Phần
8
TẮC
THỨ BẢY MƯƠI MỐT
BÁCH
TRƯỢNG VÀ KHÔNG VỚI CỔ HỌNG VỚI MIỆNG MÔI
CỬ:Bách
Trượng lại hỏi Ngũ Phong, “ Không có cổ họng với miệng
môi, làm thế nào để nói đây?” Ngũ Phong nói, “ Hòa thượng
cũng nên im đi thôi.” Bách Trượng nói, “Ở chỗ không người
tôi lấy tay che trên mắt mà nhìn ông.”
BÌNH:
Qui Sơn nắm vững bờ cõi, Ngũ Phong cắt đứt các dòng (tư
tưởng). Chỉ một việc nhỏ này song phải là một kẻ dám
đối diện thẳng với vấn đề mới có thể hiểu được.
Không có chỗ để mà trù trừ. Ngũ Phong vận dụng ( tâm cơ)
một cách trực tiếp, lời đáp của thầy ta tấn tốc vời
vợi. Không từ từ dễ dãi như Qui Sơn. Những kẻ học Thiền
ngày nay chỉ núp dưới chiêu bài không thể qua mặt Ngũ Phong
được. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Nếu như muốn đạt
đến chỗ thân thiết, đừng đem câu hỏi ra hỏi.”
Câu
trả lời của Ngũ Phong thẳng thừng trực tiếp, quả thật
là lanh lợi. Bách Trượng nói, “Ở chỗ không người tôi
lấy tay che trên mắt mà nhìn ông.” Song thử nói xem, như
vầy là chấp nhận hay không chấp nhận.Ngũ Phong? Là sát hay
là hoạt? Thấy Ngũ Phong xoay chuyển một cách trơn tru như
thế, Bách Trượng chỉ còn biết điểm nhận. Tuyết Đậu
tụng rằng:
TỤNG
Hòa
thượng cũng im đi,
Trên
trận rồng rắn xem mưu lược.
Khiến
người nhớ mãi Lý Tướng Quân.
Bên
trời vạn dặm cánh Ngạc bay.
BÌNH:”
Hòa thượng cũng im đi.” Trong một câu Tuyết Đậu dồn các
ông nói rằng, “ trên trận rồng rắn xem mưu lược.” Như
thế bầy ra hai trận đột xuất đột nhập. Tung hoành ngang
dọc có cái khả năng của bậc tướng đánh trận. Người
có đại mưu lược tha hồ đơn thương độc mã xuất nhập
trong trận rồng rắn. Làm thế nào các ông có thể bao vây
một người như thế được? Nếu như các ông không phải
là người ấy, làm sao biết có thứ mưu lược như thế được?
Trong
cả ba bài tụng này của Tuyết Đậu ( tắc thứ 70,71
và 72) những điều Tuyết Đậu mô tả giống như sau, giống
như thể thần tiễn của Lý Quảng.” Bên trời vạn dặm
cánh Ngạc bay.” Một tên nhất định là một ưng rơi rồi,
nhất định là không buông tha. Tuyết Đậu tụng câu hỏi
của Bách Trượng giống như thể một con chim Ngạc, còn câu
đáp của Ngũ Phong thì giống như một mũi tên. Sư núi tôi
chỉ mãi lo tán than Ngũ Phong mà quên khuấy đi mất rằng toàm
thân mình đã lấm đầy bùn nước rồi.
TẮC
THỨ BẢY MƯƠI HAI
BÁCH
TRƯỢNG HỎI VÂN NHAM
CỬ:Bách
Trượng lại hỏi Vân Nham, “ Không có cổ họng với miệng
môi, làm thế nào để nói đây?” Vân Nham nói, “Hòa thượng
đã có cách nói chưa?” Bách Trượng nói, “ Ta đã làm chết
con cháu rồi.”
BÌNH:
Vân Nham làm thị giả cho Bách Trượng suốt hai mươi năm.
