Phần
9
TẮC
THỨ TÁM MUƠI MỐT
DƯỢC
SƠN BẮN NAI
THÙY:
Giựt cờ cướp trống, ngàn thánh không dò. Cắt đứt lầm
lẫn, vạn cơ không đến. Không phải thần thông diệu dụng,
chẳng phải bổn thể như thiên. Thử nói xem, bằng vào đâu
mà đạt được sự kỳ đặc như vậy?
CỬ:
Có ông tăng hỏi Dược Sơn, trên đất bằng cỏ thấp, có
từng bầy nai, làm thế nào để bắn được con nai của loài
nai? Dược Sơn nói, “Xem tên đây!” Ông tăng bèn ngã xuống
. Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái ngã chết này ra
ngoài xem.” Ông tăng bèn đi. Dược Sơn nói, “ Những
kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.”
Tuyết
Đậu niệm rằng, “ Ba bước tuy sống, năm bước phải chết.”
BÌNH:
Công án này trong Tào Động gọi là “ mượn sự mà hỏi.”
Cũng gọi là “ câu hỏi để biện chủ nhân.” Loại công
án này được dùng để minh giải cơ biến hiện tiền. Bình
thường thì nai rất dễ bắn. Chỉ có con nai này thường mài
sừng của nó nơi vách đá, cho nên sừng của nó sắc như
thể kiếm. Nó dùng chính thân của mình ra mà che chở bầy
nai khiến cho cọp cũng không đến gần được.
Ông
tăng này cũng rất là tỉnh táo dẫn việc đó ra để hỏi
Dược Sơn để minh giải đệ nhất cơ.Dược Sơn nói, “
Xem tên đây!” Đúng là bậc tông sư chuyên gia, kỳ đặc
hết sức, giống như đá lửa điện chớp.
Há
không nghe chyện lúc Tam Bình mới đến tham kiến Thạch Củng,
Thạch Củng vừa thấy Tam Bình đến đã làm ra vẻ như đang
giương cung rồi nói, “ xem tên đây!” Tam Bình vạch ngực
ra nói, “Đây là tên giết người hay tên cứu người?”
Thạch Củng nói, “ Ba mươi năm nay một cây cung hai mũi tên,
hôm nay chỉ bắn được một nữa thánh nhân.” Rồi bèn bẻ
cung tên đi.
Sau
đó Tam Bình thuật lại cho Đại Điên. Đại Điên nói, “Đả
là tên cứu người thì tại sao còn phải dựa trên cây cung
mà phân biện?’ Tam Bình không nói gì được. Đại Điên
nói, “ Ba chục năm sau muốn có người thuật lại lời này
rất là khó.”
Pháp
Đăng có bài tụng rằng, “ Xưa có thầy Thạch Củng, gác
cung tên ngồi đó. Cứ thế ba mươi năm , không có một người
hiểu, kịp khi Tam Bình đến, cha con khế hợp nhau. Suy nghĩ
cặn kẽ lại , họ bắn trên ụ đất.”
Sách
lược của Thạch Củng cũng giống y như thể sách lược của
Dược Sơn. Tam Bình có mắt trên đỉnh đầu cho nên chỉ trong
một câu là trúng đích. Giống y như thể Dược Sơn nói, “
Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn giả dạng làm con nai ngã xuống.
Ông tăng kia kể cũng là một chuyên gia, có điều có đầu
mà không có đuôi. Ông ta đặt hầm bẫy toan bẫy Dược Sơn.
Song làm sao được khi mà Dược Sơn là bậc chuyên gia, vẫn
tiếp tục bức ông ta. Lúc Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu
kéo cái gã chết này ra ngoài xem” giống như thể thầy ta
khai triển mặt trận của mình ra trước mặt. Ông tăng kia
bèn bỏ đi. Đúng thì có đúng, có điều chưa thánh thoát
và tay chân hãy còn dính dấp. Cho nên Dược Sơn nói, “ Những
kẻ chơi với đất bùn như thế này đến bao giờ mới dứt.”
Dược Sơn lúc ấy nếu không nói câu kết luận này, có lẽ
đã bị thiên hạ phê bình suốt thiên cổ rồi.
