Phần
2
TẮC
THỨ MƯỜI MỘT
KẺ
UỐNG CẶN RƯỢU CỦA HOÀNG BÁ
THÚY:
Phật Tổ đại cơ,nắm cả trong tay. Mạng sống người trời,
đều chịu sai sử. Một lời vẩn vơ, cũng làm kinh động
quần chúng. Một cơ một cảnh, đánh tung xiềng xích. tiếp
nhận cơ hội hướng thượng, bàn đến sự siêu việt. thử
nói xem, từng có ai đến như thế? Có ai biết cốt yếu của
việc này chăng? Xin nêu lên xem thử.
CỬ:
Hoàng Bá dạy chúng rằng, “ Các ông chỉ là những kẻ uống
cặn rượu. Hành cước như thế, ở đâu có ngày hôm nay?
Có biết là trong xứ Trung Quốc này không có Thiền Sư chăng?”
Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “ Thế những người hướng
dẫn đồ chúng ở khắp các nơi thì sao?”Hoàng Bá nói, “
Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều không có
những bậc thầy mà thôi.”
BÌNH:
Hoàng Bá thân cao bảy thước[1], trên trán có cục thịt nhô
ra trông như thể viên ngọc tròn. Bẩm sinh thông hiểu Thiền.
có truyền thuyết nói rằng đã từng đồng hành với La Hán
[2] . Hồi xưa Sư đi lên núi Thiên Thai, giữa đường gặp
một ông tăng, hai người cười nói với nhau như thể thâm
giao. Hoàng Bá nhìn kỹ ông tăng, thấy ông ta có đôi mắt
sáng quắc, có vẻ dị tướng.Hai người đồng hành với nhau,
đến khi gặp dòng suối nước lũ kia, Hoàng Bá chống gậy,
cởi nón đứng đó. Ông tăng kia thúc Sư cùng qua sông , Sư
nói, “Ông cử qua trước đi Ông tăng kia bèn vén áo nhón
bước trên sông như thể đi trên đất bằng, vừa quay đầu
lại nói,”Qua đi,qua đi!” Hoàng Bá hét, “Đồ ích kỷ!
Tôi mà biết ông dở trò như thế, tôi đã sớm chặt phăng
chân ông đi rồi!” Ông tăng kia thở dài nói, “Đúng là
bậc Pháp khí [3] của Đại Thừa!” Nói xong biến mất.
Lúc
Hoàng Bá mới đến gặp Bách Trượng, Bách Trượng nói, “
Nguy nga hùng vĩ, từ đâu đến vậy?” Hoàng Bá nói, Nguy nga
hùng vĩ, từ đỉnh núi tới.” Bách Trượng nói, “Đến
có việc gì vậy?” Hoàng Bá nói, “ Không vì việc gì khác
cả.” Bách Trượng coi trọng là bậc Pháp khí.
Hôm
sau từ giã Bách Trượng, Bách Trượng nói, “Đi đâu vậy?”
Hoàng Bá nói, “Đi Giang Tây để ra mắt Mã Đại Sư.” Bách
Trượng nói, “ Mã Đại Sư đã qua đời rồi.” Hoàng Bá
nói, “ Không hiểu lúc sinh thời, Mã Đại Sư có nói những
gì? Mong được nghe lại.” Bách Trượng bèn thuật lại nhân
duyên gặp Mã Tổ: “ Lúc Mã Tổ thấy tôi tới, ngài dơ phất
trần lên. Tôi hỏi, “ Thầy là một hay khác với hành động
này?” Mã Tổ bèn treo phất trần nơi đầu giường Thiền.
Mãi lâu sau Mã Tổ mới hỏi, “ Sau này ông khua môi múa mỏ,
vì người như thế nào?” Tôi dựt lấy phất trần dơ lên.
Mã Tổ nói, “ông là một hay khác với hành động này?”
Tôi treo lại phất trần nơi đầu giường Thiền. Mã Tổ thị
uy hét một tiếng khiến tôi lúc ấy bị điếc tai suốt ba
ngày.”
Hoàng
Bá bất giác rùng mình le lưỡi.Bách Trượng nói, “ Sau này
ông còn muốn thừa tự Mã Đại Sư chăng?” Hoàng Bá nói,
“ Không. Hôm nay được nghe thầy thuật lại đại cơ đại
dụng của Mã Đại Sư, nếu như thừa tự Mã Đại Sư, e rằng
sau này tôi sẽ tuyệt tự mất.” Bách Trượng nói, “Đúng
thế, đúng thế. Nếu kiến giải của một người mà bằng
với thầy mình, đó là làm giảm mất một nửa đức của
thầy. Phải có trí huệ vượt hơn thầy của mình, mới xứng
đáng được truyền thụ. Chỗ kiến giải của ông hiện
giờ, có căn cơ để vượt hơn thầy lắm.” Các ông thử
nói xem, Hoàng Bá hỏi như thế là đã biết mà còn cố hỏi,
hay là không biết mà hỏi? Phải biết hàng trang của cha con
trong môn phái của họ thì mới hiểu được.