Sau đó cùng với Đạo Ngô đến gặp Dược Sơn. Dược Sơn
hỏi, “ Thầy ở trong chúng hội của Bách Trượng để làm
cái gì?” Vân Nham nói, “ Thấu thoát sinh tử.” Dược Sơn
hỏi, “ Thế đã thấu thoát được chưa?” Vân Nham nói,
“ Cái đó không có sinh tử.” Dược Sơn nói, “Ở với
Bách Trượng hai mươi năm mà vẫn chưa trừ hết tập khí.”
Vân Nham từ biệt Dược Sơn rồi đến tham kiến Nam Tuyền.
Sau đó lại trở về với Dược Sơn nữa rồi mới khế ngộ.
Nhìn
xem cổ nhân tham học hơn hai mươi năm như thế mà vẫn còn
nửa xanh nửa vàng. Vân Nham dựa vào xương chấp vào da, không
thấu thoát được. Được thì cũng có hơi được, chỉ có
điều chưa được đến nơi đến chốn. Há không nghe nói,
“ Lời không thoát khuôn sáo, làm sao thoát trói buộc? Mây
trắng ngang thung lũng, khiến nhiều người quên nguồn.”
Trong
Tào Động tông đây gọi là “ xúc phá”. Cho nên mới nói
rằng, “đá tung lầu phượng hoàng bên núi, song đừng bao
giờ phạm húy kỵ.” Cho nên mới nói rằng, “ Phải vượt
qua được khu rừng gai góc cái đã. Nếu không vượt qua được,
từ đầu đến cuối chỉ bị vướng vào rễ má mà không
tài nào cắt đứt được.” Như vừa rồi tôi mới nói rằng
“ Chưa đến nơi đến chốn.” Vân Nham chỉ mãi lo đi thăm
dò người khác. Bách Trượng mà thấy thầy ta như thế thế
nào cũng túm lấy mà đập chết ngay.
Tuyết
Đậu tụng rằng:
TỤNG
Hòa
thượng có cách chưa?
Kim
mao sư tử không ngồi xổm.
Hai
hai ba ba trên đường cũ,
Dưới
núi Đại Hùng búng tay không.
BÌNH:
“ Hòa thượng có cách chưa? Kim mao sư tử không ngồi xổm.”
Tuyết Đậu dựa vào các dữ kiện mà kết thúc công án. Đúng
thì đúng, song có điều kim mao sư tử vẫn cứ không ngồi
xổm trên mặt đất. Lúc sư tử bắt mồi, nó giấu răng ẩn
móng, rồi ngồi xổm trên mặt đất để mà chồm tới. Bất
chấp con mồi to hay nhỏ, bao giờ sư tử cũng sử dụng toàn
uy, muốn làm tròn công việc của mình.
Vân
Nham nói, “ Hòa thượng đã có cách nói chưa?” thầy ta chỉ
đi trên con đường cũ mà thôi. Cho nên Tuyết Đậu mới nói
là Bách Trượng búng tay một cách vô ích dưới núi Đại
Hùng mà thôi.
TẮC
THỨ BẢY MƯƠI BA
TỨ
CÚ BÁCH PHI CỦA MÃ ĐẠI SƯ
THÙY:Phàm
việc thuyết Pháp, vô thuyết vô thí; còn người nghe Pháp,
cũng chẳng nghe chẳng đắc. Thuyết (Pháp) đã là vô thuyết
vô thí, chi bằng đừng thuyết? Nghe đã chẳng nghe chẳng đắc,
chi bằng đừng nghe? Vậy thì vô thuyết với vô thính vẫn
còn là hơn. Còn như giờ đây các ông nghe sư núi tôi giảng
thuyết, làm thế nào để tránh lỗi lầm ấy đây? Thử nêu
lên cho những người có mắt nhìn thấu được quan kiện xem.
