PHỒ
THUYẾT
Sư
thăng tòa đốt hương rằng: "Nén hương này thấy được thì
con mắt khô, ngửi được thì bộ óc nứt. Gặp quí thì giá
bằng cõi Ta bà, gặp tiện thì rẻ hơn đồng xu. Hôm nay trước
mặt Trời Người đốt trong lư, dùng để thù đáp pháp nhủ
của ân Sư (là Viên Ngộ Đại Hòa Thượng)”. Nói xong an
tọa.
Đệ
tử thượng thủ bạch dùi rằng: Chúng long tượng trong pháp
hội nên quán Đệ Nhứt Nghĩa Đế...
Kế
đó trải qua nhiều lời giải đáp cho các tăng tấp nập ra
hỏi, nhưng vẫn còn nhiều tăng giành ra hỏi nữa, Sư cho tạm
ngưng rồi nói: Giả sử cả đại địa đều nghiền thành
vi trần, mỗi vi trần đều có một miệng, mỗi miệng đều
đủ tướng lưỡi rộng dài, mỗi lưỡi đều đủ tướng
âm thamh sai biệt, mỗi tướng âm thanh sai biệt đều có vô
lượng lời nói sai biệt, mỗi lời nói đều có vô lượng
lời nói sai biệt, mỗi lời nói đều có vô lượng diệu
nghĩa sai biệt. Có nạp tăng nhiều như số bụi trần kể
trên, mỗi tăng đều có miệng như thế, có lưỡi như thế,
có âm thanh như thế, có diệu nghĩa như thế, cùng một lượt
đề ra muôn ngàn vấn nạn đều khác biệt, chỉ cần sơn
tăng tằng hắng một tiếng thì nhất thời giải đáp xong.
Ngay lúc ấy còn làm thêm vô lượng vô biên quảng đại Phật
sự, mỗi mỗi Phật sự đều cùng khắp pháp giới, gọi là
một lỗ chân lông hiện vô lượng thần biến, tất cả Phật
đồng thời thuyết kinh, nơi vô lượng kiếp cũng chẳng tìm
được bờ bến, dù được. Nếu dùng chánh nhãn mà xem thì
chính là nghiệp thức mang mang, chẳng có nguồn gốc để căn
cứ. Theo cửa thiền của Tổ Sư, một chút cũng dùng không
được, huống là bày đặt văn chương để hiển lộ biện
tài, chẳng những chôn vùi truyền thống thiền tông từ xưa
nay, mà còn làm cho nạp tăng cười bể lỗ mũi. Cho nên nói,
một mảy may hệ niệm thì rơi vào tam ác đạo, tình thức
bỗng sanh thì muôn kiếp bị trói, danh hiệu thánh phám đều
là tiếng hư vọng. Hình tướng xấu đẹp đều là ảo sắc.
Ngươi muốn tìm cầu lại thêm lao nhọc. Nếu là nhàm chán
lại thành họa lớn. Thử xem cổ đức dạy bảo như thế.
Như binh khí của nhà nước bất đắc dĩ mới đem dùng, trên
bổn phận của nạp tăng cũng không có việc này. Sơn tăng
hôm nay nói ra như thế cũng như không mộng mà thuyết mộng,
trên da lành mà tự cắt làm sẹo. Kiểm điểm ra thực là
đáng ăn gậy. Trong chúng có ai đáng mặt cầm gậy hạ độc
thủ chăng? Nếu có thì xứng đáng báo được các ơn chẳng
thể báo, cùng nhau thu nhiếp sự giáo hóa của Vô vi. Nếu
không thì lệnh này đảo ngược rồi vậy.
Sư
bỗng cầm gậy lên rằng: Dùng kiếm Mạc Da (bảo kiếm) hành
lệnh si ngoan (si mê và ngoan cố).
Rồi
Sư hét một tiếng. Tiếp đó, Sư kể chuyện: Có quan Thường
Thị họ Vương thăm ngài Lâm Tế, hai người cùng nhau đến
tăng đường.
Thường
Thị hỏi: Cả nhà tăng này có xem Kinh chẳng?
Lâm
Tế đáp: Chẳng xem Kinh.
Thường
Thị hỏi: Có học thiền chăng?
