Mục Lục
Lời Dịch Gỉa
Luận Tổng Quát: Thế Nào Gọi Là Thiền
Chương I: Cội Nguồn Truyển Thừa, Trang 01-1
Trang 01-2
Chương II: Yếu Chỉ Thiền Tông, Trang 02-1
Trang 02-2
Trang 02-3
Trang 02-4
Chương III: Thỉnh Ích (Hỏi Đạo)
Phụ Lục: Nguyệt Khê Pháp Sư Cao Ngoạ Xứ Bi Văn
.
CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA &
Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông
Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch giả: Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường, Anaheim, California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL 2535
4- MỤC ĐÍCH CỦA THAM THIỀN.

Mục đích của Tham thiền là gì? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thấu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ mình độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.

Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rõ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, hoặc gọi Chơn như, Như lai. Thiền tông gọi là Bổn lai diện mục, Thanh tịnh pháp thân; Duy Thức tông gọi là Tự thân tịnh độ, Thường tịch quang tịnh độ; Tam Luận tông gọi là Thật tướng bát nhã; Luật tông gọi là Bổn nguyên tự tánh, Kim cang bửu giới; Thiên Thai tông gọi là Tự tánh thật tướng; Hoa Nghiêm tông gọi là Nhất chơn pháp giới; Mật tông gọi là Tịnh bồ đề tâm… danh hiệu dù nhiều, bản thể chỉ một. Duy Thức luận nói: “Chơn là chơn thật, tỏ chẳng hư vọng. Như là như thường, tỏ chẳng biến đổi. Nghĩa là cái chơn thật này, nơi tất cả pháp thường như bản tánh, nên gọi là Chơn như”. Kinh Duy Ma Cật nói: “Như là chẳng hai chẳng khác”. Kinh Kim Cang nói: “Như lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu”.

Theo những kinh luận kể trên, nói “Tâm tánh” là chỉ ngay Chơn như tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Người đời nói “tâm” ấy là vọng tâm, tức là vô minh, nay muốn minh tâm là minh cái tâm chơn thật cùng tột, nên gọi là Chơn như.

Kinh Hoa Nghiêm phát huy cái lý Chơn như Phật tánh rất tường tận, trong phẩm Thập Hồi Hướng nói: “Siêng tu tất cả pháp xuất thế gian, đối với thế gian vô thủ vô y, đối với diệu đạo chánh kiến kiên cố, thấu pháp chơn thật, lìa chư vọng kiến, ví như chơn như, khắp tất cả nơi, chẳng có ngằn mé; ví như chơn như, chơn thật làm tánh; ví như chơn như, thường giữ bản tánh, chẳng có biến đổi; ví như chơn như, nơi tất cả pháp, vô tánh làm tánh… (còn rất nhiều, nay lược bỏ chẳng kể xiết).

Đây là cảnh giới chơn như Phật tánh do Phật với Tổ đích thân chứng nhập, rồi dùng ngôn ngữ phương tiện để khai thị cho chúng sanh, chúng sanh nghe rồi, hoặc ngơ ngác chẳng hiểu gì, hoặc biết được đại ý nhưng chẳng thể cho là minh tâm kiến tánh; nghe rồi được hiểu gọi là giải ngộ, cần phải tự tham thực chứng, đích thân thấy rõ, mới có thể gọi là chứng ngộ, sở chứng với Phật chẳng khác, nên gọi là kiến tánh thành Phật.

Thường có kẻ thông minh lanh lợi, xem nhiều kinh điển mà được giải ngộ, giảng giải cho người khác nghe, biện tài như suối chảy mà thật thì chẳng biết chơn như Phật tánh là vật gì. Cũng như người chưa từng đến thắng cảnh Tây Hồ, chỉ xem du ký của người khác, lại diễn tả cho người khác nghe giống như đã từng đi qua, thật thì chưa từng đích thân thấy thắng cảnh ấy, nếu gặp người đã từng du lịch Tây Hồ, hỏi về chơn cảnh ấy thì ngơ ngác chẳng thể trả lời. Vì thế nên Thiền tông chủ trương chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự là vậy.

