Phật
nói:
Tâm
chẳng vọng lấy pháp quá khứ,
Cũng
chẳng tham đắm việc vị lai,
Ở
nơi hiện tại vô sở trụ,
Liễu
đạt tam thế đều không tịch.
Việc
quá khứ hoặc thiện hoặc ác chớ nên suy lường, suy lường
thì chướng đạo. Việc vị lai chớ nên tính toán, tính toán
ắt cuồng loạn. Việc hiện tại ở trước mắt hoặc thuận
hoặc nghịch cũng chớ nên để ý, để ý thì trong tâm bị
nhiễu loạn. Cuộc sống hàng ngày tùy duyên ứng phó, tất
cả chỉ xem là tạm thời thì sẽ thích ứng tự nhiên.
Gặp
cảnh giới nghịch còn dễ tu, gặp cảnh giới thuận mới
là khó. Lúc nghịch ý ta chỉ cần một chữ nhẫn chốc lát
liền qua được, lúc cảnh giới thuận thì thật là chẳng
có chỗ để trốn tránh, vì cảnh giới thuận ý mình ham thích
như nam châm hút sắt dính chặt một chỗ. Vật vô tình còn
vậy huống là vô minh hiện hành toàn thân sống trong đó.
Gặp cảnh giới này nếu chẳng có trí tuệ thì bất tri bất
giác bị nó lôi kéo vào lưới ma, muốn tìm đường ra thật
là khó. Cho nên bậc Thánh xưa có nói: "Nhập được thế gian
thì xuất thế gian không còn dư", tức là đạo lý này vậy.
Gần đây có một số người tu hành lạc mất phương tiện,
luôn luôn nhận vô minh hiện hành là nhập thế gian, bèn đem
pháp thế gian cưỡng cho là việc "xuất thế gian không còn
dư". Thật đáng thương xót! Duy Ma Cật có nói: "Phật vì những
kẻ tăng thượng mạn mà thuyết pháp lìa dâm nộ si là giải
thoát. Nếu những người không phải tăng thượng mạn thì
Phật nói tánh dâm nộ si tức là giải thoát". Nếu tránh được
lỗi này thì ở nơi cảnh giới thuận nghịch chẳng có tướng
khởi diệt, ấy mới lìa được tên gọi tăng thượng mạn.
Như thế mới có thể cho là nhập được thế gian và xuất
thế gian không còn dư. Những điều nói trên đều là chỗ
Diệu Hỷ tôi đã từng trải qua, hiện nay cũng chỉ tu hành
như thế. Mong ông thừa lúc cơ thể còn khỏe mạnh cũng nhập
tam muội này.
(10)
KHAI
THỊ KHÔNG HUỆ
Dù
được thân tâm yên tịnh vẫn cần phải nỗ lực, chớ nên
hướng vào chỗ yên tịnh mà sanh tâm thích thú. Trong giáo
môn nói đó là hầm sâu giải thoát rất đáng sợ hãi. Cần
phải như hồ lô xoay chuyển trên mặt nước, tự do tự tại
chẳng bị dính mắc, vào dơ vào sạch chẳng ngại chẳng chìm,
mới được ở dưới cửa thiền có chút phần thân cận.
Nếu chỉ ôm chặt được "đứa bé không khóc" thì đâu có
tác dụng gì!
(11)
KHAI
THỊ NGHIÊM TỬ KHAM
Ngài
Lâm Tế nói: "Nếu ngươi luôn luôn ngưng được cái tâm tìm
cầu thì so với Phật Thích Ca chẳng khác". Lời này chẳng
phải dối người. Như Thất Địa Bồ Tát, cái tâm cầu Phật
trí chưa đầy đủ còn bị gọi là phiền não. Thực là chẳng
có chỗ để sắp đặt, dính mắc một chút vật gì bên ngoài
cũng không được. Mấy năm trước có một vị cư sĩ họ
Hứa chỉ nhận được cái cửa bên ngoài, bèn gửi thư đến
trình kiến giải rằng: "Ứng dụng hàng ngày nơi trống rỗng,
chẳng có một vật để đối đãi, mới biết vạn pháp trong
tam giới tất cả vốn là không có. Buông xuống hết thực
là an lạc sung sướng". Do đó ta khai thị cho một bài kệ
rằng:
Chớ
luyến chỗ thanh tịnh,
Thanh
tịnh khiến người mê.