Lâm
Tế đáp: Chẳng học thiền.
Thường
Thị hỏi: Kinh chẳng xem, thiền chẳng học. Rốt cuộc làm
việc gì?
Lâm
Tế đáp: Trọn bảo họ làm Phật làm Tổ.
Thường
Thị hỏi: Mạt vàng dù quí, vào mắt thành bệnh, lại là
thế nào?
Lâm
Tế nói: Ta nói ông chính là người tục.
Đại
Huệ nói: Lão Lâm Tế cầm một cây bảo kiếm, sức mạnh
khắp vũ trụ, hoành hành khắp thiên hạ. Khi không bị ông
quan này đánh nhẹ một cái liền thấy băng tan ngói bể. Xin
nói thử ông quan này có gì hay?
Nghe
bài tụng đây:
Thế
xuất thế gian việc hi hữu.
Phát
minh cần nhờ người đã ngộ.
Chỉ
dùng bàn tay vá áo rách,
Để
chuyển Như Lai chánh pháp luân.
Sư
thăng tòa nói: Đại đạo chỉ ở trước mắt, lại nơi trước
mắt khó thấy, muốn biết chân thể đại đạo, chẳng lìa
ngôn ngữ thanh sắc.
Sư
giơ gậy rằng: Cái này là sắc.
Rồi
gõ thiền sàng rằng: Cái này là thanh. Sơn tăng hôm nay miệng
nhóp nhép là ngôn ngữ. Vậy cái nào là chân thể của đại
đạo?
Hét
lên một tiếng rồi nói:
Tức
thấy nghe này chẳng thấy nghe.
Chẳng
còn thanh sắc để trình ông.
Trong
đó nếu thấu vốn vô sự.
Thể
dụng không ngại phân, chẳng phân.
Nếu
mà phân thì "mưa xuống ướt trên đất, mưa tạnh mặt trời
ra. Tháng thiếu hai mươi chín, tháng đủ có ba mươi". Nếu
mà chẳng phân thì "Kim Cang chà lưng ông Địa một cái liền
lòi xương”. Cổ đức nói: “Một câu cuối cùng mới đến
lao quan. Đóng chặt quan ải chẳng thông phàm thánh”. Thế
nào là một câu cuối cùng?
Sư
nói: Chớ nên nói mớ.
Gõ
thiền sàng một cái, rồi xuống tòa.
Sư
nói: Pháp chẳng thể kiến văn giác tri, nếu hành theo kiến
văn giác tri ấy là kiến văn giác tri, chẳng phải cầu pháp.
Đã lìa kiến văn giác tri rồi thì lấy cái gì gọi là pháp.
Đến đây như người uống nước lạnh nóng tự biết, chỉ
riêng kẻ thân chứng thân ngộ mới thấy được.
Nếu
người đã thật chứng ngộ thì khi cầm lên một sợi tóc
ắt cả đại địa trong nhất thời đều được rõ ràng.
Nhưng đời nay, chẳng những các sĩ phu thông minh lanh lợi
mà ngay cả những kẻ thiền giả mỗi mỗi đều có hai thứ
bệnh, nếu chẳng phải hôn trầm thì là toán loạn. Hôn trầm
thì đọa vào hang quỷ dưới núi đen, tán loạn thì tâm thức
lăng xăng, một niệm tiếp một niệm, tiền niệm chưa dứt
hậu niệm lại tương tục.
Chẳng
biết dưới gót chân của mọi người đều có "một việc
lớn của nhân duyên" như trời che khắp, như đất hứng khắp,
chẳng hôn trầm chẳng tán loạn. Khi chưa có thế giới việc
lớn này đã có, khi thế giới hoại việc lớn này chẳng
hoại.
Thường
thường các sĩ phu phần nhiều tâm hay tán loạn, mà hiện
nay lại có một bọn tà sư, thấy các sĩ phu bị trần lao
chướng ngại, tâm chẳng yên ổn, liền dạy họ thiền Mặc
chiếu, dạy họ như tro lạnh cây khô, nói làm như thế sẽ
được ngưng nghỉ. Thực ra có ngưng nghỉ được chăng? Chẳng
biết cái tâm như con khỉ này nếu không chết thì làm sao
ngưng nghỉ được.