Dược
Sơn nói, “ Xem tên đây!” Ông tăng kia bèn ngã xuống. Thử
nói xem, đó có phải là hiểu hay không? Nếu bào là hiểu
thì tại sao Dược Sơn lại bảo là những kẻ chơi với bùn
gì đó. Điều này có vẻ ác hết sức.
Có
ông tăng hỏi Đức Sơn, “ Lúc người học cầm Mạc Da kiếm
toan lấy đầu thầy thì như thế nào?” Đức Sơn đưa cổ
ra rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu thầy đã rụng rồi.”
Đức Sơn cúi đầu quay về phương trượng. Nham Đầu hỏi
một ông tăng,” Từ đâu tới?” Ông tăng nói, “ Từ Tây
Kinh tới.” Nham Đầu hỏi, “ Kể từ sau nạn Hoàng Sào có
còn thu kiếm được chăng?” Ông tăng nói, “Được”. Nham
Đầu đưa cổ tới trước rồi hét. Ông tăng nói, “Đầu
thầy đã rụng rồi.” Nham Đầu cười ầm lên. Những công
án này đều là những cơ bẫy hổ, giống như công án này.
Dược Sơn nhìn thấu ông tăng kia, cho nên tiếp tục bức tới
mà thôi.
Tuyết
Đậu nói, “ Ba bước tuy sống , năm bước phải chết.”
Ông tăng kia tuy rằng rất biết xem tên, cho nên mới nằm xuống.
Dược Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài
xem.” Ông tăng bèn bỏ đi. Tuyết Đậu nói, “ Chỉ e rằng
ông ta không sống được ngoài ba bước. Nếu như lúc ấy
ông ta nhảy ra ngoài được năm bước, người trong thiên hạ
hẳn chẳng làm gì được ông ta.
Các
bậc chuyên gia gặp nhau, cần phải có sự thay đổi ngôi chủ
khách từ đầu đến cuối, không có gián đoạn, lúc ấy mới
có phần tự do tự tại. Lúc ấy ông tăng kia đã không tiếp
tục được từ đầu đến cuối, cho nên mới bị Tuyết Đậu
phê phán. Cuối cùng Tuyết Đậu lại dùng lời của ông ta
mà rụng rằng:
TỤNG
Nai
của nai,
Ngài
nhìn xem.
Bắn
một tên,
Chạy
ba bước.
Năm
bước nếu sống,
Thành
bầy đuổi cọp.
Mắt
chính xưa nay cho thợ săn,
Tuyết
Đậu lớn tiếng bảo xem tên!
BÌNH:
“ Nai của nai, ngài nhìn xem.” Các nạp tăng cần phải có
mắt của con nai chúa có sứng của con nai chúa, phải có cơ
quan phải có sách lược. Dù cho đó là mãnh hổ có cánh mèo
rừng có sừng , con nai chúa vẫn giữ được thân mình không
bị hại. Lúc ông tăng kia nằm xuống , có ý nói rằng, “
Tôi chính là nai chúa.” Bắn một tên, chạy ba bước,” Dược
Sơn nói, “ Xem tên đây.” Ông tăng bèn nằm xuống. Dược
Sơn nói, “ Thị giả đâu kéo cái gã chết này ra ngoài xem.”
Ông tăng này bèn bỏ đi. Hay lắm, nhưng mà ông ta chỉ đi
được ba bước mà thôi.
“
Năm bước nếu sống , thành bầy đuổi cọp.” Tuyết Đậu
nói, “Chỉ e rằng trong vòng năm bước là ông ta chết mất.
Nếu như lúc ấy mà ông ta có thể nhảy ra được năm bước
mà vẫn còn sống, thì ông ta hẳn đã có thể kết hợp được
bầy lũ để mà đuổi cọp rồi.” Sừng của con nai chúa
sắc bén như mũi thương, ngay cả cọp trông thấy cũng phải
sợ mà bỏ chạy. Đây là con nai chúa, thường lãnh đạo bầy
nai đuổi cọp qua núi khác.
