Lời Dịch Giả
Tiểu Sử 
Phổ Thuyết
Khám Xét
Cơ Duyên
Thư Ðáp Về Pháp Yếu 1
Thư Ðáp Về Pháp Yếu 2
Thư Ðáp Về Pháp Yếu 3
Thư Ðáp Về Pháp Yếu 4
Thư Ðáp Về Pháp Yếu 5
Giải Ðáp Vấn Ðề Thiền Mặc Chiếu
w
.
Tông Cảo Thiền Sư
ĐẠI HUỆ NGỮ LỤC
Tỳ Kheo Thích Duy Lực dịch từ Hán sang Việt và lược gỉai
Từ Ân Thiền Đường xuất bản 1992
KHÁM XÉT

Sư ở núi Vân Cư làm Thủ tọa. Một hôm đến xã Tây Tích, có một Ông Tăng gặp Sư thưa rằng: Vì xem bài tụng "Người nữ xuất định" của Sư mà có chỗ ngộ nhập, nên đặc biệt đến cầu Thủ tọa ấn chứng. 

Sư nói: Ngươi đi đi, chẳng phải! 

Tăng nói: Tôi còn chưa nói chỗ thấy của tôi, tại sao nói chẳng phải? 

Sư cứ khoát tay liên hồi: Ngươi đi đi, đi đi! Chẳng phải, chẳng phải! 

Tăng ấy lù mù lui ra. 

*

Sư hỏi Tăng: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, ngươi làm sao lãnh hội? 

Tăng đáp: Lãnh. 

Sư nói: Lãnh cái tiên linh bảy đời trong nhà ngươi! 

Tăng liền hét. 

Sư nói: Vừa nói lãnh, nay lại hét, có dính dáng gì đến "chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật" đâu! 

Tăng chẳng thể trả lời. Sư đánh đập đuổi ra. 

*

Sư hỏi Tăng: Ta hôm kia ở chỗ ngươi có một câu hỏi. Ngươi hôm kia đã đáp ta rồi, tại sao hiện nay cứ ngủ hoài vậy? 

Tăng nói: Phải! Phải! 

Sư hỏi: Nói cái gì? 

Tăng nói: Không phải! Không phải! 

Sư đánh luôn 2 gậy rằng: Một gậy đánh ngươi nói phải, một gậy đánh ngươi nói không phải. 

*

Sư ở trong thất, thường hỏi chư Tăng: Gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái, không cho nói, không cho nín, không được ở nơi ý căn suy lường, không được cho là vô sự, không được theo lời thầy thừa đương (lãnh nhận), không được im lặng giây lâu, không được lễ bái như người nữ, không được dạo quanh thiền sàng; không được quay đầu bỏ đi. Tất cả đều không được. Nói mau đi! Nói mau đi! 

Có Tăng muốn nói, Sư liền đánh đập đuổi ra. Thời đó ít có người thấu được cơ xảo này.

Có Tăng nghe lời kể trên, liền giựt cây gậy. 

Sư nói: Đoạt gậy thì cho ngươi đoạt. Nhưng ta gọi là nắm tay thì nghịch, chẳng gọi là nắm tay thì trái, vậy ngươi làm sao đoạt? Rồi ngươi có thể nói "Xin Hòa thượng buông nắm tay ra!" Ta tạm buông đi, nhưng ta gọi là cột trụ thì nghịch, chẳng gọi là cột trụ thì trái, thì ngươi làm sao mà đoạt? Ta gọi là sơn hà đại địa thì nghịch, chẳng gọi là sơn hà đại địa thì trái, thì ngươi làm sao mà đoạt? 

Khi ấy có Châu Phong trưởng lão rằng: Tôi xem "lời cây gậy" của Hòa thượng cũng như ông quan tịch thâu tài sản nhà họ rồi, lại còn muốn nhà họ nạp đủ tiền thuế. 

Sư nói: Ngươi thí dụ rất hay. Ta muốn ngươi nạp thuế thật, ngươi không có tiền nạp thì phải tìm cách tự tử, hoặc nhảy xuống sông hoặc nhảy vào lửa mới có thể chết được. Chết rồi lại từ từ sống lại. Xưng ngươi là Bồ Tát thì hoan hỷ, kêu ngươi là ăn trộm thì tức giận, ngươi vẫn là người xưa kia. Cho nên Cổ Đức nói "Vực thẳm buông tay, thẳng tự thừa đương, tuyệt hậu tái tô, dối ông chẳng được". Đến chỗ này mới khế ngộ được "lời cây gậy". 

