THƯ
ĐÁP TRẦN QUÝ NHẬM
II
Ông
nói: "Sau khi được thư của Sơn Tăng, mỗi khi gặp náo
động chẳng có chỗ trốn tránh, thường tự kiểm điểm
mà chưa thấy công phu đắc lực". Ông đâu biết ngay cái
chỗ trốn tránh chẳng được đó đã là công phu rồi, nếu
còn muốn kiểm điểm nữa lại càng xa xôi.
Thuở
xưa, ngài Lão Hoa Nghiêm nói: "Phật pháp ở chỗ đi đứng
nằm ngồi, chỗ uống trà ăn cơm, chỗ nói năng thăm hỏi,
chỗ làm việc hàng ngày. Hễ khởi tâm động niệm lại chẳng
đúng vậy". Chính đương lúc ông trốn tránh chẳng được
đó, rất kỵ khởi tâm động niệm để kiểm điểm.
Tổ
sư nói:
Phân
biệt nếu chẳng sanh,
Hư
minh tự chiếu soi.
Bàng
Cư sĩ nói:
Hàng
ngày việc không khác,
Duy
ta tự hài hòa.
Mỗi
mỗi chẳng lấy bỏ,
Nơi
nơi đừng chống trái.
Gánh
nước và bổ củi,
Quan
chức quý là ai?
Thần
thông cùng diệu dụng,
Núi
non bặt trần ai.
Bậc
Thánh xưa nói: "Hễ có tâm phân biệt, so đo, thấy tự tâm
có số lượng, thảy đều là mộng". Xin hãy khẩn thiết
ghi nhớ lấy!
Lúc
trốn tránh chẳng được, không nên có tâm toan tính, lúc tâm
chẳng toan tính thì hết thảy đều sẵn sàng, cũng chẳng
cần mang đến lanh lợi hay ngu độn, việc lợi độn trọn
chẳng dính dáng, cũng chẳng can hệ đến việc tịnh loạn.
Chính đương lúc trốn tránh chẳng được, hốt nhiên đánh
mất cái túi vải (ngộ), bất giác vỗ tay cười lớn. Nhớ
lấy! Nhớ lấy!
Việc
này nếu dùng một mảy may công phu thủ chứng thì như người
lấy tay nắm bắt hư không, chỉ tự nhọc mà thôi. Lúc lao
động thì cứ lao động, muốn tĩnh tọa thì cứ tĩnh tọa,
nhưng chẳng nên chấp tĩnh tọa làm cứu cánh. Ngày nay bọn
tà sư phần nhiều lấy tĩnh tọa Mặc chiếu làm pháp cứu
cánh gây hại người hậu học biết bao. Sơn Tăng chẳng sợ
kết oán, tận sức bài xích Thiền Mặc Chiếu mong cứu vãn
cái tệ đoan đời mạt pháp để báo ơn Phật.
(25)
THƯ
ĐÁP TRIỆU ĐẠO PHU.
Thư
ông gửi đến mỗi mỗi tôi đều biết hết.
Phật
dạy: "Người phát tâm đều sẽ thành Phật". Tâm này chẳng
phải là tâm trần lao vọng tưởng thế gian, mà là cái tâm
Vô Thượng Bồ Đề. Nếu phát tâm này đều sẽ thành Phật.
Nho
sĩ học đạo phần đông tự tạo ra chướng ngại là do không
có lòng tin quyết định.
Phật
nói:
Tin
là gốc đạo, mẹ công đức,
Nuôi
dưỡng tất cả các pháp thiện.
Phá
trừ lưới nghi thoát dòng ái,
Hiển
bày vô thượng đạo Niết Bàn.
Còn
bảo:
Tin
hay tăng trưởng trí công đức,
Tin
hay đưa đến quả Như Lai.
Trong
thư, ông tự cho độn căn chưa thể triệt ngộ, tạm gieo hạt
giống Phật trong tâm điền, lời này tuy thiển cận song cũng
đã gieo nhân sâu xa, ông chỉ cần tin chắc tự tâm ắt không
bị ai gạt.
Ngày
nay, người học đạo thường thường ở chỗ nên hoãn lại
gấp, chỗ nên gấp lại hoãn.
Bàng
uẩn nói:
Ngay
lúc rắn vào đáy quần vải
Còn
hỏi Tông Sư thời tiết gì?