Một
hôm Hoàng Bá lại hỏi Bách Trượng, “ Tông thừa của chúng
ta từ xưa đến nay, được chỉ thị như thế nào?” Bách
Trượng nói, “ Tôi cứ nghĩ ông là người đó.” Rồi đứng
lên bỏ vào phương trượng.
Hoàng
Bá với tướng quốc Bùi Hưu là bạn thân. Sư thường giảng
tâm yếu cho Bùi Hưu.[4] Lúc Bùi Hưu làm tổng trấn Uyển Làng
có mời Sư đến quận , trao cho Sư một thiên sách viết về
chỗ kiến giải của mình. Hoàng Bá tiếp lấy để xuống
ghế chẳng hề mở ra xem. Mãi lâu sau mới nói, “ Hiểu không?”
Bùi Hưu nói, “ Không hiểu.” Hoàng Bá nói, “ Nếu ông hiểu
như thế thì còn có chút chỗ đắc. Nếu như ông nệ vào
giấy mức bề ngoài, thì có chỗ nào là tông của tôi? Bùi
Hưu bèn làm bài tụng tán thán rằng, “ Từ khi Đại Sĩ truyền
tâm ấn, trán có viên châu thân bảy thước. Treo gậy mười
năm bên sông Thục, trôi nổi hôm nay ghé bến Chương.Tám ngàn
rồng voi theo bước lớn, vạn dặm hương hoa kết thắng nhân.
Những muốn theo thầy làm đệ tử, chưa biết thầy trao Pháp
cho ai?” Hoàng Bá chẳng tỏ vẻ vui mừng, nói, “ Tâm như
biển lớn không ngằn mé,miệng nhả hoa sen nuôi thân bệnh.
Ta có một đôi tay vô sự, chẳng từng vái chào kẻ rỗi hơi.”
Hoàng Bá trù trì, cơ phong cao vút. Lâm Tế cũng có trong chúng
hội, Mục Châu là thủ tòa.Mục Châu hỏi Lâm Tế, “ Thầy
ở đây bao lâu rồi, tại sao không vào hỏi gì đi?” Lâm
Tế nói, “ Xin cho tôi hỏi cái gì mới đúng?” Mục Châu
nói, “ Tại sao không vào hỏi ý chỉ của Phật Pháp là gì?’
Lâm Tế vào hỏi ba lần, ba lần bị đáng đuổi ra. Lâm Tế
bèn giã từ Mục Châu, “ Nhờ thủ tòa dạy ba lần tôi vào
hỏi đều bị đánh đuổi ra. E rằng tôi không có nhân duyên
với chốn này. Thôi thì tạm thời hạ sơn vậy.” Mục Châu
nói, “ Nếu ông muốn đi, ông nên vào từ biệt Hòa thượng
mới phải.” Rồi vào trước nói với Hoàng Bá. “ Vị thượng
tọa vào hỏi kia là một người kiếm có lắm, tại sao Hòa
thượng không dùi mài cho ông ta trở thành một cội cây che
mát cho thiên hạ?” Hoàng Bá nói. “Ta biết rồi”.
Lâm
Tế vào từ biệt, Hoàng Bá nói, “Ông không cân phải đi
đâu cả, chỉ cần đến thẳng bến Cao An mà gặp Đại Ngu.”
Lâm Tế đến gặp Đại Ngu thuật lại câu chuyện trước
đó rồi nói, “ Kẻ hèn này không hiểu mình có lỗi ở chổ
nào?” Đại Ngu nói, “Hoàng Bá mới từ bi làm sao, vì ông
mà tận lực như thế, ông còn lo đi nói lỗi phải cái gì.”.
Lâm Tế đại ngộ nói, “ Phật Pháp của Hoàng Bá chẳng
có gì là nhiều nhặn.” Đại Ngu nắm lấy Lâm Tế nói, “
Vừa rồ! ông mới nói mình có lỗi, bây giờ lại nói Phật
Pháp chẳng có gì nhiều nhặn.” Lâm Tế đánh vào hông Đại
Ngu ba lần. Đại Ngu đẩy Lâm Tế ra nói, “ Thầy của ông
là Hoàng Bá, chuyện này chẳng có gì nhằm nhò đến tôi cả.”
