Phần
1
TẮC
THỨ NHẤT
CÁI
TRỐNG KHÔNG CỦA ĐẠT MA
THÙY:
Thấy khói bên kia núi biết là có lửa, thấy sừng bên kia
tường biết là có trâu. Chỉ một hiểu ba, thoáng nhìn đã
rõ, đó cũng như chuyện cơm nước thường ngày của tăng
sĩ. Còn như cắt đứt các dòng nhánh, hiện lên ở phương
đông, chìm đi ở phương tây, tung hoàng nghịch thuận, tự
tại cho hay lấy, vào giây phút đó, thử nói xem là hành tung
của kẻ nào? Thử nhìn vào những lời dây dưa của Tuyết
Đậu.
CỬ:
Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma Đại Sư, “ Thế nào là sự thật
cứu cánh siêu phàm?” Đạt Ma nói, “Trống không chẳng có
gì là siêu phàm”. Vũ Đế hỏi, “Thế đối diện Trẫm
là ai vậy?” Đạt Ma nói “Không biết”. Vũ Đế không hiểu,
Đạt Ma bèn sang sông qua nước Ngụy. Sau đó Vũ Đế thuật
lại câu chuyện trên cho Chí Công. Chí Công hỏi , “Thế bệ
hạ đã biết người ấy là ai chưa?” Vũ Đế nói “ Không
biết”. Chí Công nói, “Đó chính là Bồ Tát Quan Âm đến
để truyền tâm ấn của Phật.” Vũ Đế lấy làm ân hận,
bèn sai sứ đuổi theo để mời Đạt Ma trở lại. Chí Công
nói, “Đừng có nói là bệ hạ sai sứ đuổi theo, dù cho
là cả nước có đuổi theo đi nữa người ấy cũng không
trở lại đâu.”
BÌNH:
Đạt Ma từ xa nhìn thấy đất này ( Trung Hoa) có căn khí Đại
Thừa, cho nên mới lênh đênh vượt biển mà tới, quyết ý
trao truyền tâm ấn, khai ngộ nẻo mê, không lập văn tự,
chỉ thẳng vào tâm, để người ta thấy tự tính của mình
mà chứng thành Phật đạo[1].Nếu ai có thể thấy được
như thế đương nhiên cũng được giải thoát, không còn bị
tất cả các hệ lụy của ngôn ngữ ràng buộc, lập tức
siêu việt lên tất cả chứng thành ngay Phật tính [2].Sau đó
mới có thể nói chuyện với Vũ Đế cũng như thấy rõ cái
chỗ an tâm của Nhị Tổ[3].Không còn những so đo phân
biệt của cảm quan, cắt đứt tất cả những thứ này, bình
thản tự tại, cần gì còn phải phân biệt thị phi, tính
toán được mất? Tuy là như vậy, song mấy ai có thể như
thế?
Vũ
Đế thường mặc áo cà sa, đích thân giảng Kinh Phóng Quang
Bát Nhã[4], giảng sống động đến mức khiến hoa trời rơi
tơi tả xuống đất biến thành ngọc lưu ly. Vũ Đế còn học
Đạo thờ Phật, ra lệnh cho thiên hạ xây chùa độ tăng,
tu hành theo giáo lý. Thiên hạ gọi ông là Phật Tâm Thiên
Tử.
Lúc
Đạt Ma mới đến gặp Vũ Đế, Vũ Đế bèn hỏi , “Trẫm
xây chùa độ tăng, như thế có công đức chăng?” Đạt Ma
nói “ Chẳng có công đức gì cả”. Như thế chẳng khác
gì xối nước bẩn lên đầu người ta. Nếu như ai hiểu được
câu nói “ chẳng có công đức gì cả” này, kể như người
ấy đủ khả năng đối diện Đạt Ma. Thử nói xem xây chùa
độ tăng mà lại chẳng có công đức gì cả? ý nghĩa lời
này là ở đâu?