Lại có một Tăng nghe rồi nói: Xin Hòa thượng buông cây gậy xuống thì sẽ nói với Hòa thượng. 

Sư buông xuống, Tăng quay đầu bỏ đi. Sư kêu: Thị giả! Nhớ ông Tăng này. 

*

Lại nữa, Sư đề ra hỏi một Tăng, Tăng nói: Sợ con rùa trong lu chạy trốn sao! 

Sư xuống thiền sàng tóm chặt Tăng ấy, rồi nói: Lời này của ai? Nói mau đi! 

Tăng nói:  Thực chẳng dám dối ngài. Ấy là Trúc Am Hòa thượng bảo tôi nói như thế. 

Sư đánh luôn mấy gậy, rằng: Rõ ràng bạch cho các nơi. 

Sư lại đề ra hỏi Di Quang, Quang nói: Trưởng lão bày đặt nhiều như mè như cát. 

Sư nói: Ngươi là trưởng lão thứ mấy? 

Quang nói: Hôm nay đánh bại lão tặc này rồi. 

Sư liền ấn chứng cho. 

*

Thị giả Cận lễ hầu Sư lâu năm, âm thầm tham thoại đầu "Cây gậy” nhưng chẳng ngộ nhập. Một hôm xin khai thị, Sư nói: Ta nói một thí dụ cho ngươi, cũng như đem trái vải rất ngon lột vỏ bỏ hột, rồi đưa tới miệng ngươi mà ngươi không biết nuốt. 

Lễ bất giác bật cười rằng: Hòa thượng, nếu nuốt là tai họa. 

Hôm sau Sư hỏi tiếp: Hôm qua ngươi nuốt trái vải rồi lại không biết mùi vị ư? 

Lễ nói: Nếu biết mùi vị lại càng thêm tai họa. 

Sư liền ấn chứng. 

*

Sư vừa thấy Tăng vào, liền nói: Chẳng phải! Đi ra đi! 

Tăng liền ra, Sư nói: Người lớn như vậy lại bị lời nói xoay chuyển. 

Kế đó một Tăng khác vào, Sư cũng nói: Chẳng phải! Đi ra đi! 

Tăng ấy lại tiến đến trước mặt. Sư nói: Đã nói với ngươi chẳng phải, còn đến gần để tìm cái gì? 

Liền đánh đập đuổi ra. 

Rồi một Tăng khác vào nói: Hai Tăng hồi nãy không hiểu ý Hòa thượng. 

Sư cúi đầu "hứ" một tiếng. Tăng ngơ ngác. Sư đánh đập rằng: Ngươi lại hiểu được ý của lão Tăng! 

*

Sư vừa thấy Tăng vào liền nói: Ngươi chẳng hiểu! Đi ra đi! 

Tăng cũng ra. Rồi một Tăng nữa vào, Sư nói: Hai Thượng tọa hồi nãy, một người biết nắm không biết buông, một người biết buông không biết nắm. Ngươi phân biệt được chăng? 

Tăng nói: Tất cả lãnh thọ rồi. 

Sư hỏi: Sau khi lãnh thọ rồi, có tin tức tốt nào khác chăng? 

Tăng vỗ tay một cái rồi đi ra. 

Sư nói: Để ba mươi năm sau ngộ đi! 

*

Sư hỏi Tăng: "Khi giữa đường gặp người đạt đạo, chẳng đem nói nín đối đáp" thì thế nào? 

Tăng trân trọng (từ giã) đi ra. Sư ha hả cười to.

Kế đó một Tăng đến, Sư hỏi: Ta vừa hỏi Tăng ấy "Khi giữa đường gặp người đạt đạo, chẳng đem nói nín đối đáp" thì thế nào? Tăng ấy trân trọng đi ra. Ngươi nói nó hiểu hay không hiểu? 

Tăng muốn vấn tín (chấp tay xá), sư liền đánh đập đuổi ra. 

*

Sư hỏi Tăng: Chẳng làm bạn với vạn pháp là người gì? 

Đáp: Hắn chẳng mặt mũi. 

Sư nói: Vừa mới có một Tăng nói như thế bị đánh đập đuổi ra rồi. 

Tăng do dự muốn nói, Sư liền đánh. 