Pháp
Mặc chiếu tà thiền này trước kia thịnh hành nơi tỉnh Phước
Kiến. Khi ta mới đến Phước Kiến liền bài xích họ, vì
họ làm đoạn dứt huệ mạng Phật, dù ngàn Phật ra đời
cũng không cho sám hối. Trong đó có một nho sĩ tên Trịnh
Thượng Minh, người rất thông minh, Phật giáo, Nho giáo, tất
cả đều thông suốt. Một ngày kia, ông ta đem một nén hương
đến phòng ta, phẫn nộ lớn tiếng chất vấn (việc này đã
kể trong cuốn Đại Huệ Thiền Sư giải đáp về vấn đề
Mặc Chiếu Thiền).
Huỳnh
Đức Dụng hai anh em đến chùa thiết trai cúng dường thỉnh
sơn tăng phổ thuyết, xiển dương tông chỉ để đền ơn
Phật. Nhưng gọi cái gì làm tông chỉ? Lại tông chỉ làm
sao xiển dương? Thời đại gần đây, Phật pháp suy yếu,
tà sư thuyết pháp như hằng sa, mỗi mỗi tự lập môn phái,
bày đặt các việc kỳ lạ, xoay vòng nén bóp, làm mê hoặc
kẻ hậu học, bọn này rất nhiều. Kẻ tham thiền đã không
đủ pháp nhãn để chọn lựa mà người làm thầy lại đạo
nhãn không sáng cho nên mới xảy ra việc như thế.
Trước
kia ta với Nguyên Chiêu không quen biết, thấy bài tựa của
ông trong phẩm Phạm Hạnh Kinh Hoa Nghiêm, tự nói ở nơi Phẩm
Phạm Hạnh có chỗ ngộ nhập. Lúc ấy ta biết ông ấy chỉ
ngộ được Vô-Phạm-Hạnh mà thôi, lại bị tà sư ấn chứng
cho là triệt ngộ, nên nghĩ nếu gặp sau này ta sẽ tận sức
cứu ông ấy. Đến khi gặp ở Trường-Lạc, ta liền nói với
ông ấy rằng: Cái của ông ngộ chính là cái mà Ngài Vĩnh
Gia nói “Đoạn-Diệt-Không, phế nhân quả, mênh mông mịt
mù, chiêu tai hoạ mà thôi”. Rồi ta lấy phẩm Phạm Hạnh
để chứng minh chỗ sai của ông ấy rằng, Kinh nói “Nơi
thân vô sở thủ, nơi tu vô sở trước, nơi pháp vô sở trụ,
quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại không dừng,
chẳng kẻ tác nghiệp, chẳng kẻ thọ báo, đời nay chẳng
lay động, kiếp kia chẳng biến đổi”. Vậy trong đó lấy
pháp gì gọi là phạm hạnh, phạm hạnh từ đâu mà đến,
thuộc về của ai, bản thể là người nào, do ai làm ra, ấy
là có hay là không, là sắc hay phi sắc, là thọ tưởng hành
thức hay phi thọ tưởng hành thức? Quán xét pháp phạm hạnh
bất khả đắc như thế mà lại suy diễn cho rằng "vô phạm
hạnh là chân phạm hạnh", ấy là phỉ báng Đại Bát Nhã,
vào địa ngục như tên bắn.