Chớ
luyến chỗ sung sướng,
Sung
sướng khiến người cuồng.
Như
nước theo đồ đựng,
Tùy
vuông tròn dài ngắn.
Buông
xuống, không buông xuống,
Lại
xin suy nghĩ kỹ.
Tam
giới và vạn pháp,
Có
quê nào để về?
Nếu
cứ chấp như thế,
Việc
này rất chống trái.
Báo
cho Hứa cư sĩ,
Người
nhà tự làm hại.
Mở
rộng thiên thánh nhãn,
Chẳng
cần sự mong cầu.
(12)
KHAI
THỊ CHÂN NHƯ
Tâm
chẳng tìm cầu, chẳng vọng tưởng, chẳng duyên các cảnh
thì ngay chỗ nhà lửa trần lao này tức là chỗ giải thoát
ra khỏi tam giới.
Phật
chẳng nói sao: "Nơi tất cả cảnh vô y, vô trụ, vô phân biệt,
thấy rõ pháp giới quảng đại an lập, liễu đạt tất cả
pháp thế gian bình đẳng bất nhị, nên Viễn Hành Địa Bồ
Tát dũng sức trí huệ của mình tự động siêu việt tất
cả nhị thừa, dù được cảnh giới Phật mà thị hiện trụ
cảnh giới ma, dù siêu việt đạo ma mà hiện hạnh pháp ma,
dù thị hiện hạnh đồng như ngoại đạo mà chẳng bỏ Phật
Pháp, dù thị hiện tùy thuận tất cả thế gian mà thường
hành tất cả pháp xuất thế gian". Đây là chân phương tiện
trong nhà lửa trần lao vậy.
Người
học Bát Nhã nếu bỏ phương tiện này tùy thuận trần lao,
ắt phải bị ma nhiếp trì. Lại còn ở nơi cảnh tùy thuận
gượng nói đạo lý rằng: "Phiền não tức Bồ Đề, vô minh
tức đại trí". Chân thì đuổi theo có, miệng thì đàm luận
không, thật chẳng biết tự trách mình bị nghiệp lực lôi
kéo, lại còn dạy người xóa bỏ nhân quả. Bọn này bị
tà ma ác độc xâm nhập tâm căn, muốn ra khỏi trần lao cũng
như tạt dầu để cứu hỏa. Thật đáng thương xót! Nên biết
đã triệt ngộ rồi mới có thể nói: "Phiền não tức Bồ
Đề, vô minh tức đại trí". Trong diệu tâm vốn quảng đại,
tịch diệt, trong sạch, sáng tỏ cũng như hư không chẳng có
một vật gì có thể làm chướng ngại. Vậy thì chữ Phật
cũng còn là vật bên ngoài, huống chi còn có vô minh, phiền
não để làm đối đãi ư!
(13)
THƯ
ĐÁP TỪ ĐÔN TẾ
Việc
này tỏ rõ như ban ngày, trong trẻo, sáng sủa, không biến,
không động, không thêm, không bớt, chỗ tiếp xúc hàng ngày
ở ngay mỗi người đều ứng hiện rõ ràng, nắm giữ nó
thì không được, buông xả nó thì thường còn thênh thang
vô ngại, bát ngát rỗng không, như trái hồ lô trên mặt nước,
lôi kéo chẳng được, cột trói nó chẳng được. Các bậc
đắc đạo từ xưa đến nay được nó rồi, vào trong biển
sanh tử trồi lên hụp xuống toàn thể thọ dụng không thiếu,
không dư, như chiết cây chiên đàn thì mỗi nhành đều là
chiên đàn, vậy sanh tử trần lao từ đâu khởi. Lúc thu nhận
kết quả lại dính mắc vào chỗ nào?
