(6)
THƯ
ĐÁP LỮ THUẤN NGUYÊN
Xưa
kia Đô Úy Lý Văn Hòa tham vấn thiền sư Thạch Môn Từ Chiếu,
ngộ được của tông chỉ của Lâm Tế, có làm bài kệ rằng:
Học
đạo, tâm cứng như sắt,
Thẳng
tay, trong lòng vững chắc.
Chụp
ngay Vô Thượng Bồ Đề,
Tất
cả thị phi chẳng màng.
Lành
thay lời này, có thể giúp cho học vấn sáng tỏ, phát ra đại
dụng vậy. Còn bảo Phật là thuốc của chúng sanh, chúng sanh
bệnh lành thì thuốc cũng vô dụng. Nếu bệnh lành còn giữ
thuốc thì chỉ có thể nhập cảnh giới Phật, mà chẳng thể
nhập cảnh giới ma, vẫn còn là bệnh. Bệnh này với bệnh
chúng sanh chưa lành đâu có khác. Hễ bệnh lành thì thuốc
cũng bỏ, Phật, ma đều quét thì mới có thể đối với đại
sự nhân duyên này có chút phần tương ưng.
Phật
là kẻ đã liễu sự trong cõi chúng sanh, chúng sanh là kẻ
bất liễu sự trong cõi Phật. Muốn được như một thì phải
đem Phật với chúng sanh buông xả một lượt, vậy mới không
có sự liễu với sự bất liễu.
Cổ
Đức nói:
Hễ
ở nơi sự thông vô sự,
Thấy
sắc nghe tiếng khỏi mù điếc.
Con
người dù biết được đạo lý thế gian hư vọng chẳng thật,
song đến khi đối cảnh gặp duyên, sự thực bỗng hiện trước
mắt, muốn không tùy thuận nó nhưng vẫn phải bị nó lôi
kéo đi. Bởi vì tập khí từ vô thủy đến nay, chỗ quen đã
quá quen, chỗ lạ thì quá lạ, nên tuy tạm biết được rõ,
song đạo lực chẳng thắng được nghiệp lực.
Vậy
thế nào là chỗ quen của nghiệp lực? Thế nào là chỗ lạ
của đạo lực?
Thật
ra đạo lực và nghiệp lực vốn chẳng cố định, chỉ cần
xem chỗ hiện hành hàng ngày có tham ái hay không mà thôi. Nếu
có tham ái thì nghiệp lực thắng đạo lực. Nghiệp lực thắng
thì khi gặp cảnh duyên liền bị kẹt, gặp cảnh duyên bị
kẹt thì chỗ nào cũng dính mắc, chỗ nào cũng dính mắc thì
gặp khổ, vui đều là khổ. Cho nên Phật Thích Ca nói với
Di Lặc rằng: “Nếu ngươi cho sắc, không đoạt nhau (sanh
diệt lẫn nhau) nơi Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng tùy theo
sắc, không mà cùng khắp pháp giới, thế nên mới có những
hiện tượng gió thổi thì động, hư không thì tịnh, mặt
trời hiện thì sáng, mặt trời lặn thì tối. Vì chúng sanh
mê muội, bỏ bản giác theo cảnh trần, nên sanh khởi trần
lao mà có tướng thế gian”. Ấy là nghiệp lực thắng đạo
lực.
LƯỢC
GIẢI:
Sắc
không đoạt nhau nơi Như Lai Tạng:
Tại
sao nói sắc, không đoạt nhau? Như ban ngày thấy sáng khắp
hư không, ban đêm thấy tối khắp hư không, đó là sáng tối
tự sanh diệt đoạt nhau chẳng dính dáng với hư không. Hư
không chưa từng sáng tối. Hư không dụ cho Như Lai Tạng. Do
nghiệp lực sanh khởi trần lao mới thấy có gió động tịnh,
mặt trời sáng tối v.v… lăng xăng đoạt nhau trong Như Lai
Tạng mà chẳng dính dáng với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng chưa
từng dính mắc trần lao. (lược giải hết)
Phật
Thích Ca lại nói: “Ta có cái diệu minh bất sanh bất diệt
hợp với Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng chỉ có diệu giác
sáng tỏ chiếu khắp pháp giới. Thế nên một là vô lượng,
vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ,
khắp mười phương cõi đạo tràng chẳng động, thân gồm
mười phương hư không, nơi đầu sợi lông hiện Phật sát,
ngồi trong hạt bụi chuyển pháp luân”. Đây là chỗ hiện
hành đạo lực thắng nghiệp lực.