Ta
còn nói thêm với ông ấy rằng: Hiện nay bọn tà sư mỗi
mỗi đều tự nói đắc Vô thượng Bồ Đề. Mỗi mỗi đều
bày đặt dị đoan để lừa gạt kẻ kia người nọ, đem nhân
duyên nhập đạo của Cổ Đức vọng tự bày đặt, hoặc
cho im lặng vô ngôn vô thuyết là việc trước không kiếp,
hoặc dạy người ngưng nghỉ đi, ngưng nghỉ đồng như gỗ
đá; lại còn sợ người ta nói "ngồi trong hang quỷ dưới
núi đen" nên dùng lời của Tổ Sư dẫn chứng rằng “Vì
liễu liễu thường tri nên ngôn ngữ chẳng thể đến". Vậy
khi ngưng nghỉ đến như gỗ đá nếu chẳng phải tối mà
vô tri thì lại tinh tinh lịch lịch, đi đứng ngồi nằm luôn
luôn tự trói. Dạy người tu hành như thế, nói lâu ngày sẽ
tự ngộ bản tâm; hoặc cho lìa bỏ tình thức trần lao, lấy
chẳng lập hang ổ làm cửa nẻo; phàm công án của người
xưa vừa đề ra thì hiểu liền hoặc là thầy hỏi "chẳng
phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, ông làm sao
hiểu?" liền đáp “Hoà thượng hãy tỉnh tỉnh đi!" hoặc
nói "Hoà thượng đi đâu đấy" hoặc nói "không thể mũi tên
lại thêm nhọn" hoặc nói "lừa gạt bao nhiêu người" hoặc
đề lại một lần "chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng
phải Vật”. Phàm hỏi về nhân duyên của người xưa đều
hướng ngay chỗ đề khởi mà thừa nhận, hướng ngay chỗ
lửa nhoáng điện chớp mà hiểu, Thầy vừa đề xong trò cũng
hiểu xong. Phàm có sở hỏi đều chẳng thọ nhận gọi là
giải thoát tự tại, được đại an lạc. Hoặc cho "tam giới
duy tâm, vạn pháp duy thức" làm chủ, lấy lời có chỗ tương
tự của người xưa để chứng minh, cho mắt thấy tai nghe
là chỗ đắc lực. Phàm chỗ thông vào đều cho thấy vật
mà ngộ, nghe tiếng mà ngộ. Phàm có thi thiết đều bắt chước
chỗ tương tự của người xưa.
Phàm
gặp người hỏi, chỉ dính mắc chỗ câu hỏi mà đáp gọi
là "ngay đó hợp nghĩa vô sanh”, gọi là "miên mật chẳng
đọa tình trần”. Ví như tăng hỏi Cổ đức "Thế nào được
ra khỏi tam giới?" thì nói “Đem tam giới lại đây để ta
ra cho", hoặc nói: "gọi là cái gì là tam giới”, hoặc nói
“Hiểu được chỗ hỏi của tăng này thì ra tam giới cũng
chẳng khó”. Hoặc như tăng hỏi Pháp Nhãn "Thế nào là một
giọt nước của Tào Khê" thì đáp rằng "Là một giọt nước
của Tào Khê". Còn như Huệ Siêu hỏi Hòa thượng "Thế nào
là Phật?" thì đáp rằng "Ông là Huệ Siêu". Dẫn chứng những
lời như thế cho là toàn đúng toàn hay chẳng đúng.
Còn
luận về công án Ngài Dược Sơn lúc đêm thị chúng rằng
"Ta có một lời nói đợi khi trâu đực đẻ con thì nói với
ngươi". Rồi có tăng ra thưa rằng "Trâu đực đã sanh con rồi,
chỉ là Hòa thượng không nói". Dược Sơn rằng "Đốt đèn
lên". Tăng ấy liền trở về trong chúng. Sau này ngài Pháp
Đăng ra nói rằng "Ấy là sanh trâu đực hay trâu cái". Lại
tự đáp rằng "Sanh đôi".
Khi
bọn họ thương lượng, cũng cho là hiểu ngay lời đó hợp
nghĩa vô sanh, giải thích bậy rằng Ngài Dược Sơn nói "Ta
có một lời nói đợi khi trâu đực sanh con", ấy tức là
đã nói ra rồi, cho nên tăng này lãnh hội được liền ra
nói "Trâu đực đã sanh con rồi chỉ là Hòa thượng không
nói", cho là rất miên mật, chẳng lộ kiếm bén. Cho đến
Ngài Pháp Đăng rằng "Ấy là sanh trâu đực hay trâu cái?”
Tự đáp rằng "Sanh đôi", lời ấy chẳng có chút thiếu dư,
Phật nhãn cũng nhìn không thấy. Đem lời này cho là dùng đúng
phá đúng, chẳng lộ kiếm bén, chẳng cần phí sức.
