Phật
nói:
Nếu
người muốn biết cảnh giới Phật.
Ý
căn thanh tịnh như hư không.
Xa
lìa vọng tưởng và chấp thủ.
Khiến
tâm khắp nơi đều vô ngại.
Cảnh
giới Phật chẳng phải cảnh giới ngài có tướng Phật bên.
Ấy là cảnh giới của thánh trí tự giác vậy. Nếu muốn
biết cảnh giới này, chẳng nhờ trang nghiêm tu chứng mà được,
phải ở nơi ý căn tẩy sạch các thứ ô nhiễm phiền não
từ vô thủy đến nay khiến cho trống rỗng như hư không,
xa lìa những chấp thủ trong ý thức và những vọng tưởng
hư ngụy chẳng thật. Ý căn nếu như hư không thì Diệu Tâm
vô công dụng này tự nhiên khắp nơi chẳng chướng ngại.
II
Đã
học đạo này, trong mười hai thời, nơi tùy duyên tiếp vật
không cho ác niệm tương tục, hoặc khi sơ sót khởi một niệm
ác phải gấp kéo đầu trở lại. Nếu để mặc nó tương
tục không dứt, chẳng những chướng đạo, cũng gọi là người
không trí tuệ.
Khi
xưa Quy Sơn hỏi Đại An: Ngươi trong mười hai thời việc
làm thế nào?
An
nói: Chăn trâu.
Sơn
nói: Ngươi chăn như thế nào?
An
nói: Một phen vào lúa mạ, liền kéo mũi trở về.
Sơn
nói: Ngươi là người chăn trâu chân thật.
Người
học đạo kiềm chế ác niệm nên như Đại An chăn trâu thì
lâu ngày tự thuần thục vậy.
III
"Cung
người, ta chớ cầm, ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người,
ta chớ biết. "Lời này dù tầm thường cũng có thể làm trợ
duyên để đi vào đạo. Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm
từ sáng tới tối đã làm việc gì tự lợi, lợi người?
Nếu cảm thấy hơi thiên một bên thì phải tự cảnh sách,
chẳng nên khinh thường. Xưa kia thiền Sư Đạo Lâm kết am
trên cây tùng nơi núi Tần Vọng, người thời ấy gọi Ngài
là Hòa Thượng "ổ chim". Khi Bạch Cư Dị làm quan Thị Lang
ở Tiền Đường có vào núi thăm Sư. Ông thưa: Chỗ ở của
Sư rất nguy hiểm.
Sư
Nói: Lão Tăngcó gì nguy hiểm. Thị Lang càng nguy hiểm hơn.
Đệ
tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?
Củi
lửa lẫn lộn, tánh thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy
hiểm ư!
Dị
lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư
nói: Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành.
- Con
nít ba tuổi cũng biết nói như thế.
- Con
nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được.
Dị
liền lễ bái cáo từ.
Nay
muốn ít phí tâm lực chớ màng đến con nít nói được hay
nói chẳng được, ông già tám mươi hành được hay hành chẳng
được, hễ việc ác chớ làm thì xong. Lời này tin hay không
tin xin nghĩ kỹ!
*
Vô
minh của người đời tuy đang hiện hành, nếu làm thiện thì
phước dù chưa đến cũng hơn người không liêm sỉ mang danh
thiện mà làm ác. Trong Kinh nói: "Nhân địa chẳng chơn thì
chiêu quả quanh co". Hể trực tâm trực hành, thẳng đến Vô
Thượng Bồ Đề mới gọi là việc làm của đại trượng
phu chân thật. Việc từ trần sa kiếp chỉ ở hiện nay, nếu
hiện nay được hội được thì việc trần sa kiếp tức thời
tan rã. Nếu hiện nay chẳng hội thì lại trải qua trần sa
kiếp nữa, cũng chỉ như thế thôi. Cái pháp như thế xưa
nay thường vậy, chưa từng có một chút dời đổi.
