Phần
10
TẮC
THỨ CHÍN MƯƠI MỐT
TÊ
GIÁC CỦA DIÊM QUAN
THÙY:
Siêu tình ly kiến, cởi giây gỡ dính, đề khởi hướng thượng
tông thừa, chống đỡ chính pháp nhãn tạng. Cần phải ứng
đủ mười phương, rõ ràng tám hướng, đến thẳng cảnh
giới như thế. Thử nói xem, còn có người cùng đắc cùng
chứng cùng tử cùng sinh chăng? Thử nêu lên xem.
CỬ:
Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cho tôi cái quạt sừng
tê giác xem.” Thị giả nói, “ Quạt bị gẫy rồi.” Diêm
Quan nói, “ Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại
cho tôi đi.” Thị giả không trả lời được.
Đầu
Tử nói, “ Không phải là tôi từ chối đem tới mà chỉ
e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu
niệm rằng, “ Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.”
Thạch
Sương nói, “ Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì
tôi lại không có nữa.” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Con tê
giác vẫn còn đó.”
Từ
Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy.
Tuyết Đậu niệm rằng, “ Vừa rồi đây tại sao không dắt
nó tới?”
Bảo
Phúc nói, “ Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người
khác nữa có hơn không?” Tuyết Đậu niệm rằng, “ Tiếc
thay mất công mà chẳng được gì cả.”
BÌNH:
Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cái quạt sừng tê
giác đến cho tôi xem.” Việc này tuy không thuộc nơi ngôn
ngữ, song nếu như muốn thử cái ý khí bình sinh của một
người lại cũng cứ cần phải mượn vào ngôn ngữ mà hiển
thị. Vào ngày cuối cùng tháng cuối cùng, nếu như các ông
vẫn còn ra sức được làm chủ tình thế được, thì dù
cho có vạn cảnh đi nữa các ông vẫn có thể dững dưng nhìn
mà chẳng bị đã động, đây có thể được gọi là công
dụng không công dụng, sức mạnh không sức mạnh.
Diêm
Quan tức là Tề An Thiền Sư, lúc trước có một cái quạt
làm bằng sừng tê giác. Lúc đó há Diêm Quan lại không biết
rằng cái quạt đã bị gẫy rồi sao? Thầy ta vẫn cố tình
hỏi thị giả, thị giả nói, “ Quạt bị gẫy rồi.”
Nhìn xem cổ nhân suốt hăm bốn giờ một ngày lúc nào cũng
ở trong ấy, luôn luôn tiếp xúc với nó. Diêm Quan nói, “
Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi.”
Thử nói xem, Diêm Quan mướn tê giác để làm gì? Thầy ta
chỉ muốn thử thách người khác xem họ có hiểu ý chỉ của
công án hay không mà thôi.
Đầu
Tử nói, “ Không phải là tôi từ chối đem nó tới mà chỉ
e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu
nói, “ Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.” Thầy ta cũng
dùng cơ biến ra đối lại trong câu nói ấy.
Thạch
Sương nói, “Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì
tôi lại không có nó nữa.” Tuyết Đậu nói, “ Con tê giác
vẫn còn đó.”
Từ
Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy,
bởi vì thầy ta là người thừa tự của Ngưỡng Sơn, cho
nên bình sinh rất thích dùng cảnh để tiếp thiên hạ. Tuyết
Đậu nói, “ Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?”
Xỏ luôn cả lỗ mũi của Từ Phúc.
Bảo
Phúc nói, “ Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người
khác nữa có hơn không?” Lời nói nói ra một cách hết sức
ẩn mật ổn thỏa. Ba lời trên vốn dễ thấy, chỉ có lời
này là có ý nghĩa thâm sâu. Tuyết Đậu cũng đã phả luôn
cả nó. Sư núi tôi lúc ở nơi của Khánh Tàng Chủ đã hiểu
được. Thầy ta nói, “ Hòa thượng tuổi lớn già cả, được
đầu quên đuôi, vừa rồi tìm cây quạt bây giờ lại kiếm
tê giác. Thật là khó mà chiều ỳ, cho nên Bảo Phúc mới
nói, “ Hòa thượng đừng hỏi người khác nữa có hơn không.”
Tuyết Đậu nói, “ Tiếc thay mất công mà chẳng được
gì cả.”