Lại
nữa, như "Cổ Đức chỉ một cục đá hỏi người học rằng
"Cục đá này ở trong tâm hay ở ngoài tâm?" Đáp rằng "Ở
trong tâm". Cổ Đức nói “Sao ông chấp trước quá, để cục
đá ở trong tâm?" Bọn họ thương lượng rằng "Chẳng nên
dùng trong với ngoài để đáp. Nếu dùng trong, ngoài để đáp
thì pháp có chút thừa rồi. Nên đáp “Tốt lắm một cục
đá", hoặc đáp "Lãnh thọ lời hỏi này", hoặc đáp "Gọi
cái gì làm một cục đá", hoặc đáp "Dạ, dạ", hoặc đáp
"Ở trước pháp đường", hoặc đáp "Tạ Sư khai thị" hoặc
đáp “Hoà thượng còn biết mắc cỡ chăng?" v.v… Phàm đáp
những lời như thế chỉ dùng một câu bao gồm tất cả, gọi
là miên mật, gọi là chẳng sai chạy, bọn họ rất nhiều
kiến giải như thế, hoặc cho là tất cả ngôn ngữ đều
không dính dáng. Phàm khi vừa nghe đề ra thì hai mắt mở lớn,
giống như con nít bệnh tâm thần thấy ma thấy quỷ vậy.
Chỉ ở nơi nhướng mày ngó nhìn mà lãnh hội. Lại lấy lời
của người xưa dẫn chứng bậy rằng “Chẳng ngó nhìn tức
sai lầm. Muốn suy lường thì kiếp nào mới được ngộ. Hễ
khi nghe đề ra thì cần phải dùng mắt ngó nhìn”. Chỉ lấy
lời của người xưa nhắc lại một lần, gọi là chẳng lọt
vào lời nói, cũng như những lời "Cây bách trước sân”,
rữa chén chẳng cần phí sức. So với ánh sáng của lửa nhoáng
điện chớp chỉ thêm được một cái nhướng mày nháy mắt
mà thôi. Bọn này thật là phỉ báng người xưa biết bao!”
*
Sư
thị
chúng rằng: Người xưa nói “Đại trí không phân biệt, đại
dụng không lý sự, như mặt trăng hiện nơi ngàn sông, như
làn sóng tùy theo sông nước”. Nhưng cái nào là cái không
phân biệt của đại trí, cái nào là cái không lý sự của
đại dụng? Có phải hỏi một đáp mười, biện tài như suối
chảy là đại trí chăng? Có phải thô ngôn với tế ngữ đều
quy đệ nhất nghĩa" hay là "lật ngã thiền sàng, hét tan đại
chúng”, hoặc là "quay đầu bỏ đi, do dự liền đánh" v.v...
Là đại trí chăng? Nếu mà kiến giải như thế chớ nói làm
một ông tăng, muốn làm nô lệ dưới cửa ông tăng cũng còn
chưa thể được.
Thiện
tri thức! Kẻ thực chứng thực ngộ mà đối với đại pháp
còn chưa sáng tỏ, khi dạy người vẫn khó tránh khỏi đem
cái chỗ tự chứng, tự ngộ của mình để dạy bảo người,
làm mù mắt người, huống là kẻ chưa chứng ngộ, học lời
nói của người khác, làm mù mắt người là điều chắc chắn
vậy. Việc này rất là khó. Người đại căn khí đến chỗ
này còn không có chỗ để đặt chân, huống là bọn ma tiểu
căn vô tri, làm sao dám mở miệng khoe trương bậy bạ. Các
ông thử suy nghĩ kỹ xem trong tâm mình thực đến chỗ bất
nghi (triệt ngộ) chưa? Nếu thực chưa đến mà ta lại thả
cửa cho qua, làm như vậy là tạo tội địa ngục. Nên biết
thí chủ mười phương đem hạt gạo cọng cải cúng dường
các ông là muốn các ông đạo pháp thành tựu, đồng đến
Phật thừa. Nếu các ông chỉ cầu phước báu đời sau, đạo
pháp không thành thì làm sao tiêu được? Các ông đã quyết
tâm kế thừa cửa thiền này cần phải tâm cảnh nhất như
mới có ít phần tương ưng. Chớ nên nghe ta nói vậy liền
nhắm mắt, bộ dạng như kẻ chết, cho là tâm cảnh nhất
như, bày đặc như vậy làm sao được! Các ông muốn chân
thật đến chỗ tâm cảnh nhất như, đem thức thứ tám một
dao cắt dứt; chỉ giữ nghi tình, ngoài ra đều chẳng màng
đến.