Vũ
Đế thường cùng Lũ Ước Pháp sư, Phó Đại Sĩ, và Chiêu
Minh Thái Tử bàn luận về hai sự thật cứu cánh và công
ước. Cứ theo như trong giáo lý thì sự thật cứu cánh là
để giải minh phi hữu, sự thật công ước là để giải
minh phi-vô. Cứu cánh và công ước không phải là hai, đó
chính là sự thật tuyệt đối siêu phàm. Đó là chỗ vi diệu
huyền ảo nhất mà hỏi Đạt Ma, “ Thế nào là sự thật
cứu cánh siêu phàm?” Đạt Ma nói, “ Trống không chẳng
có gì là siêu phàm”. Tất cả các tăng sĩ trong thiên hạ
không ai nhảy ra khỏi chỗ này nổi cả. Đạt Ma dùng một
đao cắt đứt tất cả chấp trước cho Vũ Đế. Nay người
ta mới hiểu lầm làm sao, lại dở trò tinh quái trợn mắt
mà nói, “trống không chẳng có gì ăn nhằm đến lời dạy
của Đạt Ma cả.
Ngũ
Tổ thường nói, “Chỉ cần người ta có thể hiểu thấu
cái nguyên lý trống không chẳng có gì là siêu phàm này là
người ta có thể về nhà ngồi bình thản.” Một bên thì
thiên hạ lo tạo ra những phức tạp, song cũng chẳng hại
gì đến việc Đạt Ma đập vỡ cái thùng đen[5] cho họ. Đạt
Ma chính là người kỳ đặc nhất trong vấn đề này. Cho nên
mới có lời nói, “ Nếu như có thể tham hiểu một câu,
thì có thể hàng vạn câu một lúc”. Lúc ấy đương nhiên
người ta có thể thấu rõ, nắm vững. Cổ nhân nói, “ Tan
Xương nát thịt không đủ trả, hiểu được một câu vượt
trăm ức.”
Đạt
ma đối diện trực tiếp với Vũ Đế, lận đận biết bao.
Vũ Đế không giác ngộ, lại còn dựa vào kiến chấp, nhân-ngã,
hỏi thêm một câu, “Đối diện với Trẫm là ai?” Đạt
Ma từ bi cùng tột, lạinói với Vũ Đế “Không biết”.
Khiến cho Vũ Đế kinh hoàng đi, không hiểu Đạt Ma muốn nói
gì . Đến mức này mà còn chấp có hay không thì đều chẳng
nhằm.
Đoan
hòa thượng có lời tụng rằng;
Một
tên bình thường một ưng rơi
Lại
thêm tên nữa mất công thôi
Trở
về Thiếu Thất ngồi yên đó,
Vũ
Đế đừng mong ngỏ lời mời.
Lại
nói, “ Ai muốn mời Đạt Ma trở lại cơ?”
Vũ
Đế không hiểu, Đạt Ma bỏ nước Lương mà đi, lão hán
này chỉ còn biết lúng túng. Đạt Ma bèn qua sông đến nước
Ngụy. Sau này có truyền kỳ nói lại rằng Đạt Ma đạp trên
một cọng lau mà qua sông. Điều này không được rõ lắm,
có thể là những lời tán tụng mà thôi.[6]Lúc ấy Ngụy Minh
Đế đang trị vì. Minh Đế vốn thuộc về một chủng tộc
phương bắc, gọi là Thác Bạt (Toba) sau này mới tự nhận
là người Trung Quốc. Đạt Ma đến đó không đi gặp ai nữa
mà lên thẳng núi Thiếu Lâm, ngồi thiền quay mặt vào tường
suốt chín năm. Sau đó mới gặp Nhị Tổ. Người ở vùng
đó gọi Đạt Ma là “ Bích Quán Bà La Môn”.
Vũ
Đế sau đó hỏi Chí Công, Chí Công nói, “ Thế bệ hạ đã
biết người ấy là ai chưa?” Vũ Đế nói, “Không biết”.