CỬ:
Có ông tăng hỏi Mã Đại Sư, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi,
xin thầy chỉ thẳng cho đệ tử ý chỉ của việc Tổ Sư
từ Tây Trúc qua.” Mã Đại Sư nói, “ Hôm nay tôi mệt, không
giải thích cho ông được. Ông cứ đi hỏi Trí Tạng đi.”
Ông tăng đến hỏi Trí Tạng, Trí Tạng nói, “ Tại sao ông
không hỏi hòa thượng?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng dạy
cho tôi đến đây hỏi thầy.” Trí Tạng nói, “ hôm nay tôi
bị nhức đầu, không giải thích cho ông được, ông đi hỏi
Hải Huynh đi.” Ông tăng đến hỏi Hải Huynh (Bách Trượng),
Hải Huynh nói, “Đến chỗ này tôi chẳng hiểu gì cả.”
Ông tăng thuật lại cho Mã Đại Sư nói, “ Tạng đầu trắng,
Hải đầu đen.”
BÌNH:Về
công án này , thuở xưa lúc sư núi tôi tham học với Chân
Giác ở Thành Đô, Chân Giác nói, “ Chỉ cần xem câu thứ
nhất của Mã Tổ là lập tức hiểu ngay.” Thử nói xem, ông
tăng kia hiểu mà đến hỏi hay không hiểu mà đến hỏi? Câu
hỏi của ông ta quả thực là thâm sâu. Ly tứ cú ( có nghĩa
là lìa) hữu, vô, phi hữu phi vô, phi phi hữu, phi phi vô. Ly
tứ cú là tuyệt được bách phi. Song nếu như các ông chỉ
lo tạo nên những lý thuyết mà không hiểu thoại đầu, thì
vỡ đầu mệt óc đi nữa cũng chẳng thấy được.
Nếu
như là sư núi tôi, tôi sẽ đợi Mã Tổ nói xong lập tức
trải tọa cụ ra rồi lậy ba lậy, để xem thầy ta phản ứng
như thế nào. Lúc ấy nếu như Mã Tổ thấy ông tăng kia bước
tới hỏi rằng, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi, xin thầy chỉ
thẳng cho đệ tử ý chỉ của việc Tổ Sư từ Tây Trúc qua,”
mà cứ tung gậy lên khện cho một trận rồi đuổi ra xem ông
ta có tỉnh ngộ hay không nào? Mã Đại Sư lại chỉ lo tạo
dây dưa cho ông ta, cho đến nỗi ông tăng này ngay trước mặt
mà để lỡ mất,Mã Đại Sư lại dạy ông ta đến hỏi Trí
Tạng. Không hề hay biết rằng Mã Đại Sư phân biện được
trước những gì sẽ xảy tới, ông tăng kia lại ngu ngơ đến
hỏi Trí Tạng. Trí Tạng nói, “ Tại sao ông không hỏi hòa
thượng?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng dạy tôi đến đây
hỏi thầy.” Nhìn xem cái này của ông tăng , vừa bị dồn
là ông ta đã xoay chuyển không để phí chút ít thì giờ.
Trí Tạng nói, “ Hôm nay tôi bị nhức đầu, không giải thích
cho ông được. Đi hỏi Hải Huynh đi.”
Ông
tăng kia lại đến hỏi Hải Huynh. Hải Huynh nói, “Đến chỗ
này tôi chẳng hiểu gì cả.” Thử nói xem, tại sao một người
thì bảo bị nhức đầu, còn một người thì lại bảo là
không hiểu gì cả? Rốt cuộc là gì đây? Ông tăng kia bèn
quay về thuật lại cho Mã Đại Sư. Mã Đại Sư nói, “ Tạng
đầu trắng, Hải đầu đen.” Nếu như các ông dùng trí thức
ra mà so đo, hẳn là sẽ nói rằng họ lừa ông tăng. Có kẻ
bảo rằng cả ba người chỉ thoát thác, có kẻ bảo rằng
cả ba người đều hiểu câu hỏi của ông tăng, cho nên mới
không trả lời. Nói như thế thì chỉ là tự bịt mắt mà
bỏ độc dược vào đề hồ của cổ nhân.
