế nào! Gerd cứ tìm và bật
tín hiệu quẹo mặt, trong khi tôi ngồi kế bên hét lên: "Trái!
Trái!" vì anh cứ theo thói quen làm ngược lại.
Jeffrey ngồi ở phía sau, hoàn toàn không động đậy. Tôi không nhớ, dù chỉ một lần, trong suốt
các cuộc hành trình dài dẳng, cậu bé khóc lóc, cằn nhằn hay la lối. Lúc nào cậu cũng ngồi đằng sau xe, ngó
ra cửa sổ. Có lần chúng tôi hỏi
có gì hay ở ngoài cửa sổ mà con cứ ngó hoài.
Cậu bé trã lời: "Giống như một cuốn phim vậy, mọi thứ
diển ra bên ngoài cửa sổ, và con chỉ việc xem".
Chúng tôi nhận đưọc thư của mẹ và dì. Họ trách tôi cứ mang đứa trẻ đi khắp
địa cầu, không để cho nó có cuộc sống bình thường với bạn bè, gia
đình. Mọi đứa trẻ đều cần có một
mái nhà ổn định, họ nói. Không thể
phủ nhận điều ấy. Đó là cách suy
nghĩ của nhiều người. Nhưng con trai
tôi, Jeff có vẻ thích thú lắm với cuộc sống rày đây mai đó.
Ở Luân đôn, chúng tôi mướn đưọc một khỏang đất trống
trong khu nhà di động để đậu xe, và bắt đầu trang trí bên trong chiếc
Land Rover thành một chổ ở ấm cúng, thỏa mái.
(LND: Ở các nước phương
tây, có loại nhà di động gọi là mobile home.
Các ngôi nhà nầy không có đất cố định mà phải mướn đất
để 'đậu'). Các băng xe có thể xếp
lại thành giường đôi. Có bàn, có bếp,
có các tủ chứa đồ và một chổ làm bếp.
Trần xe có thể đẩy cao lên để có thể đứng thẳng trong
xe. Phía bên trên xe, có thêm hai giường
ngủ. Jeff ngủ ở đó. Khi xe chạy ta có cảm giác như đang nằm
trên võng, nên Jeff rất thích.
Chúng tôi có rất nhiều thì giờ rổi rãi. Nếu thích, chúng tôi có thể lái xe qua những
ngôi làng nhỏ, dể thương ở Anh, đến Dover, rồi từ đó xuyên qua Pháp
xuống bãi biển Côte D'Azur. Chúng tôi
không cần có một lịch trình nhất định,
vì không có ai chờ đón chúng tôi ở nơi nào cả. Tôi nhớ rất rõ cảm giác tự do, thỏa
mái đưọc trôi theo thời gian. Cả
tôi và Gerd đều có học tiếng Pháp ở trường, nhưng thứ tiếng Pháp đó
không giúp chúng tôi giao tiếp đưọc với ai.
Cách phát âm của chúng tôi quá tệ, khiến không ai hiểu đưọc. Ngược lại, người Pháp cũng chẳng muốn
hay chẳng thể nói tiếng Anh.
Ở Monte Carlo, tôi muốn đi thăm sòng bạc để biết nó ra
làm sao, coi như làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của mình. Jeff không đi, ở 'nhà' ngủ sớm. Tôi cho người bảo vệ ít tiền, nhờ anh
trông chừng dùm cháu và xe. Nhưng
Jeff như thường lệ, ngủ một mạch đến sáng.
Ở các sòng bạc, tôi quá ngạc nhiên bởi vẻ lịch
sự của các tay đánh bạc, và mọi thứ ở đây đều phục vụ miễn phí,
khỏi trả tiền -nước uống, bánh mì sandwich, thuốc lá, xi-gà. Nhưng có lẻ thú vị hơn cả là đưọc
xem người ta đánh bạc. Bạn có thể
nhìn thấy trên mặt họ tràn đây lòng tham, mà trong cuộc sống thường ngày
đã đưọc giấu kỹ. Ở đây không ai phải làm màu với ai. Lòng tham đưọc bộc bạch một cách trắng
trợn khiến tôi không thể không nghĩ đến hai chữ "Địa Ngục"
ngay tức thì. Trong tiếng Đức, danh từ
chỉ nơi đánh bạc là Spielholle, hay là "địa ngục bạc bài".
Điều nầy làm tôi nhớ đến một kỷ niệm khác. Khi tôi bắt đầu tu thiền, ngay ngày thứ
hai là tôi đã có 'kinh nghiệm về địa ngục". Tôi có cảm giác tôi bị những sinh vật
mỏng manh, dị hình, như những cành cây, nhúng tôi lên xuống trong những
thùng dầu nóng đỏ. Vừa làm như
thế, chúng vừa nói bằng cái giọng the thé: "Đây là con đường đi
đến giải thoát. Đường đến giải
thoát". Tôi chỉ có thể vùng
thoát khỏi chúng sau khi xả thiền. Sau
nầy tôi khám phá ra Đức Phật đã dạy, ai cũng phải một lần trãi qua
kinh nghiệm khổ đau cùng cực như trong địa ngục nầy để có thể bắt
đầu bảo vệ mình khỏi những hiểm họa của nghiệp ác.