Việc
hôm qua, hôm nay còn có chỗ không nhớ, huống là việc đã
qua kiếp khác, đâu thể không quên mất ư? Nếu quyết muốn
kiếp này được thấu triệt đến chỗ chẳng nghi Phật, chẳng
nghi Tổ, chẳng nghi sanh, chẳng nghi tử, thì phải đủ lòng
tin tự tâm, đầy đủ chí quyết định, niệm niệm như cứu
lửa cháy đầu. Thực hành công phu như thế nếu vẫn còn
chưa thấu triệt thì lúc ấy mới có thể nói là độn căn.
Bằng chưa gì hết mà tự nói: Tôi độn căn chẳng thể trong
đời này triệt ngộ mà chỉ có thể gieo giống Phật để
kết duyên thôi". Đó là người không đi mà muốn đến. Thật
hết sức vô lý!
Tôi
thường nói với những người tin đạo này rằng: "Dần dần
cảm thấy trong cuộc sống hàng ngày chỗ ít phí sức chính
là chỗ học Phật đắc lực vậy". Chỗ đắc lực của mình,
người khác chẳng biết được, muốn đem ra trình cho người
xem cũng chẳng được. Lục Tổ nói với Đạo Minh rằng: "Nếu
ông phản chiếu cái bản lai diện mục của chính mình thì
mật ý đều ở bên ông vậy". Mật ý đó là chỗ đắc lực
hàng ngày. Chỗ đắc lực tức là chỗ ít phí sức vậy.
Việc
trần lao thế gian buông cái này bắt cái kia vô cùng vô tận,
trong bốn oai nghi chưa từng lìa bỏ, vì từ vô thủy đến
nay đã kết duyên với nó rất sâu dầy, còn trí huệ Bát
Nhã từ vô thủy đến nay cùng nó kết duyên thiển cận, nên
khi chợt nghe bậc tri thức nói thì hình như cảm thấy khó
hội. Nếu từ vô thủy đến nay duyên trần lao cạn, duyên
Bát Nhã sâu thì đâu có gì khó hội. Chỉ cần chỗ sâu trước
kia nay khiến cho cạn, chỗ trước kia cạn nay khiến cho sâu,
chỗ lạ khiến cho quen, chỗ quen khiến cho lạ, vừa biết
nổi niệm suy nghĩ việc trần lao cũng chẳng cần ra sức bài
trừ, chỉ cần ngay chỗ suy nghĩ đó, nhè nhẹ đề lên câu
thoại đầu thì không phí nhiều sức lại đắc lực vô cùng.
Xin ông hãy tham cứu như thế, đừng đem tâm chờ ngộ, để
cho nó bỗng nhiên tự ngộ đi.
Lý
Hán Lão với ông mỗi ngày gặp nhau, ngoài việc đánh cờ,
có còn nói đến việc này chăng? Nếu chỉ đánh cờ mà chưa
từng nói đến việc này thì nên ngay chỗ thắng bại chưa
phân hãy hất tung bàn cờ, lại hỏi ông ta đòi cho được
một việc kia (thoại đầu). Nếu đòi chẳng được mới quả
thực là kẻ độn căn. Thôi tạm bỏ qua việc này.
(26)
THƯ
GỬI TRƯƠNG ÍCH CHI.
Chúng
sanh hằng ngày hiện hành vô minh, nên hễ thuận với vô minh
thì sanh hoan hỷ, còn nghịch với vô minh thì đâm ra phiền
não. Phật, Bồ Tát chẳng phải thế, các Ngài lại dựa vào
vô minh làm Phật sự. Vì chúng sanh lấy vô minh làm nhà cửa,
nghịch với vô minh là phá nhà cửa của chúng sanh, nên Phật,
Bồ Tát thuận với vô minh là để theo chỗ chấp trước của
chúng sanh mà dẫn dụ họ.
Ngài
Vĩnh Gia nói:
Vô
minh thật tánh tức Phật tánh,
Huyễn
hóa không thân tức pháp thân.
(Dịch
nghĩa: Thật tánh của vô minh tức là Phật tánh, Sắc thân
huyễn hóa này tức là pháp thân). Là cái đạo lý này vậy.
(27)
THƯ
GỬI TRIỆU SƯ TRỌNG.
Cái
đạo lý này hướng lên trên sự việc tìm thì nhanh, còn nếu
hướng xuống ý căn suy nghĩ tính toán thì càng cách xa vậy.
Do đó, ông già Thích Ca trên hội Pháp Hoa chỉ độ được
đứ bé gái tám tuổi, trên hội Niết Bàn chỉ độ được
một gã đồ tể, trên hội Hoa Nghiêm chỉ độ được một
đồng tử.
