CƠ
DUYÊN
Truyền
Châu Giáo Trung Di Quang Thiền Sư ban sơ y chỉ Viên Ngộ, kế
đó đi yết kiến Phật Tâm, sau đi tham vấn Sư. Sư hỏi: Cái
sở đắc của ngươi lúc ở chỗ Phật Tâm nay kể ra thử
xem?
Quang
nói: Phật Tâm kể công án của Phổ Hoá rồi nói rằng “Ta
thì chẳng phải vậy! Nếu ta vừa nghe câu khi tất cả đều
chẳng như thế là thế nào? thì liền đánh ngay xương sống
dẫu cho phân thân khắp nơi".
Sư
nói: Ý ngươi thế nào?
Quang
nói: Con không chịu Phật Tâm thêm cái ghi chú ở sau chót.
Sư
nói: Ấy chính là lấy bệnh làm pháp.
Quang
quả quyết không tin.
Sư
nói: Ngươi hãy xem xét kỹ lại.
Rốt
cuộc Quang cũng không chịu.
Trải
qua một tuần, Quang bỗng nhớ lời của Thiền sư Hải Ấn
đã nói "Tiếng sét quá lớn thay, giọt mưa toàn không có",
thình lình thông suốt, đến bạch Sư. Sư đem công án của
Huỳnh Sa về "Lời nói chưa triệt ngộ" để hỏi Quang. Quang
đáp xong, Sư nói: Ngươi dù được tiến thêm một bước nhưng
vẫn còn chưa. Cũng như người đốn cây, hễ một dao ngay
gốc cây thì mạng căn dứt liền. Ngươi lại hướng trên
nhánh mà chặt thì làm sao dứt mạng căn được? Nay Thiền
sư các nơi đều có kiến giải như thế, đâu có ích lợi
gì! Thực ra được tâm ấn chính truyền của Dương Chi chỉ
có ba bốn người mà thôi.
Quang
nổi giận bỏ đi. Hôm sau, Sư hỏi: Ngươi còn nghi chăng?
Quang
nói: Không có gì để nghi.
Sư
nói: Cũng như người xưa gặp nhau, khi chưa mở miệng đã
biết hư thật, hoặc vừa nghe lời nói liền biết sâu cạn,
lý này thế nào?
Quang
ngơ ngác.
Sư
bảo tham công án "hữu cú, vô cú".
Sư
qua chùa Vân Môn, Quang theo hầu. Một hôm, Quang hỏi Sư: Con
đến chỗ này không được triệt ngộ là bệnh ở chỗ nào?
Sư
nói: Bệnh ngươi rất hiếm, thầy thuốc bó tay. Tại sao? Vì
người khác chết rồi chẳng thể sống, nay ngươi sống rồi
chưa từng chết. Muốn đến chỗ đại an lạc, cần phải
chết một lần mới được.
Quang
do đó càng nghi thêm.
Sau
một hôm vào thất tham vấn, Sư hỏi: Ăn cháo rồi, rữa bát
rồi, bỏ hẳn thuốc kỵ, nói ra một câu xem?
Quang
nói: Nứt bể.
Sư
sai hùng hét rằng: Ngươi lại nói thiền nữa.
Quang
ngay đó đại ngộ.
Sư
đánh trống báo cho chúng rằng:
Lông
rùa nhặt được thật vui thay.
Cửa
ải muôn lớp ngay đó khai.
Cuộc
đời sung sướng là hôm nay.
Nói
chi ngàn dặm gặp ta đây.
Quang
cũng trình bài tụng rằng:
Bức
bách đương cơ sấm sét cao.
Tu
Di kinh sợ dấu Bắc Đẩu.
Làn
sóng mênh mông khắp thiên hạ.
Nhặt
được lỗ mũi thất lạc khẩu.
*
Phúc
Châu Tây Thiền Đỉnh Nhu Thiền Sư lúc trẻ thi đậu tiến
sĩ, đến tuổi hai mươi lăm ngẫu nhiên đọc Kinh Giáo, rồi
buột miệng tham "Không dè xưa nay bị cái mũi nhà Nho làm hại".