Ở Monte Carlo, tôi đánh hai đồng tiền xuống bàn roulette. Người quay vòng hô lên: "Không ai đặt
nữa", rồi thả trái banh cho quay. Dỉ
nhiên là tôi thua -may mà chỉ ít tiền.
Sau đó chúng tôi lái xe đến Tây Ban Nha, rồi từ đó qua
Ý, rồi qua Aùo. Lý do duy nhất để
giải thích sự đi lòng vòng nầy là vì Gerd không muốn phải ghé qua Đức. Anh bảo là anh không có can đảm đến đó. Đối với tôi, tôi đã xả bỏ, nhưng anh
thì chưa làm đưọc. Dầu anh vẫn
nói tiếng Đức, nhưng anh không muốn trở về xứ sở nơi cha mẹ anh đã
bị giết. Mãi sau nầy, khoảng hai năm
trước đây, may mắn thay anh đã thay đổi, vì lòng hận thù, ghét bỏ chỉ
đem lại khổ đau -cho chính chúng ta và cho cả nhân loại.
Chúng tôi đã viếng thành phố Vienna, đã nhìn tận mắt
bánh xe khổng lồ Ferris ở thành phố Prater.
Đã ghé qua Nam Tư, viếng Dubrovnik, thành phố biển đẹp tuyệt
vời (ít nhất là đẹp ở thời điểm đó).
Vào các buổi tối, các đoàn vũ công với những lễ phục truyền
thống đầy màu sắc nhảy múa trên mái lầu.
Tất cả dân địa phương và khách ngoại quốc đều ngồi trên
những bực thềm của các con đưọc dốc nhỏ hẹp, vừa chuyện trò, vừa
thưởng thức âm nhạc và các vũ điệu. Kỷ
niệm đó bây giờ nhớ lại chỉ gợi niềm đau vì cả thành phố giờ gần
như đã bị tiêu huỷ hoàn toàn.
Sau đó là Hy Lạp và Acropolis.
Có lần chúng tôi đi dự một buổi trình diển ngoài trời: một
vỡ kịch cổ điển Hy Lạp, trình diển bằng tiếng Hy Lạp. Chúng tôi không hiểu một lời nào, nhưng
điều đó không quan trọng. Quan trọng
là cảm giác đưọc ngồi trên những viên đá hai ngàn năm tuổi, ngắm nhìn
các diển viên trong những trang phục màu trắng, nghe họ nói như hát. Cảm giác giống như một giấc mơ tuyệt
vời.
Sau đó chúng tôi lái xe qua Bức Màn Sắt đến Bulgari. Mang hộ chiếu Anh và Mỹ, chúng tôi không
gặp khó khăn gì khi nhập cảnh vào đây. Nhưng
hoá ra chúng tôi không thể mua gì ăn ở đây.
Chẳng có gì cả! Cả cái
siêu thị to lớn trống trơn, trong khi chúng tôi phải mua thức ăn mổi ngày,
vì không có tủ lạnh để trữ đồ ăn. Khắp
nơi, chúng tôi thấy những tấm biển to lớn đưọc dựng lên để thông
báo người nầy, kẻ kia đã là nhân viên lao động xuất sắc trong tháng,
và đã đưọc huân chương. Nhưng chúng
tôi không tìm đưọc cả đến một mẩu bánh mì.
Gerd tăng tốc độ xe để chúng tôi có thể ra khỏi
đây qua Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt. Chúng
tôi lái xe dọc theo bờ Biển Đen, một bãi biển trãi dài tuyệt đẹp, và
chính ở đây, chứ không phải ở nơi nào khác, chúng tôi gặp tai nạn, lần
đầu tiên trong suốt cuộc hành trình.
Dừng xe van ở một chổ đẹp nhất, giữa thiên nhiên, như
mọi lần. Chúng tôi đang dùng bữa tối,
thì thình lình một người đàn ông xuất hiện, tay cầm một con dao to. Hắn ta ra lệnh gì đó, mà chúng tôi
không hiểu gì. Chắc là hắn muốn đồ
ăn, tôi nghĩ, nên đưa đồ ăn cho hắn. Nhưng
hắn không cần đồ ăn, mà ngó quanh quất, rồi leo lên xe, lục xới đồ
đạc, rồi trèo xuống. Lúc nào cũng
chĩa mủi dao về phía chúng tôi. Đang
lúc chúng tôi nghỉ nếu cứ như thế nầy thì nguy mất, thì bổng nhiên hắn
bỏ đi.