Tất
cả những lời này đề thuộc vào cách thức “ hạ ngữ”
( nhận xét). Các cổ nhân nhìn thấu sự việc này, tuy rằng
mỗi người khác nhau, song mỗi khi nói ra là đều bách phát
bách trùng, luôn luôn có con đường xuất thân, chẳng câu
nào lạc mất huyết mạch ( của tông môn) cả. Người thời
nay mà bị hỏi là chỉ biết lý luận so đo, cho nên tôi mới
muốn thiên hạ phải nhai nghiến vấn đề này suốt hăm bốn
tiếng đồng hồ một ngày, khiến cho mọi giọt nước đều
thành một giọt nước đá, tầm cầu chỗ chứng ngộ. Xem
Tuyết Đậu tụng thành một chuỗi rằng:
TỤNG
Chiếc
quạt tê giác dùng từ lâu,
Hỏi
đến té ra chẳng ai biết.
Gió
mát vô hạn với cặp sừng,
Giống
như mây mưa qua khó theo.
Tuyết
Đậu lại nói , “ Nếu như các ông muốn gió mát trở lại
cặp sừng mọc lại , tôi xin mời các Thiền khách mỗi người
nói một chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông
đem tê giác lại cho tôi. Lúc ấy có ông tăng bước ra nói,
“ mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Tuyết
Đậu hét nói, “ Thả câu câu kình ngư lại bắt được nhái
bén.” Rồi xuống khỏi tòa.
BÌNH:
“ Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu, hỏi đến té ra chẳng
ai biết.” Ai cũng có một chiếc quạt sừng tê giác, suốt
hăm bốn giờ một ngày đều được nó đắc lực, tại sao
lúc hỏi đến lại chẳng ai biết? Thị giả, Đầu Tử cho
đến Bảo Phúc chẳng một ai biết cả. Tuyết Đậu có biết
không?
Há
không nghe Vô Trước đến thăm Văn Thù, lúc họ đang uống
trà, Văn Thù dơ chén pha lê lên hỏi, “ Phương nam có có
cái này không?” Vô Trước nói, “ Không”. Văn Thù nói,
“ Bình thường họ dùng gì để uống trà?” Vô Trước không
nói gì được.Nếu như các ông hiểu được cốt yếu của
công án này, các ông sẽ biết được rằng sừng tê giác
có vô hạn gió mát, lại cũng thấy được cặp sừng lừng
lững trên đầu tê giác.
Bốn
lão hán này ăn nói như vầy giống nư mây sớm mưa chiều;
một khi đã qua khó mà đuổi theo được. Tuyết Đậu lại
nói, “ Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng
mọc lại, tôi xin mời các Thiền khác mỗi người nói một
chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê
giác lại cho tôi.” Lúc ấy một Thiền khách bước ra nói,
“ Mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Ông tăng
này đoạt mất quyền bính của người chủ. Tuy rằng ông
ta nói được một cách hết sức là xít xao song lại chỉ
mới nói được có tám phần mà thôi. Nếu như các ông muốn
cả mười phần, thì cứ lật đổ giường Thiền cho ông ta.
Thử nói xem, ông tăng này có hiểu tê giác hay không? Nếu
như không hiểu, ông lại biết cách nói như thế. Nếu như
ông ta hiểu, tại sao Tuyết Đậu lại không chịu chấp nhận
ông ta? Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Thả câu câu king
ngư lại bắt được nhái bén?”
Thử
nói xem, rốt cuộc là như thế nào? Các ông cử chỉ nên vô
sự, thử niêm xuyết xem sao!
TẮC
THỨ CHÍN MƯƠI HAI
THẾ
TÔN MỘT HÔM THĂNG TÒA
THÙY:
Vừa nghe tiếng giây đàn ngân lên đã phân biệt được khúc
hát, người như vậy ngàn năm cũng khó gặp được. Thấy
thỏ thả ưng, nhanh nhẹn trong một lúc. Gom tất cả ngôn ngữ
lại thành một câu, nhiếp đại thiên thế giới nhiều như
cát sông Hằng vào một vi trần, đồng sinh đồng tử, ra sức
dùi mài, còn có người làm chứng chăng? Thử nêu lên xem.
CỬ:
Thế Tôn một hôm thăng tòa. Văn Thù đánh trùy nói, “ Quan
sát cho kỹ Pháp của bậc Pháp Vương, Pháp của bậc Pháp
Vương là như vầy đây.” Thế Tôn bèn xuống khỏi tòa.