Dù
nói như thế nhưng sự thật cả hai đều là hư vọng. Nếu
bỏ nghiệp lực mà chấp đạo lực thì tôi dám bảo rằng
người này chẳng hội được phương tiện tùy nghi thuyết
pháp của chư Phật. Tại sao vậy? Như Phật Thích Ca nói: “Nếu
chấp pháp tướng tức là dính mắc ngã, nhân, chúng sanh, thọ
giả. Nếu chấp phi pháp tướng cũng là dính mắc ngã, nhân,
chúng sanh, thọ giả. Do đó chẳng nên chấp pháp cũng chẳng
nên chấp phi pháp”. Đoạn trên tôi nói: “Đạo lực và
nghiệp lực vốn chẳng cố định” là nghĩa này vậy.
Nếu
là bậc đại trượng phu, mượn đạo lực làm công cụ để
phá trừ nghiệp lực, nghiệp lực đã trừ thì đạo lực
cũng hư vọng. Nên nói: “Chỉ dùng giả danh tự dẫn dắt
chúng sanh”. Lúc chưa khám phá thì khó lắm, còn sau khi khám
phá rồi thì có gì khó dễ đâu!
Bàng
Uẩn nói:
Phàm
phu chí lượng hẹp,
Vọng
nói có khó dễ.
Lìa
tướng, như hư không,
Khế
hợp chư Phật trí.
Giới
tướng cũng như không,
Kẻ
mê tự tác trì.
Gốc
bệnh chẳng nhổ sạch,
Chỉ
là đùa hi hi.
Muốn
biết gốc bệnh chăng? Chẳng phải vật gì khác, mà chỉ là
cái chấp khó chấp dễ, vọng sanh lấy bỏ đó. Cái gốc bệnh
này nhổ không sạch, thì phải chìm nổi trong biển sanh tử
chẳng có ngày ra.
Xưa
Tú tài Trương Tuyết vừa bị bậc tôn túc điểm đúng căn
bệnh, liền hội và nói:
Dứt
trừ phiền não càng thêm bệnh,
Hướng
đến Chân như cũng là tà.
Tùy
thuận thế duyên vô quái ngại!
Niết
Bàn sanh tử bằng không hoa.
(hoa
đốm trên không)
Muốn
được thẳng tắt, chẳng nghi Phật, Tổ, chẳng nghi sanh tử,
chỉ cần để cho tấm lòng trống rỗng, việc đến thì tùy
duyên ứng phó, mà tâm định như nước trong lặng, chiếu
soi như gương sáng tỏ. Nếu tướng thiện ác, xấu đẹp nào
đến, trốn một mảy may không được, vậy mới tin biết
cái cảnh giới vô tâm tự nhiên bất khả tư nghì.
(7)
NGỤY
CÔNG THỈNH THĂNG TÒA
Sư
khai thị: Muốn biết pháp chăng? Ấy là Bồ Đề, Niết Bàn,
Chân Như, Phật Tánh. Muốn biết bệnh chăng? Ấy là tham sân,
tà kiến, vọng tưởng, điên đảo. Mặc dầu như thế, nhưng
lìa điên đảo vọng tưởng thì chẳng có Chân Như, Phật
Tánh; lìa tham sân, tà kiến thì chẳng có Bồ Đề, Niết Bàn.
Như thế phân là đúng hay là chẳng phân là đúng? Nếu phân
thì còn một bỏ một, cái bệnh càng nặng. Nếu chẳng phân
thì Chân Như, Phật Tánh mơ hồ, rốt cuộc làm sao nói rõ
cái lý lẽ “trừ bệnh chẳng trừ pháp”.
Có
người vừa nghe những lời kể trên liền nói: “Tức pháp
là bệnh, tức bệnh là pháp. Hễ có ngôn thuyết đều chẳng
phải nghĩa thật. Nếu thuận theo Chân Như thì vọng tưởng,
điên đảo, tham sân, tà kiến thảy đều là pháp. Nếu thuận
theo điên đảo thì Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn
thảy đều là bệnh”. Nếu có kiến giải như thế thì chẳng
những không đủ tư cách mặc đồ tu, mà muốn làm nô lệ
cho Tọa chủ cũng không thể được. Tại sao? Như Cổ Đức
nói: “Nếu có một pháp hơn pháp Niết Bàn, ta nói cũng như
mộng huyễn”. Nếu được ở trong mộng huyễn, như thực
mà chứng, như thực mà giải, như thực mà tu, như thực mà
hành, dùng cái pháp như thực đó khéo tự điều phục, rồi
khởi tâm đại bi làm mọi phương tiện để điều phục tất
cả chúng sanh, mà đối với chúng sanh chẳng có cái tư tưởng
điều phục hay không điều phục, cũng chẳng nghĩ rằng đó
là vọng tưởng, điên đảo, tham sân, tà kiến; chẳng nghĩ
rằng đó là Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn, chẳng
nghĩ rằng đó là “trừ bệnh chẳng trừ pháp”, chẳng nghĩ
là “còn một bỏ một”, “phân hay chẳng phân”. Nếu chẳng
có những suy nghĩ như thế thì được nhứt đạo trong sạch,
bình đẳng, giải thoát.