*

Sư hỏi Tăng: Công án "trên cây" của Hương Nghiêm (l), ngươi hiểu như thế nào? 

Tăng đáp: Đối với gió xuân hót chim Cu. 

Sư hỏi: Thượng tọa Hổ Đầu rằng “Chẳng hỏi việc trên cây, việc dưới cây, nói cho một câu đi” lại là thế nào?

Tăng đáp: Vừa mới đáp Hòa thượng rồi.

Sư hỏi: "Đối với gió xuân hót chim Cu" là lời trên cây hay lời dưới cây? 

Tăng muốn đối đáp, Sư liền đánh. 

*

Tăng hỏi Sư: Con tham thiền chẳng được, bệnh ở chỗ nào? 

Sư nói: Bệnh ở chỗ này. 

Tăng nói: Con vì sao lại tham chẳng được? 

Sư nói: Thằng mở mắt đái dầm! Ta đánh cho ngươi đi. 

*

Ghi chú: 
Công Án "trên cây" của Hương Nghiêm: 
Hương Nghiêm thượng đường nói: Một người ở trên cây miệng ngậm nhánh cây, chân chẳng đứng trên cây, tay cũng chẳng nắm cây, dưới cây có người hỏi đạo. Nếu đáp thì phải té bỏ mạng, nếu không đáp thì chẳng thỏa ý người hỏi. Vậy phải làm thế nào? 
Chúng không ai trả lời được. Rồi có Thượng tọa Hổ Đầu ra nói: Chẳng hỏi việc trên cây, việc dưới cây, xin Hòa thượng nói cho một câu đi. 
Hương Nghiêm cười ha hả rồi thôi. 

Sư hỏi Tăng: Công Án "Quốc Sư ba lần gọi Thị giả" (l), ý chỉ thế nào? 

Tăng nói: Cá lội thì nước lụt. 

Sư nói: Chớ ỉa bậy. 

Tăng không mở miệng được, Sư liền đánh. 

*

Sư hỏi Tăng: Mã Tổ nói "Từ khi nước Hồ làm loạn, 30 năm chưa từng thiếu muối tương" (2) là thế nào? 

Tăng nói: Tùy nhà họ phong phú hay tiết kiệm. 

Sư nói: "Tùy nhà họ phong phú hay tiết kiệm", lời này rất tốt, nhưng chỉ là ngươi không hiểu. 

Tăng do dự, Sư liền đánh. 

Tăng thỉnh ích về Công án "Cảnh Giáp Sơn" (3). Câu hỏi chưa dứt, Sư liền hét. Tăng cảm thấy mờ mịt. Sư nói: Ngươi hỏi gì? Tăng muốn nói, Sư liền đánh đập hét: Đi ra! 

*

GHI CHÚ: (l) 
Công Án  "Quốc Sư ba lần gọi Thị giả": 
Huệ Trung Quốc Sư một hôm kêu Thị giả. Thị giả "Dạ". Như thế kêu ba lần, Thị giả "dạ" ba lần. 
Quốc Sư nói: Tưởng ta cô phụ ngươi, ai dè ngươi cô phụ ta. 
GHI CHÚ: (2) 
Công Án "Ba mươi năm chẳng thiếu muối tương". 
Mã Tổ ngộ rồi, từ giã thầy là Tổ Hoài Nhượng về Giang Tây hoằng pháp. Năm sau, Hoài Nhượng sai Tăng đi khám xét thử, dặn Tăng ấy đợi khi Mã Tổ thượng đường thì ra hỏi: Làm cái gì?
Tăng vâng theo lời, khi đến hỏi thì Mã Tổ đáp rằng: Từ khi nước Hồ làm loạn, ba mươi năm chưa từng thiếu muối tương. 
Tăng về trình lại. Hoài Nhượng rất khen ngợi.
GHI CHÚ: (3) 
Công Án  "Cảnh Giáp Sơn
Giáp Sơn thượng đường rằng: Trước mắt không pháp, pháp ở trước mắt, không phải pháp trước mắt, chẳng phải tai mắt có thể đến, các ngươi xem thử coi? 
Ngươi hỏi gì? 
Tăng muốn nói, Sư liền đánh đập, hét: Đi ra! 

Sư hỏi Tăng: Đạo chẳng cần tu, nhưng chớ ô nhiễm. Thế nào là cái đạo không ô nhiễm? 

Tăng nói: Con không dám nói. 

Sư nói: Tại sao ngươi không dám nói? 