Dỉ nhiên, sau đó chúng tôi cũng lẹ làng chạy đi chổ
khác, không dám ở thêm một phút. Gerd
lái mãi, lái mãi cho đến khi chúng tôi đến một đồn điền hoa quả. Ở đó có một người bảo vệ già, ông
cho chúng tôi lái xe qua cổng, rồi đóng lại.
Oâng nói chút ít tiếng Đức. Oâng
cho phép chúng tôi ở lại qua đêm và muốn ăn bao nhiêu trái cây tùy
thích. Nhờ vậy, chúng tôi mới qua
đưọc một phen sợ điếng hồn.
Từ đó trở đi, suốt thời gian ở Thổ Nhĩ Kỳ, mổi đêm
chúng tôi đậu xe trước cửa đồn cảnh sát để ngủ. Ai lại dám đùa với số mệnh bao giờ.
Tính từ nửa thế kỷ trở lại đây, có lẻ chúng tôi
là những người cuối cùng có thể du lịch một cách thong dong như thế nầy. Không có gì hối thúc chúng tôi, không phải
chạy theo chương trình du lịch nào như những người du lịch ngày nay. Đó là một cuộc hành trình rất dài,
nhìn lại tôi thấy giống như một tấm thảm đủ màu sắc.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi đi thăm Troy, một thành phố cổ
đã đưọc Schliemann khám phá ra. Lúc
đó ở Iraq đang có biến loạn, nên chúng tôi nhanh chóng qua Iran. Ở Teheran, chúng tôi bị chìm vào trong biển
xe cộ hỗn loạn. Tôi nghĩ chắc không
có đâu mà tình trạng giao thông lại tệ hại đến vậy. Người ta có cảm tưởng như các bịnh
nhân tâm thần đã trốn khỏi viện, ra đường lái xe, nhưng hình như không
có ai quan tâm sửa đổi. Vậy mà khi
Gerd vừa phạm lổi quẹo vào con đường một chiều, lập tức một người
cảnh sát xuất hiện. Anh ta tỏ ra rất
nghiêm khắc, và xem đây như một trọng tội.
Chúng tôi làm anh ta phát bực khi cứ tiếp tục nói tiếng Tây
Ban Nha. Anh ta không hiểu đưọc một
chữ. Sau khỏang nữa tiếng, anh ta ra
lệnh bằng tiếng Mỹ, bảo chúng tôi lái xe đến một trụ sở cảnh sát
gần đó nhất. Rồi anh ta bỏ đi. Dỉ nhiên là chúng tôi chẳng lái đến trạm
cánh sát nào cả.
Điều gây ấn tượng cho tôi nhất ở Teheran là các chợ. Ở đâu cũng đầy mùi gia vị, dầu, và
đầy các tấm thảm tuyệt đẹp. Chúng
tôi phải tự kiềm chế lắm để khỏi tiêu xài quá đáng, vì chúng tôi
muốn để dành tiền mua một nông trại ở Uùc, trước khi trở về đó.
Ở Afghanistan lại có chiến tranh. Không ai đưọc phép đến đó. Vì thế chúng tôi qua Pakistan, nơi những
thùng đồ của chúng tôi đã đưọc gửi đến.
Vừa đến Pakistan không lâu, thì Gerd lại bị sốt rét. Chúng tôi phải đợi mất vài tuần trước
khi anh hồi sức. Do đó, tôi đưọc có
thì giờ đi thăm bạn bè, thăm viếng công trình Indus, một công trình phát
triển quá chậm chạp -cũng không lạ gì nếu như bạn biết người ta đào
các hầm hố để làm nến như thế nào; bằng cách mướn các bà mặc áo
dài lượm thượm, đội trên đầu các giỏ nhỏ đựng cát đất.
Sau đó đến Aán độ. Ở
đó chúng tôi có hai chuyến đi rất thú vị, một là đến Kashmir, hai là
Hunza.
Để đến đưọc Kashmir, chúng tôi phải đi qua dãy Hy Mã
Lạp Sơn bằng những con đường núi. Trong
suốt cuộc hành trình, chúng tôi đưọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi
Everest trong ánh sáng ban mai. Trên những
con đường dốc đó, tuyết phủ đầy. Có
lần, bổng nhiên, từ đâu xuất hiện một chiếc xe chở quân đội Aán độ
ở bên đường ngược chiều. Gerd
không thế thắng đưọc vì tuyết. Hai
chiếc xe đụng nhau. Phía trước đầu
xe của chúng tôi bị móp khá nặng, nhưng đầu máy không hề gì, xe vẫn
chạy đưọc. Tôi thì bị bầm một mắt,
vì mặt tôi đập vào kính cửa khi hai xe đụng nhau. Cả xâu chuổi đeo cổ bằng ngà của tôi
cũng bị văng mất. Ngoài ra,
không có gì hệ trọng nữa.
