(21)
THƯ
ĐÁP LÝ BỈNH (tự Hán Lão)
PHỤ
THƯ HỎI:
I
Bỉnh
gần đây được vào thất thân cận, nhờ Ngài khích lệ và
khai phá ám muội cho, bỗng có tỉnh ngộ.
Con
tự xét căn cơ thấp kém, một đời học hỏi hiểu biết
đều lọt vào tình thức (kiến chấp), buông cái nầy bắt
cái kia như mở dây xích này lại buộc dây xích khác. Ngày
nay nhờ Ngài bỗng được mở trói, vui mừng biết bao! Nếu
chẳng phải Đại Tông Sư rủ lòng từ bi thì đâu được
như thế.
Từ
khi được mở trói thì mặc áo ăn cơm, dắt con bồng cháu
mỗi mỗi vẫn y như những tình cảm trói ngại đã quen và
cũng chẳng cho là kỳ lạ. Ngoài ra, những tập khí xưa, nghiệp
chướng cũ tự nhẹ bớt dần dần.
Lời
dặn của Ngài con chẳng dám quên. Song nghĩ lại con mới được
vào cửa đại pháp chưa thấu, ứng cơ tiếp vật gặp việc
chưa thể vô ngại, nên con rất mong được Ngài dạy bảo
thêm, khiến cho tiến tới để khỏi làm hổ thẹn giáo pháp
của Ngài.
THƯ
ĐÁP:
I
Đọc
thư ông viết: "Từ khi mở trói mặc áo ăn cơm, dắt con bồng
cháu mỗi mỗi y như cũ nhưng tình cảm trói ngại đã quên
cũng chẳng cho là kỳ lạ. Ngoài ra những tập khí xưa nghiệp
chướng cũ cũng tự nhẹ bớt dần dần". Biết được ông
như vậy, đọc đi đọc lại tôi cảm thấy rất hoan hỉ.
Đây là học Phật có hiệu nghiệm vậy.
Nếu
chẳng phải bậc đại trượng phu ngộ một cái liền siêu
việt số lượng, thì chẳng thể biết nhà mình quả thật
có cái diệu dụng chẳng thể truyền. Nếu không được như
thế thì hai chữ NGHI, NGỘ trong Pháp môn, đến tận cùng vị
lai cũng chẳng thể tiêu hoại. Dẫu cho miệng tôi bằng hư
không, cây cỏ ngói đá đều phát ra ánh sáng trợ giúp tôi
thuyết pháp cũng chẳng làm gì được, mới tin rằng việc
nhân duyên này chẳng thể truyền, chẳng thể học, cần phải
tự chứng tự ngộ mới đến triệt để. Ông nay nhất ngộ
đã quên sở đắc thì đâu còn gì để nói nữa.
Phật
nói:
Chẳng
chấp ngôn thuyết của chúng sanh,
Tất
cả hữu vi đều hư vọng.
Dù
chẳng y theo lời ngôn ngữ,
Nhưng
cũng chẳng chấp vô ngôn thuyết.
Trong
thư ông nói đã quên tình cảm trói ngại cũng chẳng cho là
kỳ lạ, ấy là âm thầm phù hợp với lời Phật. Thuyết
nầy gọi là Phật thuyết. Lìa thuyết này gọi là tà ma thuyết.
Sơn
Tăng trước kia có đại nguyện: "Thà đem thân này thay tất
cả chúng sanh chịu khổ địa ngục, chứ không bao giờ dùng
miệng này lấy Phật pháp vị nhân tình mà làm mù mắt tất
cả chúng sanh".
Ông
đã đến nơi điền địa này, tự biết việc này chẳng từ
người khác mà được, vậy cứ y như trước đâu cần hỏi
nữa. Đại pháp rõ hay chưa rõ? Ứng cơ ngại hay chẳng ngại?
Nếu còn nghĩ vậy thì chẳng phải như trước rồi.
Trước
kia thấy ông hoan hỉ quá nên chẳng dám nói trắng ra, e ngại
kẹt trong lời nói. Nay sự hoan hỉ đã qua mới dám chỉ ra
việc này. Ông được đến mức này chẳng phải là dễ nhưng
vẫn cần phải sanh tâm hổ thẹn mới được.