Tăng nói: E sợ ô nhiễm. 

Sư lớn tiếng kêu: Thị giả! Đem thùng hốt rác và cây chổi lại đây. 

Tăng mờ mịt, Sư liền đánh đập đuổi ra. 

*

Sư hỏi Tăng: Vì nhất thiết trí, trí thanh tịnh, vô nhị vô nhị phần, vô biệt vô đoạn, làm sao lãnh hội? 

Tăng nói: "Vì nhất thiết trí, trí thanh tịnh, vô nhị vô nhị phần, vô biệt vô đoạn", con chỉ lãnh hội như thế. 

Sư nói: Ôm con mèo lại đây. 

Tăng chẳng biết nói chi. Sư liền hét: Đi ra! 

*

Sư hỏi Tăng: Còn nhớ thoại đầu chăng? 

Tăng nói: Không nhớ. 

Sư nói: Ngươi đến đây làm việc gì? 

Liền đánh đập. 

*

Sư hỏi Tăng: Ngũ Tổ nói "Con chó không Phật tánh của Triệu Châu cũng hơn con mèo mười vạn lần" là thế nào? 

Tăng nói: Gió thổi qua thì cỏ nằm rạp. 

Sư nói: Ngươi không được nói bậy, vậy làm sao lãnh hội? 

Tăng nín thinh. 

Sư nói: Bọn bắt chước lời người khác. 

Liền đánh đập đuổi ra. 

*

Sư vừa thấy Tăng vào, liền nói: Cụ già Thích Ca tới. 

Tăng đến gần, Sư nói: "không phải", rồi đánh đập đuổi ra. 

Kế đó một Tăng vào, Sư cũng nói: Cụ già Thích Ca tới. 

Liền chắp tay vấn tín (hỏi thăm sức khỏe) Tăng rồi đi ra. 

Sư nói: Giống như chân thật. 

*

Tăng mới vào, Sư liền nói: Chư Phật Bồ Tát, súc sinh trâu ngựa, cây bách trước sân, mè ba cân, cục cứt khô, ngươi là một thằng ăn trộm! 

Tăng nói: Lâu nay đã biết Hòa thượng có cơ xảo này. 

Sư nói: Ta đã vô cớ vào đám cỏ hoang mà ngươi có mùi cứt thối cũng chẳng biết. 

Tăng quay đầu bỏ đi. 

Sư nói: Khổ thay Phật đà. 

*

Sư hỏi Thị giả: Có bao nhiêu người nhập thất (hỏi đạo và trình chỗ ngộ)? Mấy người nói được, mấy người nói không được? 

Thị giả nói: Ông ta cứ xem thôi. 

Sư bỗng giơ tay, rằng: Tay ta giống tay Phật chăng? 

Thị giả nói: “Trời lạnh, xin Hòa thượng xả tay áo xuống”. Rồi định bỏ đi. 

Sư liền đánh cho một gậy, rằng: Đây là thưởng ngươi hay phạt ngươi? 

*

Tăng hỏi Sư: Không biết con chết rồi đi về đâu? 

Sư hỏi lại: Ngươi hiện nay là sanh hay là tử?

Tăng nói: Sanh cũng không nói, tử cũng không nói.

Sư nói: Ngươi làm được nô lệ của Tiệm Nguyên. (l) 

Tăng do dự, Sư liền đánh đuổi ra. 

Rồi một Tăng khác vào, Sư hỏi: Tăng vừa rồi đã chịu một lần bại trận, ngươi biết chăng? 

Tăng nói: Biết. 

Sư cũng đánh đuổi ra. 

*

GHI CHÚ: (l) 
Công Án "Hỏi sanh tử" của Tiệm Nguyên: 
Sư là Thị giả của Đạo Ngô. Một hôm hầu thầy đi điếu một thí chủ vừa chết. Sư vổ quan tài hỏi thầy: Sanh ư? Tử ư? 
Ngô nói: Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. 
Sư nói: Tại sao chẳng nói? 
Ngô nói: Chẳng nói! Chẳng nói! 
Khi về, ở giữa đường Sư nói: Bây giờ Hòa thượng phải nói cho tôi. Nếu không nói sẽ đánh Hòa thượng. 
Ngô nói: Đánh thì cứ đánh, nói thì chẳng nói. 
Sư bèn đánh. 
Về đến thiền viện rồi, Ngô bảo sư đi nơi khác, e sợ tri sự biết rồi không tiện. Sư lễ bái từ giã, ẩn ở một chùa nơi thôn quê. 
Trải qua ba năm, khi nghe đồng tử niệm kinh Phổ Môn đến chỗ: "Người nên dùng thân Tỳ kheo độ thì hiện thân Tỳ kheo", bỗng nhiên đại ngộ. Liền đốt nhang lễ bái thầy rằng: Nay mới biết Tiên sư quá từ bi. Tại mình chẳng hội lại trách Tiên sư. 
Khi ấy thì Tiên sư đã tịch. Sư đến Thạch Sương cầu sám hối, rồi được Thạch Sương ấn chứng (Thạch Sương là đại đệ tử của Đạo Ngô). 

