Phần
6
TẮC
THỨ NĂM MƯƠI MỐT
“CÁI
GÌ ĐÂY?” CỦA TUYẾT PHONG
THÙY:Vừa
khởi thị phi, mất tâm bối rối. Không lạc thứ lớp, lại
chẳng rờ rẫm.
Thử
nói xem, buông bỏ có phải là nắm giữ? Đến chỗ này rồi
mà vẫn còn chút tơ hòa giải thích, thì vẫn còn vướng vào
ngôn ngữ. Nếu như vẫn còn mắc vào cơ cảnh, thì chỉ đều
là dựa cỏ nương cây.Dù cho có đạt đến chỗ giải thoát
đơn độc đi nữa, vẫn chưa khỏi vạn dặm ngóng cổng làng.
Các ông đã nắm được chưa? Nếu chưa thì chỉ phải hiểu
cái công án rõ ràng này. Thử nêu lên xem.
CỬ:
Lúc Tuyết Phong ở trong am, có hai ông tăng đến đảnh lễ.
Tuyết Phong thấy họ đến lấy tay đẩy cửa, có người ra
nói, “ Cái gì đây?” Ông tăng cũng nói, “ Cái gì đây?”
Tuyết Phong cúi đầu đi vào am.
Sau
đó ông tăng đến nơi của Nham Đầu. Nham Đầu hỏi, “ Từ
đâu đến vậy?” Ông tăng nói, “ Từ Lĩnh Nam đến.” Nham
Đầu hỏi, “Đã từng đến gặp Tuyết Phong chưa?” Ông
tăng nói, “ Rồi.” Nham Đầu hỏi, “ Thầy ta có lời
dạy gì?” Ông tăng kể lại câu chuyện trên. Nham Đầu nói,
“ Thầy ta nói gì?” Ông tăng nói, “ Thầy ta chẳng nói
gì cả mà chỉ cúi đầu đi vào am.” Nham Đầu nói, “Ôi
, đáng tiếc lúc đầu ta lại không nói câu cuối cho thầy
ta. Nếu như ta nói, người trong thiên hạ làm gì được lão
Tuyết đây?
Đến
cuối hạ ông tăng kia lại đế cập đến câu chuyện nọ
để xin chỉ thị. Nham Đầu nói, “ Tại sao không hỏi từ
trước?” Ông tăng nói, “ Không dám xem nhẹ.” Nham Đầu
nói, “ Mặc dù Tuyết Phong cùng sinh trong một dòng với ta
, song không cùng chết trong một dòng với ta. Nếu như ông
muốn biết câu cuối cùng thì là cái này đây.”
BÌNH:
Phàm kẻ muốn chống đỡ tông môn, cần phải biện được
cơ duyên mà mình đang đương đầu. Phải biết tiến thoái
thị phi, phải rõ sát hoạt nắm buông. Nếu như mắt hốt
nhiên mờ đi, đến đâu gặp câu hỏi bèn hỏi, gặp đáp
bèn đáp, đâu có hay rằng lỗ mũi mình nằm trong tay người
khác.Còn như Tuyết Phong và Nham Đầu là cùng học với Đức
Sơn. Hai ông tăng kia đến tham kiến Tuyết Phong, chỗ hiểu
biết chỉ đến mức đó mà thôi. Cho đến lúc gặp Nham Đầu,
vẫn chưa thành tựu được một việc kia. Làm phiền hai vị
tôn túc này một cách vô ích. Một hỏi một đáp một cầm
một buông, mãi cho đến giờ thiên hạ vẫn lúng túng
lầm lạc không phân biện được. Song thử nói xem lúng túng
lầm lạc ở chỗ nào?
Tuyết
Phong tuy đi khắp các nơi, song phải mãi đến khi ở khách
điếm trên Ngao Sơn, nhờ Nham Đầu khích cho mới đạt đượcchỗ
thấu triệt. Sau đó vì vụ đàn áp Phật Giáo, Nham Đầu phải
làm người đưa đò bên hồ. Ở mỗi bên bờ có treo một
tấm bảng, mỗi khi có ai muốn qua sông thì cứ gõ lên bảng.