BÌNH:
Trước khi đức Thế Tôn niêm hoa đã có ẩn ý này rồi.Kể
từ lúc khởi đầu ở vườn Lộc Uyển cho đến lúc kết
thúc ở sông Bạt đề, đức Thế Tôn đã sử dụng Kim Cương
Vương Bảo Kiếm bao nhiêu lần? Lúc ấy nếu như có người
nào có khí tức của bậc nạp tăng có thể siêu việt được,
hẳn đã tránh được cái màn niêm hoa loạn xạ lúc cuối
cùng kia. Lúc Thế Tôn đang im lặng, bị Văn Thù dồn cho bèn
phải xuống khỏi tòa. Lúc ấy vẫn cứ có cái ẫn ý này.
Thích Ca đóng cửa, Tịnh Danh ( Duy Ma Cật) ngậm miệng đều
giống như vậy, cho nên điều ấy đã được giải thích rồi.
Cũng giống như việc Túc Tông hỏi Trung Quốc Sư về việc
xây một ngôi tháp không đường nối, lại cũng giồng như
ngoại đạo hỏi Phật rằng, “ Không hỏi hữu ngôn, không
hỏi vô ngôn.” Nhìn xem hành trang của những người hướng
thượng, họ đã từng bao giờ vào hang ma mà sống đâu? Có
người nói ý nghĩa nằm trong sự mặc nhiên, có người nói
ý nghĩa nằm trong khoảng im lặng, lời nói minh giải việc
không thể nói được, vô ngôn minh giải việc có thể nói
được.
Vinh
Gia nói, “ Nói lúc im lặng, im lặng lúc nói.” Song nếu như
các ông hiểu như vậy thì trong ba thời sáu mươi kiếp ngay
cả trong mộng cũng chẳng thấy được. Nếu như các ông có
thể trực tiếp đảm đương được, các ông không còn thấy
có phàm có thánh gì nữa, Pháp này vốn bình đẳng không hề
có cao cấp thấp, ngày ngày các ông tay trong tay cùng bước
đi với chư Phật.
Cuối
cùng, nhìn xem Tuyết Đậu thấy và tụng ra:
TỤNG
Chuyên
gia nếu biết trong rừng thánh
Pháp
vương pháp lệnh không như vậy.
Trong
hội nếu có Tiên Đà khách,
Văn
Thù hà tất đánh một trùy?
BÌNH:
“Chuyên gia nếu biết trong rừng thánh.” Bát vạn đại chúng
trên Linh Sơn đều là các bậc thánh: Văn Thù, Phổ Hiền cho
đến Di Lặc, chủ bạn đồng hội. Họ đều phải là thiện
xảo của những bậc thiện xão, kỳ đặc của những bậc
kỳ đặc mới hiểu được cốt ý của đức Thế Tôn. Ý
Tuyết Đậu muốn nói là trong rừng thánh ấy chẳng có lấy
một người biết. Nếu như có bậc chuyên gia ở đó hẳn
đã hiểu rằng không phải là như thế. Tại sao vậy? Văn
Thù đánh trùy nói, “ Pháp Vương pháp lệnh không như vậy.”
tại sao vậy? Lúc ấy nếu như trong chúng hội mà có một
người có mắt trên đỉnh đầu có đạo bùa dưới nách hẳn
đã nhìn thấu được sự việc ngay cả trước khi Thế Tôn
bước lên tòa,cần gì mà Văn Thù phải đánh trùy nữa?
Có
ông tăng hỏi Hương Nghiêm, “ Nhà vua đi tìm tiên đà bà
là gì?” Hương Nghiêm nói, “Đến đây xem.” Ông tăng bước
tới.Hương Nghiêm nói, “ Ngu chết người được.” Ông tăng
lại hỏi Triệu Châu, “ Nhà vua đi tìm tiên đà bà là gì?”
Triệu Châu bước xuống khỏi giường Thiền khom mình và khoanh
tay. Lúc ấy nếu như có một người tiên đà bà có thể nhìn
thấu được ngay cả trước khi Thế Tôn bước lên tòa thì
còn có thể đắc được chút gì. Thế Tôn vừa thăng tòa
đã hạ tòa, chưa hề đề cập đến vấn đề, đâu đến
nỗi để Văn Thù đánh trùy? Không khỏi làm cho bài thuyết
pháp của Thế Tôn có vẽ chán. Song thử nói xem chỗ nào là
chỗ chán?