(8)
THƯ
ĐÁP TĂNG THIÊN DU
PHỤ
THƯ HỎI:
Lúc
tôi ở Trường Sa được thư của Lão sư Viên Ngộ nói: "Ông
lúc tuổi già tham thiền sở đắc rất là kỳ vĩ". Tôi nhiều
lần nghĩ đến điều đó, nay đã tám năm rồi, thường hận
chưa được đích thân nghe lời dạy bảo. Thật xiết bao ngưỡng
mộ!
Tôi
từ ấu niên đã phát tâm tham lễ các bậc tri thức, cúi đầu
đảnh lễ hỏi đến việc này. Từ tuổi trưởng thành về
sau, bị việc hôn nhân và quan chức sai khiến nên việc dụng
công chẳng được thuần nhất. Từ đó đến ngày nay, tuỗi
đã già rồi, đối với điều chưa được học hỏi thường
tự hổ thẹn thở than, lập chí phát nguyện nếu chẳng ngộ
thì thôi, bằng ngộ thì phải thân chứng đến chỗ đại
thôi nghỉ của người xưa mới thôi. Tâm này tuy chưa từng
có một niệm lui sụt, nhưng tự biết công phu chưa được
thuần nhất, có thể nói là chí nguyện lớn mà lực lượng
nhỏ vậy.
Trước
đây tôi có thống thiết thỉnh cầu Lão Sư Viên Ngộ khai
thị, Lão Sư đã dạy cho tôi sáu đoạn pháp ngữ. Đoạn đầu
tiên chỉ thẳng việc này, sau nêu ra hai công án "Núi Tu Di"
(l) và "Buông xuống đi" (2) của Vân Môn và Triệu Châu. Ngài
bảo suốt ngày âm thầm thường giữ nghi tình, lâu ngày ắt
được ngộ nhập. Tâm Ngài từ bi thiết tha đến thế, ngặt
vì tôi quá ngu dại.
Nay
may mắn các việc trần duyên của tư gia đều xong cả, rảnh
rang không bận việc gì, cũng chính là lúc tôi thống thiết
tự cố gắng để thỏa mãn đền đáp lại cái chí nguyện
ban đầu. Nhưng còn hận chưa được gần gũi để nghe lời
Ngài dạy bảo.
Một
đời bê bối đã cặn kẽ trình bày, chắc Ngài có thể soi
thấu được tâm này, ngưỡng mong nhận được lời răn nhắc.
Hàng
ngày tôi phải dụng công như thế nào, ngõ hầu chẳng lạc
vào lối khác, ngay thẳng khế ngộ tự tánh?
Nói
ra như thế cảm thấy rất hổ thẹn, nhưng tỏ lòng thành
thật chẳng dám giấu giếm. Xin Ngài lượng tình thương xót
cho.
Kính
bái.
GHI
CHÚ
(l):
Có vị tăng hỏi Vân Môn: "Chẳng khởi một niệm có lỗi
hay không?" Sư đáp "Lỗi bằng núi Tu Di".
(2):
Có vị tăng hỏi Triệu Châu: "Lúc một vật chẳng đem đến
thì thế nào?" Sư đáp: "Buông xuống đi".
THƯ
ĐÁP
I
Theo
thư ông đã trình bày, từ ấu niên cho đến lúc làm quan,
ông đã từng tham lễ các bậc đại Tông sư, thời tráng niên
ông bị khoa cử, hôn nhân, quan chức chi phối, lại bị các
sự hiểu biết và thói quen xấu xa thắng thế nên công phu
chưa thể thuần nhất được, và ông cho đó là một cái tội
lớn. Ông lại hay thiết tha nghĩ đến thế gian vô thường,
các pháp hư huyễn, không có chút gì gọi là vui mà chuyên
tâm muốn tham cứu một đoạn đại sự nhân duyên này.