Một
hôm Hoàng Bá dạy chúng nói, “ Ngưu Đầu Pháp Dung Đại Sư
nói ngang nói dọc, song vẫn chưa biết then chốt của con đường
hướng thượng. Ngày nay những kẻ học Thiền với Thạch
Đầu và Mã Tổ huyên hoa nói Thiền nói Đạo.” Tại sao Sư
lại nói như thế? Cho nên mối dạy chúng rằng, “ Các ông
chỉ là một lũ uồng cặn rượu. Các ông mà hành cước như
thế chỉ tổ khiến thiên hạ cười cho.
Thấy
chỗ nào qui tụ tám trăm một ngàn người là tới. Chỉ lo
đi tìm nhiệt náo như thế đâu có được, nếu như ở đây
ai cũng thích dễ dãi như các ông thì đâu còn có chỗ như
ngày hôm nay.” Thời nhà Đường người ta có thói mắng người
khác là “đồ uống cặn rượu.’ Đa số thiên hạ bảo
là Hoàng Bá thích mắng người. Song những ai có mắt tự nhìn
thấy cốt ý của Hoàng Bá. Cái ý chính là thả móc đế câu
câu hỏi của người ta. Trong chúng hội có một người học
Thiền không tiếc thân mạng cho nên mới bước ra hỏi rằng,
“ Thế những người hướng dẫn đồ chúng ở khắp nơi
thì sao?” Kể cũng là một câu hỏi hay. Lão hán này quả
nhiên không giải thích được cho nên bèn mập mờ nói, “
Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều là không
có những bậc thầy mà thôi.” Thử nói xem ý của Hoàng Bá
ở chổ nào?
Tông
chỉ từ xưa là có lúc bắt, có lúc buông, có lúc giết, có
lúc cứu, có lúc thu, có lúc thả. Dám hỏi chư vị, thế nào
mới là bực thầy trong Thiền ? Sư núi tôi vừa nói thế,
kể như đã mất cả mặt mũi rồi. Lỗ mũi của chư vị ở
đâu? Lâu sau mới nói, “ Bị xỏ cả rồi.”
TỤNG:
Lẫm
liệt siêu quần chẳng tự khoe,
Biển
đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.
Đại
Trung thiên tử từng coi nhẹ,
Ba
bận đích thân đụng móng vuốt.
BÌNH:
Câu tụng này của Tuyết Đậu có vẻ như thực sự tán thán
Hoàng Bá. Song người ta không được hiểu là tán thán thật.
Ngay trong câu của thầy ta đã có chỗ xuất thân. Tuyết Đậu
rõ ràng nói, “ Lẫm liệt siêu quần chẳng tự khoe. Hoàng
Bá dạy chúng như vậy đâu phải để tranh với người khác,
tự phô trương, tự phụ, tự khoe đâu. Nếu như ông hiểu
được vấn đề này, ông tha hồ tự tại tung hoành. Có lúc
đứng một mình trên đỉnh cao, có lúc lăng xăng giữa chợ.
Há cần phải hẹp hòi chấp nhặt một xó? Ông càng xả ông
càng
bất an, càng kiếm càng không thấy, càng ôm đồm thì càng
chìm đắm. Cổ nhân nói, “ Không cánh bay khắp thiên hạ,
có danh truyền khắp thế gian.” Tận tình xả hết các đạo
lý huyền diệu kỳ đặc trong Phật Pháp, một lúc buông bỏ
cả thì cũng còn tạm được. Lúc ấy bất cứ ở đâu tự
nhiên ( Phật Pháp) sẽ hiện thành.
Tuyết
Đậu nói, “ Biển đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.” Rồng
hay rắn? Bất cứ ai vừa bước vào cửa, đã thử thách người
ấy ngay, đó gọi là đôi mắt phân rồng rắn, khả năng bắt
hổ tê. Tuyết Đậu còn nói, “ Mắt phân rồng rắn hề sao
đúng, tài bắt hồ tê hề bất toàn.” Lại nói, “Đại
trung thiên tử từng coi nhẹ, Ba bân đích thân dụng móng vuốt.”
Hoàng Bá đau phải bây giờ mới thế, thầy ta lúc nào cũng
vậy cả. Còn về Đại Trung thiên tử thì theo Tục Hàm Thông
Truyện có ghi rằng Đường Hiến Tông (trị vì 847-860) có
hai người con, một tên là Mục Tông một tên là Tuyên Tông.
Tuyên Tông tức là Đại Trung. Năm mười ba tuổi, tuy còn trẻ
song thông minh đỉnh ngộ, thích ngồi kiết già. Lúc Mục Tông
còn tại vị, một hôm sau khi bãi triều buổi sáng, Đại Trung
mới đùa lên ngôi trên ngai vàng giả chào các quần thần.
