|
.
CỘI NGUỒN
TRUYỀN THỪA &
Phương Pháp
Tu Trì Của Thiền Tông
Nguyên
Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch giả: Thích Duy Lực
Từ
Ân Thiền Đường, Anaheim, California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL
2535
|
|
11/
Tham Thiền Nhận Lầm Phục Tánh Thư Của Lý Cao Là Thiền Tông:
Người
đề xướng đạo học nhà Nho Hàn Dũ, Lý Cao đời Đường
là nổi bật nhất, Phục Tánh Thư của Lý Cao đối với học
giả nhà Nho ảnh hưởng lớn hơn. Lý Cao cho “tánh vốn trong
sáng, vì bị thất tình mê hoặc mà trở thành hôn trược”,
nên chủ trương ức chế tình cảm để khôi phục bản tánh.
Phục
Tánh Thư nói: “Con người sở dĩ làm bậc Thánh là do tánh,
tánh con người sở dĩ bị mê hoặc là do tình, mừng, giận,
buồn, vui, yêu, ghét, ham, bảy thứ đều do tình làm ra, tình
đã hôn muội thì tánh, ấy chẳng phải lỗi của tánh. Thất
tình thay phiên tuần hoàn thì tánh chẳng toàn vẹn, như nước
có cặn bã thì chẳng trong, lửa có khói đen thì sáng chẳng
tỏ, ấy chẳng phải lỗi của nước và lửa không trong sáng,
cặn bã chẳng có thì nước trong, khói đen chẳng tỏa thì
ánh sáng tỏ, thất tình chẳng làm thì tánh tròn vẹn vậy”.
Lại nói: “Tánh với tình chẳng lìa nhau, nếu chẳng có tánh
thì tình chẳng thể sanh, vậy tình do tánh mà sanh, tình chẳng
tự tình, bởi tánh mà tình, tánh chẳng tự là tánh, do tình
mà tánh”.
Lý
Cao từng tham học với Dược Sơn thiền sư, rất tin Phật
pháp, kỳ thật Lý Cao bị lầm hại là do kinh Phật ngụy,
bởi câu “Bản tâm Viên Giác trong sạch sáng tỏ (Phật tánh)
hay sanh khởi phiền não”, cái thuyết “Chơn như duyên khởi”
xuất xứ từ Đại Thừa Khởi Tín Luận là ngoại đạo mạo
tên ngài Mã Minh để truyền bá, ấy là pháp sanh diệt, chẳng
phải Phật pháp. Tại sao nói vậy? Vì chơn như Phật tánh
chẳng thọ huân nhiễm, thường giữ bản tánh, chẳng có biến
đổi. Phẩm Hồi Hướng kinh Hoa Nghiêm nói: “Vô minh vốn
chẳng thể tánh, như hoa đốm trên không chẳng từ chơn như
sanh khởi”, nếu nói vô minh nương chơn như sanh khởi, trừ
bỏ vô minh trở về chơn như Phật tánh tức là kiến tánh
thành Phật, nói vậy thì ban sơ có thể sanh khởi, tương lai
cũng có thể tái khởi, lúc vô minh tái khởi, lại trở thành
chúng sanh, lúc thì thành Phật, lúc lại thành chúng sanh, thế
thì Phật cũng có luân hồi sanh diệt, thành Phật đâu có
giá trị gì?
Thuyết
của Lý Cao tình với tánh thông nhau, khi tình chẳng sanh là
tánh, là bậc Thánh, đến khi tình sanh, lại là phàm phu, vậy
một hồi bậc Thánh một hồi phàm phu, tức là luân hồi sanh
diệt. Bởi “Tánh” của Lý Cao nói là vô thỉ vô minh, “tình”
là nhất niệm vô minh, chỉ là tác dụng của bộ não. Bộ
não khi tịnh là vô thỉ vô minh, bộ não khi động là nhất
niệm vô minh, cùng trong một phạm vi, “ức chế tình, khôi
phục tánh” là muốn khiến nhất niệm vô minh trở về vô
thỉ vô minh, vô thỉ vô minh chính là nguồn gốc của sanh
tử, là bản thể của vọng tâm. Nếu vô thỉ vô minh chưa
phá tan thì chẳng thể kiến tánh thành Phật, như học thuyết
của Lý Cao đâu thể cho là Thiền tông!