Thử nói xem cái “ không biết” này là một hay khác với
cái “không biết” của Đạt Ma. Giống thì có giống, nhưng
mà không phải là một. Thiên hạ hay hiểu lầm mà bảo rằng,
“ Trước đó, lúc Đạt Ma nói “ không biết” là đang trả
lời về Thiền, sau đó lúc Vũ Đế trả lời Chí Công, câu
trả lời ấy chỉ nằm ở bình diện tri thức công ước.”
May thay điều này chẳng có gì nhằm nhò với ý chỉ của
Đạt Ma. Lúc ấy Chí Công hỏi như thế, thử hỏi xem, Vũ
Đế phải trả lời như thế nào? Tại sao không một gậy
đập chết Chí Công đi cho rồi để khỏi phải lộ vẻ hồ
đồ? Vũ Đế lại thành thực mà khẩn khoản đáp là “ không
biết”. Chí Công thấy cơ hội, bèn chụp lấy mà nói, “Đó
chính là Bồ Tát Quan Âm đến để truyền tâm ấn của Phật.”
Vũ Đế bèn ân hận mà sai sứ đuổi theo để mời Đạt Ma
trở lại. Ngây ngô thật! Phải chi lúc Chí Công nói, “Đó
chính là Bồ Tát Quán âm đến để truyền tâm ấn của Phật,”
mà Vũ Đế tống cổ ông ta ra khỏi nước thì hẳn đã còn
có gì hay ho hơn.
Theo
truyền thuyết thì Chí Công mất vào năm Thiên Giám thừ mười
ba (514 A.D), Đạt Ma thì mãi năm Đại Thông nguyên niên (520
A.D.) mới tới Lương. Như thế là cách nhau có đến bảy năm,
làm thế nào có thể bảo là hai người có gặp nhau được?
Đây hẳn phải là một truyền thuyết sai lầm. Song những
gì đã ghi lại trong truyền thống, ở đây không bàn cãi làm
gì. Điều quan trọng là phải hiểu cái ý chính của vấn
đề mà thôi. Thử nói xem, Đạt Ma là Quan Âm, Chí Công cũng
là Quan Âm, vậy thì ai thật sự là Quan Âm đây? Đã là Quan
Âm thì tại làm sao lại còn có hai? Tại sao lại chỉ có hai,
mà không hàng đoàn hàng lũ?
Sau
đó ở Ngụy Đạt Ma có nghị luận với Quang Thống luật
sư và tam tạng sư Bồ Đề Lưu Chi. Đạt Ma gạt bỏ hình
tướng chỉ thẳng vào tâm, song hai vị kia thì chấp trước
thành kiến cho nên không chấp nhận nổi lập luận của Đạt
Ma. Rốt cuộc còn sinh khởi lòng ganh ghét và mấy bận toan
đầu độc Đạt Ma. Đến lần thứ sáu, vì hóa duyên đã
trọn vẹn, và cũng đã tìm được người để truyền Pháp,
bèn thản nhiên chấp nhận[7], rồi ngồi thẳng thắn mà mất.
Đạt Ma được mai tang ở chùa Định Lâm trên núi Hùng Nhĩ.
Sau này người nước Ngụy là Tống Vân trên đường đi sứ
có gặp Đạt Ma trên ngọn Thông Lĩnh tay cầm một chiếc dép
trở về Ấn Độ.
Vũ
Đế thương tiếc, tự soạn văn bia rằng, “Ôi, thấy
mà chẳng thấy, gặp mà chẳng gặp, ngàn xưa ngàn sau, oán
thay hận thay.” Rồi lại tán thán rằng,” Tâm mà không thì
trong sát na chứng được diệu giác, tâm mà có thì ngàn muôn
kiếp vẫn đọa luân hồi.”
Thử
nói xem hiện giờ Đạt Ma ở đâu? Đi qua rồi mà cũng chẳng
biết.
TỤNG:
Sự
thật trống không
Làm
sao phân biện
Trước
trẫm là ai?