Tuyết Phong lại nói, “ Muốn qua bờ bên nào?” Rồi thì
vừa khua mái chèo từ trong đám lau lách xuất hiện.
Tuyết
Phong thì trở về Lĩnh Nam trú trì một ngôi am. Ông tăng kia
cũng là người tham Thiền từ lâu, Tuyết Phong thấy họ đến
dơ tay đẩy cửa rồi ló người ra hỏi,” Cái gì đây?”
Tuyết Phong cúi đầu đi vào trong am. Đây thường được gọi
là sự hiểu biết ngoài ngôn ngữ, cho nên ông tăng kia không
biết đâu mà rờ. Có người bảo rằng Tuyết Phong bị ông
tăng kia hỏi như thế, không trả lời được cho nên cúi đầu
quay vào am. Đâu có biết rằng có chỗ độc hại trong ý của
Tuyết Phong. Tuy rằng Tuyết Phong chiếm được thượng phong,
song giấu người lại lộ bóng, biết làm thế nào bây giờ.
Sau
đó ông tăng từ biệt Tuyết Phong, đem công án này đến chỗ
Nham Đầu phán đoán. Vừa đến đó, Nham Đầu hỏi, “
Từ đâu đến?” Ông tăng nói, “ Từ Lĩnh Nam đến.”
Nham Đầu hỏi, “Đã từng đến gặp Tuyết Phong chưa?”
Nếu như các ông muốn thấy được câu hỏi này thì hãy mau
ghé mắt nhìn. Ông tăng nói, “Đến rồi.” Nham Đầu nói,
“ Thầy ta có lời dạy gì?” Câu hỏi này không phải chỉ
là câu hỏi suông. Song ông tăng không hiểu, chỉ lo đuổi
theo ngữ mạch của Nham Đầu rồi xoay chuyển theo đó,
Nham Đầu nói, “ Thầy ta nói gì?” Ông tăng nói, “ Thầy
ta chẳng nói gì cả mà chỉ cúi đầu đi vào am.” Ông
tăng này chẳng hề biết rằng Nham Đầu đã đi dép cỏ
trong bụng ông ta đến mấy vòng rồi.
Nham
Đầu nói, “Ôi, đáng tiếc lúc đầu ta lại không nói câu
cuối cùng cho thầy ta. Nếu như ta nói, người trong thiên hạ
làm gì được lão Tuyết đây?” Nham Đầu cũng
xu phụ kẻ mạnh mà không nâng đỡ kẻ yếu. Ông tăng này
vẫn cứ tối ám chẳng phân biệt được kẻ rành với tay
mơ. Ôm một bụng hoài nghi ông ta cứ tưởng rằng Tuyết Phong
không hiểu. Đến cuối hạ ông tăng lại đề cập đến câu
chuyện nọ để xin chỉ thị. Nham Đầu nói,” Tại sao không
hỏi từ trước?” Lão hán này khéo so đo thật. Ông tăng
nói, “ Không dám xem nhẹ.” Nham Đầu nói, “ Mặc dù Tuyết
Phong cùng sinh trong một dòng với ta, song lại không chết
trong cùng một dòng với ta. Nếu như ông muốn biết câu cuối
cùng thì là cái này đây.” Nham Đầu quả thật không tiếc
mày mắt. Rốt cuộc các ông phải hiểu như thế nào?
Tuyết
Phong từng làm đầu bếp trong chúng hội của Đức sơn. Một
hôm sắp đến bữa chiều, Đức Sơn ôm bát đi đến Pháp
đường. Tuyết Phong nói, “ Chuông chưa điểm trống
chưa đánh, lão hán này vác bát đi đâu vậy kìa?” Đức
Sơn không nói gì cả, chỉ cúi đầu quay về phương trượng.
Tuyết Phong thuật chuyện này lại cho Nham Đầu. Nham Đầu
nói, “ Ngay cả Đức Sơn mà cũng chưa hiểu câu cuối.”
Đức Sơn nghe thế bèn sai thị giả gọi Nham Đầu vào phương
trượng hỏi rằng, “Ông không chấp nhận lão tăng à?”