Đã
không có chỗ dính mắc thì Phật là huyễn, pháp là huyễn,
tam giới, thập nhị xứ, thập bát giới đều rỗng không.
Đến được chỗ này thì một chữ Phật còn không dính dáng.
Vậy Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn chỗ nào mà
có? Nên Bố Đại Sĩ nói: "Sợ người sanh đoạn kiến, mới
tạm lập giả danh". Người học đạo không hiểu, cứ trong
nhân duyên học đạo của cổ nhân cầu huyền cầu diệu,
cầu kỳ lạ, tìm tri giải, chẳng thể "thấy trăng quên ngón"
ngay đó một dao cắt đứt.
Cũng
như ngài Vĩnh Gia nói:
Trong
nắm tay không chấp có thật,
Tâm
cảnh tương sanh vọng kiến lập.
Cứ
ở trong trần lao vọng sanh kiến chấp, tự trói buộc mình,
Như Lai nói là kẻ đáng thương xót.
Hòa
Thượng Nham Đầu nói: "Ngươi chỉ cần vô dục, vô y, tức
là Phật". Thực ra chỉ có một cục thịt do cha mẹ sanh, nếu
một hơi thở không đến liền biến thành vật khác.
Ngoài
cục thịt này ra đâu còn cái gì khác. Vậy lấy gì làm kỳ
lạ, huyền diệu, lấy gì làm Bồ Đề, Niết Bàn, lấy gì
làm Chân Như, Phật Tánh? Bậc sĩ phu trí thức muốn tham cứu
việc này, không hướng theo thực tế, lại ở trên công án
người xưa cầu tri cầu giải, dẫu cho tri cùng, giải tận,
biết hết cả đại tạng giáo điển, khi ngày cuối cùng sanh
tử đến thì một chút cũng dùng không được. Còn có một
số người mới vừa nghe thiện tri thức kể việc này, lại
đem tâm ý thức so sánh suy lường rằng: Nếu như thế chẳng
phải lọt vào "không" sao? Đối với những người này, Diệu
Hỷ bất đắc dĩ nói với họ: "Ông chưa từng được "không"
lấy gì để sợ, như đi ghe chưa chìm đã vội nhảy xuống
nước". Thấy họ chưa hiểu nên tôi không tiếc khẩu nghiệp
nói dài dòng thêm: "Cái sợ lọt vào không đó còn có "không"
được chăng?"
Nghĩa
"không" là hiển bày sự dụng: Mắt ông nếu chẳng không thì
lấy gì để thấy sắc, tai ông nếu chẳng không thì lấy
gì để nghe tiếng, mũi ông nếu chẳng không thì lấy gì để
ngửi, lưỡi ông nếu chẳng không thì lấy gì để nếm, thân
ông nếu chẳng không thì lấy gì để cảm giác, ý ông nếu
chẳng không thì lấy gì để phân biệt vạn pháp?
Phật
nói: "Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị
xúc pháp, vô thập nhị xứ, thập bát giới, cho đến Thanh
Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, và Bồ Đề, Niết Bàn, Chân
Như, Phật Tánh, tất cả pháp của Phật thuyết và kẻ thuyết
pháp này, kẻ nghe pháp này, kẻ thuyết ra như thế, kẻ thọ
cái thuyết như thế, thảy đều chẳng có". Được như thế
rồi gọi là không ư? Gọi là bất không ư, gọi là Phật
ư, gọi là Bồ Tát ư, gọi là Thanh Văn ư, gọi là Duyên Giác
ư, gọi là Bồ Đề, Niết Bàn ư, gọi là Chân Như, Phật
Tánh ư?
