|
.
CỘI NGUỒN
TRUYỀN THỪA &
Phương Pháp
Tu Trì Của Thiền Tông
Nguyên
Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch giả: Thích Duy Lực
Từ
Ân Thiền Đường, Anaheim, California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL
2535
|
|
8-
GIA PHONG CỦA NĂM PHÁI THIỀN.
Dưới
cửa Lục Tổ có bốn ba người đắc pháp, mỗi mỗi hóa độ
một phương, đều là chánh thống, trong đó có Nam Nhạc Hoài
Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư và Hà Trạch Thần Hội nổi bậc
nhất. Phái Nam Nhạc sau này sanh ra Lâm Tế và Qui Ngưỡng hai
tông, phái Thanh Nguyên sau này sanh ra Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào
Động ba tông. Mỗi tông đều có phương pháp riêng để tiếp
dẫn hậu học, gọi chung là Ngũ gia gia phong. Phái Hà Trạch
truyền đến Khuê Phong Tông Mật, vốn là người tông Hoa Nghiêm,
thuộc giáo môn, chưa thể gánh vác tông chỉ Tào khê mà mong
điều hòa Thiền tông với các tông Giáo môn, lọt vào ngôn
thuyết kiến giải, làm cho phái Hà Trạch Thần Hội tuyệt
truyền, chỉ còn phái Nam Nhạc Thanh Nguyên được người đời
sau công nhận là phái đích truyền của Tào Khê.
Nam
Nhạc có Mã Tổ cũng như Thanh Nguyên có Thạch Đầu, Mã Tổ
được sự thọ ký “Dưới chân chà đạp khắp người thiên
hạ”, còn Thạch Đầu thì có tiếng tăm “Thạch đầu đường
trơn”. Mã Tổ chủ hóa Giang Tây, Thạch Đầu chủ hóa Hồ
Nam, người tham học từ bốn phương đều tìm đến cửa hai
phái, rất là thịnh vượng. Dưới cửa Mã Tổ có đệ tử
một trăm ba mươi chín người ngộ đạo, trong đó có Bá Trượng
Hoài Hải nổi bật nhất, ngài Bá Trượng là người bắt
đầu sáng lập Thiền viện, soạn Thanh qui của Tòng lâm, đệ
tử bậc thượng là Huỳnh Bá Hy Vận, Qui Sơn Linh Hựu. Dưới
Huỳnh Bá có Lâm Tế Nghĩa Huyền, là Tổ của Lâm Tế tông.
Qui
Sơn là Tổ của Qui Ngưỡng tông, dưới Qui Ngưỡng có Ngưỡng
Sơn Huệ Tịch, do thầy trò Qui Sơn, Ngưỡng Sơn xướng họa
với nhau cùng phát dương mà thành gia phong của bản Tông.
Dưới
Thạch Đầu người đắc đạo cũng nhiều, trong đó Thiên
Hoàng Đạo Ngộ, Dược Sơn Duy Nghiễm hai nhánh là chủ lưu,
dưới Đạo Ngộ truyền qua Long Đàm Sùng Tín, Đức Sơn Tuyên
Giám, đến Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Thiền phong chấn hưng, tứ
chúng nhiễu quanh thường hơn một ngàn năm trăm người, đệ
tử tiếp nối có Vân Môn Văn Yểm, Huyền Sa Sư Bị tất cả
năm mươi sáu người, Văn Yểm là Tổ của Vân Môn tông.
Dưới
Huyền Sa truyền qua La Hán Quế Sâm, đến Pháp Nhãn Văn Ích
là Tổ của Pháp Nhãn tông.
Dưới
Dược Sơn Duy Nghiễm truyền qua Vân Nham Đàm Thạnh, đến
Động Sơn Lương Giới với đệ tử Tào Sơn Bổn Tịch cùng
nhau sáng lập Tào Động tông. Ấy là cội nguồn thành lập
của năm phái Thiền.
Nói
gia phong là tác phong riêng biệt của mỗi Tổ dùng để phát
dương Tông chỉ biệt truyền của Thiền tông. Chư Tổ minh
tâm kiến tánh dù đồng nhau, nhưng cá tánh mỗi mỗi chẳng
đồng, nên phương pháp tiếp dẫn hậu học mới có sự khoan
hồng, oai mãnh, ôn hòa, gấp bách mỗi mỗi khác nhau. Nói tóm
lại, gia phong của các phái trong Thiền tông đều lấy “Niêm
hoa thị chúng” của Phật Thích Ca làm mô phạm.
