Phần
5
TẮC
THỨ BỐN MƯƠI MỐT
NGƯỜI
CHẾT LỚN CỦA TRIỆU CHÂU
THÙY:
Chỗ thị phi lẫn lộn, bậc thánh cũng không biết;lúc nghịch
thuận tunh hoành, Phật cũng chẳng biện được. Là bậc tuyệt
thế siêu quần, để lộ cái khả năng trổi vượt. Bước
trên bằng mỏng đi trên lưỡi kiếm. Giống như thể sừng
kỳ lân, hoa sen trong lửa. Vừa thấy kẻ siêu quần đã biết
là động dao.Ai là tay hảo thủ? Xin nêu lên xem!
CỬ:
Triệu Châu hỏi Đầu Tử, “ Kẻ đã chết ngắc rồi lại
sống dậy thì như thế nào?” Đầu Tử nói, “ Không được
đi đêm, ban ngày hãy tới.”
BÌNH:
Triệu Châu hỏi Đầu Tử, “ Kẻ đã chết ngắc rồi lại
sống dậy thì như thế nào?” Đầu Tử trả lời, “ Không
được đi đêm, ban ngày hãy tới.” Thử nói xem đó là thời
tiết gì vậy? Sao không lo đập vào phách đá, đó gọi là
câu hỏi để thử chủ. Và cũng gọi là câu hỏi tâm hành.
Người khắp nơi ai cũng ca ngợi Đầu Tử và Triệu Châu là
có tài hung biện siêu quần. Tuy hai người là truyền nhân
của hai dòng khác nhau, song thử nhìn xem cơ phong của họ mới
ăn khớp làm sao.
Một
hôm Đầu Tử thiết tiệc trà đãi Triệu Châu, đích thân
đưa bánh hấp đến cho Triệu Châu, Triệu Châu không buồn
để ý. Đầu Tử sai một hành giả khác đưa bánh cho Triệu
Châu. Triệu Châu vái hành giả ba lần. Thử nói xem ý của
thầy ta như thế nào? Nhìn xem thầy ta luôn luôn hướng vào
tận gốc rễ của vạn vật để mà khai mở cho người khác.
Có
ông tăng hỏi Đầu Tử, “Đạo là gì?” Đầu Tử nói, “Đạo.”
Ông tăng hỏi, “ Phật là gì?” Đầu Tử nói, “ Phật”
Ông tăng lại hỏi, “ Lúc khóa vàng chưa mở thì như thế
nào?” Đầu Tử nói, “ Mở”. Ông tăng nói, “ Lúc kim đê
chưa gáy thì như thế nào?” Đầu Tử nói, “ Không có cái
âm thanh ấy.” Ông tăng hỏi, “ Thế sau khi gáy rồi thì
như thế nào?” Đầu Tử nói, “ Mỗi cái tự biết thời
của mình.” Đầu Tử bình sinh vấn đáp đều như vậy
cả.
Thử
nhìn xem Triệu Châu hỏi Đầu Tử,” Kẻ đã chết ngắc rồi
lại sống dậy thì như thế nào?” Đầu Tử bèn nói,
“ Không được đi đêm , ban ngày hãy tới.” Như đá lửa
điện chớp, phải là người hướng thượng như thầy ta thì
mới có thể như thế được.
Một
người đã chết ngắc rồi thì chẳng có Phật pháp đạo
lý, huyền diệu đắc thất thị phi dài ngắn gì cả. Đến
chỗ này rồi thì cứ như thế mà thôi. Cổ nhân gọi là “
Trên đất bằng người chết vô số, vượt qua được
khu rừng gai góc mới là tay hảo thủ.” Phải thấu qua được
bên kia mới được. Tuy là thế, song người bây giờ ngay cả
chỉ đạt đến được mức độ này cũng đã là khó lắm
rồi.
Nếu
như các ông vẫn còn nương cậy vào thiên kiến thì ắt chẳng
thể hiểu được. Triết Hòa Thượng gọi đó là cái thấy
không thuần khiết. Ngũ Tổ gọi là mạng căn chưa cắt đứt.[1]Phải
chết đi một lần rồi sống lại thì mới được.Vĩnh Quang
Hòa Thượng ở triết Trung nói, “ Nếu như không nắm được
cơ phong kể như xa nhà ngàn dặm. Phải buông tay trên bờ vực
thẳm, dám đưa vai ra gánh chịu, chết đi sống lại. Không
lừa dối các ông được, cái yếu chỉ phi thường này làm
sao người ta che giấu được?”