Nếu
tự cho ta thông minh lanh lợi chẳng bị người gạt thì xin
hướng vào chỗ này xem xét cho đúng. Nếu xem xét ra được
thì ở trong am cũng như ở ngoài cửa, còn xem xét chẳng ra
thì rất kỵ khoa trương nói lời quá lố. Kẻ đại trượng
phu muốn tham cứu việc đại sự nhân duyên này cần phải
không màng đến thể diện, tâm dũng mãnh đứng thẳng, chớ
chìu theo tình cảm, đem chỗ nghi của mình dán lên trên trán,
hàng ngày tự như thiếu nợ người muôn triệu, bị người
đòi nợ đuổi theo, chẳng có gì để trả nợ, sợ bị người
sỉ nhục, không muốn gấp cũng phải gấp, không muốn bận
rộn cũng phải bận rộn, không việc gì lớn hơn việc này,
như thế mới có phần xu hướng. Suốt ngày suốt đêm, lúc
uống trà ăn cơm, lúc vui lúc giận, chỗ sạch chỗ dơ, chỗ
vợ con tụ tập, chỗ tiếp khách, chỗ làm việc, chỗ con
cái cưới gã, đều là thời tiết cảnh giác để làm công
phu.
Xưa
kia Lý Văn Hòa làm Thừa tướng trong phú quí tham thiền được
đại ngộ, Dương Văn Công làm quan chức Hàn lâm tham thiền
được ngộ, Trương Vô Tận đốc xứ tỉnh Giang Tây cũng
tham thiền được ngộ, chỉ ba ông này đủ làm mô phạm "chẳng
hoại tướng thế gian mà chứng thực tướng" vậy. Cần phải
bỏ vợ con, từ quan chức, ăn mặc cực khổ, tránh náo động
cầu vắng lặng, vào trong hang quỷ ngồi thiền như cây khô
rồi mới được ngộ đạo?
Bàng
Uẩn nói:
Hễ
tự vô tâm nơi vạn vật,
Đâu
sợ vạn vật thường nhiễu quanh.
Trâu
sắt không sợ sư tử rống,
Giống
như người gỗ thấy con chim.
Bản
thể người gỗ vốn vô tình,
Con
chim gặp người cũng không sợ.
Tâm
cảnh như như chỉ thế này,
Lo
gì Bồ Đề đạo chẳng thành.
Ở
trong trần lao thế tục được không quên việc sanh tử, dù
chưa thể kiến tánh nhưng cũng gieo được hạt giống Bát
Nhã thâm sâu, kiếp khác ra đời cũng ít phí sức, cũng không
đến nỗi lưu lạc trong ác đạo, hơn người đắm nhiễm
trần lao chẳng cầu giải thoát, cứ nói việc này không dễ
gì. Người đời phần nhiều có kiến giải như thế, thực
đáng thương xót!
(14)
KHAI
THỊ TĂNG THÚC TRÌ
Cổ
Đức nói: "Từ xưa nay vốn chẳng có pháp để cho người,
chỉ vì người chỉ đường mà thôi". Lại nói: "Hễ có sở
đắc là chó sói kêu, vô sở đắc là sư tử rống". Phật
là người thông suốt, trong bốn mươi chín năm thuyết pháp
hơn ba trăm sáu mươi hội, tùy căn tánh chúng sanh mà dẫn
dắt họ, nên ở trong mười pháp giới giảng thuyết một
âm, chúng sanh tùy loại mỗi mỗi đều được lợi ích. Ví
như gió đông thổi qua một cái thì muôn ngàn bông hoa cùng
rộ nở, Phật thuyết pháp cũng như thế. Nếu có ý nơi mười
pháp giới để làm lợi ích cho là có ta thuyết pháp, cho là
có chúng sanh được độ, vậy thành có ngã chấp rồi.
Như
Xá Lợi Phất ở trên hội Bát Nhã hỏi Văn Thù rằng: Chư
Phật có giác ngộ pháp giới chăng?