Hòa
thượng Nham Đầu có nói “Vừa có sở trọng liền thành
hang ổ”. Các ngươi suốt đời tham cứu việc này, kẻ vô
sở đắc thì khỏi nói rồi, nhưng trong đó nhiều người
cứ ngồi trong hang ổ, suốt đời không ló đầu ra cũng không
biết quấy. Có kẻ thì ở trên lời nói của cổ đức được
chút mùi vị, đem ngữ cú kỳ diệu làm hang ổ; có kẻ thì
trong kinh giáo nghĩa cú được mùi vị, lấy kinh giáo làm hang
ổ; Có kẻ thì trên công án cổ nhân được mùi vị, đem
những lời nói vấn đáp thưởng phạt của cổ nhân làm hang
ổ; có kẻ thì trên tâm tánh mình được mùi vị, lấy "tam
giới duy tâm, vạn pháp duy thức" làm hang ổ; có kẻ thì ở
chỗ nín lặng vô ngôn vô thuyết được mùi vị, đem bế
tai nhắm mắt ngồi trong hang quỷ chẳng lay động làm hang
ổ; có kẻ thì trong việc ứng dụng hàng ngày được mùi
vị, đem nhướng mày nháy mắt nhắc nhở tỉnh giác làm hang
ổ; có kẻ nói pháp chẳng ở trên lời nói, chẳng ở trên
tình thức, chẳng ở chỗ cử chỉ động tác, nhận lầm nghiệp
thức là Phật tánh, ở đây được mùi vị, đem "đánh lửa
đá, ánh sáng điện chớp" làm hang ổ. Những cái hang ổ nói
trên đều là do được mùi vị mà có sở trọng. Nếu người
không có khí phách đại trượng phu, cứ theo chỗ sở trọng
của mình cho là kỳ lạ, huyền diệu, yên ổn cảnh giải
thoát, chẳng tự biết quấy. Cứ chấp cái tư tưởng như
thế dẫu cho Phật ra đời cũng cứu không nổi. Trong giáo
môn gọi là si-ám-hoặc (hoặc: mê hoặc). Tại sao vậy? Vì
si nên chấp tà làm chánh, vì ám nên đọa nơi sở trọng mà
chẳng thể lay động. Nếu ở nơi tâm vô sở khởi, ở nơi
pháp vô sở trụ thì tự nhiên vô sở trọng. Vô sở trọng
thì vô dục vô y, nơi pháp tự tại.
Hôm
nay các ông muốn công phu được tương ưng cũng không khó,
chỉ cần ở nơi tâm bình đẳng vô sở nhiễm trước. Thế
nào là nhiễm trước? Cũng như sanh khởi chúng sanh tưởng,
Phật tưởng, thế gian tưởng, xuất thế gian tưởng, cầu
xuất ly tưởng, cầu Phật trí tưởng v.v... đều gọi là
nhiễm trước. Nếu đang khi tâm nhiễm trước muốn khởi mà
chưa khởi, dũng mãnh tinh tấn một cái nhảy ra, thì tâm này
sáng tỏ độc thoát, vừa cảm thấy như vậy liền chuyển
hướng lên trên thì tự nhiên nơi nào, chỗ nào cũng đều
hiển bày sáng tỏ. Được đến chỗ điền địa này rồi
cũng không được màng đến, nếu màng đến thì có sở trọng,
vừa có sở trọng thì tâm này bị xì hơi. Như thế chỉ gọi
là tâm xì hơi chẳng gọi là tâm bình đẳng. Nói bình đẳng
là thiện với ác đẳng, thuận với nghịch đẳng, lý với
sự đẳng, phàm với thánh đẳng, hữu lượng với vô lượng
đẳng, thể với dụng đẳng… cái đạo lý này chỉ có kẻ
chứng mới biết. Các ngươi nếu chưa chứng thì phải tự
chứng lấy. Chứng rồi mới được gọi là chân xuất gia.
Nếu tự tâm chưa chứng mà hướng ngoài tâm thủ chứng, ấy
gọi là kẻ xuất gia ngoại đạo, chẳng thể làm hạt giống
Phật.