Còn
nói không biết
Do
đó lén qua sông
Há
không sinh gai góc
Cả
nước đuổi theo cũng chẳng về,
Ngàn
sau ngàn xưa nhớ mong suông
Đừng
nhớ mong
Gió
thổi mặt đất bao giờ ngưng
Sư
nhìn hai bên nói:
Nơi
này còn có Tổ Sư chăng/
Tự
đáp, “Có”.
Đến
đây rửa chân cho lão tăng
BÌNH:
Tuyết Đậu tụng công án này, giống như y thể khéo múa Thái
A Kiếm, uyển chuyển trong không, đương nhiên không phạm phải
mũi nhọn. Nếu như không có cái khả năng này, thì vừa nhặt
kiếm lên tay hẳn đã bị mũi nhọn đả thương. Đối với
những người đủ mắt để nhìn thấy thì một niệm, một
xuyên, một khen, một chê, chỉ dùng tứ cú mà định đoán
cả một tắc công án. Phàm việc tụng cổ, thường là giảng
về Thiền một cách vòng vo, nêu lên ý chính của vấn đề
xưa, rồi theo các dữ kiện mà kết thúc công án, chỉ có
thế thôi.
Tuyết
Đậu giáp mặt trực tiếp với công án, lập tức tụng rằng,
“Sự thật trống không, làm sao phân biện?” Dưới câu đầu,
Tuyết Đậu thêm một câu này, quả là kỳ đặc hết sức.
Thử nói xem, rốt cuộc phải phân biện như thế nào? Dù cho
có mắt sắt người đồng đi nữa, cũng chẳng biết đường
nào mà rờ rẫm. Đến chổ này rồi, há có thể lấy
tỉnh thức ra mà đắn đo được sao? Do đó mà Vân Môn nói,
“ Như đánh đá lửa, giống ánh điện chớp”. Vấn đề
này không nằm trong sự suy nghĩ hay ý tưởng. Đến lúc mà
ông há miệng, thì đâu còn có công dụng gì nữa. Ngay lúc
tính toán so đo vừa khởi, thì con chim cắt đã bay qua Tân
La ( Cao Ly ) rồi.
Tuyết
Đậu nói, “Các ông tăng trong thiên hạ, các ông phân biện
vấn đề này như thế nào? Đối diện với trẫm là ai?”
Lại còn nói “không biết”. Đây chính là chỗ từ tâm của
Tuyết Đậu, nổ lực không ngớt để giúp thiên hạ. Thử
nói xem “trống không” và “ không biết” là một hay hai.
Nếu như người đủ khả năng hiểu, thế nào cũng phân nó
làm hai. Thiên hạ ở mọi nơi thường nói, “Tuyết Đậu
cùng lắm chỉ nêu lại vấn đề lên một lần nữa mà thôi.”
Đâu có biết rằng, bốn câu tụng đã nói lên hết ý nghĩa
của công án rồi.
Sau
đó vì lòng từ bi, Tuyết Đậu mới tụng sự tích nhân duyên
rằng, “ Do đó lén qua sông, há không sinh gai góc?” Đạt
Ma đến xứ này vốn để giải thoát thiên hạ khỏi chỗ
dính dấp ràng buộc, nhổ đinh bạt chốt, cắt dọn gai góc.
Tại sao Tuyết Đậu lại đi nói rằng Đạt Ma làm gai góc
sinh? Cũng không phải chỉ vào buổi ấy, mà ngày nay dưới
chân mọi người gai góc cũng đã thâm đến mấy trượng.
“Cả nước đuổi theo cũng chẳng về, ngàn xưa ngàn sau nhớ
mông suông”, đúng là không phải trượng phu. Thử nói xem,
Đạt Ma ở đâu? Nếu thấy được Dạt Ma thì sẽ thấy được
chỗ vì người của Tuyết Đậu.