Khi đến đưọc Kashmir, chúng tôi bỏ xe sửa. Người Kashmir rất khéo trong các nghề thủ
công. Họ làm ra những chiếc khăn, những
đồ thêu thùa, dệt, vẽ trang trí tuyệt vời.
Không thể tưởng tượng đưọc sau khi xe sửa xong, chúng tôi
không thể tìm thấy đưọc vết trầy nào trên xe.
Khi chiếc Rover nằm ở garage sửa xe, chúng tôi mướn một
chiếc 'nhà thuyền' đi chơi. Tôi vẫn
còn nhớ rất rõ. Cả thuyền đưọc
trãi đầy các tấm thảm. Có thảm để
ngồi, thảm để bàn, thảm treo tường, thảm trên giường ngủ. Rồi trên thảm chất đầy những chiếc gối
êm ái. Nhìn vào thật tuyệt. Và một tuần lể trên đó giúp chúng tôi
hồi phục sức khoẻ nhanh chóng. Thật
vậy dầu đi du lịch tự do, nhưng ở trong chiếc Rover với đứa trẻ, lại
phải chăm lo dạy học cho nó, cũng làm chúng tôi rất mệt.
Ở Kashmir, chúng tôi rất tò mò về ngôi mộ của Chúa
Jesus ở không xa thành phố Srinagar lắm. Chúng
tôi đã đến đó thăm viếng, nhưng không thể tin vào sự trung thực của
nó. Có rất nhiều gỉa thuyết -và cả
những chứng cớ- rằng Chúa đã đến nơi nầy, nơi kia, sau khi mất ở
Jerusalem (mà theo những người nầy chỉ là một cái chết giả), sau đó
ngài trở về Kashmir.
Sau đó chúng tôi lại đến vùng núi đá ở phía Bắc
Kashmir: đó là vùng Hunza. Ở đó trong
một diện tích khỏang tám ngàn thước vuông, có khỏang mười ngàn người
sống, mà vì cách sống của họ, đã có thể thọ đến -một trăm hai
mươi tuổi hay hơn thế nữa. Một
dân tộc hạnh phúc với ngôn ngữ và văn hoá riêng của mình.
Để đến đưọc nơi đó, trước hết chúng tôi phải
lái tận đến Gilgit, một thành phố nằm trên những con đường dẩn qua
Trung Hoa. Từ Gilgit trở đi, không có
gì chắc chắn cả. Chỉ có một con
đường duy nhất dẩn vào Hunza -chữ 'đường' ở đây hình như hơi phóng
đại quá. Đúng hơn phải gọi đó
là 'những dấu chân thần chết".
Nhưng muốn gọi là gì, những con đường nầy cũng chỉ dành
cho người Hunza. Không ai khác đưọc
phép xử dụng chúng.
May mà chúng tôi gặp đưọc một chiếc xe Jeep nhà binh
đang chạy tới, còn ba chổ trống trên xe. Bác
tài, Jeff, đến tôi, rồi Gerd, tất cả chèn vào băng ghế trước. Phía sau chấp đầy những bao ngũ cốc, và
sáu người Hunza ngồi trên đó. Con
đường rộng vừa đúng một chiếc xe, và rất dốc. Xe đi dốc theo đèo. Nên phía bên mặt là vách đá, bên trái
thăm thẳm sâu là con sông Hunza. Có những
chổ ngoạt qua gắt đến nổi tài xế phải bám xe sát vào thành núi mới
có thể vượt qua. Chiếc xe lại cũng
không phải tốt lắm. Có vẻ như nó
đưọc lắp ráp từ rất nhiều phần của các xe jeep khác nhau, mà có lẻ
người ta đã bỏ lại từ những cuộc hành trình.
Trước khi khởi hành, bác tài ngừng xe lại ở một đền
thờ, cầu nguyện vài phút, rồi bỏ một đồng tiền vào cái tô. Bác nói rằng, bác làm vậy để cầu cho
chúng tôi không bị lật xe, ngã xuống sông.
Có lẻ vì tôi nhìn bác với vẻ không tin, nên bác lại thêm rằng,
tai nạn xảy ra thường ngày như cơm bữa. Gần
đây, một chiếc xe buýt nhỏ đã ngã xuống đèo, ba mươi hành khách trên
chuyến xe đều chết hết. Nghe tới
đó, tôi lẹ làng móc thêm một đồng tiền nữa bỏ vào tô.
Phải thú nhận rằng ở thời điểm đó, tôi chưa nghĩ đến
cái chết bao giờ, tôi vẫn còn tha thiết muốn sống lắm. Ngày nay thì đã khác, nhưng lúc đó, ý tưởng
phải biến mất khỏi mặt đất là điều tôi khó chấp nhận. Ngoài ra, tôi không muốn mất Jeffrey và
Irene, tôi vẫn còn muốn gặp lại hai con tôi.