Nên biết, muốn minh tâm kiến tánh toàn nhờ chơn thực tham chứng, người khác chẳng thể thay thế được, chẳng quí đa văn, chỉ quí thấy ngay, từ ngoài cửa chẳng phải gia bửu, lời của người khác nói chẳng dính dáng với mình.

Xưa kia Hương Nghiêm hòa thượng ở trong hội Bá Trượng, thông minh lanh lợi, hỏi một đáp mười, bị Qui Sơn hỏi: “Khi cha mẹ chưa sanh nói thử một câu xem!” liền ngơ ngác chẳng đáp được. Về liêu phòng tìm tra hết thảy văn tự xem qua, muốn tìm một câu để trả lời trọn chẳng thể được, than rằng: “Bánh vẽ chẳng thể cứu đói”, cứ xin Qui Sơn nói trắng ra. Qui Sơn nói: “Ta nói cho ngươi thì ngươi về sau sẽ mắng ta; ta nói là việc của ta, chẳng dính dáng với ngươi!” Hương Nghiêm bèn lấy tất cả ngôn giáo đốt bỏ, thẳng qua Nam Dương, nghĩ tại di tích của Huệ Trung quốc sư, tham cứu lâu ngày, một hôm nhổ cỏ, ngẫu nhiên quăng miễng trúng nhằm cây tre phát ra tiếng, hoát nhiên tĩnh ngộ, liền về tắm gội đốt nhang, hướng về Qui Sơn lễ bái rằng: “Hòa thượng đại từ, ân hơn cha mẹ, nếu lúc đó vì con nói trắng ra thì đâu có việc kiến tánh hôm nay”.

Do đó, mà xem Thiền tông chẳng lập văn tự, chỉ chú trọng tham chứng, mà được tôn là phương thuốc hay của minh tâm kiến tánh, pháp Thiền của Thiền tông được phổ biến khắp Trung Quốc, đâu phải việc ngẫu nhiên!

5- CÁC LOẠI THIỀN.

Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật, các tông Đại, Tiểu thừa đều có pháp thiền chuyên môn, ngoại đạo tà sư cũng mỗi mỗi kiến lập pháp thiền của họ, tà chánh lẫn lộn, tên gọi rất nhiều, cho nên người tu tập pháp thiền của tông môn, trước tiên phải hiểu rõ pháp thiền của các tông và phân biệt tà, chánh, chơn, ngụy, rồi mới chẳng bị lầm vào lối tẻ, phân biệt được trắng đen. Người xưa vì đáp sai một chữ, đọa thân chồn năm trăm đời, hành giả nên cẩn thận! Phàm phá ngã chấp là chánh, chấp ngã là tà; lối tu theo ngã chấp là ngoại đạo, tu đúng tông chỉ là chơn, không đúng tông chỉ là ngụy, nay đại khái đưa ra các loại thiền như sau:

1/ Tối Thượng Thừa Thiền:

Hành giả sau khi chứng ngộ, trong tâm thất thông bát đạt, tùy tiện đề ra một pháp đều là Phật pháp, nói nghịch nói xuôi chẳng lìa chơn như, tất cả từ chơn tâm mình chảy ra, che thiên ngập địa, từ Thế Tôn niêm hoa thị chúng cho đến Tổ sư hét gậy, chửi, mắng, đều là trực chỉ chơn như, trọn mâm đem ra, kẻ hoát nhiên kiến tánh thì chẳng cách tơ hào, nếu còn do dự bèn cách xa muôn dặm, ấy là Tối thượng thừa thiền.

2/ Như Lai Thiền Với Tổ Sư Thiền:

Như Lai Thiền là Thiền giáo môn, chứng nhập từng bực như: Thập tín, Thập trụ, cho đến Thập địa, Đẳng giác, còn có thể giải thích; Tổ Sư Thiền thì không có thứ bậc, thẳng vào bản thể Phật tánh chẳng thể giải thích. Người xưa có một việc chứng tỏ:

Hương Nghiêm hòa thượng sau khi chứng ngộ, thuyết bài kệ trình ngài Qui Sơn rằng:
Tiếng trúc quên sở tri,
Chẳng cần nhờ tu trì.
Động dung hiển lối xưa,
Chẳng đọa nơi vắng lặng.
Mỗi mỗi chẳng dấu tích,
Thanh sắc ngoài oai nghi.
Người đạt đạo bốn phương,
Đều xưng thượng thượng cơ.