Thường
thường kẻ lợi căn thượng trí khi chứng đắc cảm thấy
chẳng phí sức liền sanh tâm cho là dễ quá, chẳng chịu tu
hành. Phần nhiều bị cảnh giới trước mắt lôi kéo đi,
làm chủ chẳng được, lâu ngày dài tháng mê muội mà chẳng
thể trở về. Đạo lực không thắng nghiệp lực thì nhất
định sẽ bị bọn ma nhiếp trì. Lúc lâm chung cũng chẳng
đắc lực. Hãy nhớ lấy cho.
Lời
nói hôm trước: "Lý thì đốn ngộ, theo ngộ cùng tiêu. Sự
thì tiệm trừ lần lần mới hết". Đi đứng ngồi nằm chớ
nên quên mất. Ngoài ra đủ thứ lời sai biệt của cổ nhân
đều chẳng thể cho là thật cũng chẳng thể cho là giả.
Lâu ngày thuần thục tự nhiên âm thầm khế hợp bản tâm
vậy. Chẳng cần cầu kỳ lạ thù thắng nào khác.
Xưa
kia hòa thượng Thủy Lạo hỏi Mã Tổ (709 - 788): Thế nào
là ý của Tổ Sư từ Ấn Độ đến?
Tổ
nói: Lại gần đây ta nói cho nghe.
Thủy
Lạo vừa đến gần định lễ bái, bị Mã Tổ dùng chân đá
nhào.
Thủy
Lạo bất giác đứng dậy vỗ tay cười ha hả.
Tổ
bảo: Người thấy đạo lý gì mà cười?
Thủy
Lạo nói: Muôn ngàn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa, hôm nay
bị đá một trận thì biết được nguồn gốc sát đáy.
Mã
Tổ cũng không nói gì thêm.
Tuyết
Phong (822-908) biết Cổ Sơn cơ duyên đã thuần thục. Một
hôm Ngài bỗng chụp ngay ngực Cổ Sơn hỏi rằng: Cái gì vậy?
Cổ
Sơn ngay đó liễu ngộ. Luôn cả cái tâm liễu cũng mất luôn
chỉ mỉm cười và khoát tay mà thôi.
Tuyết
Phong hỏi: Ông được đạo lý sao?
Cổ
Sơn lại khoát tay nói: Hòa thượng! Đâu còn có đạo lý nào
nữa.
Tuyết
Phong liền thôi.
Thuở
xưa, Thiền Sư Đạo Minh đuổi theo Tổ Huệ Năng đến Đại
Du Lãnh để đoạt y bát. Ngài Huệ Năng để y bát trên tảng
đá nói: Y này là biểu tín (vật tiêu biểu để làm tin),
há có thể dùng sức tranh dành ư? Ông cứ lấy đi.
Đạo
Minh tận sức giở lên không nổi mới kinh hãi thưa: Tôi nay
cầu pháp chứ chẳng vì cầu y bát, xin hành giả khai thị.
Huệ
Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, ngay lúc ấy cái
gì là bản lai diện mục của thượng tọa?
Đạo
Minh ngay đó đại ngộ, toàn thân xuất mồ hôi, rơi lệ đảnh
lễ rằng: Ngoài mật ý mật ngữ kể trên, còn có ý chỉ
nào nữa chăng?
Huệ
Năng nói: Nay vì ngươi nói ra thì chẳng phải mật ý rồi.
Ngươi nếu tự phản chiếu diện mục mình thì mật ở bên
ngươi. Nếu ta nói được thì chẳng phải là mật vậy.