Việc
trần lao trong thế gian như mắt xích nối nhau không dứt. Hể
giảm bớt được thì cứ bớt, vì tập khí từ vô thủy đã
quá quen thuộc, nếu không ra sức chống lại thì lâu ngày
bất tri bất giác lún đầu xuống sâu, đến khi lâm chung ắt
tay chân rối loạn. Nếu muốn khi lâm chung không rối loạn
thì phải từ cuộc sống hàng ngày hiện nay làm việc gì cũng
phải không rối loạn mới được.
Có
một hạng người sáng thì xem kinh niệm Phật sám hối, tối
thì tạo khẩu nghiệp chửi mắng người, hôm sau lễ Phật
sám hối như cũ. Từ đầu năm đến cuối năm, mỗi ngày làm
thời khóa như thế, ấy thực là quá ngu si. Không biết chữ
sám là tiếng Phạn, chữ hối là tiếng Hán, nghĩa là phải
đoạn dứt cái tâm tương tục. Hễ sám hối thì dứt hẳn,
chẳng còn tạo tội nữa. Theo ý Phật nên sám hối như thế,
người học đạo phải biết đúng như vậy.
*
Người
học đạo trong mười hai thời, tâm ý thức thường nên yên
tịnh. Lúc rảnh cũng nên yên tịnh, khiến thân tâm chẳng
buông lung. Tập lâu thành quen thuộc, tự nhiên thân tâm hướng
về đạo.
Nhưng
yên tịnh Ba La Mật chỉ để trị bịnh vọng giác tán loạn
của chúng sanh mà thôi. Nếu chấp ở nơi yên tịnh cho là
cứu cánh thì sẽ bị lọt vào tà thiền Mặc chiếu.
*
Bát
Nhã là tiếng Phạn dịch là trí tuệ. Chưa có người đã
thấu rõ Bát Nhã lại còn tham sân si ái, cũng chưa có người
đã thấu rõ Bát Nhã mà lại còn độc hại chúng sanh, vì
làm những việc này là trái nghịch Bát Nhã, đâu thể gọi
là trí tuệ.
*
Hằng
ngày đem việc sanh tử thường để trong niệm thì tâm trí
đã chánh. Tâm trí đã chánh thì khi ứng dụng hàng ngày tùy
duyên làm việc, chẳng phí sức buông bỏ tà ác. Chẳng tà
ác thì chánh niệm độc thoát, chánh niệm độc thoát thì
lý tùy sự biến, lý tùy sự biến thì sự đắc lý dung, sự
đắc lý dung thì ít phí sức lực. Khi vừa cảm thấy ít phí
sức lực tức là chỗ đắc được trong việc học đạo này.
Chỗ đắc được ít phí sức vô cùng. Chỗ ít phí sức là
chỗ đắc sức vô cùng.
*
Việc
này cho người thông minh lanh lợi gánh vác, nhưng nếu ỷ thông
minh lanh lợi thì chẳng có phần để gánh vác. Kẻ thông minh
lanh lợi dù dễ nhập đạo mà khó nơi bảo nhiệm, vì chỗ
nhập cạn mà sức yếu. Vì người thông minh lanh lợi vừa
nghe thiện tri thức nói ra liền đem tâm ý thức lãnh hội
ngay vậy. Nếu cứ lãnh hội như thế là tự làm chướng ngại,
suốt kiếp không khi nào được ngộ, vì ma quỷ bên ngoài
gây họa còn có thể trị, còn chính tự tâm mình chướng
ngại thì vô phương trị.
Chứng
Đạo Ca rằng:
Tổn
pháp tài, diệt công đức, tất cả đều do tâm ý thức.
IV
Học
giả rộng xem nhiều sách vốn để nuôi dưỡng và lợi ích
cho tánh thức. Nay ngược lại, chỉ ghi nhớ lời người xưa
chứa trong bụng cho là sự nghiệp, dùng để đàm luận, mà
chẳng biết ý thuyết giáo của bậc Thánh. Cũng như suốt
ngày đếm tiền của người khác, tự mình lại chẳng có
được nửa xu. Xem đọc kinh giáo của Phật cũng vậy, nên
nhìn thấy mặt trăng mà quên ngón tay, chớ nên y văn giải
nghĩa.