Như
thế các điều đó rất hợp lòng tôi.
Song
đã là kẻ sĩ, sống nhờ lộc Vua thì khoa cử, hôn nhân, quan
tước là những điều ở thế gian không ai tránh khỏi, cũng
không phải là cái tội của ông. Vì một chút tội nhỏ mà
sanh lòng lo sợ lớn, nếu chẳng phải do nhiều kiếp từ vô
thủy đến nay đã từng thân cận bậc Thiện Tri Thức chân
chánh, huân tập sâu xa chủng trí Bát Nhã thì đâu được
như thế. Nhưng điều mà ông cho là cái tội lớn đó, hiền
thánh cũng chẳng tránh được. Song, đã biết đó là pháp
hư huyễn, chẳng phải cứu cánh, mà hồi tâm vào trong cửa
này, dùng nước trí Bát Nhã (nghi tình) rửa sạch cấu nhiễm,
ngay dưới chân cắt đứt tất cả tâm phan duyên không cho
tương tục nữa là đủ rồi, không cần nhớ trước nghĩ
sau vậy. Đã nói hư huyễn thì lúc làm cũng huyễn, lúc thọ
cũng huyễn, lúc mê cũng huyễn, lúc giác cũng huyễn, quá khứ
hiện tại vị lai thảy đều là huyễn. Hôm nay biết lỗi
thì dùng thuốc huyễn để trị cái bệnh huyễn. Nếu bệnh
lành ắt thuốc cũng bỏ, người thì vẫn y như củ, chỉ là
người xưa kia thôi (l). Nếu đặt ra có người thật, có pháp
thật, ấy là kiến giải của tà ma ngoại đạo vậy. Mong
ông hãy suy xét kỹ!
GHI
CHÚ: (l) Bệnh là mê, hết bệnh là ngộ, ngộ rồi mà chẳng
trụ nơi ngộ nên nói đồng như chưa ngộ, nghĩa là vẫn như
người thuở xưa vậy.
Chỉ
cần tham mãi như thế thì luôn luôn ở trong thắng tịnh. Nhất
là không được quên hai công án : "Núi Tu Di" và "Buông xuống
đi". Chỉ cần trong tâm chân thật tham cứu đi! Việc đã qua
không cần lo sợ, cũng không cần suy nghĩ, vì suy nghĩ, lo sợ
đều là chướng đạo.
Chỉ
cần phát đại thệ nguyện được gặp bậc Thiện Trí Thức,
ngay dưới một lời liền dứt sanh tử, chứng ngộ vô thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác, nối huệ mạng Phật hầu đền đáp
thâm ân to tát của chư Phật.
Nếu
như thế thì lâu ngày không có lý gì mà không ngộ. Phải
biết Thiện Tài Đồng Tử lúc ở trước Ngài Văn Thù phát
tâm trải qua một trăm mười thành, tham vấn năm mươi ba vị
Thiện Tri Thức, sau cùng đến chỗ Đức Di Lặc, trong khoảng
búng ngón tay tức thì quên hết các pháp môn đã đắc từ
các bậc Thiện Tri Thức trước (nghĩa là ngộ). Lại y theo
lời Đức Di Lặc dạy, nghĩ muốn thân cận Ngài Văn Thù.
Ngay lúc ấy Ngài Văn Thù từ xa duỗi cánh tay mặt qua một
trăm mười do tuần đến xoa đầu Thiện Tài và bảo: “Lành
thay! Lành thay! Thiện nam tử! Nếu lìa Tín căn thì tâm yếu
kém, lo âu, ăn năn, công hạnh chẳng được đầy đủ, lui
sụt sự cần mẫn tinh chuyên. Đối với một thiện căn tâm
sanh trụ trước, được ít ở một ít công đức bèn cho là
đủ là chẳng khéo phát khởi hạnh nguyện, chẳng được
thiện tri thức nhiếp hộ, cho đến chẳng thể biết rõ pháp
tánh như vậy, chỉ thú như vậy, pháp môn như vậy, sở hành
như vậy, cảnh giới như vậy. Đối với những năng lực
như cái biết cùng khắp, cái biết đủ thứ, cái biết triệt
để, thấu triệt thâm sâu, diễn giải, phân biệt, ngộ giải,
chứng đắc, thảy đều chẳng được”.