Nói gì thì nói, chúng tôi vẫn lên đường, và ngược với
mọi dự đoán, mọi việc đều an lành. Có
lần chúng tôi đến một con đường đã bị phá hủy. Một số người Hunza đang sửa chữa. Chúng tôi phải đợi họ sữa xong, mới có
thể tiếp tục lên đường.
Cuối cùng, chúng tôi cũng đặt chân đến đưọc một làng
đầu tiên của người Hunza. Bác tài
xế có rất nhiều bà con quyến thuộc, bạn bè ở đây, họ mững rỡ đón
tiếp bác. Họ mời bác ta uống rượu. Khi tôi hỏi loại rượu gì, bác nói đó
là Hunzapani. Pani có nghĩa là nước,
nhưng Hunzapani lại không phải là nước, mà là rượu, và bác tài của
chúng tôi uống thả dàn.
Một vài người khách trên xe bắt đầu trèo xuống,
khiêng theo các bao tải. Rồi thêm vài
người nữa, cho đến lúc chỉ còn có chúng tôi và bác tài. Rỏ ràng là bác tài đang rất yêu đời,
bác vừa lái, vừa ca hát ỏm tỏi. Nhưng
con đường không đổi tốt hơn. Vẫn
dốc và quanh co như trước đó. Tôi
càng lúc càng thấy lo thêm.
Cũng may mà chúng tôi đến Baltit an toàn. Thủ đô Baltit nằm ở độ cao ba ngàn năm
trăm thước. Chúng tôi mướn phòng
ở một quán trọ nhỏ. Không có đầy
đủ tiện nghi, nhưng là một nơi có cảnh trí đẹp tuyệt vời. Khó thể tưởng tượng đưọc một nơi
đẹp như thế. Trước mắt chúng tôi
là khung cảnh của cả dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ở
đây buổi sáng lúc mặt trời lên là một cảnh tượng thiên nhiên khó thể
diển tả nổi.
Vừa đến nơi không lâu, thì chúng tôi đã có người nhà
của ngài Mir đến. Ngài Mir của
Hunza, chính là vị vua của đất nước nầy.
Theo sự phân chia chính trị, thì Hunza thuộc về Pakistan, nhưng
thực tế nó đưọc tự quản. Chúng
tôi đưọc báo là nhà vua mời dùng cơm ngày mai.
Đúng là tin hay. Vì chúng
tôi vừa đến, hãy còn xa lạ với mọi thứ, vậy mà đã đưọc nhà vua mời
dùng cơm. Chúng tôi hồ hởi chuẩn bị.
Nhà vua sống trong một biệt thự bằng gổ nhỏ, rất đẹp,
chứ không ở trong lâu đài. Đúng hơn,
chúng tôi có thể gọi đó là một ngôi nhà bằng gổ tuyệt đẹp, với
nhiều chạm trổ ở bên ngoài. Khi
chúng tôi bước vào đã thấy nhà vua và hoàng hậu ngồi chờ. Hoàng hậu có nước da trắng và đẹp
như một bức tranh. Nhà vua lập tức
báo cho chúng tôi biết là Ngài có bảy người con với Hòang hậu. Tôi đoán có lẻ ông khoảng năm mươi, cái
tuổi mà ở Hunza, ông vẫn còn là một người đàn ông trẻ.
Việc đầu tiên nhà vua hỏi chúng tôi là đã đến đây bằng
cách nào. Bằng xe Jeep, chúng tôi trã
lời. Nhưng ý nhà vua không phải hỏi
thế. Mà vì người ta cấm nhập cảnh
vào đất nước nầy. Đã từ lâu,
không có du khách nào đến đây cả. Lý
do nhà vua hỏi điều đó là vì, Hunza nằm dọc theo biên giới Tây tạng,
và lúc đó Trung Hoa đã chiếm Tây Tạng. Mọi
cửa biên giới ra vào ở những xứ nầy đều đã bị đón. Không ai đưọc vào hay ra.
Thật ra lúc còn ở Karachi, chúng tôi đã nhận đưọc giấy
phép. Nhưng theo nhà vua, đó là do một
sự lầm lẫn nào đó. Dầu gì, nhà
vua rất vui mừng đón tiếp chúng tôi. Đã
từ lâu ông mới đưọc gặp những người ông có thể chuyện trò. Oâng nói tiếng Anh rất lưu loát, thường
du lịch qua Aâu châu, đến Côte D'Azur. Oâng
là bạn của Thái tử Rainier của Monaco, nên rất mong đưọc gặp những
người bạn tâm đầu.