Tâm
này quảng đại chẳng có ngằn mé, vô lượng vô biên. Hằng
sa chư Phật thành đẳng Chánh giác, sơn hà đại địa vạn
tượng sum la đều chẳng ở ngoài tâm này. Tâm này hay đặt
danh hiệu cho tất cả, mà tất cả chẳng thể đặt danh hiệu
cho nó. Chư Phật chư Tổ vì tùy thuận sự điên đảo của
chúng sanh, bất đắc dĩ đặt ra những tên gọi là Chân Như
Phật Tánh, là Bồ Đề Niết Bàn. Cưỡng lập danh hiệu mỗi
mỗi sai biệt là vì kiến giải chấp trước của chúng sanh
có đủ thứ sai biệt nên mới lập những danh hiệu sai biệt
này, khiến chúng sanh ngay chỗ sai biệt mà nhận lấy cái tâm
chẳng sai biệt này, chớ chẳng phải tâm này có sai biệt
vậy.
Tăng
hỏi Mã Tổ: Thế nào là Phật?
Tổ
nói: Tức Tâm là Phật.
Ông
nếu thực chứng thực ngộ thì đâu có sai biệt, ông nếu
không ngộ, chỉ cầu kiến giải kỳ lạ, chẳng thực chứng
thực ngộ, chẳng ngộ tâm này là Phật, thì chính bốn chữ
“Tức tâm là Phật” cũng thành nhân duyên sai biệt vậy.
Lời Phật muốn dùng để thí dụ để hiển bày tâm này,
rốt cuộc cũng chẳng có thí dụ nào mà thí dụ được. Nay
nói quảng đại là đã làm hạn chế nó rồi, huống chi muốn
dùng cái tâm có ngằn mé để nhập vào cái cảnh giới quảng
đại này, dẫu cho nhập được thì cũng như dùng vỏ sò để
đong nước biển, nước tuy đầy vỏ sò cũng chẳng được
bao nhiêu. Nước biển trong vỏ sò dù rất ít, nhưng khi chưa
vào vỏ sò vẫn vốn là cái nước vô hạn lượng, chỉ vì
tâm lượng của ông nhỏ hẹp, cho đầy vỏ sò là đủ, nên
cái cảnh giới vô hạn đó đã phải tùy theo cái sức đựng
nhỏ hẹp của ông tự cho là đầy đủ mà thôi, chẳng phải
nước biển chỉ có bấy nhiêu đâu! Nên Phật nói “Ví như
biển lớn chẳng từ bỏ dòng nước nhỏ, dù con muỗi hay
A Tu La uống nước đó đều được sung mãn”. Nước dụ
cho tâm, con muỗi và A Tu La dụ cho lớn nhỏ sai biệt. Trên
tâm thể này vốn chẳng số lượng sai biệt, hễ ông chẳng
khởi tri kiến để nhận lấy mỗi mỗi sai biệt của tâm
này tức là được tâm này vậy. Bậc Thánh xưa còn không
cho chấp tâm này là thật, vậy ngoài tâm ra đâu còn vật
gì thật để làm chướng nạn cho ông? Nay ta ngỏ lời dài
dòng cũng là sự bất đắc dĩ, vì muốn dẫn dắt đứa bé
đáng thương như mẹ mến con nên mới có những lời dây dưa
nhắc ông. Nhưng chớ ghi nhớ lời ta cho là đúng vì hôm nay
ta nói như thế, ngày mai lại không nói như thế. Ông vừa
như thế thì ta lại không như thế. Khi ông không như thế
thì ta lại như thế. Ông hướng vào đâu mà tìm chỗ ở của
ta? Chính ta cũng chẳng tự biết chỗ ở, người khác làm
sao tìm được?