Cho
nên Mã Tổ mới nói với Bàng Cư Sĩ, “Đợi khi nào ông một
ngụm uống cạn nước sông Giang Tây rồi tôi sẽ nói cho ông.”
Lời này cũng giống với công án này. Nếu như các ông hiểu
được “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen” thì các ông
mới hiểu được câu nói về sông Giang Tây kia. Ông tăng này
đem một gánh lúng túng ra đổi lấy sự không an lạc,lại
làm nhọc đến ba vị tôn túc kia phải đi vào chốn bùn lấm.
Rốt cuộc ông tăng cũng chẳng nhìn thấy được. Tuy rằng
là thế, song ba vị tông sư này lại bị một gã khiêng ván
khám phá.
Người
thời buổi này chỉ lo bám vào ngôn ngữ mà sống. Họ bảo
rằng trắng có nghĩa là hòa hợp với ánh sáng, còn đen co
nghĩa là hòa hợp với bóng tồi. Chỉ mãi lo dùi đục so đo,
đâu có hay rằng cổ nhân chỉ với một câu đã cắt đứt
ý căn. Cần phải đi vào chính mạch mà tự nhìn thấy thì
mới được. Cho nên mã Tổ mới nói, “ Câu cuối cùng đã
đến được chỗ quan kiện. Cắt đứt câu nói, không thông
phàm thánh.” Nếu như các ông toan bàn luận về việc này
thì cũng giống như ấn một lưỡi kiếm lên trán, vừa định
so đo là đã táng thân thất mạng ngay. Lại nói rằng, “
Cũng như tung kiếm múa trên không, đừng có luận tới hay
không tới.” Cứ đến cái chỗ tám hướng lung linh mà hiểu.
Há
không nghe cổ nhân nói, “Đồ thùng đen!” hay “Đồ Chồn
hoang!” hay “Đồ mù!” Thử nói xem là khác hay giống với
một đường gây một tiếng hét. Nếu như các ông biết rằng
thiên sai vạn biệt chỉ là một loại, thì tự nhiên là các
ông có thể tám hướng thụ địch được. Các ông muốn hiểu
“ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen? Không? Ngũ Tổ nói, “
Phong hầu tiên sinh.”
TỤNG
Tạng
đầu trắng Hải đầu đen,
Nạp
tăng mắt sáng hiểu không được.
Ngựa
non đạp chết người thiên hạ,
Lâm
Tế chưa phải quân cướp ngày.
Ly
tứ cú tuyệt bách phi,
Thiên
thượng nhân gian chỉ ta biết.
BÌNH:
Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.” Thử nói xem có nghĩa
là gì? Chỉ chút này thôi mà nạp tăng trong thiên hạ không
nhảy ra khỏi được. Nhìn xem khúc cuối Tuyết Đậu kết
luận mới khéo. Thầy ta nói rằng dù các ông có là các nạp
tăng mắt sáng đi nữa các ông vẫn không hiểu nỗi. Cái này
gọi là bí quyết thần tiên, không trao truyền từ cha cho con.
Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp một đời, cuối cùng lại đơn
truyền tâm ấn, gọi là Kim Cương Vương Bảo Kiếm, gọi là
Chính Vị. Những việc dây dưa này là những cái không thể
tránh được. Cổ nhân để lộ chút sắc bén của mình. Nếu
như các ông là những người thấu qua được, thì tha hồ
mà dùi đục để đạt được đại tự tại. Nếu như các
ông không thấu qua được, thì cũng vẫn như trước không
có chỗ để ngộ nhập. Càng nói càng xa đi.