Đem
ba công án kể trên so với cái ngộ của ông, hay dở thế
nào xin ông tự đoán xem. Đâu còn có đạo lý kỳ lạ gì
khác nữa. Nếu còn có cái khác thì chẳng thể gọi là ngộ
rồi. Chỉ cần biết làm Phật, chớ đừng lo Phật chẳng
biết nói. Xưa nay những người đắc đạo, tự mình đã viên
mãn, đều dùng cái của mình sẳn có tùy cơ tiếp vật như
gương sáng trên đài, ngọc sáng trong tay, Nam đến thi hiện
hình Nam, Nữ đến thì hiện hình Nữ, mà chẳng cần tác ý
vậy. Nếu có tác ý ắt có pháp thật cho người rồi. Ông
muốn thấu rõ đại pháp ứng cơ vô ngại, hãy cứ vẫn y
như trước, chẳng cần hỏi người, lâu ngày sẽ tự gật
đầu vậy. Lời tôi nói khi chia tay xin chép lại để cạnh
chỗ ngồi. Ngoài ra chẳng có lời khác để thuyết. Dẫu có
thuyết, đối với bổn phận của ông cũng thành lời thừa
rồi. Nói lòng vòng nhiều quá, nay tạm gạt qua một bên đi.
PHỤ
THƯ HỎI:
II
Vừa
được lời đáp khai thị đã thấu ý chỉ thâm sâu. Bỉnh
tự thấy có ba điều hiệu nghiệm. Một là gặp việc nghịch
thuận tùy duyên ứng phó, chẳng lưu lại trong lòng. Hai là
tập khí lâu đời chẳng cần dứt trừ mà tự nó nhẹ dần
dần. Ba là đối với công án của Cổ Đức trước kia cảm
thấy mờ mịt, nay lại thấy rõ ràng, không còn ám muội nữa.
Thư
trước nói đại pháp chưa rõ là vì sợ rằng được ít cho
là đủ nên muốn được khuyếch sung (mở rộng) thêm, chứ
đâu dám cầu kiến giải thù thắng nào khác. "Tẩy trừ tập
khí” hiện hành, lúc ấy chẳng phải không! Lời dạy của
Ngài, con rất khâm phục.
THƯ
ĐÁP:
II
Được
thơ sau thấy có tiến thêm, chẳng biết gần đây được tùy
duyên phóng khoáng, như ý tự tại chăng? Thức ngủ, nhị biên
được như một chăng? Chỗ "vẫn y như cũ" có dời đổi chăng?
Tâm sanh tử còn tương tục chăng?
Chỉ
cần tẩy sạch làm phàm tình, thực chẳng có thánh giải khác.
Ông đã được ngộ, khai mở chánh nhãn, tin tức sở đắc
xưa bỗng quên mất thì đắc lực hay chẳng đắc lực như
người uống nước lạnh nóng tự biết vậy. Nhưng trong cuộc
sống hàng ngày nên y theo lời dạy của Phật: "Một là tu
tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu nạo sạch chánh tánh
(tánh dâm dục) (l); ba là tinh tấn xoay ngược hiện nghiệp".
Đây là chân phương tiện trong vô phương tiện, chân tu chứng
trong vô tu chứng, chân thủ xả trong vô thủ xả của người
xong việc (đã ngộ).
Cổ
Đức nói: "Lớp da đã lột hết, chỉ còn một chân thật".
Cũng như nhánh lá của cây chiên đàn róc sạch hết, chỉ
còn lại cây chiên đàn chân thật. Ấy là lý cùng tột của
ba việc "trừ các trợ nhân, nạo sạch chánh tánh và xoay ngược
hiện nghiệp" vậy. Ông thử nghĩ xem, lời nói như thế đối
với bổn phận của người đã xong việc mặc dù như cây
quạt trong mùa đông, song e miền Nam khí trời lạnh nóng bất
thường nên thiếu nó chẳng được. Một tiếng cười.
GHI
CHÚ: (l) chánh tánh (tánh dâm dục):
Chúng
sanh đều dùng dâm dục làm chánh nhân để sanh ra sinh mạng
nên gọi tánh dâm dục là chánh tánh.
III
Lúc
Phú Quí Thân ở Tam Cù có thư đến hỏi đạo, nhân đó bất
đắc dĩ tôi buông lời phương tiện chẳng ít. Nhưng ông ta
vẫn kẹt nơi Mặc Chiếu, chắc chắn đã bị bọn tà sư dẫn
vào hang quỉ.