12/
Tham Thiền Lầm Nhận Lý “Sâu Xa Mịt Mù, Trong Đó Có Tinh”
Của Lão Tử Là Thiền Tông:
Nhiều
người cho rằng chơn không diệu hữu, diệu hữu chơn không,
tĩnh tĩnh tịch tịch, tịch tịch tĩnh tĩnh, chẳng chấp hữu
chẳng chấp vô, cũng chẳng chấp phi hữu, cũng chẳng chấp
phi vô, chẳng khởi niệm cũng chẳng dứt niệm, tựa như hữu
mà phi hữu, tựa như vô mà phi vô, khởi niệm động niệm
chẳng bị ngoại duyên xoay chuyển, cho đó là đạo lý của
Thiền tông. Kỳ thật là đạo lý của Lão Tử nói: “Thể
của Đạo mập mờ nhấp nhoáng, trong đó có tượng, mập
mờ nhấp nhoáng trong đó có vật, sâu xa mịt mù, trong đó
có tinh”, còn “chẳng chấp hữu, chẳng chấp vô, chẳng
chấp phi hữu, chẳng chấp phi vô” là đạo lý của Bà La
Môn, hoàn toàn là tác dụng của bộ não, có sanh diệt luân
hồi, chẳng phải phương pháp tham thiền.
13/
Tham Thiền Nhận Lầm Ba Thứ Pháp Môn Dụng Công Của Giáo
Môn Là Thiền Tông:
Ba
thứ pháp môn của giáo môn tức là Thiền quán Sa ma tha, Tam
ma bát đề và Thiền na. Sa ma tha dịch là tịch tịnh, Tam ma
bát đề dịch là nhiếp niệm, Thiền na dịch là tịnh lự.
Ba thứ thiền quán này ở trong kinh Viên Giác, Phật đã có
giải thích rất kỹ càng, dù trong kinh Viên Giác có nói: “Ba
pháp môn này mười phương Như lai do đó thành Phật, mười
phương Bồ tát đủ thứ phương tiện, tất cả đồng dị,
đều nương theo ba thứ sự nghiệp này, nếu được viên chứng
tức thành Viên giác”, ấy chỉ là nói cách tu trong phạm
vi giáo môn, nên chính trong kinh này có nói “Chỉ trừ người
đốn ngộ, và Xiển đề chẳng tin”, nói chỉ trừ người
đốn ngộ tức là chỉ trừ Thiền tông đốn ngộ, chẳng
phải giáo môn, nên xưng giáo ngoại biệt truyền.
Phương
pháp dụng công của Đại thừa tên gọi rất nhiều mà ý
nghĩa chẳng khác, nhưng đều chẳng phải Thiền tông. Thiền
tông tham thoại đầu, công án, cần nhất là nghi tình (tức
là dùng cái tâm không biết để chấm dứt tất cả biết),
cho đến hoát nhiên đốn ngộ, dứt hẳn nghi căn, kiến tánh
thành Phật. Khi đã minh tâm kiến tánh, nếu có Thiện tri thức
mắt sáng thì tìm đến Thiện tri thức ấy ấn chứng, nếu
chẳng có người mắt sáng thì lấy Truyền Đăng Lục, Ngũ
Đăng Hội Nguyên, Chỉ Nguyệt Lục, hoặc các kinh như Lăng
Già, Hoa Nghiêm, Duy Ma cật… xem kỹ để làm ấn chứng cũng
được.