Nham Đầu bí mật bày tỏ. Hôm sau Đức Sơn thượng đường
giảng dạy khác hẳn những lúc bình thường. Nham Đầu đứng
trước tăng đường vỗ tay cười lớn, nói, “ May mà lão
hán hiểu câu cuối! Sau này thiên hạ làm gì được lão. Tuy
như thế, song lại chỉ được ba năm.”
Trong
công án này thì lúc Tuyết Phong thấy Đức Sơn không nói gì
cứ tưởng là thầy ta chiếm thượng phong, đâu dè mình gặp
phải giặc rồi. Song bởi vì thấy ta từng gặp giặc cho nên
sau này cũng biết làm giặc. Cổ nhân nói, “ Câu cuối cùng
mới mở được nhà lao.” Có người bảo là Nham Đầu hơn
Tuyết Phong. Họ hiểu lầm rồi. Nham Đầu hơn Tuyết Phong.
Họ hiểu lầm rồi. Nham Đầu thường dùng tâm cơ này mà
dạy chúng rằng, “ Kẻ mắt sáng chẳng có khuôn khổ
gì, cướp vật là cao, theo vật là thấp. Câu cuối này, cho
dù các ông có chính mắt thấy Tổ Sư đến đi nữa cũng
chẳng hiểu được.”
Gần
bữa cơm chiều, lão Đức Sơn tự ôm bát đi xuống Pháp đường.
Nham Đầu nói, “ Ngay cả Đức Sơn mà cũng chưa hiểu câu
cuối.” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Từng nghe nói độc nhãn
long, té ra chỉ có mỗi một mắt. Đâu có dè rằng Đức Sơn
chỉ là con cọp không răng. Nếu như không nhờ Nham Đầu
hiểu thấu, làm sao mà chúng ta biết được rằng hôm qua và
hôm nay khác nhau? Các ông có muốn hiểu câu cuối cùng chăng?
Chỉ cho lão Hồ biết, không cho các lão Hồ hiểu?”
Từ
xưa đến nay công án thiên sai vạn biệt, giống như một rừng
gai góc. Nếu như các ông hiểu thấu được, người trong thiên
hạ chẳng làm gì được các ông cả, tam thế chư Phật cũng
phải đứng ở thế hạ phong. Nếu như các ông không hiểu
thấu được, thì hãy ngẫm lời Nham Đầu nói, “ Tuyết Phong
tuy sinh trong cùng một dòng với ta song lại không cùng chết
trong một dòng với ta.” Chỉ trong một câu này thôi tự nhiên
có chỗ xuất thân. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Câu
cuối cùng,
Nói
cho ông,
Thời
tiết của sáng tối song song:
Cùng
sinh một dòng cùng biết nhau,
Không
chết cùng dòng khác hẳn nhau.
Khác
hẳn nhau,
Đầu
vàng[1]mắt xanh[2] phải phân biệt.
Nam
bắc đông tây quay về đi
Đêm
sau cùng ngắm tuyết ngàn đỉnh.
BÌNH:
“ Câu cuối cùng , nói cho ông.” Tuyết Đậu tụng câu cuối
cùng này, có ý ngật lực vì người khác. Tụng thật thiết
tha, song chỉ tụng một chi tiết nhỏ mà thôi. Nếu như muốn
nhìn thấu thì chưa được. Song thầy ta còn dám mở miệng
lớn nói rằng, “ Thời tiết của sáng tối song song” để
mở ra một con đường cho các ông và cũng để giải quyết
một lần cho xong. Cuối cùng lại chú giải thêm cho các ông
nữa. Như Chiêu Khánh một hôm hỏi La Sơn rằng, “ Nham Đầu
nói, “ Như vầy như vầy, không như vầy không như vầy’
ý chỉ là như thế nào?” La Sơn gọi, “Đại Sư!” Chiêu
Khánh đáp “ Vâng”.La Sơn nói, “ Vừa sáng vừa tối.”