Nay
tôi được thư kế tiếp, biết ông ta vẫn còn chấp tỉnh
tọa cho là tốt. Ông ta cố chấp như thế làm sao tham được
Tổ Sư Thiền? Lần này đáp thư, tôi không tiếc khẩu nghiệp,
dài dòng thống thiết phá chấp cho ông ta, nhưng chẳng biết
ông ta có chịu quay đầu lại khán câu thoại đầu hay không.
Bậc
Thánh xưa nói: “Thà có thể phá giới lớn như núi Tu Di,
quyết chẳng để bị tà sư huân một tà niệm nhỏ như hạt
cải vào trong tàng thức, như đổ dầu vào trong bún thì không
làm sao lấy ra được”. Ấy là tình trạng của ông ta vậy.
Nếu
ông có gặp ông ta thì hãy đọc thử thư tôi đáp cho ông
ta nghe. Theo đó mà làm phương tiện cứu vớt ông ta. Trong
Pháp Tứ Nhiếp của Bồ Tát, đồng sự nhiếp là mạnh nhất,
ông nên khai triển pháp môn này khiến ông ta tăng cường lòng
tin “Tin tự tâm”, như vậy chẳng những tiết kiệm được
một nửa sức Sơn Tăng, mà cũng khiến ông ta chịu xa lìa
hang ổ cũ vậy.
(22)
THƯ
ĐÁP GIANG THIẾU MINH
Đời
người một trăm năm, thời gian có là bao. Ông xuất thân từ
nhà nghèo hèn tiến lên quan chức, ấy là có phước nhất
thế gian. Ông lại biết hổ thẹn hồi tâm hướng về đạo,
học pháp xuất thế gian để thoát ly sanh tử, ấy là người
khéo lựa chọn nhất trên đời. Cần phải quyết tử dụng
công phu, chẳng màng đến việc khác, chẳng để cho người
khác chi phối, tự làm chủ cho mình. Chỗ cuối cùng được
chứng tỏ rõ ràng mới là bậc đại trượng phu đã xong việc
thế gian và xuất thế gian vậy.
Liên
tiếp mấy ngày ông cùng với Lý Hán Lão đàm luận về đạo.
Lành thay! Lành thay! Cho ông ta là đã dứt được tâm dong ruổi
tìm cầu, đến chỗ "đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành
diệt", ngay chỗ muôn ngàn sai biệt thấy được chân tay cổ
nhân, chẳng bị phương tiện văn tự của cổ nhân trói buộc.
Sơn Tăng thấy ông ta như thế chẳng hề bảo ông ta một chữ,
vì e làm trở ngại ông ta. Đợi khi ông ta muốn nói chuyện
với Sơn Tăng, lúc ấy mới cùng ông ta giải rõ việc này.
Chứ chẳng phải ngưng luôn đâu. Người học đạo nếu tâm
tìm cầu chẳng dứt thì dẫu có cùng họ giải rõ việc này
cũng vô ích, vì họ là kẻ ngu si cuồng loạn chạy ở vòng
ngoài.
Cổ
Đức nói: "Gần gũi người lành như đi trong sương móc, tuy
chẳng ướt áo nhưng cũng được thấm nhuần". Ông thường
qua lại hầu chuyện với Lý Hán Lão, tôi rất mong, rất mong!
Ông
chớ nên đem lời dạy của Cổ Đức ra bày đặt bậy bạ.
Như Nam Nhạc nói với Mã Tổ rằng: "Ví như trâu kéo xe, nếu
xe chẳng đi thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?"
Mã Tổ nghe xong ngộ ngay. Về mấy lời này, Tông Sư các nơi
chẳng hội được, lại đoán mò bậy bạ, dù thuyết pháp
như sấm sét cũng chỉ là hiểu theo lời nói. Ấy là phỉ
báng Tổ Sư. Xem thư ông gửi Châu Phong, ông tự ý đặt điều
chú giải cho Như Lai Thiền là Tổ Sư Thiền, Sơn Tăng đọc
qua bất giác bật cười.
Bài
tụng gửi đến kỳ này xem kỹ thấy khá hơn hai bài tụng
trước, nhưng từ nay hãy ngưng hẳn, nếu cứ tụng đi tụng
lại mãi thì đến chừng nào mới xong. Như Lý Hán Lão, ông
ta há chẳng biết làm kệ tụng sao, tại sao ông ta không làm
một chữ? Vì là người biết pháp nên sợ phạm pháp mà thôi!