14/
Dụng Công Lầm Nhận Tam Chỉ Tam Quán Là Thiền Tông:
Vân
Cốc Thiền Sư Truyện trong Mộng Du Tập của ngài Hàn Sơn
có nói: “Vân Cốc thiền sư 19 tuổi bỗng quyết chí đi tham
học bốn phương, nghe nói pháp môn Tiểu chỉ quán của Thiên
Thai, bèn chuyên tâm tu tập, khi gặp Pháp Châu Tế thiền sư
đang nhập thất tại Thiên Ninh, sư bèn đi tham vấn, trình
sở tu của mình, Châu nói: “Pháp yếu của chỉ quán chẳng
nương thân tâm hơi thở, trong ngoài đều bặt cách tu của
người là lạc nơi hạ thừa, chẳng đúng ý của tổ Đạt
Ma, người học nên lấy tâm ngộ làm chủ”. Vân Cốc kích
động chảy nước mắt, lại xin chỉ giáo, Châu dạy tham thoại
đầu chơn thật, bảo ngay bây giờ hạ thủ công phu phát khởi
nghi tình. Vân Cốc vâng lời ngày đêm tham cứu, cho đến ăn
ngủ đều quên, một hôm dùng cơm, cơm hết cũng chẳng tự
biết, chén bỗng rơi xuống đất, hoát nhiên đốn ngộ như
trong mộng được thức tĩnh, lại thưa với Pháp Châu, được
Ngài ấn khả “Xem qua nhân duyên ngộ đạo của Vân Cốc
thiền sư, có thể làm mô phạm cho chúng ta dụng công tham
thiền”.
Có
Tăng hỏi Tử Hồ thiền sư: Thế nào là nhất tâm tam quán?
Sư
nói: Ta còn chẳng thấy có nhất tâm, ngươi gọi cái gì là
tam quán!
Xưa
kia có một Pháp sư chỉ quán hỏi Huệ Hải thiền sư: Nhất
niệm tam quán là thế nào?
Sư
đáp: Tâm quá khứ đã qua, tâm vị lai chưa đến, tâm hiện
tại chẳng trụ, trong đó dùng tâm nào để khởi quán?
Pháp
sư đáp: Thiền sư chẳng hiểu chỉ quán.
Sư
nói: Tọa chủ hiểu chăng?
Pháp
sư nói: Hiểu.
Sư
nói: Như Trí Giả đại sư nói chỉ phá chỉ, nói quán phá
quán, trụ chỉ thì chìm nơi sanh tử, trụ quán thì tâm bị
rối loạn. Vậy nên lấy tâm chỉ tâm hay là khởi tâm để
quán? Nếu có tâm quán là pháp thường kiến, nếu chẳng tâm
quán là pháp đoạn kiến, nếu cũng có cũng không thì thành
pháp nhị kiến, xin Tọa chủ nói thử xem!
Pháp
sư nói: Nếu hỏi như thế thì đều chẳng nói được.
Sư
nói: Vậy đâu từng chỉ quán!
15/
Chấp Thật “Phân Biệt Là Thức, Chẳng Phân Biệt Là Trí”
Thành Bệnh:
Hám
Sơn đại sư nói: “Phân biệt là thức, chẳng phân biệt
là trí”, hai câu này hình như mơ hồ, vì thức với trí một
là bộ não, một là Phật tánh, lúc chưa chuyển thức thành
trí, thì phân biệt tất nhiên là thức, khi đã chuyển thức
thành trí thì chẳng phân biệt là trí, phân biệt cũng là
trí. Phân biệt hay chẳng phân biệt không thể dùng để phán
đoán thánh hay phàm.
16/
Chấp Thật “Nhiễm Với Tịnh” Thành Bệnh:
Nhiễm
với tịnh là pháp tương đối, vì có nhiễm mới có tịnh,
kinh Lăng Già nói: “Đại Huệ! Sanh diệt là thức, chẳng
sanh diệt là trí, lại nữa đọa tướng, vô tướng và hữu
vô mỗi mỗi làm nhân với nhau là thức, siêu việt tướng
hữu vô là trí. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, đủ thứ
cảnh giới do tướng ngại trí là thức. Lại nữa, ba việc
căn, trần, thức hòa hợp sanh tướng phương tiện là thức,
chẳng có việc phương tiện của tướng tự tánh là trí.
Lại nữa, đắc tướng là thức, chẳng đắc tướng là trí”.