Xem
cách thức thành Phật của ba người đó, họ có từng hướng
ra ngoài để cầu chứng đắc, cực khổ siêng năng tu hành
gì đâu? Phật cũng chỉ nói: "Nay ta vì ông bảo nhậm việc
này", chẳng hề hư dối vậy. Chỉ nói "vì người bảo nhậm"
mà thôi, chứ chẳng nói có pháp có thể truyền để cho ông
hướng ra ngoài tìm cầu rồi sau đó mới thành Phật.
May
mắn có được thể cách như thế, tại sao không tin? Ví như
lập tức tin nổi, chẳng hướng ra ngoài tìm cầu, cũng chẳng
chấp có chứng đắc ở trong tâm, thì bất cứ chỗ nào lúc
nào cũng được giải thoát. Sao vậy? Vì đã không hướng
ra ngoài tìm cầu thì trong tâm lặng lẽ yên tịnh, vì đã
chẳng chấp có chứng đắc trong tâm thì ngoại cảnh u nhàn.
(28)
THƯ
GỬI LÝ BÁ HÒA.
Sợ
hãi sanh tử mà gốc nghi nhổ chẳng hết thì trăm kiếp ngàn
đời trôi theo nghiệp mà thọ báo, trồi lên hụp xuống chẳng
có lúc dừng. Tốt nhất là mạnh dạn một phen nhổ sạch
gốc nghi, bèn có thể chẳng rời tâm chúng sanh mà thấy tâm
Phật. Nếu có nguyện lực từ đời trước, gặp bậc Thiện
tri thức chân chánh dùng phương tiện khéo léo dẫn dắt thì
có gì mà khó!
Thấy
chăng? Cổ Đức có nói: "Sông hồ chẳng có tâm làm chướng
ngại người, Phật Tổ chẳng có ý gạt gẫm người. Chỉ
tại đương nhân qua chẳng được, chớ chẳng nên nói sông
hồ làm chướng ngại người. Ngôn giáo của Phật Tổ tuy
chẳng gạt gẫm, song chỉ vì người học đạo nhận lầm
phương tiện, ở trong một ngôn, một cú, cầu diệu cầu huyền,
cầu đắc cầu thất, do đó mà thấu triệt chẳng được,
chớ chẳng nên nói Phật Tổ gạt gẫm người. Như người
mù chẳng thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng là lỗi của
người mù chớ chẳng phải lỗi của mặt trời mặt trăng".
Đây
là học cái đạo lìa tướng văn tự, lìa tướng phân biệt,
lìa tướng ngôn ngữ này vậy.
***
LÝ
LỊCH CỦA SƯ
Sư
ba mươi bảy tuổi ngộ đạo. Ở chùa mười mấy năm. Khi
trụ trì Kính Sơn thiền hội rất hưng thịnh, hạng nhất
trong thời ấy. Kế đó, vì nghịch với người cầm quyền
đương thời, bị đày đến Hàng Dương mười năm rồi sau
bị đày tiếp đến Mây Dương năm năm (chỗ sơn lam chướng
khí không thích hợp cho người ở), nhưng tăng tục vẫn tấp
nập tìm đến hỏi đạo. Sau này được ân xá, Sư về trụ
trì Dục Vương hai năm, trụ trì Kính Sơn thêm bốn năm, rồi
từ chức về hưu ở Minh Nguyệt Đường ba năm.
Ngày
mười hai tháng bảy năm Quý Mùi, nhằm năm thứ nhất niên
hiệu Long Hưng, Sư thị hiện có bệnh. Đến mồng chín tháng
tám Sư từ giã tứ chúng rằng: "Ngày nai ta sẽ đi". Đến
canh năm, đích thân biên thơ tấu cho vua và cho cư sĩ Tía Nham.
Thị giả Liễu Hiền xin ban cho bài kệ. Sư lớn tiếng hét:
Không
có kệ thì chết không được sao? Rồi cầm bút viết:
Sanh
cũng như thế!
Chết
cũng như thế!
Có
kệ không kệ,
Có
gì quan hệ.
Xong
liệng bút tịch ngay. Sư thọ bảy mươi lăm tuổi, tọa năm
mươi tám hạ. Toàn thân thờ trong tháp bên cạnh Minh Nguyệt
Đường. Ngữ Lục của Sư gồm một trăm tám mươi quyển,
theo Đại Tạng Kinh lưu hành khắp nơi.
Kính
cảm ơn Thầy Đồng Thường và Vân Phong
đã
hiệu chỉnh quyển sách này. (Tâm Diệu) 01-01-2007