Cuối
cùng Tuyết Đậu tụng Dược Sơn ngay lúc ấy có chỗ xuất
thân “ Mắt chính xưa nay cho thợ săn.” Dược Sơn giống
như một thợ săn biết bắn, còn ông tăng kia thì giống như
con nai. Tuyết Đậu lúc ấy nhận thượng đường thuật lại
lời này, cuối cùng kết luận trong vài lời, nói lớn một
câu rằng, “ Xem tên!” Lúc ấy kẻ đứng hay người ngồi
gì cũng chẳng động đậy được.
TẮC
THỨ TÁM MƯƠI HAI
KIẾN
CỐ PHÁP THÂN CỦA ĐẠI LONG
THÙY:
Giây nơi đầu gậy, có mắt mới biết. Cơ biến đặc biệt,
chuyên gia biện được. Song thử nói xem, giây nơi đầu gậy
là gì? Cơ biến đặc biệt là gì? Thử nêu lên xem.
CỬ:Có
ông tăng hỏi Đại Long, “ Sắc thân bại hoại, thế nào
là kiên cố Pháp Thân?” Đại Long nói, “ Hoa núi nở tựa
gấm, nước khe trong như ngọc.”
BÌNH:
Nếu như dựa vào ngôn ngữ để tìm hiểu ý nghĩa của công
án này thì cũng giống như thể khua gậy đánh trăng. Chẳng
có gì là nhằm nhò cả. Cổ nhân đã nói rõ rằng, “ Nếu
như muốn đạt được chỗ thân thiết, đừng đem câu hỏi
đến hỏi. Tại sao vậy? Bởi vì câu hỏi nằm trong câu trả
lời, câu trả lời nằm trong câu hỏi.”
Ông
tăng này gánh một gánh dấm dớ đến đổi lấy một gánh
lúng túng. Đặt câu hỏi như thế, chỗ thất bại của ông
ta không phải là ít. Nếu như không phải là Đại Long, sai
có thể che trời trùm đất được? Ông tăng hỏi như thế,
Đại Long đáp như thế, chính là một toàn thể. Đại Long
chẳng hề di dịch một tơ hào, giống như thể thấy THỎ
THẢ ƯNG, thấy lỗ đóng cọc. Ba thừa và mười hai phần
giáo, còn có thời tiết này chăng? Kể cũng kỳ đặc hết
sức, ngôn ngữ của thầy ta chẳng hề làm nghẹn họng thiên
hạ. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Một phiến mất trắng
ngang thung lũng, bao nhiêu chim đêm không thấy tổ.”
Có
người bảo rằng đây chỉ là trả lời một cách khéo léo.
Những kẻ hiểu như thế đúng là những kẻ diệt hết dòng
giống của Phật. Chẳng hề biết rằng cổ nhân chỉ
với một cơ một cảnh gỡ hết xiếng xích, mỗi một câu
một lời đều là vàng ròng ngọc tinh. Nếu như là người
có mắt và óc của nạp tăng, có lúc biết nắm giữ có lúc
biết buông bỏ. Chiếu dụng cùng một lúc, nhân cảnh đều
hoạt, vừa buông ra vừa thu vào. Thông biến tùy lúc. Nếu
như không có đại cơ đại dụng, làm sao mà bao trùm được
trời đất như thế này? Giống như gương sáng trên giá, người
Hồ đến thì phản chiếu bóng người Hồ, người Hán đến
thì phản chiếu bóng người Hán.
Công
án này giống như câu chuyện về dậu hoa (Tắc 39), song ý
nghĩa lại không giống. Câu hỏi của ông tăng không rõ ràng,
câu trả lời của Đại Long lại vô cùng khế hợp. Há không
nghe có ông tăng hỏi Vân Môn, “ Lúc cây điêu linh lá rôi
rụng thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Thể lộ kim phong.”
Đó gọi là “ hai đầu mũi tên chạm nhau.” Ở đây ông
tăng hỏi Đại Long, “ Sắc thân bại hoại, thế nào là kiên
cố Pháp Thân?” Đại Long nói, “ Hoa núi nở tựa gấm, nước
khe trong như ngọc.” Giống y như thể “Ông đi hướng tây
về Tần, tôi đi hướng đông về Lỗ.”Người ta đã làm
như thế thì tôi không làm như thế. Câu trả lời của Đại
Long hoàn toàn tương phản với câu trả lời của Vân Môn.