Theo
lời kinh kể trên thì được rõ, vừa nói có tịnh thì phải
có nhiễm, đồng như sự sanh diệt, vì có sanh mới nói có
diệt, nhiễm tịnh sanh diệt đều là tác dụng của kiến,
văn, giác, tri. Có một số người cho “chẳng khởi niệm
là tịnh, tức là Phật tánh, khởi niệm là nhiễm, tức là
vọng tưởng” thế là sai lầm. Chẳng khởi niệm là tịnh
duyên của vô thỉ vô minh, chẳng phải Phật tánh, Phật tánh
bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, ấy là tuyệt đối,
chẳng dính dáng với nhiễm tịnh. Hám Sơn đại sư nói “nhiễm
là thức, tịnh là trí”, ấy là sai lầm. Kinh Pháp Bảo Đàn
nói: “Tịnh chẳng hình tướng mà lại lập tướng tịnh,
nói là công phu, có kiến giải này tự chướng bản tánh,
lại bị tịnh trói”.
Tăng
hỏi Huệ Trung quốc sư: Tọa thiền khán tịnh là thế nào?
Sư
nói: Bất cấu bất tịnh, đâu cần khởi tâm mà khán tướng
tịnh!
17/
Chấp Thật “Như Như Bất Động Là Phật Tánh” Thành Bệnh:
Nói
“như như bất động” là hình dung để diễn tả chơn như
Phật tánh. Ý nói chơn như Phật tánh vốn sẵn sàng, chẳng
có thêm bớt, cũng chẳng động tịnh, thêm bớt động tịnh
là tác dụng của bộ não, chẳng dính với bản thể chơn
như.
Có
một số người tu hành, suốt ngày ngồi không như cây khô,
miễn cưỡng đè nén suy nghĩ cho dừng lại, giống như nước
biển lóng lặng, cho làm như thế tức là như như bất động
của Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. Suy nghĩ của con người
chẳng thể dừng nghỉ mãi mãi, muốn vĩnh viễn dừng nghỉ
chỉ có người chết mới làm được. Nếu người sống miễn
cưỡng đè nén suy nghĩ, chỉ có thể dừng lại trong vòng
mấy mươi phút hoặc mấy tiếng, nhiều nữa là mấy ngày,
cuối cùng sẽ có một hôm tái khởi. Nếu cùng trong một ngày
khi suy nghĩ dừng là Phật, qua một hồi suy nghĩ khởi dậy
lại thành chúng sanh, vậy trong một ngày bỗng thành Phật
bỗng thành chúng sanh, mỗi ngày đều ở trong luân hồi, như
thế làm Phật có lợi ích gì? Nếu người thật đã minh tâm
kiến tánh thì dẫu cho cầm dao ra trận vẫn là như như bất
động.
18/
Chấp Thật “Ngũ Uẩn Giai Không” Thành Bệnh:
“Ngũ
uẩn giai không” là nói sau khi kiến tánh, ngũ uẩn đều biến
thành Phật tánh, đầy khắp hư không, vạn tượng sum la đều
là Phật tánh, nên Kinh nói: “sắc chẳng khác với không,
không chẳng khác với sắc; sắc tức là không, không tức
là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, đều cũng như thế”.
Một
số người tu hành cho là chẳng chấp trước tất cả tướng,
chẳng trụ tất cả tướng, đối cảnh vô tâm, tất cả vô
ngại gọi là ngũ uẩn giai không, ấy là sai lầm lớn. Chẳng
chấp trước tất cả tướng, chẳng trụ tất cả tướng,
đối cảnh vô tâm, tất cả vô ngại là mặc kệ cho ngũ uẩn
khởi hay diệt, chẳng màng đến nó, nhưng ngũ uẩn vẫn là
ngũ uẩn, chưa biến thành Phật tánh, nó vẫn hay làm việc
xấu. Nếu ông suốt ngày phải giữ cái niệm “chẳng màng
đến nó” không buông, há chẳng tự làm cho tâm mình lao nhọc,
đâu thể vô tâm vô ngại mà được ngũ uẩn giai không ư!
19/
Chấp Thật “Chơn Như Duyên Khởi” Thành Bệnh:
Một
số người nói: “Chơn như vốn chẳng động, vì chẳng giữ
bản tánh, nên nhất niệm bất giác bèn khởi vọng niệm,
tạo tội làm phước, luân hồi sanh tử, nếu nhất niệm giác
ngộ chơn tâm, trở lại thường giữ gìn chẳng biến đổi
thì chẳng bị luân hồi, gọi là thành Phật”. Ấy là kiến
giải của ngoại đạo.