Phần còn lại của buổi nói chuyện xoay quanh một đề
tài khá cụ thể: là chúng tôi có biết xử dụng tủ lạnh xài dầu
không. Gerd nói: "Vâng, chúng tôi cũng
có biết chút ít về loại tủ lạnh đó".
Thật vậy, lúc còn ở trên đão ở Pakistan, chúng tôi đã có
đưọc xử dụng. Nhà vua bảo rằng
ngài vừa mua một cái mới tinh, đưọc mấy người Hunza khiêng trên lưng từ
Baltit đến đây, nhưng không ai biết
làm sao cho nó chạy.
Nghe như thế, Gerd liền đi vào nhà bếp, và làm như chúng
tôi vẫn thường làm hồi đó khi chiếc máy lạnh đình công, không chịu
chạy. Anh lật úp nó lại. Phải để như thế qua đêm, Gerd dặn dò. Đến hôm sau khi chúng tôi trở lại, có
thể nó sẽ hoạt động trở lại.
Sáng hôm sau chúng tôi trở lại, Gerd lật tủ lạnh
trở lại, và đúng là nó đã chịu hoạt động.
Dỉ nhiên là từ đó, chúng tôi càng đưọc nhà vua trọng đãi
hơn. Oâng mời Gerd ở lại để lo về
điện lực cho nước nầy. Tuy nhiên,
điều đó nằm ngoài dự tính của chúng tôi.
Chúng tôi phải giải thích vì sau chúng tôi phải từ chối lời
yêu cầu của ông, nhưng không từ chối lời mời dùng bửa trưa.
Ngồi ở bàn ăn là nhà vua, hoàng hậu, hai người con gái
của họ và chúng tôi. Trước mặt mổi
người có một tô đá nhỏ, trong có những cánh hoa hồng. Jeffrey chăm chú nhìn cái tô trước mặt mình,
rồi bưng lên, nốc cạn. Tôi nói nhỏ
với cậu bé: "Đó là nước rửa tay, không phải nước uống". Ra chính ở Hunza, cậu bé mới đưọc học
bài học về phong cách ẩm thực.
Tôi ngắm ngiá những chiếc muổng, nĩa, dao bằng bạc, chạm
trổ vương miện và có khắc tên. Tôi
hỏi đó có phải là những đồ dùng lưu truyền từ nhiều đời. Nhà vua cho biết ông vừa cho làm gần đây
thôi. Vì trước đây không lâu, mọi
người còn ăn bằng tay.
Tôi nhớ rất rõ mọi chi tiết trong bữa ăn đó. Có tất cả mười bốn món. Trước hết là món sườn, rồi cá, gà,
ngỗng, rồi bao nhiêu thứ nữa mà tôi không thế biết là gì. Món nào cũng rất ngon miệng, và đằng
sau mổi ghế ngồi có một kẻ phục vụ chỉ riêng cho người ấy. Tôi hỏi nhà vua làm thế nào có tất cả
những món ngon vật lạ ở một nơi xa xôi heo lánh nầy. Oâng bảo là từ những người dân Hunza. Thay vì trả thuế, họ mang đến cho ông
những gì họ có trong vườn hay trong nông trại của họ. Ngoài ra nhà vua còn lãnh tiến lương từ
chính phủ Pakistan. Đổi lại, nhiệm
vụ của ông là phải trữ đủ lúa mì, ngũ cốc cho mùa trồng trọt sang năm
hay trong trường hợp có thiên tai.
Nhà vua của Hunza là kẻ truyền thừa của Aga Khan, một
nhà lãnh đạo tôn giáo của đạo Muslim. Nhà
vua là đại diện của ông về mọi lãnh vực tôn giáo.
Nhưng lý do thực sự thúc đẩy chúng tôi đặt chân
đến Hunza là để tìm hiểu về sự trường thọ của người dân ở đây. Chúng tôi muốn biết họ sống như thế nào
mà có thể thọ đến như thế mà vẫn còn đầy sức khỏe. Nhất là về vấn đề dinh dưỡng của họ,
đó là đề tài chúng tôi nghiên cứu từ khi còn sống ở trang trại bên Mễ.
Thì ra có hai việc liên quan đến sự trường thọ và
sức khỏe của người dân ở đây. Thứ
nhất là vì họ sống ở độ cao khỏang ba ngàn năm trăm thước, không
khí rất loàng, nên bất cứ lúc nào họ cũng phải thở rất sâu, nhất
là khi họ phải đi bộ trên những con đường dốc đá. Toàn lãnh thổ Hunza chỉ dành cho người
đi bộ, trừ mổi tuần có một chiếc xe Jeep chở hàng lên. Lý do thứ hai là ở đây có trồng lọai
trái mận (apricot) rất ngon và rất trù phú.
Người dân phơi khô các trái nầy, và để ăn dần suốt năm. Hột của trái lại đưọc họ ép làm dầu
nấu ăn, thoa tóc hay trét lên bánh mì như một loại bơ.