Văn
Thù đáp: Không. Xá Lợi Phất! Chư Phật còn bất khả đắc
thì làm sao có Phật mà giác ngộ pháp giới! Pháp giới cũng
bất khả đắc thì làm sao có pháp giới cho chư Phật giác
ngộ!
Xem
qua sự vấn đáp của hai Ngài thì đâu từng trụ vào chỗ
nào. Từ xưa chư Phật chư Tổ thuyết pháp đều có thể cách
như thế, chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ, mỗi
mỗi tự lập môn phái, tác yêu tác quái mà thôi.
(15)
THƯ
ĐÁP HỨA THỌ NGUYÊN
Ông
đủ lòng tin chân chánh, lập chí chân chánh, đó là nền tảng
để thành Phật làm Tổ vậy.
Kẻ
quê mùa này lấy hai chữ Trạm Nhiên đặt làm danh hiệu cho
ông, như nước trạm nhiên (lóng trong) chẳng động thì hư
minh tự chiếu, chẳng nhọc tâm lực. Pháp thế gian và xuất
thế gian chẳng ngoài trạm nhiên, không mảy may sót lọt. Chỉ
dùng cái ấn này ấn định hết thảy chỗ, không gì phải,
không gì chẳng phải, mỗi mỗi đều giải thoát, mỗi mỗi
đều minh diệu, mỗi mỗi đều chân thật, lúc dùng cũng trạm
nhiên, lúc không dùng cũng trạm nhiên.
Tổ
Sư nói: "Hễ có tâm phân biệt so đo cái tự tâm hiện lượng
thì thảy đều là mộng". Nếu tâm thức tịch diệt, chẳng
có chút động niệm, gọi là chánh giác. Giác đã chánh thì
hàng ngày trong mười hai thời thấy sắc, nghe tiếng, ngửi
mùi, nếm vị, cảm giác, phân biệt, đi, đứng nằm, ngồi,
nói, nín, động, tịnh thảy đều trạm nhiên, cũng chẳng
tự khởi tưởng điên đảo, có tưởng, không tưởng thảy
đều thanh tịnh. Đã được thanh tịnh, lúc động thì hiển
bày cái dụng của trạm nhiên, lúc bất động thì quy về
thể của trạm nhiên. Thể dụng tuy khác mà trạm nhiên là
một, như chiết cây chiên đàn thì mỗi nhánh đều là chiên
đàn.
Ngày
nay có một bọn tà sư "đặt điều", sự ngộ của họ chẳng
thật cứ dạy người nhiếp tâm tĩnh tọa, ngồi đến bặt
hơi thở. Bọn này thật đáng thương xót!
Ông
hãy thực hiện công phu như lời tôi chỉ dạy. Kẻ quê mùa
này có dạy ông như thế cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ,
nếu thật có việc thực hiện công phu như thế tức là làm
nhiễm ô ông. Tâm này vốn chẳng thực thể thì làm sao thu
nhiếp được? Thu nhiếp rồi đặc ở chổ nào? Đã không
có chỗ đặt thì vô thời, vô tiết, vô cổ, vô kim, vô phàm,
vô thánh, vô đắc, vô thất, vô tịnh, vô loạn, vô sanh, vô
tử, cũng không có cái tên trạm nhiên, cũng không có cái thể
trạm nhiên, cũng không có cái dụng trạm nhiên, cũng không
có người nói trạm nhiên, cũng không có người nhận lời
nói trạm nhiên.
(16)
KHAI
THỊ TRẦN MINH TRỌNG
Phật
thuyết tất cả pháp,
Vì
độ tất cả tâm.
Ta
chẳng tất cả tâm,
Đâu
cần tất cả pháp.