Vân MÔn hành động như vậy thì dễ thấy, Đại Long không
hành động như vậy thì lại khó thấy. Song miệng lưỡi của
Đại Long mới thật là kỳ diệu. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Hỏi
mà không biết,
Đáp
vẫn không hiểu.
Trăng
lạnh gió cao,
Vách
cổ thông lạnh.
Vui
thay gặp được người đạt đạo,
Không
dùng ngữ mặc đối.
Tay
cầm roi ngọc trắng,
Đánh
vỡ ngọc ly châu.
Không
đập vỡ,
Thêm
tì vết.
Nước
có hiến chương,
Ba
ngàn điều tội.
BÌNH:
Tuyết Đậu tụng một cách công phu hết sức. Trước đây
lúc tụng lời của Vân Môn, thầy ta nói,” Câu hỏi đã có
gốc, câu đáp cũng phải giống.” Bởi vì công án này không
như thế, cho nên Tuyết Đậu nói, “ Hỏi mà không biết,
đáp vẫn không hiểu.” Câu trả lời của Đại Long chỉ
liếc qua thôi cũng thấy là kỳ đặc hết sức. Câu trả lời
của thầy ta rõ ràng đến mức những người hỏi thầy ta
như vậy kể như đã thất bại ngay trước khi cất tiếng
hỏi rồi. Với câu trả lời như thế, Đại Long có thể hạ
thấp mình xuống để khế hợp với cơ nghi của ông tăng
kia nói rằng, “ Hoa núi nở tựa gấm, nước khe trong như
ngọc.” Các ông bây giờ hiểu ý của Đại Long như thế
nào? Câu trả lời của thầy ta chỉ cần liếc qua cũng thấy
là kỳ đặc rồi.
Cho
nên Tuyết Đậu mới tụng ra để cho thiên hạ biết rằng
trăng lạnh gió cao lay động cội tùng trên vách cổ . Song
thử nói xem, phải hiểu ý thầy ta như thế nào? Cho nên vừa
rồi tôi mới nói rằn đó là ống sáo không lỗ đập lên
tấm vản trải dạ. Chỉ bốn câu là đủ tụng hết rồi,
Tuyết Đậu lại sợ thiên hạ rơi vào chỗ lập luận, cho
nên nói rằng, “ Vui thay gặp được người đạt đạo, không
dùng ngữ mặc đối.” Việc này đã không phải là kiến
văn giác tri lại cũng chẳng phải là tư lương phân biệt.
Cho nên mới có câu nói, “ Thẳng thắn không kiêm đới, độc
văn dựa vào gì? Nếu gặp kẻ đạt đạo, chẳng dùng ngữ
mặc đối.” Đây là câu tụng của Hương Nghiêm mà Tuyết
Đậu dẫn dụng.
Há
không nghe có ông tăng hỏi Triệu Châu, “ Không dùng ngữ
mặc để đối, chẳng hay dùng gì để đối?”Triệu Châu
nói, “ Trình cái thùng đen của ông ra.” Câu trả lời này
cũng giống với lời của Đại Long, không rơi vào trong tình
trần ý tưởng của các ông.
Giống
cái gì cơ? Tay cầm roi ngọc trắng, đánh vỡ ngọc ly châu.”
Cho nên lệnh của các Tổ Sư phải được thi hành, cắt đứt
tất cả thiên chấp của thập phương. Đây là sựviệc trên
lưỡi kiếm, cần phải có đảm lược như thế mới được.
Nếu không như thế thì là cô phụ các bậc thánh từ xưa
đến nay. Đến chỗ này rồi cần phải vô sự thì tự nhiên
có cái hay của nó. Đó cũng chính là cách mà bậc hướng
thượng cư xử.” Không đập vỡ” ắt đã làm nó có “
thêm tì vết” rồi. Hẳn đã lậu đậu biết mấy.
Cuối
cùng, các ông phải làm sao mới được cơ? “ Nước có hiến
chương, ba ngàn điều tội.” Ba ngàn điều khoản của ngụ
hình, không có tội nào lớn hơn bất hiếu. Ông tăng kia một
lúc phạm luôn cả ba ngàn điều tội. Tại sao vậy? Chỉ bởi
vì ông ta không tiếp người khác bằng con người thật của
mình. Nếu như là Đại Long thì hẳn đã không như thế.