Ý muốn xuất gia, người mẹ không cho nói sắp đến ngày
đám cưới.
Nhu
bỏ đi theo Bảo Thọ Lạc xuất gia làm Tỳ Kheo, rồi đi khắp
nơi tham học với các sư sanh tiếng. Sau tự cất một cái
am ở đỉnh núi Cương Phong, suốt ba năm không xuống núi.
Phật
Tâm Tài mời ra làm thủ tọa ở chùa Đại Thừa. Nhu có dạy
học giả về nhân duyên "tức Tâm tức Phật". Lúc ấy Sư
(Đại Huệ) vừa ở chùa Dương Đảo. Sư Di Quang là bạn thân
của Nhu, nói với Nhu rằng: “Chủ chùa cơ xảo khác
với các nơi, nên đi tham vấn”. Nhưng Nhu không nghe, Quang
bài kế gạt Nhu đi. Khi đến, gặp lúc Đại Huệ đang cho
chúng vào phòng hỏi đạo, Nhu cũng theo chúng cùng vào.
Sư
hỏi: Lời "tức tâm tức Phật" làm sao hiểu?
Nhu
trả lời.
Sư
mắng rằng: Kiến giải của ngươi như thế mà dám làm thầy
cho người sao?
Rồi
đánh trống tập chúng phổ thuyết, phê bình những điểm
Nhu cho là trọng yếu thảy đều là tà kiến. Nhu tự nghĩ
chỗ sai lầm của mình vừa chảy nước mắt mà thầm trong
bụng “Cái sở đắc của ta đã quấy vậy cái ý chỉ truyền
từ Ấn Độ thực ra là thế nào?"
Một
hôm Sư hỏi rằng: Trong không thả ra, ngoài không cho vào, chính
ngay lúc đó là thế nào?
Nhu
tính mở miệng, Sư đem gậy đánh luôn mấy cái trên lưng,
Nhu do đó đại ngô hô to rằng: Hòa thượng! Đã nhiều rồi
vậy.
Sư
lại đánh thêm một gậy, Nhu Lễ bái. Sư cười rằng: “Hôm
nay mới biết ta chẳng dối ngươi”. Rồi ấn chứng bằng
một bài kệ.
*
Ngọc
Tuyền Đàm Ý thiền sư với Dục Vương Tôn Phát thiền sư
đều tham học với Viên Ngộ, tự cho là đến cùng tột. Ý
ra hoằng pháp tại Tường Vân, tỉnh Phúc Kiến, Phát phụ
giúp, pháp hội rất hưng thịnh. Khi sư đến Phúc Kiến, biết
việc họ chưa xong, sợ di hại cho người học, gửi thơ khiến
họ đến. Ý đang do dự, Sư thăng tòa chỉ ra cái quấy của
họ, Ý mới đến yết kiến. Sư xét sở chứng của Ý rồi
nói: Kiến giải của ngươi như thế mà dám nối pháp của
Viên Ngộ lão nhân ư!
Ý
bèn về từ chức viện chủ, cùng Phát đến y chỉ Sư.
Một
hôm sư hỏi Phát về công án của Tam Thánh với Hưng Hoá (hai
đệ tử của ngài Lâm Tế) về lời "xuất bất xuất, vi nhân
bất vi nhân" rằng: Ngươi nói hai ông này còn có chỗ xuất
thân hay không?
Phát
đánh trên đầu gối Sư một cái. Sư nói: Cái đánh này của
ngươi là vì bênh vực cho Hưng Hoá hay cho Tam Thánh. Nói mau!
Nói mau!
Phát
do dự muốn nói. Sư đánh một gậy ngay sau lưng rồi nói:
Ngươi không được quên một gậy này.
Một
hôm Phát được nghe một Tăng vào phòng sư hỏi đạo. Sư
hỏi Tăng: Đức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đánh, Lâm Tế
thấy Tăng vào cửa liền hét, Tuyết Phong thấy Tăng vào cửa
liền hỏi "là cái gì?"
Mộc
Châu thấy Tăng vào cửa liền nói: "Công án sẵn sàng cho ngươi
ba mươi gậy”.