Pháp
vốn vô pháp, tâm cũng vô tâm, tâm pháp đều không, là tướng
chân thật. Hiện nay người học đạo phần nhiều sợ lọt
vào không, kiến giải như thế là lầm nhận phương tiện,
cho bệnh là thuốc, rất đáng thương xót! Nên Bàng Uẩn nói:
"Ngươi chớ sợ lạc vào không. Lạc vào không cũng chẳng
phải xấu". Lại nói:"Nguyện không những gì mình đã có,
chớ nhận những gì mình đã không". Nếu thấu rõ được
lời này thì vô biên ác nghiệp vô minh ngay đó tan rã. Cả
đại tạng giáo điển do Phật thuyết cũng chú giải câu này
không được.
Hành
giả nếu đủ lòng tin quyết định biết được có pháp đại
giải thoát như thế, chỉ ở chỗ biết được đó "bật công
tắc cho sáng" thì một lời của Bàng Uẩn với cả đại tạng
của Phật thuyết chẳng hai chẳng khác, chẳng trước chẳng
sau, chẳng xưa chẳng nay, chẳng thiếu chẳng dư, cũng chẳng
thấy có tất cả pháp, cũng chẳng thấy có tất cả tâm,
mười phương thế giới mênh mông trống rỗng. Cũng chớ cho
là không, nếu cho là không thì có kẻ thuyết không, có kẻ
nghe thuyết không, có tất cả pháp để nghe, có tất cả tâm
để chứng, đã có nghe có chứng thì trong có tâm năng chứng,
ngoài có pháp sở chứng, nếu bệnh này chẳng trừ, giáo môn
gọi là chấp "có ta thuyết pháp". Cũng gọi là phỉ báng Phật-Pháp-Tăng.
Như kinh nói: "Nếu chấp pháp tướng tức dính mắc ngã, nhân,
chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng cũng dính mắc
ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả". Ở trên nói "trong có tâm
năng chứng, ngoài có pháp sở chứng" tức là đạo lý này
vậy.
Có
một Phật tử tên Trần Thuần biết thân là vọng, biết pháp
là huyễn, ở nơi mộng huyễn khán công án "con chó không Phật
tánh", bỗng khi rửa mặt "đụng nhằm lỗ mũi" (tỉnh ngộ)
đã viết đến trình kiến giải về thiền như: "Cọp mới
sanh ba ngày, sức mạnh đã đủ muốt con trâu". Chỗ trình
kiến giải của ông ấy tuy còn hơi dính mắc nhưng cơ bản
đã chánh, dù đại pháp chưa rõ, cũng chỉ là cái bệnh của
người mới nhập đạo mà thôi. Nếu được biết việc này
rồi gạt qua một bên, lại đem diệu môn của chư Phật chư
Tổ nhất thời cắt dứt, hướng về phía bên Oai Âm Vương
để làm công phu, mới có thể ở nơi pháp được tự tại
vậy.
Phật
nói: "Nếu chỉ tán thán Phật thừa thì chúng sanh lặn hụp
nơi biển khổ" Đã tin biết việc như thế, nên dùng sở chứng
của mình để khuyếch sung thêm rồi mới chẳng bị pháp trói
buộc, chẳng cầu pháp giải thoát, như thế cũng được, chẳng
như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được.
Phàm có ngữ cú, phàm có thọ dụng đều như "tráng sĩ xuất
chiêu" chẳng nhờ tha lực, như tên đã lìa cung không thể
trở về ấy chẳng phải cố tình mà vì pháp vốn như thế.
Được đến chỗ này rồi mới có thể nói những việc vô
thiện, vô ác, vô Phật, vô chúng sanh. Nếu đại pháp chưa
rõ mà nói những lời như thế, e sợ đọa vào chỗ ngài Vĩnh
Gia nói:
Trống
rỗng không, xóa nhân quả,
Mênh
mênh mông mông chiêu tai họa.
Việc
này nên biết.
Hễ
được gốc chớ lo ngọn, huân tập lâu ngày thuần thục khỏi
lo công phu chẳng thành khối. Gắng tham đi!