Cái
cửa ải này rất sống động, kẻ chết cái tâm hiện hành
mới có thể vào được. Nhưng người hành giả hiện nay lại
đem ít phần tinh tấn tụng kinh lễ Phật, giữ giới thân
khẩu ý, cho là tu hành để mong cầu chứng đắc, thực ra
đâu có dính dáng gì! Cũng như người si mê cúi đầu chạy
về phương Tây mà muốn lấy vật ở phương Đông thì càng
chạy càng xa, càng gấp càng trễ. Đây là pháp môn vô lậu
vô công dụng, nếu sanh khởi mảy may tâm thủ chứng là trái
ngược rồi, sao lại muốn nhờ một chút công hạnh hữu vi
để thỏa mãn sự mong cầu? Vì người xưa được thấu suốt
nên nói “Ta ngồi đó xem ông tham cứu, ta đứng đó xem ông
tham cứu”. Đâu từng bảo ông bày đặt này nọ, tích chứa
công đức, mong cầu thành đạo? Dẫu cho ông mong cầu được
thành, thành rồi sẽ hoại, chỉ tự làm lao nhọc mà thôi.
Ông
chớ nên nghe ta nói như thế rồi liền phế bỏ nhân quả
làm nghiệp địa ngục. Tự tánh bình thường vô sự gọi
là vô tri kiến, vô Phật pháp, đói thì ăn cơm, mệt thỉ
ngủ nghỉ, đây là vô tu chứng, đây là vô công dụng, nhưng
chớ nên hiểu lầm nhé!
Muốn
gánh vác việc này phải là kẻ cứng cỏi như gang sắt đúc
thành mới được. Những kẻ tiểu căn tiểu khí đâu thừa
nhận. Cũng như Lâm Tế ba lần hỏi Hoàng Bá về đại ý của
Phật pháp, sau này được Đại Ngu điểm phá bỗng nhiên đại
ngộ, bất giác “ồ” lên một tiếng “Phật pháp của Hoàng
Bá không có nhiều”. Đại Ngu nói “Ông vừa hỏi có lỗi
hay không lỗi mà nay lại nói Phật pháp của Hoàng Bá vốn
không có nhiều. Ông thấy cái gì mà nói như thế?” Lâm Tế
gõ hai gõ vào nách Đại Ngu. Đại Ngu bèn gạt ra rồi nói
“Thầy ông là Hoàng Bá không dính dáng với ta”.
Các
ngươi tham thiền có được như thế chưa? Đối với việc
này Vân Am Hòa Thượng tụng rằng:
Bỗng
nói Hoàng Bá pháp chẳng nhiều
Trượng
phu đâu thể tự chống chống trái
Hai
gõ dưới nách tỏ tin tức
Chẳng
từ Hoàng Bá phó chúc đây.
Còn
Thủ Đoan Hòa Thượng tụng rằng:
Một
tay đánh ngã Hoàng Lạc Lâu
Một
chân đá nhào Anh võ Châu
Lúc
có ý khí thêm ý chí
Chỗ
chẳng phong lưu cũng phong lưu.
Theo
hai bài tụng của hai ông già này là đủ tư cách kế thừa
dòng Lâm Tế, rất đáng làm con cháu của Ngài. May mắn xưa
nay có sẵn thể cách như thế, tại sao không màng đến xem
kỹ đó là đạo lý gì? Việc này như mặt trời giữa trời
xanh, đâu có gì che khuất, mà các nơi lại có thiền “Vỏ
sò” bày đặt kỳ lạ, đủ thứ sai biệt quanh co, có nói
lời này lời nọ, nói khám phá lời kia, nói chẳng bị dính
mắc v.v..
Lại
có một bọn chấp lời trong kinh Lăng Nghiêm, trong Cảnh Lục
nói “Mắt thấy tai nghe đều là tâm, chẳng phải pháp khác”.
Lại lấy bài kệ tỏ ngộ của Thiều Quốc Sư (Nhị Tổ của
tông PhápNhãn):
Phong
đỉnh Thông Huyền chẳng phải nhân gian,
Ngoài
tâm chẳng pháp, đầy mắt núi xanh.
Dùng
để dẫn chứng, gọi là việc dưới gót chân, gọi là cơ
sở, gọi là chỗ miên mật. Lãnh hội như thế cho là tốt.
Nếu cứ lãnh hội như thế há chẳng phải là nhận vật làm
tâm ư! Đã là tâm (mình) sao lại còn muốn nhận nó làm chi?
Bọn này tự hủy bỏ chánh nhân, trở lại hành theo lối ma,
thật đáng thương xót!
***