Như
bốn ông lão này còn có chỗ dạy người hay không?
Tăng
đáp: Có.
Sư
nói: Đáp.
Tăng
do dự. Sư liền hét đuổi ra. Phát nghe xong bỗng tỉnh ngộ.
*
Một
hôm Ý vào phòng Sư. Sư hỏi: Ta muốn một người chẳng hiểu
thiền làm Quốc sư.
Ý
nói: Tôi làm được Quốc Sư rồi.
Sư
hét đuổi ra.
Trải
qua một thời gian, Sư nói với Ý rằng: Chỗ Hương Nghiêm
ngộ chẳng ở bên tiếng tre, chỗ Câu Đế ngộ chẳng ở
trên ngón tay.
Ý
cũng tỉnh ngộ.
*
Văn
Thiện Đạo Khiêm Thiền Sư ban sơ y chỉ Viên Ngộ, sau theo
Sư ở chùa Tuyền Nam. Khi Sư trụ trì Kính Sơn, khiến Khiêm
đem thơ đi Trường Sa cho cư sĩ Tiá Nham.
Khiêm
tự nghĩ “Mình tham thiền hai mươi năm còn chưa có chỗ ngộ
nhập, nay lại phải đi đường xa xôi, thật uổng qua ngày
tháng". Ý muốn không đi. Người bạn thân là Tôn Nguyên (đã
kiến tánh) hét rằng: Chẳng lẽ đi đường tham thiền không
được sao? Thôi ta với ông cùng đi.
Khiêm
bất đắc dĩ lên đường, mà vừa đi vừa chảy nước mắt,
nói với Nguyên rằng: Tôi tham thiền lâu năm mà không có chỗ
đắc lực. Nay lại đi đường bôn ba đâu thể được tương
ưng vậy?
Nguyên
nói: Nay ông đối với những cái đã đắc được ở các
nơi, những cái đã ngộ được, những lời của Viên Ngộ,
Diệu Hỷ nói với ông v.v... đều đừng có màng đến. Dọc
đường những việc tôi có thể làm tôi sẽ làm dùm cho ông,
chỉ có năm việc làm dùm không được, ông phải tự mình
ứng phó.
Khiêm
hỏi: Năm việc nào?
Nguyên
nói: Mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, kéo cái tử
thi đi trên đường.
Khiêm
ngay đó lãnh ngộ.
Khi
Khiêm gởi thơ xong trở về. Sư ở trên đình Bán Sơn nhìn
thấy liền nói: Ông này luôn cả xương tủy đều thay đổi
rồi vậy.
Khiêm
nghe rồi nói: Chỗ khám nghiệm của ông già không thua Phật
Thích Ca.
Phụ
lục lời khai thị của Khiêm thiền sư Khiêm rằng: Thời giờ
trôi nhanh hãy cố gắng công phu. Công phu chẳng có gì khó,
chỉ cần buông xuống là được. Chỉ đem những cái đã có
trên tâm thức nhứt thời buông xuống ấy là công phu chân
chính giản dị. Nếu có công phu nào khác đều là si cuồng
chạy bên ngoài. Sơn Tăng thường nói “Đi đứng ngồi nằm
quyết định chẳng phải, kiến văn giác tri quyết định chẳng
phải, ngôn ngữ vấn đáp quyết định chẳng phải".
Thử
cắt tuyệt bốn đường dây này xem. Nếu không cắt tuyệt,
quyết định không thể ngộ. Nếu bốn đường dây này cắt
tuyệt thì đối với những công án như: Tăng hỏi Triệu Châu
“Con chó có Phật tánh hay không?” Triệu Châu đáp “Không”.
Hoặc hỏi “Thế nào là Phật?” Vân Môn đáp “Cục cứt
khô".v.v... chắc chắn sẽ ha hả cười to.
*
Tiến
Phước Ngộ Bổn thiền sư y chỉ sư đã lâu mà không được
ứng khả, bèn muốn bỏ đi. Sư nói với Bổn rằng: Ngươi
hãy quyết tâm tham cứu. Nếu có sở đắc, không cần mở
miệng ta đã biết rồi.