Chiêu Khánh cúi đầu lạy tạ rồi đi. Ba hôm sau lại hỏi
La Sơn, “ Mấy hôm trước đây được hòa thượng từ bi
chỉ dạy, song đệ tử vẫn chưa nhìn thấu được.” La Sơn
nói, “ Tôi đã tận tình nói cả cho ông rồi mà.” Chiêu
Khánh nói, “ Xin hòa thượng cầm đuốc soi đường cho.”
La Sơn nói, “ Nếu vậy thì đại sư cứ đem chỗ nghi ra hỏi
đi.” Chiêu Khánh nói, “ ‘Vừa sáng vừa tối’ có nghĩa
là gì?” La Sơn nói, “Đồng sinh cũng đồng tử.”
Chiêu Khánh bèn cúi lạy cảm tạ rồi đi.
Sau
đó có ông tăng hỏi Chiêu Khánh,” Đồng sinh với đồng
tử thì như thế nào?” Chiêu Khánh nói, “ Ngậm cái miệng
chó kia lại.” Ông tăng kia nói, “Đại sư ngậm miệng mà
ăn cơm.” Sao đó ông tăng kia đến hỏi La Sơn, “ Lúc đồng
sinh đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “ Giống như
con bò không có sừng.” Ông tăng lại hỏi, “ Lúc đồng
sinh mà không đồng tử thì như thế nào?” La Sơn nói, “
Như hổ mang sừng.” Câu cuối cùng chính là đạo lý này
đây.
Trong
chúng hội của La Sơn có ông tăng dùng ý này để hỏi Chiêu
Khánh, Chiêu Khánh nói, “Ai nấy đều biết. tại sao vậy?
Nếu như ta nói một câu ở Đông Thắng Thần Châu thì ở
Tây Ngưu Hóa Châu cũng biết. Trên trời nói một câu, nhân
gian cũng biết. Tâm tâm biết nhau, mắt mắt chiếu nhau.”
Sinh
cùng một dòng thì kể còn dễ thấy. Không đồng tử trong
một dòng thì hoàn toàn khác nhau, ngay cả Thích Ca với Bồ
Đầ Đạt Ma cũng rờ rẫm không ra . “ Nam bắc đông tây
quay về đi.” Có một cảnh giới khá tốt.” Đêm sâu cùng
ngắm tuyết ngàn đỉnh.” Thử nói xem, đây là “ vừa sáng
vừa tối.” đồng sinh trong một dòng,” hay “đồng tử
trong một dòng”? Nạp tăng có mắt sáng thử phân biện xem
sao.
TẮC
THỨ NĂM MƯƠI HAI
CẦU
ĐÁ CỦA TRIỆU CHÂU
CỬ:
Có ông tăng hỏi Triệu Châu, “ Lâu nay nghe tiếng cầu đá
của Triệu Châu, đến nơi lại chỉ thấy chiếc cầu khỉ.”
Triệu Châu nói, “Ông chỉ thấy cầu khỉ, không thấy cầu
đá.” Ông tăng nói, “ Thế nào là cầu đá?” Triệu Châu
nói, “Để lừa qua để ngựa qua.”
BÌNH;
Nơi của Triệu Châu có chiếc cầu đá do Lý Ưng ( thời
Hậu Hán) xây. Cho đến nay vẫn nổi danh trong thiên hạ.
Cầu khỉ là một chiếc cầu nhỏ chỉ gồm một khúc cây
bắc qua dòng nước. Ông tăng kia cố tình giảm uy phong của
Triệu Châu cho nên mới hỏi, “ Lâu nay nghe tiếng cầu
đá của Triệu Châu, đến nơi lại chỉ thấy chiếc cầu
khỉ.” Triệu Châu bèn nói, “Ông chỉ thấy cầu khỉ mà
không thấy cầu đá.” Là dựa vào câu hỏi của ông tăng
kia. Thoạt nghe có vẻ như đàm thoại bình thường, song Triệu
Châu lại dùng để câu ông tăng. Ông tăng này quả nhiên mắc
câu, cho nên bèn hỏi tiếp, “ Thế nào là cầu đá?” Triệu
Châu nói, “Để lừa qua, để ngựa qua.” Quả thật là có
chỗ xuất thân trong lời nói ấy. Triệu Châu không giống
như Lâm Tế với Đức Sơn sữ dụng gậy và hét, mà chỉ
dùng ngôn cú để sát hoạt mà thôi.