Một vị đại thần trông thấy ngở là Đại Trung điên mới
bẫm lại cho Mục Tông. Lúc Mục Tông trông thấy thế, mới
tán thán rằng, “Em ta quả thật là bậc anh hào của dòng
dõi.”
Mục
Tông mất vào năm thứ tư niên hiệu Trường Khánh (842), để
lại ba người con là Kính Tông, Văn Tông và Vũ Tông. Kính
Tông kế vị cha trị vì được hai năm, cho đến khi nội thần
âm mưu truất phế.Văn Tông lên kế vị được mười bốn
năm. Lúc Tông lên lế vị thường gọi Đại Trung là thằng
điên. Một hôm Vũ Tông vẫn còn giận chuyện Đại Trung
đùa lên ngôi ngai vàng của cha mình, sai người đánh cho một
trận gần chết rồi đem quẳng ở phía vườn sau tưới nước
bẩn lên chotỉnh lại. Đại Trung mới bỏ trốn vào chúng
hội của hòa thượng Hương Nghiêm Nhàn, sau đó cắt tóc làm
sa di, song chưa thụ giới cụ túc. Sau khi du phương với
Chí Nhàn.Lúc đến Lô Sơn Chí Nhàn làm một bài thơ về thác
nước như sau, “ Xuyên mây xẻ đá ngại gì sao, đất xa mới
biết chốn này cao.” Chí Nhàn ngâm hai câu ấy, rồi trầm
tư hồi lâu, muốn khích Đại Trung thổ lộ để xem ông ta
là người như thế nào. Đại Trung đọc tiếp, “ Khe suối
làm sao giữ lại được? Về biển làm nên sóng dãt dào.”
Chí Nhàn mới biết rằng ông không phải là người tầm thường,
thầm lấy làm cảm kích.
Sau
đến chúng hội của Diêm Quan, Đại Quan được mời làm thư
ký. Hoàng Bá làm thủ tòa ở đó. Một hôm Hoàng Bá lễ Phật,
Đại Trung trông thấy hỏi, “ Không chấp trước vào Phật
mà cầu, không chấp trước vào Pháp mà cầu, không chấp trước
vào tăng mà cầu, lễ bái để cầu cái gì vậy? Hoàng Bá
nói, “ Tôi chẳng chấp trước vào Phật mà cầu, chẳng chấp
trước vào Pháp mà cầu, chẳng chấp trước vào tăng mà chỉ
lễ bái như vậy thôi.” Đại Trung hỏi, “ lễ báo để
làm gì?” Hoàng Bá bèn tát. đại Trung nói, “ Thô suất quá.”
Hoàng Bá nói, “Ở đây là đâu để mà ông nói thô tế?”
Hoàng Bá lại tát. Sau này lúc Đại Trung lên kế vị ngai vàng
phong Hoàng Bá là Thô Hành Sa Môn. Sau này lúc Bùi Hưu có ở
triều đình xin phong cho Hoàng bá là “Đoạn Tế Thiền Sư.”
Tuyết
Đậu biết chỗ huyết mạch xuất xứ, cho nên mới sử dụng
được một cách khéo léo như thế. Hiện giờ còn ai muốn
dơ móng vuốt ra chăng? Tôi đánh cho đấy!
TẮC
THỨ MƯỜI HAI
BA
CÂN GAI CỦA ĐỘNG SƠN
THÙY:
Đao giết người, kiếm cứu người, là phong qui đời xưa,
là cốt yếu của thời nay. Nếu luận về giết, chẳng hại
một sợi lông. Nếu luận về cứu, liền tang thân thất mạng.
Cho nên mới có lời nói, “ Một đường hướng thượng,
ngàn thánh không truyền, kẻ học mệt thân, như khỉ bắt
bóng.” Thử nói xem, đã không truyền thì tại sao lại có
đến lắm công án dây dưa như vậy? Để những người cómắt
thử nêu lên xem.
CỬ:
Có ông tăng hỏi Động Sơn, “ Phật là gì?” Động Sơn
nói, “ Ba cân gai.”
BÌNH:
Công án bị khá nhiều người hiểu lầm. Quả là khó nhai
bởi vì không có chỗ để cho các ông ghé miệng.Tại sao vậy?