“Ngựa
non đạp chết người thiên hạ.” Tây Thiên Bát Nhã Đa La
tiên tri với Bồ Đề Đạt Ma rằng, “ Trung Hoa tuy lớn, song
không có con đường nào khác, chỉ phải đi theo bước chân
của các con cháu của ông mà thôi. Kim kê biết ngậm một
hạt thóc mà cúng dường cho thập phương La Hán.” Lục Tổ
lại cũng nói với Nam Nhạc Hoài Nhượng hòa thượng rằng,
“ Từ rày trở đi Phật pháp sẽ phát triển từ ông. Sau
này dưới trướng của ông sẽ xuất hiện một ngựa non đạp
chết hết người trong thiên hạ.” Sau đó ( Mã Tổ) nói Pháp
ở Giang Tây giảng đạo Phật khắp thiên hạ, lúc ấy được
thiên hạ gọi là Mã Tổ. Bồ Đề Đạt Ma với Lục Tổ đều
tiên tri trước về Mã Tổ. Xem cách hành sự của Mã Tổ quả
nhiên đăc biệt, thầy ta chỉ nói, “ Tạng đầu trắng, Hải
đầu đen.” Chúng ta thấy đây ngay chỗ thầy ta đạp chết
hết người trong thiên hạ. Chỉ một câu trắng đen này thôi
dù cho ngàn vạn người cũng chẳng cắn phá được.
“
Lâm Tế chưa phải quân cướp ngày.” Lâm Tế một hôm dạy
chúng rằng, “ trong khối thịt đỏ âu này thường có một
vô vị chân nhân ra vào ngay trước mặt các ông. Những ai
chưa tin thì thử nhìn xem.” Lúc ấy có ông tăng bước ra
hỏi, “ Vô vị chân nhân là gì?” Lâm Tế bước khỏi giường
Thiền nắm chặt lấy ông tăng kia nói, “ Nói, nói.” Ông
tăng kia không nói gì được cả. Lâm Tế đẩy ông tar a nói.
“ Vô vị chân nhân là cái cứt khô gì đâu.” Sau này Tuyết
Phong nghe thấy thế nói rằng, “Lâm Tế giống như quân cướp
giữa ban ngày.”
Tuyết
Đậu muốn gặp Lâm Tế quan sát Mã Tổ cơ phong thấy còn
vượt qua cả Lâm Tế. Mã Tổ mới là quân cướp giữa ban
ngày, chứ Lâm Tế vẫn chưa phải là quân cướp giữa ban
ngày. Tuyết Đậi một lúc xuyên luôn cả hai. Để tụng ông
tăng kia Tuyết Đậu nói, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi, thiên
thượng nhân gian chỉ ta biết.” Song đừng có vào hang ma
mà sống! Cổ nhân nói, “ Câu hỏi nằm trong câu trả lời,
câu trả lời nằm trong câu hỏi.” Ông tăng này quả thật
là kỳ đặc. Làm sao mà các ông có thể ly tứ cú tuyệt bách
phi được? Tuyết Đậu nói, “ Việc này chỉ có ta biết.”
Dù cho tam thế chư Phật đi nữa cũng chẳng ngó thấy được.
Mọi người phải tự biết, thì các ông còn đến đây để
cầu cái gì?
Đại
Qui Chân Như niêm rằng, “Ông tăng hỏi như thế, Mã Tổ đáp
như thế là ly tứ cú tuyệt bách phi. Trí Tạng và Hải Huynh
đều chẳng biết.”
Các
ông muốn hiểu chăng? Há không nghe nói “ ngựa non đạp chết
người thiên hạ” sao?
TẮC
THỨ BẢY MƯƠI BỐN
KIM
NGƯU HÒA THƯỢNG CƯỜI HA HA
THÙY:
Vung kiếm Mạc Da, cắt đứt các dây dưa trước mũi nhọn.
Gương sáng treo cao, trong câu dẫn xuất ấn Tì Lô. Ở chỗ
điền điạ ẩn mật, mặc áo ăn cơm. Chỗ thần thông du hí,
làm sao mà nương náu? Đã hiểu rõ chưa? Xin xem văn dưới
đây.