Tuyết
Đậu lại sợ thiên hạ mải đuổi theo kiến thức thường
tình, cho nên mở tung khóa chốt, để lộ chỗ thấy của mình
mà nói rằng, “Đừng nhớ mong! Gió thổi mặt đất bao giờ
ngưng.” Nếu đã không nhớ mong, thì các chuyện dưới chân
mình làm sao mà nảy sinh? Tuyết Đậu nói, hiện giờ ở đây,
gió trong thổi mặt đất, trên trời dưới đất, có chỗ
nào là cùng cực? Tuyết Đậu đem tất cả các việc từ thiên
cổ vạn cổ ném ngay ra trước mặt. Không phải chỉ với
một mình Tuyết Đậu, mà ngay hiện giờ có chỗ nào là cùng
cực? Ngay cả nơi con người các ông,có chỗ nào là cùng cực?
Tuyết
Đậu lại vẫn sợ thiên hạ sẽ chấp trước vào chỗ này,
cho nên lại mượn vào phương tiện, lớn tiếng nói, “Nơi
này còn có Tổ Sư chăng?” Rồi tự trả lời, “Có”. Ở
đây Tuyết Đậu chẳng còn ngần ngại bộc lộ lòng dạ của
mình cho thiên hạ. Lại tự nói, “Đến đây rửa chân cho
lão tăng”.Quả tình là hạ thấp quang huy của người ta một
cách quá đáng, song lúc ấy Tuyết Đậu cũng đã cung hiến
cả tay chân mình. Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu nằm ở
chổ nào? Đến chổ này rồi thì có gọi là lừa cũng được,
có gọi là ngựa cũng được, mà có gọi là Tổ Sư cũng được.
Song làm sao có thể gọi tên hay mô tả được? Ý kiến thông
thường rằng Tuyết Đậu chỉ lợi dụng Tổ Sư, may thay chẳng
có gì nhằm nhò với việc này cả. Nhưng mà thử nói xem,
rốt cuộc là chuyện gì đây? “Chỉ cho lão hồ biết, không
cho lão hồ hiểu”.
TẮC
THỨ NHÌ
CHÍ
ĐẠO VÔ NAN CỦA TRIỆU CHÂU
THÙY:
Trời đất hẹp; trăng sao tinh tú đồng thời tối ám. Dù
cho là gậy giáng xuống như mưa sa, tiếng hét vang dội như
sấm động, các ông vẫn chưa đảm đương được việc hướng
thượng của tông môn.Dù cho là chư Phật của ba đời, cũng
chỉ có thể tự biết;Tổ Sư của các thế hệ cũng không
thể đề cập rốt ráo được vấn đề. Cả một kho giáo
lý cũng không giải thích hết, các tăng sĩ thông thái cũng
không tự cứu được. Đã đến mức độ này rồi, làm thế
nào còn xin chỉ đạo nữa được?Nói ra chữ “Phật” chẳng
khác gì là lội trong nước bùn, nói ra chữ “ Thiền” cả
mặt lúng túng. Bậc thượng sĩ có công tu tập lâu dài chẳng
cần phải đợi ai nói, còn kẻ hậu học căn cơ thô thiển
thì vẫn cần phải điều nghiên và hiểu thấu.[8]
CỬ:
Triệu Châu dạy chúng nói, “Đạo lớn không khó miễn đừng
so đo. Vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn so đo. Điều
này hết sức minh bạch. Lão tăng này chẳng ở nơi minh bạch.
Các ông có còn trì giữ gì chăng?”
Lúc
ấy có ông tăng hỏi, “ Không ở nơi minh bạch, thì thầy
trì giữ cái gì?”
Triệu
Châu nói “ Tôi cũng chẳng biết nữa.”
Ông
tăng nói, “Hòa thượng đã không biết cớ sao còn nói là
không ở nơi minh bạch?”
Triệu
Châu nói, “Hỏi về vấn đề là đủ rồi. Mau lạy rồi
trở lui.”
BÌNH:
Triệu Châu thường dẫn lời “Đạo lớn không khó, miễn
đừng so đo” này. Đây vốn là từ bài Tín Tâm Minh” của
Tam Tổ[9] “Đạo lớn không khó, miễn đừng so đo. Đừng
thích hay ghét, tự nhiên minh bạch.” Vừa khởi lòng thị
phi, tức là có lựa chọn so đo, điều này rất minh bạch.