Qui Sơn nghe rồi bảo Ngưỡng Sơn rằng: Ông này đã triệt ngộ. 
Sau Ngưỡng Sơn soát lại, Hương Nghiêm thuyết kệ rằng:
Năm xưa nghèo chưa phải nghèo, 
Năm nay nghèo mới thật nghèo.
Năm xưa nghèo còn có đất cắm dùi,
Năm nay nghèo dùi cũng không.

Ngưỡng Sơn nói: Như Lai Thiền thì cho sư đệ ngộ, Tổ Sư Thiền thì chưa.

Hương Nghiêm lại nói bài kệ khác:
Ta có một cơ,
Nháy mắt nhìn y.
Nếu còn chẳng ngộ,
Chớ gọi Sa di.

Ngưỡng Sơn bảo với Qui Sơn rằng: Mừng cho Nhàn sư đệ đã ngộ Tổ Sư Thiền.

3/ Thiền Na Thiền và Bát Nhã Thiền:

Thiền Na Thiền là pháp thiền thứ năm trong sáu Ba La Mật, Bát Nhã Thiền là sau khi đã minh tâm kiến tánh, phát huy đại dụng để độ người, như việc niêm hoa thị chúng.

4/ Nhất Vị Thiền Và Ngũ Vị Thiền:

Phá tan hầm sâu vô minh, minh tâm kiến tánh, đốn siêu Phật địa, vào cảnh giới bất nhị, gọi là Nhất Vị Thiền. Ngoại đạo thiền, phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền, Tối thượng thừa thiền, gọi chung là Ngũ vị thiền.

5/ Ba Thứ Tịnh Quán Thiền:

Tức Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na, như kinh Viên Giác có giải thích kỹ càng về ba thứ thiền quán này.

6/ Khô Mộc Thiền (Thiền Cây Khô):

Những pháp thiền chấp ngồi suốt ngày đêm chẳng nhúc nhích như dựng cây khô, cho ngồi lâu là cao, gọi là Khô mộc thiền.

7/ Tham Thiền Lầm Dụng Công Rất Dễ Phạm Những Bệnh Sau Đây:

1. Chỉ bệnh: Đè nén tất cả tư tưởng miễn cưỡng dừng lại, như nước biển chẳng nổi sóng, chẳng nổi một bọt nhỏ. Tiểu thừa đoạn dứt lục căn, Đạo giáo thanh tịnh quả dục, tuyệt Thánh bỏ trí đều thuộc bệnh này, Phật tánh thì chẳng hợp với Chỉ.

2. Tác bệnh: Bỏ vọng lấy chơn, lấy niệm xấu đổi niệm lành, nghịch trần hợp giác, nghịch giác hợp trần; phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân; Lão Tử “Thường vô dục để quán diệu, thường hữu dục để quán sai”; Khổng Tử “Chánh tâm thành ý”, nhà Nho “Trừ bỏ ích kỷ của dục vọng, tồn tại chánh tâm của thiên lý”, ấy thuộc về bệnh này, Phật chẳng do Tác mà đắc.

3. Nhậm bệnh: Tư tưởng khởi cũng mặc kệ, diệt cũng mặc kệ, chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết bàn, chẳng trụ và chấp trước tất cả tướng, chiếu mà thường tịch, tịch mà thường chiếu, đối cảnh vô tâm, nhà Nho “Lạc thiên tri mệnh”, Đạo giáo “Trở về tự nhiên”, “Trở về hài nhi” đều thuộc bệnh này, Phật tánh chẳng do Nhậm mà có.

4. Diệt bệnh: Tất cả tư tưởng dứt sạch, mênh mông trống rỗng đồng như gỗ đá, Trung thừa phá nhất niệm vô minh, Trang Tử “Tọa vong”, nhà Nho “Ngã tâm vũ trụ” và chơn lý của sáu thứ ngoại đạo ở Ấn Độ thuộc bệnh này, Phật tánh chẳng do Diệt mà có.