(17)
KHAI
THỊ TRỊNH THÀNH TRUNG
Hiện
nay người chưa rõ tâm địa thì phải nghi rằng: "Thế giới
từ đâu sanh khởi? Sau này lại hướng chỗ nào mà tiêu diệt?
Lại thế giới có trước hay là con người có trước?" Nếu
nói thế giới có trước thì Cổ Đức chẳng nên nói "Tam
giới duy tâm, vạn pháp duy thức". Nếu nói con người có trước,
vậy thế giới có trước, vậy thế giới chưa có, con người
cư trú ở chỗ nào? Như thế, nói thế giới có trước cũng
không phải, nói con người có trước cũng không phải. Nếu
đại pháp được rõ thì chẳng cần suy lường mà tự nhiên
rõ ràng.
(18)
THƯ
ĐÁP VƯƠNG ĐẠI THỤ
Chẳng
biết sau khi từ biệt nhau hàng ngày ông thực hiện công phu
như thế nào? Nếu như đã từng ở trên lý đánh được mùi
vị, trong kinh giáo được mùi vị, trên lời nói Tổ Sư được
mùi vị, chỗ mắt thấy tai nghe được mùi vị, chỗ đi đứng
nằm ngồi được mùi vị, chỗ tâm nghĩ, ý tưởng được
mùi vị thì tất cả mùi vị đó đều chướng ngại sự tham
thiền. Nếu muốn thôi nghĩ triệt để thì hãy chớ màng đến
những chỗ mùi vị đã được trước kia, lại hướng vào
chỗ không thể mò bắt được, chỗ không có mùi vị, xem
đó là cái gì? Nếu xem xét chẳng được, mò bắt chẳng được,
càng thấy không có cán để nắm, ý thức, nghĩa lý đều
chẳng thông, như gỗ đất, ngói đá..., khi ấy chớ nên sợ
lọt vào không. Đây là chỗ buông thân xả mạng của hành
giả. Lưu ý! Lưu ý!
(19)
THƯ
ĐÁP LÝ TỰ BIỂU
Ông
muốn Diệu Hỷ này viết thư khai thị cho ông chỗ cốt yếu
thì ngay cái niệm cầu khai thị chỗ cốt yếu ấy đã là
đút đầu vào chỗ trói buộc rồi. Chẳng nên trên đầu lại
mọc thêm đầu, tuy nhiên có người hỏi thì chẳng thể không
đáp. Xin ông hãy đem hết các thứ đã đắc được ngày trước
như tự xem kinh giáo, thoại đầu, hoặc nhờ người dạy bảo
khai thị, mà được mùi vị hoan hỷ, đều nhất thời buông
hết, y như trước vẫn là trăm điều chẳng biết trăm điều
chẳng hội, giống như đứa bé ba tuổi có thức tánh mà chưa
biết dùng. Lại hướng vào chỗ trước kia chưa khởi một
niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán lại,
cảm thấy càng không mùi vị, trong tâm càng không yên ổn,
lúc ấy càng phải tiến lên. Chỗ này chính là "chỗ cắt
đứt đỉnh đầu" của ngàn Thánh (sắp ngộ). Thường thường
người học đạo phần đông đến chỗ trước khi chưa khởi
một niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán
lại, hốt nhiên như nằm mơ thức dậy, việc này không sai.
(20)
THƯ
ĐÁP TRƯƠNG DƯƠNG THÚC.
Trong
mọi hành vi của lão cư sĩ đều đã thầm hợp với đạo,
như chưa thể đến được chỗ bùng vỡ cuối cùng. Nếu hàng
ngày ứng duyên chẳng mất công phu, dù chưa được "ồ" lên
một tiếng (kiến tánh) thì lúc lâm chung Diêm Vương còn phải
chắp tay đầu hàng huống là một niệm tương ưng ư!