TẮC
THỨ CHÍN MƯƠI BA
ĐẠI
QUANG SƯ NHẢY MÚA
CỬ:
Có ông tăng hỏi Đại Quang, “ Trường Khánh nói, ‘Nhân
thụ trai mà tán thán,’ có nghĩa là gì?” Đại Quang bèn
nhảy múa. Ông tăng cúi lậy. Đại Quang bèn nhảy múa. Ông
tăng cúi lậy. Đại Quang nói, “Ông thấy được cái gì mà
lậy vậy?” Ông tăng bèn nhảy múa. Đại Quang nói, “ Con
chồn hoang quỉ này!”
BÌNH:
Hai mươi tám vị tổ Ấn Độ và sáu vị tổ Trung Hoa chỉ
trao truyền cái này mà thôi, song các ông có hiểu cốt ý của
nó không? Nếu các ông biết thì các ông tránh được lời
này, còn nếu không thí vẫn chỉ là những con chồn hoang quỉ
như cũ.
Có
người bảo rằng Đại Quang chỉ xoay quanh lỗ mũi ông tăng
kia mà lừa dối người, nếu như thật là thế thì là đạo
lý gì đây? Đại Quang rất khéo vì người khác, trong lời
nói của thầy ta luôn luôn có con đường xuất thân. Đại
phàm các bậc tông sư cần phải nhổ đinh bạt chốt cởi
dính gỡ rối cho thiên hạ thì mới có thể được gọi là
thiện tri thức.
Đại
Quang nhảy múa, ông tăng kia lễ lậy. Cuối cùng ông tăng kia
cũng nhảy múa, Đại Quang lại nói, “ Cái con chồn hoang quỉ
này!” Đó không phải là quay ông tăng. Rốt cuộc nếu như
các ông không hiểu mà chỉ nhảy múa loạn xạ như thế, biết
đến bao giờ mới thôi đây? Đại Quang nói, “ Cái con chồn
hoang quỉ này!” Lời nói này cắt đứt Kim Ngưu, quả là
kỳ đặc. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Thầy tat ham câu
sống không tham câu chết. Tuyết Đậu chỉ thích thầy ta nói,
“ Cái con chồn hoang quỉ này!” là giống hay khác với “
Tạng đầu trắng Hải đầu đen,” “cái thùng đen này!”
hay “ hảo sư!” Thử nói xem những cái này là giống hay
khác nhau? Các ông có hiểu không? Chỗ nào cũng gặp phải
vấn đề đó cả. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Tên
trước còn nhẹ tên sau sâu,
Ai
bảo lá vàng là vàng ròng?
Sóng
nước Tào Khê nếu tương tự,
Biết
bao người thường bị chìm đắm.
BÌNH:
“ Tên trước còn nhẹ tên sau sâu.” Đại Quang nhảy múa
là mũi tên trước. Thầy ta cũng lại nói, “ Cái con chồn
hoang quỉ này!” Đó là mũi tên sau. Từ xưa đến nay đó
vẫn là răng với móng. “ Ai bảo lá vàng là vàng ròng?”
Ngưỡng Sơn dạy chúng rằng, “ Các ông mỗi người phải
tự hồi quang phản chiếu, đừng có ghi nhớ lời tôi. Các
ông từ vô thủy kiếp đến nay quay lưng về ánh sáng mà cắm
đầu vào bóng tối; gốc rễ của các vọng tưởng quá thâm
sâu khó mà nhổ bạt ngay ra được. Cho nên tôi mới giả lập
ra phương tiện để mà đoạt cái thô thức của các ông đi,
giống như lấy lá vàng để dỗ trẻ con nín khóc.” Giống
như lấy trái ngọt mà đổi lấy bầu đắng.
Cổ
nhân tạm lập ra phương tiện để giúp thiên hạ; lúc họ
nín khóc rồi thì lá vàng đâucó phải là vàng ròng. Đức
Thế Tôn giảng dạy một đời cũng chỉ là những lời để
dỗ chúng sinh nín khóc mà thôi.” Cái con chồn hoang quỉ này!”
Thầy ta chỉ muốn chuyển hoán nghiệp thức của người khác
mà thôi; trong ấy có cả quyền lẫn thực cũng có cả chiếu
dụng. Chỉ ở chỗ đó các ông mới thấy được căn để
của nạp tăng. Nếu như các ông hiểu được, các ông cũng
giống như con cọp thêm cánh vậy đó.
“
Sóng nước Tào Khê nếu tương tự.” Nếu như hốt nhiên
các học nhân ở khắp mọi nơi mà chỉ lo nhảy múa như thế
này, lúc nào cũng chỉ như thế này thì vô hạn những
người bình thường hẳn đã bị chìm đắm. Còn có chỗ nào
để cứu họ vậy?