Bởi vì nó vừa nhạt nhẽo vừa vô vị. Cổ nhân có
rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi, “ Phật là gì?” Có
vị nói, “Ở trong chánh điện đó.” Có vị nói, “ Ba mươi
hai tướng.” Có vị nói, “ Ngọn roi trúc dưới núi.” Đến
Động Sơn thì lại nói, “ Ba cân gai”. Đúng là làm líu
hết lưỡi cổ nhân. Thiên hạ bàn luận nhiều về công án
này, có người nói rằng. “Lúc ấy Động Sơn đang ở trong
nhà kho cân gai, vừa lúc ông tăng hỏi cho nên mới trả lời
như thế. Có người nói Động Sơn hỏi đông đáp tây. Có
người nói mình đã là Phật còn đi hỏi Phật cho nên Động
Sơn mới trả lời vòng vo như thế. Trong bọn người chết
kia lại có kẻ nói ba cân gai chính là Phật. May mà chẳng
có gì là đúng cả. Nếu như các ông lo đi tìm tòi trong lời
của Động Sơn như thế, có tham nghiệm cho đến lúc Di Lặc
hạ sinh đi nữa cũng chẳng thấy được gì.
Tại
sao vậy. Ngôn ngữ chỉ là dụng cụ để chở Đạo. Đàng
này đã không hiểu ý cổ nhân lại chỉ lo tìm tòi trong ngôn
ngữ của họ, có dáng dấp gì đâu? Há không nghe cổ nhân
nói, “Đạo vốn vô ngôn, nhân ngôn hiển đạo. Thấy đạo
tức quên lời.” Đến đây phải cùng tôi trở lại vấn
đề nguyên thủy mới được. Ba cân gai này cũng giồng như
đại lộ l6en Trường An vậy. Dơ chân để chân không có hành
động nào đúng. Câu chuyện này cũng khó hiểu giống như
Vân Môn nói, “ Bánh”, Ngũ Tổ tụng rằng “ Gã khiêng ván
bán rẻ, cân ra ba cân gai. Hang động trăm ngàn năm, chẳng
có chốn nương thân.” Các ông cần phải trong một chặp
rũ sạch tư tưởng cảm quan, ý tưởng, so đo, được mất,
thị phi, thì tự nhiên sẽ hiểu.
TỤNG:
Kim
ô cấp[5]
Ngọc
thố[6]
Đáp
khéo làm sao có cơ suất?
Triển
sự hợp cơ thấy Động Sơn.
Miết[7]
què rùa đui thung lũng trống.
Hoa
xum xuê,
Rừng
rậm rạp.
Trúc
phương nam hề phương bắc,
Nghĩ
tời Trường Khánh, Lục Đại Phu[8]
Biết
nói phải cười chứ không khóc.
Ôi!
BÌNH:
Tuyết Đậu nhìn thấu hết, cho nên nói thẳng ra, “ Kim ô
cấp, ngọc thỏ tốc.”Không khác với ĐộngSơn nói, “ ba
cân gai”. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ngày nào cũng vậy.
Thiên hạ hay hiểu theo tri thức cảm quan mãi nói, “ Kim ô
là mắt trái, ngọc thỏ là mắt phải.” Vừa bị hỏi đã
trợn trừng mắt nói, “Ở đây đây.” Song chẳng có nhằm
nhò gì cả. Nếu như các ông hiểu như thế thì tông môn của
Đạt Ma hẳn sẽ bị tận diệt mất. Cho nên mới có câu nói,
“ Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long. Huyền cơ đặc
biệt, để tìm tri kỷ.” Tuyết Đậu là người đã vượt
lên trên cõi vực của ngũ ấm[9], há lại có thứ kiến giải
như thế sao ? Tuyết Đậu nhẹ nhàng đi vào những chỗ vi
diệu nhất để vạch ra chút nào cho các ông thấy, cho nên
mới thêm cước chú rằng,” Đáp khéo làm sao có sơ suất?”
Động Sơn không hề trả lời ông tăng kia một cách lơ là,
thầy ta giống như cái chuông được đánh, như thung lũng,
đáp lại tiếng vang. Lớn nhỏ gì cũng dội lại. (Động Sơn
cũng thế) đâu có giám khinh suất. Tuyết Đậu trong một lúc
đột nhiên thổ lộ tâm can ra cho các ông xem. Tuyết Đậu
có câu tụng tĩnh lặng xong khéo tương ứng: “ Gặp nhau thẳng
mặt, không gì rắc rối, rồng rắng dễ phân, nạp tăng[10]
khó lừa. Bóng trùy vang động, ánh bảo kiếm lạnh, bộ xương
trực tiếp, mau ghé mắt xem!”
Lúc
Động Sơn mới gặp Vân Môn, Vân Môn hỏi, “Ông mới ở
đâu tới vậy?” Động Sơn nói, “ Tra-Độ”. Vân Môn nói,
“Kiết hạ ở đâu?” Đông Sơn nói, “Ở chùa Báo Từ,
Hồ Nam.” Vân Môn nói, “ Kiết hạ ở đâu?” Động Sơn
Từ, Hồ Nam. Vân Môn nói, “Ông rời đó lúc nào?”