Vừa sinh lòng hiểu như thế, vấn đề kể như đã vuột mất.
Khi bị ràng buộc dính dấp, biết làm được gì? Triệu Châu
nói, “Đây là lựa chọn so đo, điều này rất minh bạch.”
Thời buổi này người tham Thiền học đạo, nếu không vướng
vào chỗ lựa chọn so đo, thì cũng ngồi trong sự minh bạch.
Triệu Châu nói, “ Lão tăng không ở nơi minh bạch. Các ông
có còn trì giữ gìn nữa chăng?” Các ông đã không ở chỗ
minh bạch, thử nói xem, Triệu Châu ở đâu? Tại sao vẫn còn
dạy cho thiên hạ trì giữ?
Ngũ
Tổ thường nói, “Đưa tay ra như thế dắt các ông, các ông
hiểu như thế nào? Thử nói xem, đâu là chỗ đưa tay ra? Nhận
thức ý nghĩa đầu lưỡi câu, đứng chấp vào điểm giữa
cán cân.
Ông
tăng kia bước ra, quả là kỳ đặc hết sức. Tại sao vậy?
Ông ta nắm được chỗ hở của Triệu Châu bèn dồn Triệu
Châu bằng câu hỏi. “ Hòa thượng đã không ở nơi minh bạch
thì còn trì giữ cái gì nữa?” Triệu Châu cũng hay, chẳng
bao giờ dùng đến gậy hay hét, chỉ nói, “ Tôi cũng chẳng
biết”. Nếu như không phải là lão tăng , bất cứ ai bị
ông tăng kia dồn như thế ắt cũng đến phải lúng túng. May
mà lão tăng Triệu Châu có thể tự tại chuyển thân cho nên
mới trả lời ông tăng như trên. Những kẻ học Thiền ngày
nay, bị hỏi cũng thường trả lời, “ Tôi cũng chẳng biết,
chẳng hiểu.” Có điều tuy chung một đường song không cùng
một lối. Ông tăng kia có chỗ đặc biệt lắm; mới biết
hỏi tiếp, “ Hòa thượng đã không biết, cớ sao còn nói
là không ở nơi minh bạch?” Đối đáp thật hay!
Nếu
như là người khác thì không cách chi mà gỡ gạc cho được.
song Triệu Châu lại là một chuyên gia, chỉ nói với ông tăng
kia, “ Hỏi về vấn đề là đủ rồi, lạy rồi trở lui
đi.” Ông tăng này vẫn chẳng biết phải đối xử thế nào
với lão hán này, chỉ còn biết ấm ức ngậm miệng.
Đây
đúng là bậc tông sư đại đảm, không bao giờ bàn luận
về lẽ huyền diệu hay cơ cảnh với chúng ta, mà chỉ tiếp
thiên hạ bằng những vấn đề căn bản nhất. Cho nên nói,
“ Khi chúng mình bài báng nhau ta chấp các ông cặp sừng,
khi chúng mình phỉ nhổ nhau ta chấp các ông tạt nước.”
Đâu có ai ngờ rằng lão hán này suốt đời hành cước chẳng
bao giờ xử dụng đến gậy hay hét, mà chỉ dùng những lời
lẽ tầm thường, có điều người trong thiên hạ chẳng ai
làm gì được ông ta cả. Chỉ bởi vì bình sinh không bao giờ
ông ta chịu so đo:cho nên ông ta đắc đại tự tại tha hồ
tung hoành ngang dọc. Người thời buổi này không hiểu, chỉ
nói rằng Triệu Châu không trả lời câu hỏi hoặc giải thích
cho người khác. Họ đâu có ngờ rằng sự việc lướt qua
trước mặt họ mà họ không hay biết.
TỤNG:
Đạo
lớn không khó
Đầu
mối ngôn ngữ
Một
có nhiều loại
Hai
không nhị nguyên
Chân
trời nhật nguyệt lên xuống
Ngoài
song núi thâm nước lạnh
Trong
đầu ý cạn sao còn vui
Cây
khô điệu sáo vẫn chưa dứt