Công
án này nhìn kỹ chỉ tương tự như một thứ đấu cơ phong,
song tuy vậy cũng hết sức là khó hiểu thấu.
Một
hôm cùng vị thủ tòa nhìn cầu đá kia, Triệu Châu hỏi,
“ Ai xây cầu này vậy?” Thủ tòa nói, Lý Ưng xây. Triệu
Châu nói, “ Lúc xây bắt đầu ở chỗ nào?” Thủ tòa không
trả lời được. Triệu Châu nói, “Ông luôn luôn nói về
cầu đá, đến khi hỏi ông cầu xây bắt đầu từ chỗ nào
ông lại không biết.” Một hôm Triệu Châu đang quét sân,
có ông tăng hỏi, “ Hòa thượng là bậc thiện tri thức thì
tại sao lại có bụi?” Triệu Châu nói, “ Bụi là từ bên
ngoài tới.” Ông tăng lại hỏi, “ Thanh tịnh già lam, tại
sao lại có bụi?” Triệu Châu nói, “ Chỉ có một chút thôi.”
Có
ông tăng hỏi,” Đạo là gì?” Triệu Châu nói, “Ở bên
ngoài tường kia kìa.” Ông tăng hỏi, “ Không hỏi đạo
đó, mà hỏi đại Đạo kia.” Triệu Châu nói, “Đại đạo
dẫn tới tận Trường An.”
Triệu
Châu ưa dùng căn cơ này, thầy ta thường vì người ở những
chỗ an ổn bình thường. Lại chẳng bao giờ phạm tay vào
mũi nhọn, tự nhiên lừng lững vời vợi, sử dụng cơ duyên
này một cách hết sức vi diệu. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Không
lập xa vời đạo mới cao,
Xuống
biển còn phải câu rùa lớn.
Nực
cười lão Quán Khê cùng thời,
Biết
nói”phóng tên” nhọc công thôi.
BÌNH:
“ Không lập xa vời đạo mới cao.” Tuyết Đậu chỗ bình
thường vì người của Triệu Châu. Triệu Châu chẳng lập
huyền diệu, chẳng nói xa vời. Thầy ta không giống với đa
số người ở các nơi thường bảo rằng phải đả phá hư
không, đập nát Tu Di,làm bay bụi dưới đáy biển, gây sóng
trên đỉnh Tu Di, mới xứng đáng được gọi là Đạo của
Tổ Sư. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “Không lập xa vời
đạo mới cao.” Những người khác có thể đứng cao như
vách đá vạn trượng để mà hiển dương Phật Pháp một
cách đặc biệt linh nghiệm. Song tuy rằng những người ấy
cao vời lừng lững, cũng không bằng được( Triệu Châu) chẳng
lập xa vời, mà cứ bình thường tự nhiên xoay chuyển sự
vật một cách êm suốt. Triệu Châu đúng là không lập mà
tự lập, không đứng trên cao mà tự cao. Chỉ khi nào
cơ duyên vượt ra ngoài những cái cao vời kia chúng ta mới
có thể thấy cái huyền diệu được.
Cho
nên Tuyết Đậu nói,” Xuống biển còn phải câu rùa lớn.”
Hãy nhìn bậc tông sư có mắt kia ( Triệu Châu) chỉ cần nhàn
nhã dạy một lời, dùng một cơ biến. Thầy ta không câu tôm
, sò, ốc hến mà câu ngay rùa lớn. Quả thật là một tay
chuyên gia. Câu này là để giải minh công án.
“Nực
cười lão Quán Khê cùng thời.” Có ông tăng hỏi Quán Khê,
“ Từ lâu nghe nói Quán Khê, nay đến nơi thì lại chỉ thấy
có cái rãnh nước.” Quán Khê nói, “Ông chỉ thấy rãnh
nước mà không thấy Quán Khê.” Ông tăng hỏi, “ Thế nào
là Quán Khê?” Quán Khê nói, “ Nhanh như mũi tên phóng ra.”