TẮC
THỨ TÁM MƯƠI BA
CỔ
PHẬT VÀ CỘT TRỤ CỦA VÂN MÔN
CỬ:
Vân Môn dạy chúng rằng, “ Cổ Phật và cột trụ tương
giao là cơ thứ mấy?” Rồi lại tự đáp, “ Nam Sơn mây
nổi, Bắc Sơn mưa rơi.”
BÌNH:
Vân Môn Đại sư đào tạo ra hơn tám mươi vị thiện tri thức.
Sau khi thầy ta thiên hóa mười bảy năm, thiên hạ khai tháp
để xem, thấy nhục thân thầy ta vẫn nghiêm nhiên như xưa.
Vân Môn có chỗ thấy minh bạch, cơ cảnh tấn tốc. Phàm các
thùy ngữ, biệt ngữ và đại ngữ của thầy ta thì trực
tiếp và vời vợi. Công án này cũng giống như đá lửa điện
chớp. Đúng là xuát quỉ nhập thần. Khánh Tàng Chủ nói,
“ Trong tạng giáo còn có được những lời như vậy chăng?”
Người
thời buổi này thường dựa vào thiên kiến nói rằng, “
Phật là đạo sư của tam giới, từ phụ của tứ sinh, đã
là cổ Phật thì làm sao lại tương giao với cột trụ được?”
Nếu như các ông hiểu theo kiểu này, các ông chẳng bao giờ
rờ rẫm cho ra được. Có người gọi lời nói của Vân Môn
là “ vô trung xướng xuất.” Đâu có biết rằng những lời
nói của các bậc tông sư cắt đứt ý thức, cắt đứt so
đo bằng thiên kiến, cắt đứt sinh tử, cắt đứt pháp trần,
nhập chính vị song lại chẳng giữ lại một pháp nào cả.
Các ông vừa mới lý luận so đo tức là các ông tự trói
buộc tay chân.
Thử
nói xem, ý của cổ nhân là thế nào? Chỉ cần làm cho tâm
cảnh nhất như, là lập tức tốt xấu thị phi không còn dao
động mình được nữa. Lúc ấy các ông muốn nói “hữu”
cũng được mà muốn nói” vô” cũng được. Có cơ cũng
được mà không có cơ cũng được. Đến chỗ này rồi
thì bất cứ gì cũng là lệnh cả. Ngũ Tổ nói, “Đại tiểu
Vân Môn, té ra lại nhát gan như thế.” Nếu như là sư núi
tôi, thì tôi hẳn đã chỉ nói với thầy ta rằng, “Đó là
cơ thứ tám.”
Vân
Môn nói, “ Cổ Phật và cột trụ tương giao là cơ thứ mấy?”
Trong một lúc gói trọn tất cả lại trước mắt các ông.
Ông tăng hỏi, “ Chưa hiểu ý chỉ của thầy như thế nào.”
Vân Môn nói, “ Mỗi sợi trị giá ba mươi đồng tiền.”
Thầy ta đúng là có mắt để đoán định càn khôn.
Bởi
vì không ai hiểu cho nên sau đó thầy ta mới trả lời dùm
cho họ rằng, “ Nam Sơn mây nổi, Bắc Sơn mưa rơi.” Thầy
ta mở một lối vào cho những kẽ hậu học. Cho nên Tuyết
Đậu chỉ niêm cái chỗ thầy ta đoán định càn khôn lên
cho thiên hạ xem mà thôi. Nếu như các ông vừa khởi tâm so
đo, lập tức các ông lỡ mất nó, dù rằng nó ở ngay trước
mắt các ông. Cần phải trở về tận căn nguồn của tông
chỉ của Vân Môn mới có thể hiểu được tâm cơ cao vợi
của thầy ta được. Cho nên mới tụng rằng:
TỤNG
Mây
Nam Sơn,
Mưa
Bắc Sơn.
Hăm
tám và sáu thầy trước mặt.
Đã
từng thượng đường ở Tân La,
Chưa
từng đánh trống ở đại Đường.