Động Sơn nói, “ Hăm lắm tháng tám.” Vân Môn nói, “ Tha
cho ông ba trận gậy đó, mau vào sảnh đường tham thiền đi.”
Tối đến Động Sơn vào phòng của Vân Môn, mon men đến
gần hỏi, “ Kẻ hèn này có lỗi ở chỗ nào?”Vân Môn nói,
“Đồ bị gạo, Giang Tây với Hồ Nam thì cũng thế mà
thôi.” Nghe lời ấy, Động Sơn hốt nhiên đại ngộ, nói,
“
Sau này tôi sẽ đến một nơi không bóng người, tự xây một
am thảo, không trữ một hạt gạo, chẳng trồng một cành
rau, chỉ thường tiếp các đại thiện tri thức từ thập
phương lui tới. Tôi sẽ tận lực nhổ đinh bật chốt cho
họ, dở mũ sờn, cởi áo bẩn cho họ, khiến ai nấy siêu
thoát tự tại mà trở thành những kẻ vô sự.” Vân Môn
nói, “ Con người ông chỉ bằng trái dừa mà sao ông
mở miệng lớn lối thế. “
Động
Sơn bèn từ giã Vân Môn. Chỗ giác ngộ của thầy ta lúc đó
trực tiếp và khoảng khoát, há giống như các thứ kiến thức
hẹp hòi sao? Sau này lúc Động Sơn ra đời để tiếp dẫn
thiên hạ[11],câ nói “ ba cângai” kia thường được thiên
hạ các nơi hiểu như là đế đáp cho câu hỏi “ Phật là
gì”. Đó là dùng tri thức lý luận ra mà hiểu Phật. Tuyết
Đậu nói nếu người ta hiểu câu đáp của Động Sơn như
là một cách khoáng trương dữ lkiện cho hợp với hoàn cảnh
thì thật chẳng khác gì con ba ba què hay con rùa mù lạc vào
thung lũng thênh thang, đến năm tháng nào mới tìm được lối
ra đây?
Còn
câu “ hoax um xuê, rừng rậm rạp” là do ở câu chuyện sau
đây: Có ông tăng hỏi Trí Môn Hòa Thượng, “Động Sơn nói
ba cân gai, ý nghĩa của lời ấy là gì?” Trí Môn nói, “
Hoa xum xuê, rừng rậm rạp. Hiểu không?” Ông tăng không hiểu.
Trí Môn lại nói, “ Trúc phương nam hề gỗ phương bắc.”
Ông tăng về thuật lại cho Động Sơn. Động Sơn nói, “
Tôi không chỉ giải thích cho ông, mà sẽ giải thích cho cả
chúng hội.” Rồi thượng đường nói, “ Ngôn ngữ (tuy là)
để giải bày sự vật, song ngôn ngữ không phải lúc nào
cũng thích hợp với hoàn cảnh. Bám vào ngôn ngữ là lầm
lạc, còn vương vào chữ nghĩa là mê mờ.”[12]
Tuyết
Đậu có ý muốn phá tan hết các kiến chấp của thiên hạ
cho nên mới xâu tất cả lại thành một chuỗi mà tụng ra.
Song người đời sau lại càng thêm kiến chấp nói rằng, “
(Vải) gai là tang phục, trúc là gậy tang, cho nên mới nói
“ trúc phương nam hề gỗ phương bắc.” Còn “hoax um xêu,
rừng rậm rạp” là hoa lá vẽ trên quan tài. Họ còn biết
xấu hổ chăng? Họ đâu có biết rằng “ trúc phương nam
hề gổ phương bắc” với lại “ba cân gai” cũng tựa như
“ba” với “bố” mà thôi. Cổ nhân đáp ra một lời then
chốt, ý của họ quyết không phải là như thế. Cũng giống
như khi Tuyết Đậu nói, “ Kim Ô cấp, ngọc thỏ tốc,”
cũng khoảng khoát như vậy. Có điều vàng thau lẫn lộn, “
ngư” “lỗ”[13] chập chùng.
Tuyết
Đậu từ bi cùng tột, muốn phá vỡ mối nghi của các ông
cho nên mới dẫn lời bọn dở chết. “ Nghĩ tới Trường
Khánh, Lục Đại Phu; biết nói phải cười chứ không khóc.”
Nếu như luận bài tụng của Tuyết Đậu thì chỉ ba câu đầu
là đã tụng hết rồi. Nhưng mà tôi muốn hỏi các ông, cả
thế giới này chỉ giống như ba cân gai, tại sao Tuyết Đậu
lại phải dây dưa như thế? Chỉ vì từ bi quá đỗi cho nên
mới như thế.