TẮC
THỨ CHÍN MƯƠI BỐN
THẤY
CÁI KHÔNG THẤY TRONG KINH LĂNG NGHIÊM
THÙY:
Một câu trước tiếng, ngàn thánh không truyền. Một sợi
trước mặt, mãi mãi không đứt. Tự tại thánh thoát, trâu
trằng trên đất. Mắt chăm chú tai chăm chú, kim mao sư tử.
Tạm gác những cái này qua một bên, thử nói xem, trâu trắng
trên mặt đất rộng là gì?
CỬ:
Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Lúc tôi không thấy, tại sao ông không
thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như ông thấy chỗ
không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là
cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông
không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải
là một vật nữa, tại sao đó lại không phải là ông?”
BÌNH:
Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Lúc tôi không thấy ,tại sao các ông
không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như các ông
thấy cái chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại
không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu
như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên
nó không phải là một vật nữa, tại sao nó lại không phải
là ông?” Ở đây Tuyết Đậu không dẫn đủ cả đoạn văn,
nếu như dẫn đủ cả đoạn thì có thể thấy rõ hơn. Kinh
nói, “ Nếu như thấy là một vật thì các ông có thể thất
cái thấy của tôi. Nếu cũng cái thấy đó được gọi là
thấy( cái thấy của) tôi, lúc tôi không thấy, tại sao các
ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu như các ông
thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là
cái tướng của không thấy. Nếu như các ông không thấy cái
không thấy của tôi, tự nhiên no không phải là một vật;
tại sao nó lại không thấy. Nếu như các ông không thấy cái
không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật;
tại sao nó lại không phải là các ông?” Lời rất dài không
ghi cả lại ở đây. A Nan nói, “ Các đèn và cột trụ trên
thế giới này đếu có thể được đặt tên, tôi vẫn còn
muốn Phật chỉ ra cái diệu tính nguyên minh, gọi cái đó
là gì, xin cho tôi biết ý của Phật?” Đức Thế Tôn nói,
“ Tôi thấy đài hương.” A Nan nói, “ Tôi cũng thấy đài
hương, làm sao ông thấy được?” A Nan nói, “ Lúc tôi không
thấy thì chính tôi biết, lúc ông nói ông không thấy thì
chính ông biết. Chỗ không thấy của người khác, làm sao
ông biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông
chỉ có thể tự biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này
rồi các ông chỉ có thể tự biết thôi chứ không thể giải
thích cho người khác được. Giống như đức Thế Tôn nói,
“ Lúc tôi không thấy,tại sao ông không thấy cái không thấy
của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi,
tự nhiên đó không phải là cái tướng của cái không thấy.
Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự
nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải
là ông?” Nếu các ông nói rằng các ông coi thấy như là
một vật, các ông chưa thể tẩy hết các dấu tích được.”
Tôi không thấy” giống như con linh dương đeo sừng. Lúc âm
thanh tiếng vọng, dấu vết tung tích, khí tức đều tuyệt,
các ông nhắm vào đâu mà rờ rẫm đây? Ý của Kinh lúc đầu
thì túng phá lúc sau lại đoạt phá. Tuyết Đậu vượt ra
ngoài con mắt của giáo mà tụng, thầy ta không tụng vật
mà cũng chẳng tụng cái thấy, chỉ tụng thấy Phật mà thôi.
TỤNG
Toàn
với toàn bò đều chướng mắt,
Các
bậc chuyên gia cũng mô tả.
Nếu
như muốn gặp lão mặt vàng,
Sát
sát trần trần ở giữa đường.