Tham thiền lầm dụng công phu nếu phạm bốn bệnh kể trên thì sẽ lầm Tứ tướng, nay lược giải như sau:

1. Ngã tướng: Tức là ngã chấp; Tiểu thừa khi đã dứt lục căn, tiểu ngã đã diệt, lại vào cảnh giới đại ngã, lúc ấy tâm lượng rộng lớn, thanh tịnh tịch diệt, hình như đầy khắp vũ trụ. Nhà Triết học Hy Lạp nói “Đại ngã”, “Thượng đế”, Lão Tử “Nhấp nhoáng trong đó có tượng, nhấp nhoáng trong đó có vật; sâu xa mịt mù, trong đó có tinh” đều thuộc về ngã tướng.

2. Nhơn tướng: Tức pháp chấp, khởi niệm sau để phá niệm trước, ví như niệm trước có ngã, niệm sau chẳng nhận là ngã, rồi lại khởi một niệm nữa để phá cái niệm “chẳng nhận là ngã”, nối liền như thế cho đến vô ngã, nhưng kiến giải “phá” vẫn còn, ấy là nhơn tướng. Trang Tử nói: “Ta nay mất ngã” tức là Nhơn tướng.

3. Chúng sanh tướng: Cũng là pháp chấp, cảnh giới này ngã tướng, nhơn tướng chẳng thể đến, tức là Chúng sanh tướng. Nhà Nho nói: “Mừng, giận, buồn, vui khi chưa phát gọi là Trung”. Thư Kinh nói: “Duy tinh duy nhất, nên chấp nơi Trung”, chữ Trung này tức là Chúng sanh tướng.

4. Thọ giả tướng: Tức là không chấp, tất cả tư tưởng đều đã ngưng nghỉ, tất cả thị phi thiện ác đều đã quên mất, trong đó trống rỗng chẳng có chi cả, đồng như mạng căn. Lục Tổ gọi là Vô ký không, Nhị thừa nhận lầm cho là cảnh giới Niết bàn, kỳ thật chính là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi là hầm sâu vô minh, “hầm sâu đen tối mịt mù”, Đạo giáo nói “Vô cực” tức là cảnh giới này.

Bốn tướng kể trên đều thuộc pháp hữu vi, đều chẳng cứu cánh, nên kinh Viên Giác nói: “Chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng, dù khổ hạnh tu tập trải qua nhiều kiếp, chỉ gọi là hữu vi, rốt cuộc chẳng thể thành tựu tất cả Thánh quả”. Kinh Kim Cang nói: “Có ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng, ắt chẳng phải Bồ tát”, là chỉ rõ bốn thứ cảnh giới này đều chẳng phải chánh pháp. Người trí kém thường nói “Tam giáo cùng nguồn”, nếu được rõ tinh nghĩa bốn tướng này thì biết Tam giáo cách nhau như trời với đất.

Vì phạm bốn bệnh bèn lầm nhận kiến, văn, giác, tri là Phật tánh:

Huệ Trung quốc sư hỏi một Thiền giả: Từ đâu đến? 
Đáp: Từ miền Nam đến. 
Sư hỏi: Miền Nam có Thiện tri thức nào?
Đáp: Tri thức rất nhiều.
Sư hỏi: Làm sao dạy người?
Đáp: Tri thức miền Nam khai thị người học “Tức tâm là Phật, nghĩa Phật là giác, nay ngươi sẵn đủ chánh kiến, văn, giác, tri, tánh này nhướng mày nháy mắt, vận dụng khứ lai khắp trong cơ thể, búng đầu đầu biết, búng chân chân biết, nên gọi là chánh biến tri, ngoài ra chẳng Phật khác; thân này có sanh diệt, tâm tánh từ vô thỉ đến nay chưa từng sanh diệt, thân sanh diệt như con rắn lột da, người ra nhà cũ, thân là vô thường, tánh thì thường”. Sở thuyết miền Nam đại khái như thế.