Lúc
Lục Hoàn đại phu làm Quán Sát Sứ Tuyên Châu có tham học
với Nam Tuyền. Lúc mà Nam Tuyền mất, Hoàn nghe tin vào chùa
chịu tang. Vào đến noi Hoàn lại cười ha hả. Viện chủ
hỏi, “ Tiên sư với Đại Phu có nghĩa sư sinh,tại sao đại
phu lại không khóc?” Hoàn nói, “ Thầy nói gì đi rồi tôi
khóc.” Viện chủ không nói gì được. Hoàn bật khóc nói,
“ Trời ơi, trời ơi, Tiên sư khứ thế đã lâu quá rồi,”
Sau này Trường Khánh nghe chuyện ấy nói, “ Lục đại phu
lẽ ra phải cười chứ không phải là khóc”.
Tuyết
Đậu mượn đại ý của câu chuyện này mà nói rằng nếu
các ông lo hiểu theo kiến chấp như thế thì quả là đáng
cười chứ không đáng khóc. Đúng thì đúng thật, song cuối
cùng có một chữ không khỏi có hơi dư thừa, ấy là lúc
Tuyết Đậu nói, “Ôi” Tuyết Đậu có tự rửa mình sạch
sẽ được chăng?
TẮC
THỨ MƯỜI BA
CHÉN
BẠC CỦA BA LĂNG
THÙY:Mây
đọng trên đồng,không che trời đất, Tuyết phủ hoa lau,
khó phân dấu vết. Chỗ lạnh lạnh như băng tuyết, chỗ nhỏ
nhỏ như bột gạo. Chổ sâu mắt Phật khó nhìn, chỗ kín
ngoại ma khó dò. Nếu một hiểu ba tạm dẹp qua, làm cả thiên
hạ líu lưỡi thì như thế nào? Thử nói xem đó là việc
của ai? Xin thử nêu lên xem sao.
CỬ:
Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “ Thế nào là tông của Đề Bà?”[14]
Ba Lăng nói, “ Tuyết đầy trong chén bạc.”
BÌNH:
Công án này thường bị người ta hiểu lầm mà bảo rằng
đây là tông của ngoại đạo. Đâu có gì là đúng. Tổ thứ
mười lăm Đề Bà vốn cũng đã từng là một trong các ngoại
đạo, nhân trông thấy tổ thứ mười bốn là Long Thụ Tôn
Giả[15] lấy kim bỏ vào bát. Long Thụ cảm kích sâu xa mới
truyền tâm ấn của Phật cho Đề Bà làm tổ thứ mười lăm.
Kinh Lăng Già nói, “ Phật dạy tâm làm tông, vô môn làm pháp
môn.” Mã Tổ nói, “Phàm có ngôn cú thì là tông của Đề
Bà, chí lấy đó làm chủ mà thôi.” Các ông đều là khách
trông tông môn của nạp tăng, các ông đã từng nghiên cứu
thấu suốt tông của Đề Bà chưa? Nếu như đã thấu suốt
thì cả chín mươi sáu thứ ngoại đạo của Tây thiên[16]
đã bị các ông hàng phục một lúc. Nếu không thấu suốt
thì các ông khó tránh khỏi phải mặc áo cà sa ngược mà
đi. Thử nói xem như thế nào? Nếu nói là ngôn ngữ cũng không
đúng, mà bảo không phải là ngôn ngữ cũng chẳng đúng. Thử
nói xem ý của Mã Đại Sư là ở chỗ nào?
Vân
Môn nói, “ Mã Đại Sư nói hay lắm có điều chẳng có ai
hỏi cả.” Có ông tăng bèn hỏi, “Thế nào là tông môn
của Đề Bà?” Vân Môn nói, “Trong chín mươi sáu loại ngoại
đạo, ông là loại thấp nhất.”
Hồi
xưa có ông tăng từ giã Đại Tùy. Đại Tùy nói, “Chú đi
đâu?” Ông tăng nói, “Đi đảnh lễ Phổ Hiền.” Đại
Tùy dơ phất trần lên nói, “ Văn Thù Phổ Hiền đều ở
đây cả”. Ông tăng vạch một vòng tròn rồi lấy tay đẩy
về phía Đại Tùy, rồi lại ném về phía sau. Đại Tùy nói,
“Thị giả, chuẩn bị trà cho ông tăng này ngay!”
Vân
Môn cũng nói, “Ở Ấn Độ người ta chặt đầu chặt tay,
ở đây chỉ tự mình đi ra mà thôi.” Lại nói, “ Cờ đỏ
trong tay ta.”