Cổ
đức nói:
Phật
thuyết tất cả pháp,
Vì
độ tất cả tâm.
Ta
chẳng tất cả tâm,
Đâu
cần tất cả pháp.
Kẻ
có chí khí xem kinh đọc sách nên theo cách như thế mới thể
hội được ít phần của bậc Thánh.
KHAI
THỊ LÝ HIẾN THẦN
I
Phật
nói: Chẳng nên ở nơi một pháp, một việc, một thân, một
quốc độ, một chúng sanh mà thấy Như Lai. Nên cùng khắp
tất cả nơi mà thấy Như Lai.
Phật
nghĩa là giác, ở nơi tất cả chỗ thường giác. Nói thấy
khắp nghĩa là thấy bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật của
chính mình, không có một lúc nào, một chỗ nào, một pháp
nào, một sự nào, một việc nào, một thân nào, một cõi
nước nào, một chúng sanh giới nào mà không khắp. Chúng sanh
mê cái này mà luân chuyển trong ba cõi (dục, sắc và vô sắc
giới), chịu các thứ khổ. Chư Phật ngộ cái này mà vượt
khỏi ba cõi, thọ sự vui thù thắng nhiệm mầu. Nhưng khổ
vui đều không có thực thể, chỉ vì có mê ngộ sai biệt
mà có các đường khổ vui khác nhau đó thôi. Cho nên Ngài
Đỗ Thuận (sơ tổ tông Hoa Nghiêm) nói: Pháp thân lưu chuyển
trong năm đường (trời, người, súc sanh, ngạ quỉ, địa
ngục) gọi là chúng sanh. Lúc chúng sanh hiện thì pháp thân
chẳng hiện vậy.
II
Thiện
ác đều từ tự tâm sanh khởi. Thử nói xem: lìa đi đứng
ngồi nằm, suy nghĩ phân biệt ra, lấy cái gì làm tự tâm?
Tự tâm từ đâu mà khởi? Nếu biết được chỗ khởi của
tự tâm thì vô biên nghiệp chướng nhất thời tan rã, các
thứ thù thắng không cầu mà tự đến vậy.
Thêm
nữa, biết được chỗ đi chỗ đến mới gọi là người
học Phật. Biết kẻ sanh tử là ai? Biết thọ sanh tử là
ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai? Kẻ bỗng biết
được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này
con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp
xuống, trong tâm giống như một đóm lửa, lại là ai ? Nếu
muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ "hiểu không được"
mà nhận lấy. Nếu nhận được rồi mới biết sanh tử vốn
chẳng dính dáng gì cả. Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân
duyên nhập đạo của cổ đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy
mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay
đó chính là lúc nên dụng công phu, không được buông bỏ,
ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến,
tuyệt phân biệt, bặt lý lẽ,. Bình thường nếu có thể
nói được đạo lý, phân biệt được chỗ hành, đều là
việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc
làm con, cần phải biết việc này vậy.
(2)
THƯ
ĐÁP HUỲNH BÁ THÀNH.
Cổ
đức nói:
Tìm
trâu theo dấu tích.
Học
đạo phải vô tâm.
Dấu
còn thì trâu còn.
Vô
tâm đạo dễ tìm.
Nói
vô tâm chẳng phải như gỗ đá vô tri, ấy chỉ là gặp duyên
thấy cảnh, tâm đều chẳng lay động. Đối với các pháp
chẳng chấp thật, tất cả nơi trong sạch vô chướng ngại,
chẳng chỗ ô nhiễm cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm. Quán
xét thân tâm như mộng như huyễn cũng không trụ nơi cảnh
hư vô mộng huyễn. Đến được cảnh giới này mới gọi
là chân vô tâm, chẳng phải cái vô tâm của miệng nói. Nếu
chưa được chân vô tâm, chỉ căn cứ theo lời nói thì so
với tà thiền Mặc Chiếu đâu có khác gì!