Ông ta ngẫu nhiên lộ ra một đầu sợi lông thì tự nhiên
gãi nhằm chỗ ngứa của Sơn Tăng. Như câu: "gặp người khắp
nơi, gạt trước mặt" trong bài tụng Xuất Sơn Tướng, đáng
làm thuốc điểm nhãn cho tòng lâm. Một ngày nào đó ông sẽ
tự thấy, chẳng cần Sơn Tăng nói trắng ra.
Lược
giải:
"Gặp
người khắp nơi, gạt trước mặt"
Cổ
Đức nói: "Người học chẳng thấy được ý của chư Tổ
thì phải bị chư Tổ lừa gạt. Cũng như người không qua
được sông hồ thì bị sông hồ chướng ngại vậy".
Gần
đây, tôi thấy ông bỗng nhiên thay đổi và rất nỗ lực
về việc này, nên tôi viết thơ này hơi dài dòng.
(23)
THƯ
ĐÁP PHÚ QUÍ THÂN
I
Lúc
tuổi trẻ ông đã biết phát lòng tin hướng đến Tổ Sư
Thiền, nhưng về tuổi già bị tri giải làm chướng nên chưa
có chỗ ngộ nhập, ngày đêm mong muốn biết phương tiện
thể cứu đạo này. Ông đã có lòng chí thành, tôi đâu dám
từ nan.
Theo
lời thỉnh của ông, tôi nói ra ít lời sau đây. Chỉ cái
tâm cầu ngộ nhập này tức đã là tri giải chướng đạo
rồi, lại còn tri giải nào làm chướng ngại ông nữa? Thực
ra gọi cái gì là tri giải ? Tri giải từ đâu mà đến? Người
bị chướng ngại là ai? Chỉ một câu này điên đảo có ba:
Một
là tự nói bị tri giải làm chướng.
Hai
là tự nói chưa ngộ, cam đành làm kẻ mê.
Ba
là ở trong mê đem tâm chờ ngộ.
Ba
thứ điên đảo này là cội gốc sanh tử. Cần phải chớ
sanh một niệm, ngay đó tâm điên đảo bặt, mới biết không
có mê để phá trừ, không có ngộ để chờ đợi, không có
tri giải để làm chướng, như người uống nước lạnh nóng
tự biết, lâu ngày tự nhiên không còn những kiến giải này.
Chỉ cần nhìn ngay chỗ cái tâm hay biết tri giải đó khán
xem còn chướng được hay không? Trên cái tâm hay biết tri
giải đó còn có những kiến giải kể trên hay không?
Từ
xưa, các bậc đại trí huệ, đều lấy tri giải làm bè bạn,
dùng tri giải làm phương tiện. Ở trên tri giải thực hành
lòng từ bình đẳng, ở trên tri giải làm các Phật sự như
rồng gặp nước, như hổ ở núi, chẳng bao giờ lấy đó
làm bực dọc. Chỉ vì các Ngài biết được chỗ khởi của
tri giải. Đã biết được chỗ khởi của tri giải thì chính
tri giải này tức là nơi giải thoát, cũng là chỗ thoát sanh
tử. Đã là nơi giải thoát sanh tử thì cái tri giải đó bản
thể vốn là tịch diệt. Tri giải đã tịch diệt thì kẻ
năng biết tri giải đó chẳng thể không tịch diệt. Vậy
Bồ Đề, Niết Bàn, Chân Như, Phật tánh cũng chẳng thể không
tịch diệt. Theo lý này suy ra thì còn có vật nào có thể
làm chướng ngoại, và nhằm vào đâu để cầu ngộ nhập.
Phật
nói:
Các
nghiệp từ tâm sanh,
Nên
nói tâm như huyễn.
Nếu
lìa tâm phân biệt,
Ắt
đường sanh tử tuyệt.
Tăng
hỏi Hòa Thượng Đại Châu: Thế nào là Đại Niết Bàn?