Bản
thể chơn như vốn viên mãn sẵn sàng, chẳng biến chẳng đổi.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như chơn như, thường giữ bản tánh,
chẳng có biến đổi”, nếu chơn như mà có biến đổi tức
là pháp sanh diệt. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: “Chơn
như duyên khởi”, chỉ bốn chữ này có thể phán đoán rằng
luận này là do ngoại đạo ngụy tác, gán tên ngài Mã Minh
truyền bá. Tại sao? Vì chơn như chẳng có duyên khởi, chẳng
bị huân nhiễm, nếu có duyên khởi thì phải có sanh diệt,
pháp sanh diệt nhất định chẳng phải Phật pháp vậy.
20/
Chấp Thật “Tánh Là Không, Tâm Là Vọng” Thành Bệnh:
“Tánh
là không, tâm là vọng” là nói Phật tánh đầy khắp hư
không, chẳng thể dùng bộ não để nhận biết, những gì
có thể nhận biết đều là vọng tưởng. Một số người
hiểu lầm ý này, cho có tư tưởng đều là vọng tâm, đem
vọng tâm dứt sạch thành không, tức là kiến tánh thành Phật.
Nếu dạy người như thế này là lọt vào đoạn kiến của
ngoại đạo, tội lỗi chẳng phải nhỏ.
21/
Chấp Thật “Đã Sanh Là Vọng, Chưa Sanh Là Tâm” Thành Bệnh:
Có
người truyền khẩu quyết Thiền rằng: “Đã sanh là vọng,
chưa sanh là tâm”, cho rõ được hai câu này thì được ngộ
đạo thành Phật, ấy là lời yêu quái, quyết chẳng thể
tin. “Đã sanh” là nhất niệm vô minh, tất nhiên là vọng,
“chưa sanh” là vô thỉ vô minh, cũng chưa lìa vọng, đều
chẳng phải chơn tâm.
22/
Chấp Thật “Chuyển Thức Thành Trí” Thành Bệnh:
Người
tu Pháp môn Duy Thức, điều cần nhất là tìm ra chủng tử
vô thỉ vô minh đã tiềm ẩn nơi A lại da thức (tức Bạch
tịnh thức) đập cho tan nát thì Bát thức được Bát giải
thoát, Tam tánh biến thành Tam vô tánh, Bát thức biến thành
Tứ trí, sau khi chuyển thức thành trí, chẳng trở lại làm
thức.
Khi
chưa chuyển thức thành trí thì bị A lại da làm chủ, khi
đã chuyển thức thành trí thì chơn như Phật tánh làm chủ,
chơn như Phật tánh chẳng biến đổi, nên thành Phật rồi
chẳng trở lại làm chúng sanh, chẳng bị luân hồi. Một số
người tu hành lầm nhận cho một niệm mê là thức, một niệm
ngộ là trí, chuyển thức thành trí là đem cái niệm mê chuyển
thành cái niệm ngộ, ấy là sai lầm lớn, cái tâm niệm biến
đổi chẳng định, nếu suốt ngày bỗng mê bỗng ngộ, bỗng
trí bỗng thức, có lúc là Phật, có lúc lại là chúng sanh,
vậy thành Phật có giá trị gì?
23/
Chấp Thật “Tựa Hữu Phi Hữu, Tựa Không Phi Không” Thành
Bệnh:
Có
một số người buông bỏ vạn duyên tĩnh tọa quán tâm, quán
đến cảnh giới “tựa hữu phi hữu, tựa không phi không”,
như thế cho là chẳng lọt nhị biên, chẳng trụ hữu vô,
là cảnh giới Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. “Tựa hữu
phi hữu, tựa không phi không” là tác dụng của bộ não,
chẳng phải Phật tánh, bản thể Phật tánh dùng bộ não suy
lường thì chẳng thể đến. Lục Tổ nói: “Dẫu cho tận
sức đo lường lại càng xa xôi”, người tu hành chớ nên
dùng bộ não để do lường Phật tánh, chỉ có thể dùng bộ
não tìm ra vô thỉ vô minh, rồi một búa đập nát thì Phật
tánh tự nhiên hiển hiện. |