Sư nói: Nếu vậy chẳng khác với bọn ngoại đạo tiên ni; họ nói “trong thân này có một thần tánh, tánh này hay biết đau ngứa, khi thân hoại thì thần ra đi, như nhà bị cháy chủ nhà ra đi, nhà là vô thường, chủ nhà là thường”. Nếu nói như thế thì chẳng phân biệt được tà chánh, lấy gì làm đúng! Trước kia ta đi du phương gặp nhiều bọn này, tụ chúng năm ba trăm, mắt ngó mây trời, nói là Tông chỉ miền Nam, tự sửa đổi kinh Pháp Bảo Đàn, lược bỏ Thánh ý, thêm vào lời tục để mê hoặc cho hậu học, đâu còn ngôn giáo! Khổ thay! Mất cả Tông ta! Nếu cho kiến, văn, giác, tri là Phật tánh thì Duy Ma Cật chẳng nên nói “Pháp lìa kiến, văn, giác, tri; nếu hành kiến, văn, giác, tri, ấy là kiến, văn, giác, tri, chẳng phải cầu pháp vậy”.

Huỳnh Bá Truyền Tâm Pháp Yếu nói: “Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường tự sáng tròn chiếu khắp, người đời chẳng ngộ, chỉ nhận kiến, văn, giác, tri là tâm; bị kiến, văn, giác, tri che khuất nên chẳng thấy bản thể tinh minh. Hể ngay đó vô tâm thì bản thể tự hiện, như mặt trời trên không, chiếu khắp mười phương chẳng có chướng ngại.Người học đạo nên ở kiến, văn, giác, tri nhận bản tâm, nhưng bản tâm chẳng thuộc kiến, văn, giác, tri, cũng chẳng lìa kiến, văn, giác, tri; chớ nên ở kiến, văn, giác, tri động niệm, cũng chớ lìa kiến, văn, giác, tri cầu pháp; chẳng tức chẳng lìa, chẳng trụ chẳng chấp, tung hoành tự tại, nơi nào chẳng phải đạo tràng!”

8/ Lục Tổ Với Thần Tú:

Thần Tú nói: “Thân là cây Bồ đề, Tâm như đài gương sáng, luôn luôn siêng lau chùi, chớ cho dính bụi trần”. Kiến, văn, giác, tri dụ cho gương sáng, vọng niệm như bụi dính gương, siêng lau chùi dụ cho dứt sạch vọng niệm, chớ cho dính bụi là dụ chẳng cho vọng niệm sanh khởi.

Thật ra kiến, văn, giác, tri vốn hay khởi vọng niệm, là chẳng thể dứt sạch được, ví như nguồn suối ngày đêm chảy nước ra, dứt rồi lại chảy nữa vĩnh viễn dứt không được. Cho nên người nhận kiến, văn, giác, tri là Phật tánh vốn là sai lầm, tu hành vô ích.

Lục Tổ nói: “Bồ đề vốn chẳng cây, gương sáng cũng chẳng đài, vốn là chẳng một vật, nơi nào dính bụi trần”. Lục Tổ đã minh tâm kiến tánh, nên kệ này hiển thị Phật tánh chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thọ huân nhiễm, bổn lai thành Phật, là đứng trên quả vị Chơn như mà nói “vốn chẳng một vật” là chỉ thẳng Phật tánh vốn chẳng khởi vọng niệm, nên biết khởi vọng niệm là kiến, văn, giác, tri, chẳng khởi vọng niệm là Phật tánh. Nếu Phật tánh với kiến, văn, giác, tri chẳng phân biệt rõ ràng thì dụng công học Phật ắt phải sai lầm.

Thần Tú cho kiến, văn, giác, tri là Phật tánh, nhưng sai lầm ấy chẳng phải chỉ một mình Thần Tú, sai lầm ấy truyền nhau từ đời Lục Triều, là chịu sự ảnh hưởng học thuyết Lão Tử nói “Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, vạn vật sanh cõng âm mà ôm dương, từ âm dương của vạn vật trở về ba, hai, một rồi tới đạo”. Bên ngoài thì nói danh từ của Phật pháp, bên trong là lý đạo của Lão Tử truyền nhau cho đến đời này, chẳng biết lầm hại cho bao nhiều học Phật với những cao Tăng thông minh, thật đáng thương xót!