Ý
nghĩa câu hỏi của Triệu Châu là như vậy. Đầu Tử là bậc
chuyên gia cho nên cũng không cô phụ câu hỏi của Triệu Châu.
Chỉ có điều thầy ta tuyệt tình tuyệt tích, cho nên không
thể nào mà không khó hiểu. Thầy ta chỉ để lộ trước
mắt chút đỉnh mà thôi. Cổ nhân nói, “ Muốn đạt được
thân thiết, đừng đem câu hỏi đến hỏi. Câu hỏi nằm trong
câu trả lời, câu trả lời nằm trong câu hỏi.” Nếu như
không phải là Đầu Tử mà bị Triệu Châu hỏi một câu hỏi,
hẳn là thấy khỏ trả lời vô cùng. Chỉ bởi vì Đầu Tử
là tay chuyên gia cho nên vừa thấy nêu lên là đã biết cốt
yếu.
TỤNG
Trong
sống có mắt giống như chết,
Thuốc
kỵ làm sao thử chuyên gia?
Cổ
Phật cũng bảo là chưa đến,
Không
hiểu ai biết rải cát bụi.
BÌNH:
“Trong sống có mắt giống như chết.” Tuyết Đậu là người
biết cơ, cho nên mới dám tụng. Cổ nhân nói, “ Thầy ta
tham câu sống chứ không tham câu chết.” Tuyết Đậu nói
trong sống có mắt thì cũng giống như người chết vậy. Thầy
ta đã từng chết chưa? Trong chết mà có mắt thì cũng giống
như sống. Cổ nhân nói, “ Giết hết kẻ chết thì mới thấy
người sống. Làm sống lại tất cả người chết, thì mới
thấy được người chết.”
Triệu
Châu là người sống cho nên mới tạo ra một câu hỏi chết
để thử Đầu Tử. Giống như thể lấy một vật kỵ với
thứ thuốc nào đó để thử nó. Cho nên Tuyết Đậu mới
nói, “ Thuốc kỵ làm sao thử chuyên gia?” Đây là để tụng
câu hỏi của Triệu Châu. Sau đó lại tụng Đầu Tử.” Cổ
Phật cũng bảo là chưa đến.” Ngay cả chỗ người đã chết
này sống lại Cổ Phật cũng chưa từng đến. Cáclão hòa
thượng trong thiên hạ cũng chưa từng đến. Dù cho là Thích
Ca lão tử, bích nhãn hồ tăng ( Bồ Đề Đạt Ma) cũng cần
phải tham ( Thiền) thêm nữa mới được. Cho nên Tuyết Đậu
mới nói, “ Chỉ có lãoHồ biết chứ không cho lão Hồ hiểu.”
Tuyết
Đậu nói, “ Không hiểu ai biết rãi cát bụi.” Há không
nghe chuyện có ông tăng hỏi Trường Khánh, “ Thế nào là
mắt của bậc thiện tri thức?” Trường Khánh nói, “ Người
ấy có cái nguyện không rải cát.” Bảo Phúc nói, “ Không
được rải thêm nữa.” Các lão hòa thượng ngồi trên giường
gỗ khác, vung gậy hò hét, dơ phất trần đập lên giường,
hiện thần thông làm chủ tể, đều chỉ là rải cát mà thôi.
Thử nói xem, làm sao có thể tránh được?
TẮC
THỨ BỐN MƯƠI HAI
TỪNG
PHIẾN TUYẾT CỦA BÀNG CƯ SĨ
THÙY:
Đơn đề độc lộng, vương nước lầm bùn. Xướng họa đồng
hành, núi bạc tường sắt. So đo liền thấy quỉ trước mặt,
tâm tư thì như ngồi dưới ngọn núi đen. Mặt trời rực
rỡ trên không. Gió trong xào xạc dưới đất. Thử nói xem
cổ nhân còn có chỗ lầm lẫn chăng? Xin nêu lên xem.
CỬ:
Bàng Cư Sĩ từ giả Dược Sơn, Dược Sơn sai mười Thiền
khách tiễn ra tận cổng.Bàng Cư Sĩ chỉ tuyết trên không
nói, “ Từng phiến tuyết đẹp không rơi chỗ khác.” Lúc
ấy có vị Thiền khách tên Toàn nói, “ Rơi ở chỗ nào cơ?”