Có
ông tăng hỏi Hoàng Long, “ Lâu nay nghe danh Hoàng Long, đến
nơi thì chỉ thấy có con rắn chiếu hoa.” Hoàng Long nói,
“Ông chỉ thấy con rắn chiếu hoa mà không thấy Hoàng Long.”
Ông tăng hỏi, “ Thê nào là Hoàng Long?” Hoàng Long nói, “
Lướt đi.” Ông tăng nói, “ Thế lỡ hốt nhiên gặp Kim
Xí Điểu đến thì như thế nào?” Hoàng Long nói, “ Tính
mệnh khó mà bảo toàn.” Ông tăng nói, “ Như thế tức là
bị chim ăn mất.” Hoàng Long nói, “Cám ơn thầy cúng dường.”
Đây
đều là những trường hợp lập ( những lời dạy) cao vời.
Đúng thì có đúng, song không khỏi phí sức. Rốt cuộc chẳng
bằng được cái dụng bình thường của Triệu Châu. Cho nên
Tuyết Đậu nói, “ biết nói ‘phóng tên’ nhọc công thôi”.
Tạm gác Quán Khê và Hoàng Long sang một bên, các ông phải
hiểu như thế nào khi Triệu Châu nói, “Để lừa qua, để
ngựa qua?” Thử phân biện xem.
TẮC
THỨ NĂM MƯƠI BA
VỊT
TRỜI CỦA MÃ ĐẠI SƯ
THÙY:
Khắp nơi không ẩn, toàn cơ độc lộ.gặp chuyện không vướng,
luôn luôn có cơ duyên xuất thân. Trong câu vô tư, chỗ nào
cũng có ý giết người. Song thử nói xem, rốt cuộc cổ nhân
an nghỉ ở chỗ nào? Thử nêu lên xem.
CỬ:
Một lần kia Mã Đại Sư tản bộ với Bách Trượng, thấy
có bầy vịt trời bay qua. Mã Đại Sư hỏi, “ Cái gì vậy?”
Bách Trượng nói, “ Vịt trời.” Mã Đại Sư nói, “ Bay
đi đâu vậy?” Bách Trượng nói, “Bây đi mất rồi.” Mã
Đại Sư bèn bẹo mũi Bách Trượng. Bách Trượng đau quá kêu
lên. Mã Đại Sư nói, “Đã từng bay đi đâu?”
BÌNH:
Nếu dùng đôi mắt chính đáng mà nhìn thì Bách Trượng là
người có chính nhãn, trong khi Mã Đại Sư không có gió lại
gây sóng. Nếu như các ông muốn làm thầy của Phật và Tổ
thì phải tham thủ Bách Trượng. Còn nếu như muốn tự cứu
mình cũng chẳng được, thì tham thủ Mã Đại Sư. Nhìn xem
các cổ nhân chưa từng bao giờ mà không có mặt ở Chỗ Này.
Bách
Trượng rời bỏ chốn bụi trần lúc nãy còn rất trẻ, thông
thạo cả tâm học. Lúc ấy nghe Đại Tích ( Mã Tổ) xiển
hóa ở Nam Xương, mới dốc lòng theo học . Suốt hai mươi
năm làm thị giả cho Mã Tổ, cho đến khi đến tham kiến thêm
lần nữa, nghe tiếng hét mà đại ngộ. Hiện nay có kẻ nói,
“Ở nơi vốn không có ngõ, kiến lập một cửa vào ngõ.”
Nếu các ông hiểu như thế , các ông giống như con bọ
trên thân sư tử sống bằng thịt sư tử. Há không nghe cổ
nhân nói, “ Nguồn không sâu thì dòng nước không dài, trí
không lớn thì thấy không xa.” Nếu đừng kiến lập mà hiểu
Phật pháp làm sao mà có được như ngày nay.