Hễ
được gốc, chớ lo ngọn. Tẩy sạch được tâm này là gốc,
đã được gốc thì mỗi mỗi ngôn ngữ, mỗi mỗi trí tuệ
hàng ngày tùy duyên tiếp vật. Thất điên bát đảo, hoặc
giận hoặc vui, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thuận hoặc nghịch,
đều là ngọn vậy. Nếu ở nơi tùy duyên được tự giữ
bản giác thì chẳng thiếu chẳng dư.
Người
học đạo ứng dụng hàng ngày, cảnh không thì dễ mà tâm
không thì khó. Nếu cảnh không mà tâm chẳng không thì tâm
bị cảnh lôi kéo. Nếu tâm không thì cảnh tự không. Nếu
tâm đã không mà còn muốn khởi niệm thứ hai để không cái
cảnh, ấy là tâm này chưa không, lại bi cảnh đoạt. Nếu
bệnh này chẳng trừ thì sanh tử không lý nào thoát ly được.
Như
Bàng Uẩn trình kệ Mã Tổ rằng:
Mười
phương đồng tụ hội.
Mỗi
mỗi học vô vi.
Đây
là nơi tuyển Phật.
"Tâm
không" thi đậu về.
Tâm
này đã không rồi thì ngoài tâm đâu còn vật gì để cần
không nữa! Suy nghĩ kỹ đi.
(3)
THƯ
ĐÁP LA MẠNH BÁCH
Sự
chướng đạo của tâm ý thức còn quá hơn rắn độc, cọp
dữ. Tại sao vậy? Vì rắn độc, cọp dữ còn có thể trốn
tránh, còn những người thông minh lanh lợi lấy tâm ý thức
làm hang ổ, đi đứng nằm ngồi chưa từng có khoảnh khắc
xa lìa nó, lâu ngày bất tri bất giác cùng nó kết thành một
khối, cũng chẳng phải muốn thành một khối vì từ vô thủy
đến nay đã đi con đường này quá quen thuộc, dù bỗng khám
phá được cái hại của nó nhưng muốn xa lìa cũng chẳng
thể được. Cho nên nói: "Đối với độc cọp dữ còn có
thể trốn tránh nhưng với tâm ý thức thực chẳng có chỗ
để trốn tránh".
(4)
THƯ
ĐÁP TỪ ĐÔN LẬP
Bậc
sĩ phu trí thức phần nhiều dùng cái tâm có sở đắc để
cầu cái pháp vô sở đắc. Thế nào là tâm có sở đắc?
Đó là tâm thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Thế nào
là pháp vô sở đắc? Đó là cái chỗ suy nghĩ chẳng đến,
tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi không có chỗ dùng.
Thấy chăng? Phật Thích Ca trên hội Pháp Hoa, Xá Lợi Phất
ba phen ân cần thưa hỏi mà khi đó Phật Thích Ca không có
gì để mở niệng, rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có
thể nói: "Pháp này chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể
hiểu được". Đây là cây dùi để mở cửa phương tiện,
hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật
Thích Ca. Xưa kia Thiền sư Tuyết Phong cũng vì thiết tha về
việc này mà ba phen đến Đầu Tử, chín lần đến Động
Sơn. Vì nhân duyên không khế hợp, sau đến thiền hội Đức
Sơn.
Một
hôm Phong hỏi Đức Sơn rằng: Tông phong từ xưa nay dùng pháp
nào khai thị người?
Đức
Sơn nói: Tông ta không có ngữ cú, cũng chẳng có một pháp
để khai thị người.
Phong
hỏi: Việc trong thiền tông từ xưa nay, người học như con
còn có phần hay không?
Đức
Sơn cầm gậy đánh xuống rằng: Nói cái gì!