Phương
pháp phổ biến nhất của chư Tổ Trung Quốc là dùng gậy,
dùng hét để tiếp dẫn hậu học. “Gậy” bắt đầu Lục
Tổ đánh Thần Hội, “Hét” bắt đầu từ Mã Tổ tiếp
Bá Trượng, tác dụng với niêm hoa chẳng khác. Cho đến Ca
Diếp giơ tay, A Nan hiệp chưởng, nhị tổ Huệ Khả lễ bái
xong về đứng chỗ cũ, Mã Tổ dựng phất trần, quăng phất
trần, Bí Ma giơ chỉa, Hòa Sơn đánh trống, Thạch Cũng giương
cung, tuyết Phong đá cầu, Quốc Sư để chén nước, Qui Tông
kéo đá, La Hán vẽ chữ, Đại Tùy hầm khoai, Đức Sơn vào
cửa liền đập, Lâm Tế vào cửa liền hét, “Là cái gì?”
của Bá Trượng, “Chớ vọng tưởng” của Vô Nghiệp, Triệu
Châu uống trà, Vân Môn ăn bánh, tất cả đều chẳng khác
với sự niêm hoa thị chúng của Phật Thích Ca. Ấy đều là
chư Tổ tùy cơ phát huy dùng để tiếp dẫn hậu học, vốn
chẳng qui tắc nhất định. Như Lâm Tế Nghĩa Huyền thiết
lập các quan ải Tam Huyền Tam Yếu và Tứ Liệu giản để
khám xét đồ chúng, tiếp dẫn hậu học, con cháu truyền thừa
nhau tỏ ra thành gia phong.
٭
GIA PHONG LÂM TẾ TÔNG:
Truyện
Lâm Tế trong Truyền Đăng Lục rằng: Tăng hỏi thế nào là
câu thứ nhất?
Sư
nói: Ấn khai tam yếu điểm son hẹp, chưa cho suy nghĩ chủ
khách phân.
Hỏi
thế nào là câu thứ nhì?
Sư
nói: Diệu giải chẳng cho vô vấn trước (chấp trước), phương
tiện đâu phụ (cô phụ) triệt lưu cơ.
Hỏi
thế nào là câu thứ ba?
Sư
nói: Hãy xem trên đài hát múa rối, kéo dây đều do người
bên trong.
Lại
nói: Một cú ngữ phải đủ tam huyền môn, một huyền môn
phải đủ tam yếu, có quyền có thực, các ngươi làm sao lãnh
hội!
Thủ
Sơn Tĩnh Niệm thiền sư (đời thứ năm phái Lâm Tế) trong
Cổ Tôn Túc Ngữ Lục rằng: Ngộ được câu thứ nhất làm
thầy của Tổ và Phật, ngộ được câu thứ nhì làm thầy
của người và trời, ngộ được câu thứ ba tự cứu chẳng
xong!
Còn
Từ Minh Sở Viên thiền sư (đời thứ bảy phái Lâm Tế) vì
Tăng hỏi Tam huyền tam yếu mà thuyết tụng rằng:
Đệ
nhất huyền:
Tam
thế chư Phật tính nói chi?
Dạy
bảo trong mộng sanh khinh rẻ,
Ngồi
không lại thành đọa đoạn kiến.
Đệ
nhị huyền:
Lanh
lợi nạp Tăng mắt chưa sáng,
Lửa
đá điện chớp là chậm trể,
Nhướng
mày nháy mắt càng cách xa.
Đệ
tam huyền:
Vạn
tượng sum la vũ trụ rộng,
Mây
tan hang trống núi non lặng,
Nước
chảy đất bằng đầy sông ngòi.
Đệ
nhất yếu:
Thánh
phàm nói chi diệu,
Suy
nghĩ đường càng xa,
Mở
mắt điên đảo nhiều.
Đệ
nhị yếu:
Đánh
kiểng gọi đỉnh núi,
Thần
thông đến tự tại,
Đa
văn kêu ngoài cửa.
Đệ
tam yếu:
Ngồi
nằm khiến người chê,
Bàn
tay nắm thiên địa,
Chiếu
soi đủ ngàn sai.
Về
Tứ Liệu Giản, trong Lâm Tế Lục ghi rằng: Như kiến giải
Thiền tông, tử hoạt dĩ nhiên, người tham học cần nên chú
ý, cũng như chủ khách gặp nhau thì có ngôn luận qua lại,
hoặc tùy vật hiện hình, hoặc toàn thể tác dụng, hoặc
nắm cơ tùy phương tiện mà vui giận, hoặc hiện bán thân,
hoặc cỡi sư tử, hoặc cỡi tượng vương. Như tiếng hét
của người học chơn chánh là đưa ra cái thau bằng keo, Thiện
tri thức chẳng biết là cảnh, bèn dính mắc cảnh họ làm
dáng làm điệu, liền bị người học hét thêm tiếng nữa,
Thiện tri thức chẳng chịu buông xuống, ấy là bệnh tuyệt
vọng chẳng thể trị, gọi là “khách nhìn chủ”.
Hoặc
là Thiện tri thức chẳng đưa ra vật gì, tùy chỗ hỏi của
người học liền đoạt, người học bị đoạt thà chết
chẳng chịu buông, ấy gọi là “chủ nhìn khách”.
Hoặc
có người học tỏ một cái trong sạch ra trước mắt Thiện
tri thức, Thiện tri thức biết là cảnh, liền quăng vào hầm
sâu, người học nói: “Tốt lắm Thiện tri thức”. Thiện
tri thức liền nói: “Ngốc thay chẳng biết tốt xấu”. Người
học liền lễ bái, đây gọi là “Chủ nhìn chủ”.
Hoặc
có người học còng tay còng cổ ra trước mắt Thiện tri thức,
Thiện tri thức lại cho còng thêm một lớp, người học hoan
hỉ, hai bên đều chẳng biết, ấy gọi là “Khách nhìn khách”.
|