CỬ:Mỗi
lúc đến giờ trai, Kim Ngưu hòa thượng ôm nồi cơm ra trước
tăng đường múa rồi cười ha hả nói, “ Các Bồ Tát mau
ra ăn cơm!”
Tuyết
Đậu nói, “ Tuy là thế, song chẳng phải là Kim Ngưu có hảo
tâm.”
Có
ông tăng hỏi Trường Khánh, “ Cổ nhân nói, ‘Các Bồ Tát
mau ra ăn cơm,’ ý chỉ như thế nào?” Trường Khánh nói,
“ Cũng giống như thể nhân thụ trai mà tán thán vậy.”
BÌNH:
Kim Ngưu là bậc tôn túc trong dòng của Mã Tổ. Mỗi lúc đến
giờ trai là lại ôm nồi cơm ra trước tăng đường múa, rồi
cười ha hả nói, “ Các Bồ Tát mau ra ăn cơm!” Thầy ta
làm như thế suốt hai mươi năm, thử nói xem, ý của thầy
ta ở chỗ nào? Nếu như chỉ để gọi tăng chúng ra ăn cơm,
bình thường người ta có thể đánh mõ đánh trống để
gọi cũng được rồi, hà cớ phải ôm nồi cơm ra làm lắm
trò dấm dớ như thế? Phải chăng là thầy ta điên? Hay là
thầy ta đề xướng kiến lập? Nếu như thầy ta đề xướng
việc này, tại sao không leo lên bảo vương tòa mà lay giường
dơ phất trần? Phải làm như vầy để làm gì?
Người
bây giờ chẳng hể hiểu rằng ý của cổ nhân vốn ở ngoài
ngôn ngữ. Tại sao không thử nhìn vào những đề mục của
ý Tổ Sư từ Tây Trúc đến? Nghĩa là gì? Đã nói rõ rằng
đó là giáo ngoại biệt truyền, đơn truyền tâm ấn. Phương
tiện của cổ nhân là cũng nhắm để cho các ông có thể
đảm đương được một cách trực tiếp mà thôi. Sau này
thiên tư vọng động giải thích nói rằng, “ Há lại có
lắm chuyện như thế. Lạnh thì đến bên lửa, nóng thì hóng
mát, đói thì ăn cơm, mệt thì nằm ngủ.” Nếu dùng thường
tình ra mà giải thích, thì cả tông phái của Đạt Ma hẳn
đã bị quét sạch khỏi mặt đất rồi. Há không biết rằng
cổ nhân suốt ngày đêm không giây phút nào mà lại không
nghĩ đến việc muốn hiểu rõ sự việc này?
Tuyết
Đậu nói, “ Tuy là thế, song chẳng phải là Kim Ngưu có hảo
tâm đâu.” Có rtấ nhiều người hiểu lầm câu nói này.
Đúng là đề hồ trân quí của thế gian mà gặp phải những
kẻ này thì đâm ra biến thành độc dược. Kim Ngưu đã vì
thiên hạ mà bị lụy như thế, cớ làm sao Tuyết Đậu lại
nói là thầy ta không có hảo tâm? Tại sao Tuyết Đậu lại
nói như thế? Phải là các nạp tăng có tâm cơ sống động
thì mới có thể hiểu được. Người thời buổi này không
đến được cương vực của cổ nhân, chỉ mãi nói rằng,
“ Thấy tâm nào đâu? Có Phật nào đâu?” Nếu như các ông
hiểu theo lối này, các ông phá hoại mất Kim Ngưu là bậc
chuyên gia lão luyện. Cần phải quan sát cho kỹ thì mới có
thể hiểu được. Nếu như hôm nay với ngày mai mà cũng chỉ
có miệng lưỡi suông như thế, thì biết đến bao giờ mới
dứt đây?