BÌNH:
“ Toàn với toàn bò đều chướng mắt.” Kinh Niết Bàn nói
về một bọn người mù sờ voi rồi mỗi người đưa ra một
thiển ý. Có ông tăng hỏi Ngưỡng Sơn, “ Có người hỏi
về Thiền về đạo Hòa Thượng bèn vẽ một vòng tròn rồi
viết một chữ ‘bò’ trong ấy, ý của Hòa Thượng là như
thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “ Cái đó cũng chỉ là một
việc vớ vẩn mà thôi, nếu như ông hiểu ngay được nó không
phải là từ bên ngoài mà đến. Nếu như ông không hiểu
ngay được, nhất định là ông không hiểu đâu. Tôi thử
hỏi ông điều này, các bậc tôn túc ở các nơi chỉ
ra trên người ông cái gì là Phật tính? Ông xem nó là cái
có nói hay cái im lặng? Hay là cái không nói mà cũng chẳng
im lặng? Hay các ông coi rằng tất cả là nó hay tất cả đều
không là nó?Nếu như các ông coi ngôn ngữ là nó thì các ông
cũng giống như người mù nắm đuôi con voi. Nếu như các ông
coi im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ
tai con voi. Nếu như các ông coi không phải ngôn ngữ hay khôn
phải im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù
rờ vòi voi. Nếu như các ông coi tất cả là nó thì các ông
giống như người mù rờ bốn chân con voi. Nếu như các ông
coi tất cả đều không phải là nó thì các ông vứt bỏ con
voi mà rơi vào không kiến. Những gì mà những người mù này
cảm thấy thì chỉ là cùng một con voi mà họ mô tả khác
nhau mà thôi. Nếu như các ông muốn khá hơn thì đừng có
rờ voi, đừng nói kiến văn giác tri là nó mà cũng đừng
nói là không phải.”
Lục
Tổ nói, “ Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không
đài. Bổn lai không mộtvật, chỗ nào nhuốm trần ai?” Lại
cũng nói, “đạo vốn vô hình tướng, trí huệ tức là đạo.
Hiểu được như thế gọi là chân Bát nhã.” Người sáng
mắt nhìn thấy được toàn thể con voi, Phật kiến tính cũng
giống như vậy.
“Toàn
bò” phát xuất từ trong sách Trang Tử: Bào Đinh mổ bò chưa
từng bao giờ thấy toàn thể bó con, cứ thuận theo lý mà
cắt, lướt dao một cách tự tại , chẳng cần ra sức gì
cả. Vừa mới đưa mắt nhìn đầu sừng chân thịt gì đã
thấy đâu ra đấy cả rồi. Làm như thế suốt mưới chín
năm mà dao vẫn sắc bén như thể mới mài xong. Đó gọi là
“toàn ( Thể con) bò”. Tuy rằng Bào Đinh đặc sắc như thế,Tuyết
Đậu nói rằng dù cho các ông có được như thế đi nữa,
toàn bò và toàn voi cũng chẳng khác gì chướng che mắt. “
Các bậc chuyên gia cũng mô tả.” Dù cho là các chuyên gia
đi nừa trong ấy vẫn chẳng mò mẫm ra được. Kể từ Ca
Diếp cho đến các Tổ sư Ấn Độ và Trung Hoa, các lão hòa
thượng cũng đều chỉ mô tả mà thôi.
Tuyết
Đậu nói thẳng rằng, “ Nếu như muốn gặp lão mặt vàng,
sát sát trần trần ở giữa đường.” Cho nên mới có lời
nói rằng muốn gặp thì gặp thẳng còn nếu như đòi tìm
kiếm rồi mới gặp thì vẫn còn cách xa ngàn dặm vạn dặm.
Giờ đây nếu các ông muốn gặp thì sát sát trần trần vẫn
là ở giữa đường. Bình thường chúng ta nói rằng mỗi hạt
bụi là một cõi Phật mỗi một chiếc lá là một Thích Ca.
Dù khi tất cả tam thiên đại thiên thế giới được nhìn
thấy trong một hạt bụi các ông cũng vẫn chỉ ở giữa đường
mà thôi, vẫn còn một nữa quảng đường nữa. Thử nói xem,
ở chỗ nào vậy? Thích Ca Lão Tử vốn không tự biết, các
ông muốn sư núi tôi giải thích thì làm sao mà được?
TẮC
THỨ CHÍN MƯƠI LĂM
TAM
ĐỘC CỦA TRƯỜNG KHÁNH
THÙY:
Chỗ có Phật khôn được trụ, nếu trụ ắt đầu mọc sừng.
Chỗ không Phật mau đi qua,nếu kh6ng mau qua cỏ sẽ mọc cao
một trượng. Dù cho có tự tại thánh thoát, sự ngoại vô
cơ, cơ ngoại vô sự, vẫn chưa tránh khỏi ôm gốc cây đợi
thỏ. Thử nói xem, nếu không như thế thì phải hành sử như
thế nào? Thử nêu lên xem.
CỬ:
Trường Khánh có lần nói, “ Thà nói rằng A La Hán có tam
độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ. Tôi không
nói rằng Như Lai vô ngữ mà chỉ nói là Như Lai không có nhị
chủng ngữ mà thôi.