Nhìn
xem lúc Mã Đại Sư và Bách Trượng đi dạo thấy có bầy
vịt trời bay qua. Mã Đại Sư há không biết đó là vịt trời
sao? Tại sao lại còn hỏi như thế? Thử nói xem ý của Đại
Sư nằm ở chỗ nào? Bách Trượng chỉ còn biết lẽo
đẽo theo sau, Mã Tổ mới béo mũi cho. Bách Trượng đau quá
kêu lên, Mã Tổ nói, “Đã từng bay đi đâu?” Bách Trượng
bèn tĩnh ngộ. Ngày nay có nhiều kẻ hiểu lầm, vừa mới
bị hỏi đã làm như đau kêu lên, song cũng đâu có nhảy ra
khỏi được.
Các
bậc tông sư một khi đã vì người khác, bao giờ cũng đến
nơi đến chốn. Thấy Bách Trượng không hiểu, không khỏi
bị đứt tay vì mũi nhọn. Mã Tổ chỉ muốn cho Bách Trượng
hiểu sự việc này. Cho nên mới có câu nói, “ Hiểu thì
có thể thu đúng trên đường, không hiểu thì thế tục đế
lan tràn.” Nếu như lúc ấy Mã Tổ mà không béo mũi Bách
Trượng , thì thế tục để hẳn đã lan tràn rồi. Cần phải
gặp cảnh gặp duyên uyển chuyển dạy cho người ta quay về
nơi chính mình. Suốt ngày không có chỗ sơ hở nào, đó gọi
là tính địa minh bạch.” Nếu chỉ dựa cỏ nương cây, nửa
lừa nửa ngựa thì có ích gì đâu?
Nhìn
xem Mã Tổ và Bách Trượng thụ dụng như thế, tuy họ có
vẻ chiêu chiêu linh linh song lại không trụ nơi chiêu chiêu
linh linh. Bách Trượng đau quá kêu lên. Nếu cứ như thế mà
thấy, thì khắp giới không ẩn, nơi hiện thành. Cho nên mới
có câu nói rằng, “ Nếu như thấu được một nơi thì ngàn
nơi vạn nơi cùng thấu.”
Hôm
sau Mã Tổ thăng đường, chúng hội mới tụ tập, Bách Trượng
đã bước ra cuốn chiếu lễ lên. Mã Tổ bèn hạ tòa. Lúc
trở về phương trượng bèn hỏi Bách Trượng, “ Vừa rồi
tôi thăng đường, chưa kịp thuyết pháp, cớ sao ông lại
đi cuốn chiếu lễ lại như thế?” Bách Trượng nói, “
Hôm qua bị hòa thượng béo mũi đau quá.” Mã Tổ nói, “
Hôm qua ông lưu tâm ở đâu vậy?” Bách Trượng nói, “ Hôm
qua ông lưu tâm ở đâu vậy?” Bách Trượng nói, “ Hôm nay
mũi không còn đau nữa.” Mã Tổ nói, “Ông hiểu biết việc
hôm nay rất rõ.” Bách Trượng bèn cúi lạy rồi quay về
phòng thị giả, vừa khóc. Có ông thị giả đồng sự hỏi,
“ Tại sao thầy lại khóc?” Bách Trượng nói, “Ông cứ
lên hỏi hòa thượng đó.” Ông thị giả kia bèn lên hỏi
Mã Tổ.Mã Tổ nói, “Ông cứ đi hỏi thầy ta đó.” Ông
thị giả kia lại quay về phòng hỏi Bách Trượng, Bách Trượng
lại cười ha hả. Ông thị giả kia nói, “ Vừa mới đây
ông khóc, bây giờ tại sao lại cười đây?” Bách Trượng
nói, “ Vừa rồi tôi khóc, bây giờ tôi cười.” Nhìn xem,
sau khi ngộ rồi Bách Trượng mới nhẹ nhõm làm sao, chẳng
cách chi mà mắc bẫy, tự nhiên lung linh. Tuyết Đậu tụng
rằng:
TỤNG
Bầy
vịt trời,
Biết
về đâu.
Mã
Tổ thấy chúng nói với nhau,
Nói
về mây núi cùng trăng biển.
Như
xưa không hiểu bảo bay đi,
Muốn
bay đi,
Lại
giữ lại,
Nói,
nói!