Ngoài điều đó, dinh dưỡng của họ cũng khá tồi. Họ không có điều kiện đế ăn thịt. Họ chỉ ăn lúa mạch, gạo và một ít
rau cải. Nếu không có trái
apricot, chắc chắn là họ sẽ thiếu vitamin, và chất khoáng trong thành phần
dinh dưỡng của họ. Có lẻ khó khăn
nhất ở Hunza là vấn đề nước uống. Tôi
sẽ kể một kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề nước.
Hằng tháng, nhà vua sẽ ra ngồi ở một tiền sản, bốn
phía đều để trống, phía trên có vòm tuyệt đẹp, nằm trên những cây
cột đưọc chạm khắc công phu. Nơi
đó ông sẽ định luật. Ai có gì cần
khiếu nại, đề đạt sẽ đến đó, và nhà vua sẽ giải quyết tất cả
mọi tranh chấp. Những lời phán đoán
của nhà vua là luật, và phải đưọc tuân hành một cách tuyệt đối, không
đưọc thắc mắc. Có lần chúng tôi
có mặt ở một phiên toà như thế. Cách
thức có lẻ giống như hàng trăm năm về trước.
Nhà vua bảo với chúng tôi là phần lớn tranh chấp nằm
trong việc khơi nguồn nước ở những vùng đất nhỏ xíu nằm trên các dốc
núi. Nưóc đá tuyết đưọc dẩn vào
các con kênh nhỏ, và mổi người nông dân luân phiên nhau cho nước chảy vào
ruộng vườn của mình. Vì thế lúc
nào cũng có người khiếu nại rằng người khác đã để nước chảy vào
ruộng của họ lâu hơn thời gian cho phép.
Chúng tôi đã có thói quen dùng bữa ở chổ nhà vua, vì
Gerd phải chăm sóc chiếc tủ lạnh và vì Jeff muốn chơi với hai đứa con
gái nhỏ của nhà vua. Một ngày kia
Jeff bị bịnh. Lần nầy khá nghiêm trọng. Rỏ ràng là cậu bé không chịu đưọc
nguốn nước lấy từ trên núi, rất nhiều chất khoáng, nhưng khi xuống đến
đưọc các ống nước đã trở nên đục lờ.
Dân ở đây gọi đó là 'sữa đá lạnh'.
Jeff sốt rất cao, không thể ăn uống gì. Tình thế rất nghiêm trọng. Chúng tôi phải đem cậu bé xuống núi đi
bác sĩ càng sớm càng tốt. Ở trên
đây, không có bác sĩ nào. Khi chúng
tôi chào từ gĩa nhà vua, và gia đình ông, nhà vua trao cho chúng tôi chiếc
đồng hồ Rolex bằng vàng. Oâng nói,
mổi ngày, nó chạy chậm đi nữa phút, và nhờ chúng tôi gửi đến công
ty ở Thụy Sĩ để sửa, rồi gửi cho Ngài Aga Khan ở Gstaad. Ngài Aga Khan sẽ đưa lại cho nhà vua khi
thuận tiện.
Chúng tôi không thể từ chối, đành phải mang theo món đồ
đắt tiền đó, và giấu nó trong thùng đồ nghề. Không có cách gì khác hơn.
Sau đó chúng tôi gửi chiếc Rolex đến Thụy Sĩ cùng với
một lá thư bảo đảm. Vậy mà nó cũng
tới nơi. Rồi trở về với nhà vua,
bằng cách nào tôi cũng chẳng biết. Tôi
cũng chẳng hiều nhà vua có còn sống không.
Nếu ông cũng thọ như những người Hunza khác, thì có lẻ ông
vẫn còn sống.
Nhà vua đã cho tài xế, cùng chiếc xe Jeep của ông đưa chúng
tôi trở về Gilgit, như một món quà tiễn bạn.
Dỉ nhiên là tài xế của nhà vua lái rất giỏi, và cũng không
có đèo thêm người Hunza nào, hay những bao tải nào. Oâng cũng không uống giọt Hunzapani nào,
nên con đường không thành vấn đề với ông.
Thành ra con đường về dể chịu hơn đoạn đường lên đến
Baltit nhiều. Chỉ có điều là tôi
quá lo âu cho tình trạng của Jeff. Cậu
bé nằm im lìm suốt chặng đường đi.
Xuống đến Gilgit, chúng tôi bay qua Lahore. Chúng tôi đã gửi điện tín cho người kỹ
sư điện cùng làm với Gerd trong công trình Indus.
Chúng tôi nhờ ông kiếm ngay dùm một căn hộ, và một vị bác
sĩ. Nhờ thế, khi chúng tôi đến
nơi, cả hai việc chúng tôi nhờ đều đã đưọc lo chu toàn. Bác sĩ chẩn đoán là Jeff bị nhiễm
trùng gan. Vài ngày sau, Gerd lại lên cơn
sốt rét. Hình như chỉ khi nào đến
Pakistan là bịnh anh lại tái phát, chứ không ở một nơi nào khác.