Phàm dụng công tu hành, cần phải phá vô thỉ vô minh, kinh Hoa Nghiêm nói: “Phá vô minh đen tối”. Kinh Viên Giác nói: “Vô thỉ huyễn vô minh”. Kinh Thắng Man nói: “Đoạn vô thỉ vô minh”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Pháp trần u nhàn”, Tổ sư Thiền tông gọi là vô ký không, hầm sâu vô minh, đáy thùng sơn đen, đầu sào trăm thước, hang quỉ núi đen; Giáo môn gọi là nguyên phẩm vô minh, căn bản vô minh, bạch tịnh thức… Các kinh Lăng Già, Niết Bàn, và lịch sử Thiền tông như Chỉ Nguyệt Lục, Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, trong đó nói về dụng công phá về vô thỉ vô minh rất nhiều, chưa thể kể hết.

9/ Tham Thiền Lầm Nhận Hầm Sâu Vô Minh Là Phật Tánh Như Thái Cực Đồ Thuyết Của Châu Liêm Khê:

Châu Liêm Khê là Tổ sáng lập lý học của nhà Nho đời Tống, soạn Thái Cực Đồ Thuyết, cho Đạo là trước vô hậu hữu làm căn bản, phối hợp với lý âm dương ngũ hành để thuyết minh thế hệ của vũ trụ vạn vật trở đi trở lại, tuần hoàn hóa sanh mãi. Cái nghĩa “Vô cực thái cực” với học thuyết “Vô danh là bắt đầu của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật” và “Vô vi mà vô bất vi” của Lão Tử đồng một ý chỉ. Nhà Nho vốn chỉ nói Thái cực, hai chữ “Vô cực” là học thuyết của Đạo giáo, Lão Tử Trí Hùng Chương nói: “Trở về nơi vô cực”, Trang Tử Đại Tông Sư Thiên nói: “Yểu đào vô cực”, Khắc Ý Thiên “Đạm nhiên vô cực”, Tại Hựu Thiên “Dạo nơi đồng vô cực”, trong Đạo Tạng có Thái Cực Tiên Thiên Đồ, tác giả là Trần Đồ Nam, người Đạo giáo, ấy là một sản phẩm hỗn hợp với Nho và Đạo. Châu Liêm Khê từng theo học với Thích Thọ Nhai ở Hạc Lâm Tự, được bản Thái Cực Tiên Thiên Đồ, rồi sửa lại theo ý mình để kiến lập thế hệ Lý học.

Theo quan điểm của nhà Phật, vô cực tức là vô thỉ vô minh, thái cực tức là nhất niệm vô minh. Tại sao? Vô cực vốn vô mà sanh ra hữu, nhất niệm đã sanh tức là thái cực, niệm có động tịnh thì phân thành âm dương, âm dương phân thì lưỡng nghi lập, biến hợp mà sanh ngũ hành. Tinh diệu của lưỡng nghi hợp nhau mà có Càn nam, Khôn nữ, nhị khí (âm dương), ngũ hành hóa sanh vạn vật, rồi vạn vật trở về nơi ngũ hành, ngũ hành trở về âm dương, âm dương trở về thái cực, một lên một xuống, trở đi trở lại tức là pháp luân hồi sanh diệt, bắt đầu khởi từ vô minh, cuối cùng cũng trở lại nhập nơi vô minh, giống như Thập Nhị Nhân Duyên của thừa Duyên giác. Theo Thập Nhị Nhân Duyên chỉ nói về tác dụng luân hồi của vô thỉ vô minh với nhất niệm vô minh, nói cách khác tức là tác dụng của bộ não suy nghĩ, chẳng thể thuyết minh tác dụng Phật tánh, Phật tánh siêu việt luân hồi sanh diệt, vô nhân vô duyên, chẳng động chẳng tịnh, bổn lai vô sanh nên vô diệt, bổn lai chẳng hữu nên chẳng vô, sự hữu vô sanh diệt là do tác dụng tương đối của bộ não, chẳng dính dáng với bản thể chơn như.