Ngài
Văn Thù dạy Thiện Tài như thế, Thiện Tài ngay dưới lời
nói này liền thành tựu vô lượng pháp môn, đầy đủ vô
lượng quang minh đại trí, vào cửa Phổ Hiền. Ở trong một
niệm thấy hết các vị thiện tri thức số nhiều như vi trần
trong tam thiên đại thiên thế giới và được thân cận, cung
kính, cúng dường, thọ giáo, được trí "niệm chẳng quên",
trang nghiêm giải thoát. Nơi một lỗ chân lông của Ngài Phổ
Hiền, siêu việt số thế giới cõi Phật nhiều như vi trần,
bất khả thuyết, bất khả thuyết, đồng như Phổ Hiền,
đồng như chư Phật, cõi đồng, hạnh đồng và giải thoát
tự tại cả thảy đều đồng, không hai không khác. Lúc ấy,
mới có thể chuyển ba độc tham, sân, si thành ba tụ tịnh
giới (l), chuyển sáu thức thành sáu trần thông, chuyển phiền
não thành Bồ Đề, chuyển vô minh thành đại trí. Những điều
kể trên chỉ ở tại một niệm chân thật cuối cùng của
đương nhân mà thôi.
GHI
CHÚ:
(l)
- Ba tu tịnh giới:
l-
Nhiếp Luật nghi giới.
2-
Nhiếp Thiện pháp giới.
3-
Nhiều ích hữu tình giới.
Như
thế, Thiện Tài ở chỗ Đức Di Lặc trong khoảnh khắc búng
ngón tay còn có thể bỗng quên tam muội sở chứng từ của
các thiện tri thức, huống là những ác nghiệp, tập khí hư
ngụy từ vô thủy ư! Nếu cứ cho các tội đã làm khi trước
là thật thì cảnh giới trước mắt hiện nay cũng phải thật
có, cho đến quan chức, phú quí, ân ái thảy đều là thật.
Đã là thật thì địa ngục, thiên đàng cũng là thật, phiền
não vô minh cũng là thật, người tạo nghiệp cũng thật, người
chịu quả báo cũng thật, pháp môn đã chứng cũng thật. Nếu
kiến giải như thế thì tận đời vị lai cũng không có người
vào Phật thừa và các phương tiện của chư Phật chư Tổ
trái lại trở thành vọng ngữ cả.
Theo
lời ông nói, lúc gởi thơ nsày ông đã đốt hương lễ bái
trước Phật, Tổ và từ xa hướng về am này cúi lạy rồi
mới gửi. Ông thành tâm chí thiết đến thế, chúng ta tuy
cách nhau không xa nhưng chưa có dịp giáp mặt đàm luận mà
hôm nay ý tự nhiên nghĩ, tay tự nhiên viết, bất giác dông
dài như thế này, đó chẳng qua là cũng xuất phát từ lòng
chí thành, chẳng dám có một lời một chữ dối gạt nhau.
Nếu như tôi dối ông là cũng tự dối vậy.
Tôi
còn nhớ Thiện Tài tham kiến Bà La Môn tối tịch tịnh được
"thành ngữ giải thoát". Chư Phật, Bồ Tát quá khứ, hiện
tại, vị lai đối với vô lượng Bồ Đề đã không lui sụt,
hiện không lui sụt, sẽ không lui sụt, phàm hễ cầu điều
gì cũng được thành tựu viên mãn là đều do chí thành mà
được. Ông đã cùng với ghế trúc, bồ đoàn làm bạn, chẳng
khác nào Thiện Tài gặp Bà La Môn Tối Tịch Tịnh. Lúc gởi
thư đến Vân Môn (l) này, ông còn đối trước Phật, Tổ
và từ xa lễ lạy rồi mới gửi, và tha thiết muốn nhận
được thư của tôi, đó là sự chí thành tột bực vậy.
Hễ tin nhau thì hãy thực hành công phu như thế, tương lai
nhất định sẽ thành tựu viên mãn Vô Thượng Bồ Đề không
sai vậy.
GHI
CHÚ:
(l)
Lời Ngài Đại Huệ tự xưng, vì Ngài trụ trì tại Chùa Vân
Môn.
*
II
Ông
xuất thân dòng phú quí mà chẳng bị phú quí trói buộc, nếu
chẳng phải đời trước gieo trồng chủng trí Bát Nhã thì
đâu thể được như vậy. Chỉ e ông quên ý này, bị thông
minh lanh lợi chướng ngại, dùng cái tâm có sở đắc để
cầu pháp vô sở đắc, nên chẳng thể ở nơi nguồn gốc
cho một dao cắt đứt ngay đó thôi nghỉ như cổ nhân vậy.