*

Sư hỏi Tăng: Nham Đầu qua cửa Đức Sơn hỏi "Là phàm hay là thánh". Đức Sơn liền hét. Nham Đầu lễ bái. Ý là thế nào? 

Tăng nói: Tin tức rất tốt. 

Sư nói: Tốt ở chỗ nào? 

Tăng liền hét. 

Sư nói: Cái hét này của Ngươi còn chưa có chủ. Đi ra! 

*

Sư hỏi Tăng: Như thế cũng chẳng được, không như thế cũng chẳng được, như thế không như thế đều chẳng được, ngươi làm sao? 

Tăng nói: Đều được. 

Sư nói: Bỏ hẳn cây đào ngọt, tìm hái trái lê chua. 

*

Sư hỏi Tăng: Ngươi nói thiền còn thọ giáo hay không? 

Tăng nói: Muôn dặm một cây sắt. 

Sư nói: Nhưng mà trong Viện Quan Âm có Di Lặc. 

Tăng do dự, Sư liền đánh. 

*

Sư hỏi Tăng: Tên gì? 

Tăng nói: Pháp Như. 

Sư nói: Chánh điện pháp đường là như chăng? 

Tăng nói: Như. 

Sư nói: Lão Tăng bị ngươi khám phá. 

Tăng do dự, Sư liền đánh. 

*

Trưởng Lão Ô Long đi thăm Phùng Tế Xuyên. Xuyên hỏi: Xưa kia có ông quan hỏi “Đại Thánh Tứ Châu hà tánh” (họ gì)? Thánh đáp “Tánh Hà” (họ Hà). Quan hỏi “Trụ Hà Quốc (ở nước nào)?” Thánh đáp “Trụ Hà Quốc” (ở nước Hà). Ý này thế nào? 

Long nói: Đại Thánh vốn chẳng phải họ Hà cũng chẳng phải người nước Hà. 

Xuyên cười rằng: Đại Thánh quyết định họ Hà, ở nước Hà. 

Hai người cãi nhau mấy lần, rồi gửi thơ cho Sư xin phán đoán công án này. 

Sư nói: Có sáu mươi gậy, đem ba mươi gậy đánh Đại Thánh không nên nói họ Hà, đem ba mươi gậy đánh Tế Xuyên chẳng nên nói Đại Thánh quyết định họ Hà. Còn trưởng lão Ô Long thì bảo “tự lãnh” rồi đi ra. 

Sau này Sư cùng Tế Xuyên đi đến Minh Am, thấy trên vách tường vẽ bộ xương người. Tế Xuyên làm bài tụng rằng: 

Xác ở chỗ này, nay người ở đâu,
Mới biết nhất linh (linh tánh) chẳng ở túi da.

Sư không chịu rồi làm bài tụng khác rằng: 

Ngay hình hài này tức là người ấy
Nhất linh túi da. túi da nhất linh.

*

Thị Lang Trương Tử Thiệu đến gặp Sư đang thượng đường. Có Tăng hỏi: Công Án "Đại Điên vì Hàn Văn Công đuổi Thủ tọa" (l) ý chỉ thế nào? 

Sư đáp: Cá chim leo cây trúc, một ngày một ngàn dặm. 

Tăng thưa: Con chưa rõ, xin Sư từ bi khai thị. 

Sư nói: Còn muốn gáo nước thối thứ nhì sao! 

Tăng hỏi: Cũng như Thủ tọa cắn răng ba cái, lỗi ở chỗ nào? 

Sư đáp: Lỗi ở chỗ cắn răng. 

Tăng nói: Xin chớ báng Thủ tọa. 

Sư hỏi: Ngươi thấy lý lẽ gì mà nói như thế? 