Thái Cực Đồ Thuyết nói vô cực sanh thái cực, thái cực lại sanh âm dương vạn vật, vì có sanh nên có diệt, có sanh diệt tức là luân hồi, có luân hồi thì chẳng phải tuyệt đối. Nên biết lý vô cực, thái cực là do kiến, văn, giác, tri quán xét hiện tượng biến hóa của vũ trụ mà kiến lập giả thiết, phàm chỗ quán xét có thể đến là quyết định chẳng phải bản thể tuyệt đối. Bản thể chơn như tuyệt đối là “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”, chẳng thể dùng suy nghĩ đo lường, cũng chẳng thể dùng ngôn ngữ tỏ bày, chỉ có người trực tiếp chứng nhập mới biết được. Kẻ được chứng nhập thì không còn sanh tử luân hồi, nên gọi là kiến tánh thành Phật, sau khi thành Phật thì chẳng biến lại chúng sanh, chẳng chịu lại luân hồi, mà thái cực thì luân hồi chẳng dừng.

10/ Tham Thiền Nhận Lầm Học Thuyết Của Vương Dương Minh Là Thiền Tông:

Có người cho học thuyết Dương Minh là Phật pháp, thật là lỗi lầm lớn. Học thuyết Dương Minh có bốn lời để làm cương yếu, tức “không thiện không ác là thể của tâm, có thiện có ác là động của ý, biết thiện biết ác là lương tri, làm thiện bỏ ác là cách vật (đủ tư cách làm người)”. Bốn lời này tức là vô thỉ vô minh với tác dụng của nhất niệm vô minh, so với thể dụng của Phật tánh còn xa lắm. Học thuyết Dương Minh chưa thể vượt qua phạm vi vô minh, vẫn còn ở trong luân hồi, cái bệnh ấy là do dùng bộ não suy xét đo lường, bộ não vốn huyễn hóa chẳng thật, chẳng phải thể dụng chơn thật cùng tột.

Chơn như Phật tánh chẳng phải suy nghĩ đo lường có thể đến, chẳng thọ huân nhiễm, chẳng có biến đổi, chỉ có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết nhau được. Nhà Phật lấy chơn như Phật tánh làm cội nguồn, mà nhà Nho lấy vô thỉ vô minh làm cội nguồn, vì cội nguồn chẳng đồng nên chẳng thể đến với nhau. Nhiều người chưa rõ sự khác biệt giữa Phật tánh với vô thỉ vô minh, lại lầm nhận vô thỉ vô minh là Phật tánh, nói Nho, Phật cùng nguồn, ấy là một sự lỗi lầm rất lớn. Hoặc cho “chẳng thiện chẳng ác thể của tâm” tức chơn như Phật tánh của nhà Phật, “có thiện có ác động của ý” tức vô minh phiền não của nhà Phật, ấy là sai. “Chẳng thiện chẳng ác thể của tâm” tức vô thỉ vô minh, “có thiện có ác động của ý” tức nhất niệm vô minh, “biết thiện biết ác là lương tri” tức kiến, văn, giác, tri, “làm thiện bỏ ác là cách vật” tức là tác bệnh trong bốn thứ thiện bệnh, đều là linh tánh của bộ não, chẳng dính dáng với Phật tánh.

Vô thỉ vô minh bổn lai ám muội chẳng sáng, vô tri vô giác nên chẳng phân biệt thiện ác, khi bị kích thích sanh khởi nhất niệm vô minh, mới có kiến, văn, giác, tri, phân biệt được thiện, ác, tốt, xấu, người có ý thức đều biết thiện biết ác, “lương tri” của Dương Minh là tác dụng của bộ não, tác dụng của bộ não đều lấy vô minh làm chủ, chẳng phải Phật tánh. Nhất niệm vô minh có hai mặt: tịnh và nhiễm. Thiện là tịnh duyên, ác là nhiễm duyên, chẳng thể cho tịnh duyên là Phật tánh, nhiễm duyên là chúng sanh vậy.
 
 
 

Xem Tiếp: Trang 02-3

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

村上市お墓 佛家说身后是什么意思 những hạt ngọc thầy trao æ ˆå ƒ 簡単便利戒名授与水戸 士用果 阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co