Phàm
ở Ấn Độ khi có luận nghị (giữa các tôn giáo), người
thắng cầm cờ đỏ, kẻ thua thì phải mặc áo cà sa ngược
mà đi ra bằng cửa hông. Muốn luận nghị trước tiên phải
có sắc lệnh của vua, rồi đóng chuông đánh trống trong tự
viện lớn, sau đó mới bắt đầu luận nghị. Lúc ấy ngoại
đạo phong kín chuông trống trong tự viện của Phật giáo,
nói là để sa thải. Ngài Cà Na Đề Bà biết rằng Phật Giáo
có nạn, bèn vận thần thông lên lầu đánh chuông để đuổi
các ngoại đạo ra. Ngoại đạo nói, “ Ai đánh chuông trên
lầu vậy?” Đề Bà nói, “Thần.” Ngoại đạo hỏi, “
Thần là ai?” Đề Bà nói, “ Thần là ta.” Ngoại đạo
nói, “ Ta là ai?” Đề Bà nói, “ Ta là ngươi.” Ngoại
đạo nói, “ Người là ai?” Đề Bà nói, “ Ngươi là chó.”
Ngoại đạo hỏi, “ Chó là ai?”. Đề Bà nói, “ Chó là
ngươi.” Sau bảy vòng như thế, ngoại đạo tự biết là
mình thua hèn mở cửa lầu. Do đó Đề Bà từ trên lầu cầm
cờ đỏ bước xuống. Ngoại đạo nói, “ Sao ông không đi
sau?” Đề Bà nói, “ Sao ngươi không đi trước?” Ngoại
đạo nói, “Ông là người hạ tiện.” Đề Bà nói, “ Người
là kẻ lương thiện.”
Cứ
thế mà hỏi đáp, song Đề Bà dùng biện tài vô ngại của
mình mà bẻ ngoại đạo. Ngoại đạo do đó mới chịu qui
phục. Lúc ầy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua cuộc thì
đứng dưới cờ. Lúc ấy Đề Bà tay cầm cờ đó, kẻ thua
cuộc thì đứng dưới cờ. Lúc ấy ngoại đạo có tục lệ
chặt đầu chuộc lỗi, song Đề Bà bèn chấm dứt cái tục
ấy. Chỉ bảo họ cạo đầu theo Phật giáo. Từ đó tông
của Đề Bà đâm ra hưng thịnh. Tuyết Đậu sau dùng tích
này để tụng.
Trong
chúng hội Ba Lăng có biệt danh là Giám Đa Khẩu, thường đem
tọa cụ đi hành cước, lại đắc được chỗ uyên áo của
giáo lý Vân Môn, cho nên hết sức là đặc sắc. Sau này ra
đời với tư cách là người truyền thừa của Vân Môn. Trước
tiên ở Ba Lăng, Nhạc Châu. Sư không có viết gì về việc
truyền thừa Pháp, chỉ dùng ba chữ then chốt để dâng lên
Vân Môn: “Đạo là gì? Người mắt sáng rơi xuống giếng.”Thế
nào là lưỡi kiếm chẻ sợi tóc? Từng nhánh san hô chống
mặt trăng?” Thế nào là tông của Đề Bà? Tuyết đầy trong
chén bạc. Vân Môn nói, “ Sau này vào ngày giỗ kỵ, của
lão tăng, các ông chỉ cần đọc ba lời then chốt này là
kể như đã trả ơn đầy đủ.” Sau này quả nhiên ( Ba Lăng)
không làm lễ giỗ kỵ,mà y theo lời Vân Môn chỉ tụng ba
lời then chốt trên.
Sau
này các nơi trả lời câu hỏi này thường dựa vào các sự
kiện trên, chỉ có Ba Lăng là nói như vậy, thầy ta thật
là siêu quần bạt tụy, hết sức là khó hiểu. Thầy
ta chẳng để lộ chút nào chỗ sắc bén của mình, chịu sự
tấn công của kẻ địch từ tám hướng, và dưới bất cứ
đòn nào cũng vẫn có chỗ né tránh. Thầy ta có khả năng
bẫy hổ,cũng như tước đoạt tất cả các kiến chấp của
thiên hạ. nếu luận về việc một vấn đề này[17], đến
chỗ này người ta cần phải tự mình thấu suốt lấy, song
cũng vẫn còn cần phải được bậc thiện tri thức mới được.
Cho nên mới có câu nói, “Đạo Vũ khoa trương, đồng lứa
hiểu; Thạch Củng giương cung thức giả thấu.” Nguy6en lý
này mà không có bậc thầy ấn thủ cho, biết dùng giáo lý
nào để nói chỗ huyền diệu của nó đây? Sau đó Tuyết
Đậu vì người khác mà nêu lên, cho nên mới tụng:
TỤNG:
Lão
Tân Khai,
Ghê
gớm thật
Biết
nói trong chén bạc đầy tuyết.
Chín
mươi sáu loại cần tự biết.