Sau
đó lúc Trường Khánh thương đường, có ông tăng hỏi, “
Lúc cổ nhân nói, ‘Các Bồ Tát mau ra ăn cơm’, chẳng hay
ý chỉ là như thế nào?” Trường Khánh nói, “ cũng
giống như thể nhân thụ trai mà tán than vậy.” Các bậc
tôn túc từ bi hết sức, lậu đậu không phải là ít. Đúng
là “ nhân thụ trai mà tán than. Song các ông thử nói xem,
tán than cái gì vậy? Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Trong
bóng mây trắng cười ha ha,
Hai
tay cầm đến trao người ta.
Nếu
là dòng dõi sư tử vàng,
Ngoài
ba ngàn dặm vẫn nhìn ra.
BÌNH:
“ Trong bóng mây trắng cười ha ha”. Trường Khánh nói, “
Nhân thụ trai mà tán than.” Tuyết Đậu nói, “ Hai tay cầm
đến trao người ta.” Thử nói xem, phải chăng thầy ta chỉ
đem cơm đến cho người ta ăn hay là còn có cái gì kỳ đặc
hơn nữa? Nếu như các ông có thể hiểu được ngọn ngành
của vấn đề này thì các ông đúng là dòng dõi của sư tử
lông vàng. Nếu như họ là dòng dõi của sư tử lông vàng,
thì Kim Ngưu hẳn đã không cần phải ôm nồi cơm ra trước
tăng đường múa rồi cười ha hả, từ xa ngoài ba ngàn dặm
họ hẳn đã thấy ra được chỗ sai lầm của thấy ta rồi.
Cổ
nhân nói, “ Quan sát trước khi cơ biến khởi lên thì các
ơng sẽ chẳng phải phí chút tơ hào sức lực nào cả.”
Cho nên các nạp tăng cần phải có chỗ dụng một cách hết
sức đặc biệt mới có thể được xưng là bậc tông sư.
Nếu như chỉ dựa vào ngôn ngữ, vẫn còn khó tránh khỏi
lậu đậu.
TẮC
THỨ BẢY MƯƠI LĂM
Ô
CỮU HỎI PHÁP ĐẠO
THÙY:
Linh Phong bảo kiếm, thường lộ hiện tiền. Có thể giết
người, có thể cứu người. Tại đó tại đây, cùng
đắc cùng thất. Nếu muốn cầm lên, cứ việc cầm lên. Nếu
muốn khai triển, cứ việc khai triển. Thử nói xem,lúc không
rơi vào tân chủ, không vướng vào hồi hỗ thì như thế nào/
Thử nêu lên xem.
CỬ:
Có ông tăng từ chúng hội của Định Châu hòa thượng đến
gặp Ô Cữu. Ô Cữu hỏi, “ Pháp đạo của Định Châu có
giống ở đây không?” Ông tăng nói, “ Không khác.” Ô Cữu
nió, “ Nếu không khác thì ông nên trở về đó đi.” Nói
xong đánh ông tăng. Ông tăng nói, “Đầu gậy có mắt, thầy
không được bừa bãi đánh người như thế.” Ô Cữu nói,
“ Hôm nay ta đánh một người.” Nói xong bèn đánh ba lần.
Ông tăng bèn bỏ ra.
Ô
Cữu nói, “ Gậy oan lại có kẻ ăn.” Ông tăng quay lại
nói, “ Làm sao được bây giờ khi mà cán ở trong tay hòa
thượng?” Ô Cữu nói, “ Nếu như thầy muốn, sư núi tôi
xin trao lại cho thầy.” Ông tăng bước tới giật gậy trong
tay Ô Cữu rồi đánh cho Ô Cữu ba lần. Ô Cữu nói, “ Gậy
oan, gậy oan!” Ông tăng nói, “ Có kẻ đang chịu!” Ô Cữu
nói, “ Ta đánh gã này một cách bừa bãi.” Ông tăng bèn
cúi lậy. Ô Cữu nói, “Ông chỉ như thế mà thiô.” Ông
tăng cười lớn rồi bỏ ra. Ô Cữu nói, “ Chỉ như thế
mà thôi, chỉ như thế mà thôi”.