Tăng đáp: Ai biết khói dợn từ nơi xa, có chỗ riêng biệt cho suy lường.

*

Sư nói: Ngươi chớ báng Kính Sơn (Đại Huệ) chứ. 

Tăng hỏi: Hôm nay nếu Thị Lang hỏi Hòa thượng bao nhiêu tuổi thì thế nào? 

Sư đáp: Nói với y một trăm hai mươi tuổi. 

Tăng hỏi: Vậy được gọi là báng Kính Sơn chăng? 

Sư đáp: Ngươi lại báng Thị Lang rồi. 

*

GHI CHÚ: (l) 
Công Án "Đại Điên vì Hàn Văn Công đuổi Thủ tọa”: 
Một hôm Hàn Văn Công đến thăm Đại Điên hỏi Sư bao nhiêu tuổi. Sư giơ sợi chuổi lên nói: Hiểu không? 
Công nói: không hiểu. 
Sư nói: Ngày đêm 108.
Công không rõ liền về. Hôm sau đến nữa, gặp Thủ tọa trước cửa, đề công án hôm qua hỏi: Ý chỉ thế nào?
Thủ tọa cắn răng 3 cái.
Công đi vào gặp Sư hỏi nữa, Sư cũng cắn răng 3 cái. 
Công nói: Phật pháp vốn chẳng có hai thứ. 
Sư nói: Tại sao vậy? 
Công nói: Vừa mới hỏi Thủ tọa, cũng cắn răng như thế. 
Sư kêu Thủ tọa lại hỏi: Phải là ngươi đáp như thế chăng? 
Thủ tọa nói: Phải.
Sư liền đánh đập đuổi khỏi thiền viện. 

*

Tăng hỏi Sư: Như người trên cây miệng cắn nhánh cây, tay chẳng nắm cây, chân chẳng đạp cây, chưa rõ còn có phần để đáp lời chăng? 

Sư nói: Đáp lời rồi! 

Tăng hỏi: Con hỏi lời trên cây, tại sao Hòa thượng lại đáp dưới cây? 

Sư đáp: Chỉ vì ngươi ở dưới cây hỏi. 

Tăng hỏi: Gạt được con mắt đại chúng chăng? 

Sư đáp: Rõ ràng gạt không được. 

Tăng hỏi: Nếu như cây chưa sanh chưa có tin tức gì thì Hương Nghiêm hướng vào chỗ nào mà được câu thoại đầu này? 

Sư đáp: Hướng trong thùng sơn đen của ngươi mà được. 

Tăng hỏi: Cũng như Hòa thượng nói "gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái", vậy còn có chỗ để dạy người hay không? 

Sư đáp: Không. 

Tăng nói: Thế thì thành vọng lập. 

Sư nói: Vọng lập. 

Rồi nói tiếp: Như người trên cây, miệng cắn nhánh cây, tay chẳng nắm cây, chân chẳng đạp cây, dưới cây có người hỏi "Ý Tổ Sư từ Ấn Độ đến? Đáp thì bỏ thân mất mạng, chẳng đáp thì trái sự hỏi của họ”. Khi Hương Nghiêm vừa đề ra như thế thì có Thượng tọa Hổ-Đầu ra trước chúng rằng "Chẳng hỏi việc trên cây, việc dưới cây xin Hòa thượng nói cho một câu đi?" 

Sư kể đến đây rồi tự nói: Hiểm (nguy hiểm). 

Rồi kể đến việc Hương Nghiêm cười ha hả, Sư cũng nói: Hiểm. 

Sư nhấn mạnh rằng: Kính-Sơn hay hiểm này, có một hiểm như trời trùm khắp, như đất hứng khắp, còn một hiểm thì lạnh lẽo chẳng dính dáng, nay có kẻ nào phân biệt được chăng? Nếu phân biệt được chẳng những đích thân thấy Hương Nghiêm (kiến tánh) cũng khiến Thượng tọa Hổ Đầu chẳng có chỗ an thân lập mạng. Nếu không phân biệt được thì Kính Sơn đem công án đã sẵn cho các ngươi một lời chú giải "Gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái". 

***

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子 Thực phẩm ngừa tiểu đà nẵng Thơm ngon các món ăn từ cốm 村上市お墓 护法 bản năng và lý trí theo quan niệm 倓虚法师 長谷寺僧堂安居者募集 อาจารอเกว bàn về vấn đề ăn chay