Tôi phải để hai người nằm hai phòng riêng để khỏi lây
nhau, và lo chăm sóc họ. Sau gần hai
tuần, hai người mới khỏe lại.
Còn tôi, hình như chẳng bao giờ bịnh trong suốt cả chuyến
đi. Không có thì giờ đế bịnh. Tôi quá bận rộn lo lắng sao cho cả ba người
luôn đưọc an toàn.
Chiếc van Rover đang chờ đợi chúng tôi ở Lahore. Đây là một thành phố nằm ở biên giới
giữa Pakistan và Aán độ. Chúng tôi
phải vượt qua biên giới đó.
Điều chúng tôi nhìn thấy trước tiên ở Aán Độ là
ngôi đền bằng vàng vĩ đại của người Sikh ở Amritsar. Ngôi đền nằm giữa hồ, tạo thành một
cảnh tượng tuyệt vời, khiến người ta quên rằng đang có nhiều biến
động trong khu vực nầy. Chúng tôi viếng
thăm ngôi đến, lắng nghe những lời cầu kinh.
Tín đồ người Sikh thuộc Aán độ giáo, nói chung là hiền
lành. Vì thế việc có hai người Sikh
giết con gái của Ngài Nehru là điều tôi không thể hiểu đưọc.
Chúng tôi lái xe đến New Delhi, rồi Jaipur và Ahmedabad, nơi
có rất nhiều hang với các bức họa về Phật giáo, có lẻ đã hàng ngàn
năm rồi. Sau đó chúng tôi đến
Bombay, và nơi chúng tôi dùng chân trước tiên là khách sạn Hilton để đưọc
hưởng chút gió mát. Là người ngoại
quốc, người ta có thể vào bất cứ khách sạn nào, ngồi trong các tiền
sảnh máy lạnh, thư giãn trong không khí mát mẻ.
Ở Bangalore, chúng tôi đưọc một quan toà mời đến
thăm nhà. Tôi tỏ ý muốn đưọc đi
tắm. Oâng dẩn tôi đến nhà tắm, nơi
có một thùng nước nóng khổng lồ. Tôi
bước vào, và xém bị phỏng. Thì ra
tôi đã làm không đúng cách. Trước
tiên là phải thoa xà-phồng vào mình, rồi dùng một cái gáo to, múc nước
từ thùng mà xối vô mình. Giống như
tắm vòi sen vậy.
Từ miền Nam Aán độ, chúng tôi qua Tiruvannamalai ở gần
Madras. Đây là một nơi rất nổi tiếng,
vì có một trong những vị thánh giác ngộ nhất đã sống, một rishi tên
là Ramana Maharshi. Oâng mất vào năm
1950, nên chúng tôi không đưọc gặp ông, nhưng chúng tôi đã đến đền
thờ ông, và đưọc biết về ông, về những giáo lý của ông qua một người
Anh, tên là Arthur Osborne, người đã sống với ông gần hai mươi lăm năm. Ngôi đền là nơi những ai muốn đưọc học
hỏi về giáo lý của bất cứ vị thầy nào, đến sống, ăn ở, học
chung với nhau.
Ngài Ramana Maharshi đã luôn nhấn mạnh là điều kiện để
đạt đưọc giác ngộ là từ bỏ ảo tưởng về cái ngã. Người ta cần phải tự soi lại mình bằng
câu hỏi: "Tôi là ai?" Những
điều nầy để lại ấn tượng khá mạnh cho Gerd. Đến ngày nay, hằng năm, anh vẫn trở về
ngôi đền nầy. Đối với tôi, thì
khác. Ở thời điểm đó, tôi không
ở vị trí để tự hỏi Tôi là ai. Tôi
không biết phải làm sao để có thể thực hiện đưọc điều đó. Và ngài Ramana Maharshi đã không có lời dạy
cho việc đó.
Chúng tôi sống ở trong đền, và ăn uống luôn tại đó. Người ta dùng các tàu lá chuối to làm dĩa,
và ăn bằng tay. Jeff rất thích cung
cách đó. Tôi tự nhủ mình, ngài
Ramana Maharshi chắc chắn phải là một nhà thông thái, một người rất vĩ
đại, vì mọi thứ ở đây đều rất tuyệt vời. Nhưng tôi không biết làm sao để áp dụng
những trí tuệ của ông cho bản thân tôi. Tôi
mong ước có những lời giáo huấn cụ thể, một chương trình hành động
rõ ràng. Rồi bổng nhiên, tôi có cảm
tưởng là tôi đang tiến rất gần đến mục tiêu của những điều mình
ao ước, bắt đầu con đường đạo của tôi.