Bệnh nầy chẳng riêng sĩ phu trí thức mà tăng sĩ tham học
lâu năm cũng mắc phải. Họ phần nhiều không chịu ở nơi
ít phí sức làm công phu, chỉ dùng ý thức thông minh so đo
suy nghĩ để hướng ngoại tìm cầu, chợt nghe thiện tri thức
trước mặt khai thị về việc bổn phận vượt ra ngoài phạm
vi ý thức thông minh so đo suy nghĩ thì lại bỏ qua. Lại tưởng
Cổ Đức có pháp thật cho người.
Ngài
Nham Đầu (828-887) nói: "Buông vật là cao, chạy theo vật là
thấp". Phải biết cương yếu của Thiền Tông cần nên biết
cú (ngữ). Thế nào là cú? Khi chẳng nghĩ điều gì là chánh
cú, cũng gọi là lịch lịch (rõ ràng), cũng gọi là tỉnh
tỉnh, cũng gọi là thế ấy. Đem cái "thế ấy" đó để phá
tan tất cả thị phi nhưng mới nói thế ấy thì chẳng phải
thế ấy rồi, cho nên gặp cú quét cú gặp phi cú quét phi
cú, giống như một đống lửa hồng, đụng gì cũng cháy,
đâu thể có chỗ dựa.
Sĩ
phu trí thức thời nay phần nhiều đem suy nghĩ so đo làm nơi
nương náu, mới nghe lời nói "thế ấy" bèn cho là lọt vào
"ngoan không". Khác chi chỉ vì nghi sợ ghe chìm mà đã vội
nhẩy xuống nước trước để bị chết đuối. Thật rất
đáng thương xót!
Gần
đây, tôi có đến Giang Tây gặp Lữ Cư Nhân, Cư Nhân từ
lâu, đã lưu tâm đến Tổ Sư Thiền này và cũng mang cùng
một bệnh ấy. Ông ta đâu chẳng phải là người không thông
minh ư!
Tông
Cảo tôi có hỏi ông: Ông sợ tôi rơi vào không, vậy ông
có biết được người sợ đó là không hay là chẳng không?
Thử nói xem!
Ông
ta ngẩm nghĩ muốn tìm câu trả lời, lúc ấy tôi liền hét
cho một tiếng, cho đến ngày hôm nay ông ta vẫn còn mờ mịt,
dò xét mặt mũi chẳng được. Đó là vì trước kia đã ôm
cái tâm cầu ngộ, tự làm chướng nạn, chứ chẳng do việc
gì khác. Nay Ông hãy thực hành Công phu tham Thiền như thế,
lâu ngày chầy tháng tự nhiên sẽ được đến nơi.
Nếu
muốn đem tâm chờ ngộ, đem tâm chờ thôi nghỉ thì dù tham
mãi đến Di Lặc hạ sanh cũng chẳng thể ngộ, cũng chẳng
thể thôi nghĩ, trái lại càng thêm mê muội mà thôi.
Hòa
Bĩnh Điền nói:
Thần
quang bất muội
Vạn
Cổ huy du
Nhập
thử môn lai
Mạc
tồn tri giải
Dịch
nghĩa:
Thần
quang chẳng phải sáng tối
Luôn
luôn chiếu soi vạn cổ
Những
ai muốn nhập cửa này
Cần
phải quét sạch tri giải
Cổ
Đức nói: "Việc này chẳng thể dùng hữu tâm cầu, chẳng
thể dùng vô tâm đắc, chẳng thể dùng ngữ ngôn tạo, chẳng
thể dùng im lặng thông". Trên đây là những lời tha thiết
bậc nhất để dạy bảo hậu học mà thường thường người
tham thiền chỉ đọc qua rồi thôi, không chịu xét nét kỹ
lưỡng xem đó là đạo lý gì. Nếu là người có chí khí,
vừa nghe nói đến liền ngay đó đem bảo kiếm Kim Cương Vương
chém một nhát đứt bốn sợi xiềng xích này (bốn sợi
xiềng xích là hữu tâm, vô tâm, nói, nín) như vậy thì
đường sanh tử đứt, đường phàm thánh cũng đứt, so đo
suy nghĩ cũng đứt, đắc thất thị phi cũng đứt, dưới gót
chân người ấy sạch trơn không còn gì để nắm. Há chẳng
khoái thay! Há chẳng sướng thay!
Xưa
kia Hoà Thượng Quán Khê .....(trang 100 đến trang 111)
***