Tuyết
Phong ngay dưới gậy liền vỡ tung được thùng sơn đen (ngộ).
Theo đó mà xem thì biết trong cửa này, thông minh lanh lợi,
phân biệt tính toán một chút cũng dùng không được. Cổ
đức có nói: "Bát Nhã như đống lửa lớn, gần nó ắt bị
đốt cháy mặt mày, tính toán suy tư ắt rơi vào ý thức".
Chứng
Đạo Ca nói:
Tổn
pháp tài diệt công đức.
Tất
cả đều do tâm ý thức.
Cho
nên biết tâm ý thức chẳng những chướng đạo, mà còn khiến
người điên đảo làm điều bất thiện nữa. Nếu đã có
tâm muốn thấu đáo đạo này, cần phải có chí quyết định
chẳng đến được chỗ đại thôi nghỉ, đại giải thoát,
thề suốt đời không lui sụt.
Thực
ra Phật pháp chẳng có nhiều, tu lâu khó đắc là vì việc
trong trần lao của người đời như mắt xích nối nhau không
dứt, kẻ ý chí hạ liệt thường cam chiụ làm bạn với chúng,
chẳng hay chẳng biết bị chúng lôi kéo đi tuốt, ngoại trừ
những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chịu
dứt hẳn trần lao. Chứng Đạo Ca nói: "Thực tánh của vô
minh tức là Phật tánh, thân huyễn hóa này tức là Pháp thân.
Nếu giác được Pháp thân thì chẳng có một vật, Bổn nguyên
là tự tánh thiên chân Phật". Nếu suy nghĩ như thế, thình
lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến, thấy được
cái "vô nhất vật" của Pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sanh
tử của hành giả. Đoạn trước nói: "Pháp vô sở đắc chẳng
thể dùng tâm có sở đắc để cầu" là nghĩa này vậy.
Bậc
sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính
toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong
tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào KHÔNG. Diệu Hỷ (Đại
Huệ) mỗi khi gặp thấy thì hỏi họ rằng: "Kẻ e sợ lọt
vào KHÔNG này liệu có thể không như nó được chăng?" Người
đời thường trăm phần trăm mịt mù không rõ vì hàng ngày
cứ đem suy nghĩ tính toán làm nhà cửa, chợt nghe nói không
có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng
có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức
là chỗ an thân lập mạng của chính mình. Đạo hữu Đôn
Lập trước kia gặp gỡ ở Di Môn; khi ấy tuổi trẻ khoẻ
mạnh, đã biết có đại sự nhân duyên này (từ NGHI đến
NGỘ) nhưng vì rộng học nhiều sách, nơi kinh sử đã nhập
quá mức vào quá thâm sâu, thông minh quá lố, lý lẽ quá nhiều,
định lực thì quá ít, bị việc làm hàng ngày lôi kéo, nên
đối với việc "dưới gót chân" (tham thiền) chẳng thể đạt
đến miên mật. Nếu chánh niệm hiện tiền mãi mãi, cái tâm
thống thiết việc sanh tử không biến đổi, thì trải qua
ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen, chỗ quen tự thành
lạ vậy.
Lại
chỗ nào là chỗ quen? Ấy là thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính
toán. Chỗ nào là chỗ lạ? Ấy là Bồ Đề Niết Bàn Chân
như Phật tánh, chỗ suy tư cắt tuyệt, chỗ suy nghĩ đo lường
chẳng thể đến, chỗ không thể dùng tâm sắp đặt.
Hễ
khi thời tiết đến, hoặc ở nơi nhân duyên nhập đạo của
Cổ Đức, hoặc khi đang xem kinh, hoặc đang làm việc hàng
ngày đối với những thiện những bất thiện, những thân
tâm tán loạn, những cảnh giới thuận nghịch hiện tiền
v.v... đang khi ấy nếu được tâm ý thức tạm ngưng nghỉ,
bỗng nhiên "đập bể ống khóa" (kiến tánh) cũng chẳng phải
việc khó.