Diệu
Hỷ tuy chưa đích thân gặp mặt, nhưng biết ông làm việc
lớn nhỏ tùy nghi, không thái quá, không bất cập, như thế
tức là chỗ hợp với đạo. Đến đây chẳng cần cho là
trần lao, chẳng cần cho là Phật pháp. Phật pháp, trần lao
đều là việc bên ngoài, cũng chớ nên cho là việc bên ngoài.
Chỉ cần hồi quang phản chiếu xem những cái suy nghĩ kể
trên từ đâu mà có? Lúc làm việc có hình thái gì? Khi làm
việc đã xong, thỏa mãn ý mình chẳng có thiếu sót, đang
lúc ấy là nhờ ân lực của ai? Thực hiện công phu như thế
như người học bắn lâu ngày chầy tháng tự nhiên bắn trúng
đích vậy. Chúng sanh điên đảo mê mình mà theo vật, tham
đắm một chỗ hương vị của dục lạc mà cam tâm chịu vô
lượng khổ. Mỗi ngày lúc chưa mở mắt ra, lúc chưa bước
xuống giường, lúc nửa thức nửa ngủ, tâm thức đã lăng
xăng theo vọng tưởng trôi nổi rồi. Làm thiện tạo ác, tuy
chưa phát lộ, nhưng lúc chưa bước xuống giường, thiên đường
địa ngục ở trong tâm đã nhất thời thành tựu rồi, đâu
cần đợi đến lúc phát ra.
Phật
nói: "Tất cả các căn đều do tự tâm hiện ra. Thế giới,
thân, tâm đều từ tướng vọng tưởng biến hiện như suối
chảy, như giống mầm, như đèn đuốc, như gió thổi, như
mây bay, biến đổi từng sát na, loạn động như khỉ vượn,
ham hôi thối như ruồi, nhặng chẳng nhàm chán như gió thổi
lửa. Tập khí hư ngụy từ vô thủy như cái bánh xe quạt
nước v.v..." Nếu hiểu thấu được bèn gọi là cái trí vô
ngã vô nhân. Phải biết thiên đường địa ngục chẳng ở
nơi khác, chỉ ở trong tâm người hành giả lúc nửa ngủ
nửa thức, lúc chưa bước xuống giường, chứ không phải
từ bên ngoài đến. Khi phát hay chưa phát, khi giác hay chưa
giác đều cần phải tham cứu. Lúc tham cứu cũng chớ nên
cố dùng sức cố dùng sức ắt phí sức vậy. Tam Tổ nói:
"Ngưng động để trở về tịnh, cái ngưng ấy lại càng thêm
động". Cho nên hàng ngày trong trần lao, khi vừa biết dần
dần ít phí sức tức là chỗ đắc lực của hành giả, chỗ
thành Phật làm Tổ của hành giả, chỗ biến địa ngục thành
thiên đường của hành giả, chỗ ngồi yên ổn của hành
giả, chỗ ra khỏi sanh tử của hành giả, chỗ giúp Vua trị
nước của hành giả, chỗ bệnh nặng được lành của hành
giả, chỗ để phước đức cho con cháu của hành giả. Đến
chỗ này rồi nói Phật, nói Tổ, nói tâm, nói tánh, nói huyền,
nói diệu, nói lý, nói sự, nói tốt, nói xấu, tất cả việc
tương đối đều là việc bên ngoài. Những chuyện như thế
còn thuộc bên ngoài, huống là làm những việc mà bậc Thánh
xưa thường quở sao? Làm việc tốt còn không cho là tốt,
há lại cho làm việc không tốt ư? Nếu tin nổi lời này thì
lời ngài Vĩnh Gia (665-713) nói:
Đi
cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói
nín, động tịnh tự an nhiên.
Chẳng
phải là lời nói dối vậy.
Hãy
y theo đây thực hành chẳng bao giờ thay đổi thì dù chưa
chứng ngộ, chưa thấy được bản lai diện mục của chính
mình, nhưng chỗ lạ (nghi tình) đã thành quen, chỗ quen (tập
khí) đã thành lạ rồi. Hãy ghi nhớ lấy!
***