Bàng Cư Sĩ bèn đánh một bạt tai. Toàn thiền khách nói, “
Cư sĩ không nên thô lỗ như thế.” Bàng Cư Sĩ nói, “ Làm
sao ông tự gọi mình là Thiền khách được, Diêm Vương chưa
có tha ông đâu.” Toàn thiền khách nói, “ Thế cư sĩ thì
sao?” Bàng Cư Sĩ lại đánh thêm cho một tát tai nữa, nói,
“ Mắt thấy mà như mù, miệng nói mà như câm.” Sau đó
Tuyết Đậu nói, “ Lúc ông ta mới hỏi phải vo tuyết lại
mà ném ông ta mới phải.”
BÌNH:
Bàng Cư Sĩ tham kiến Mã Tổ và Thạch Đầu, cả hai chỗ đều
có tụng. Lúc mới gặp Thạch Đầu, Bàng Cư Sĩ bèn hỏi,
“ Không cùng với vạn pháp làm bạn lữ là người như thế
nào?” Chưa nói dứt lời đã bị Thạch Đầu bịt miệng.
Bàng Cư Sĩ tỉnh ngộ mới làm bài tụng rằng, “ Việc hàng
ngày không khác, chỉ mình tự hài hòa. Chẳng có gì thủ xả,
không chỗ nào chống theo. Đỏ tía ai xem qúi, núi xanh không
hạt bịu. Thần thông và diệu dụng, bổ củi và gánh nước.”
Sau
đó đến tham kiến Mã Tổ , lại hỏi, “ Không cùng với
vạn pháp làm bạn lữ là người như thế nào?” Mã Tổ nói,
“Đợi khi nào ông một ngụm uống cạn nước sông Giang tây
ta sẽ nói cho ông.” Bàng Cư Sĩ hoát nhiên đại ngộ, làm
bài tụng rằng, “ Mười phương cùng tụ hội, ai nấy học
vô vi. Đây là nơi tuyển Phật, tâm không thi đậu về.”
Bởi
vì Bàng Cư Sĩ là tay chuyên gia, cho nên sau đó tự viện nào
cũng ngưỡng vọng ông. Đến đâu thiên hạ cũng tranh nhau
ca tụng ông. Sau đến Dược Sơn, quyến luyến một thời gian
lâu rồi mới từ biệt Dược Sơn. Dược Sơn đặc biệt kính
trọng Bàng Cư Sĩ cho nên mới sai mười Thiền khách tiễn.
Lúc ấy tuyết đang rơi, Bàng Cư Sĩ chỉ tuyết nói,” Từng
phiến tuyết đẹp không rơi chỗ nào khác.” Toàn thiền khách
nói, “ Rơi ở chỗ nào cơ?” Bàng Cư Sĩ bèn đánh ông ta.
Bởi vì Toàn thiền khách không thi hành lệnh được, Bàng
Cư Sĩ mới ban lệnh cho thi hành một nửa. Tuy rằng lệnh được
thi hành song Toàn thiền khách đối đáp như thế lại không
đúng. Ông ta không hiểu cốt yếu ( của ông án). Mọi người
đều có cơ phong của mình, song cách thi triển không giống
nhau. Song ông ta vẫn không đến được mức độ của Bàng
Cư Sĩ. Sau khi đánh ông ta xong, Bàng Cư Sĩ lại giải
thích rằng, “ Mắt thấy mà như mù, miệng nói mà như câm.”
Tuyết Đậu nói thêm về những lời trên rằng, “ Lúc ông
ta mới hỏi phải vo tuyết lại mà ném ông ta mới phải.”
Tuyết Đậu làm như thế là vì không muốn cô phụ câu hỏi
của Toàn thiền khách. Chỉ có điều cơ duyên hơi chậm. Khách
Tàng Chủ nói, “ Tâm cơ của Bàng Cư Sĩ như thể điện chớp.
Cứ đợi ông nhặt viên tuyết mãi đến bao giờ đây? Ông
ta vừa nói là đánh mới có thể cắt đứt ông ta được.”
Tuyết
Đậu tụng chỗ đánh của Bàng Cư Sĩ rằng:
TỤNG
Vo
tuyết ném, vo tuyết ném!
Cơ
quan lão Bàng không nắm được.
Thiên
thượng nhân gian không tự biết,
Trong
mắt trong tai thật tiêu sái.
Thật
tiêu sái,
Bích
nhãn hồ tăng chẳng biện được.
BÌNH:
“ Vo tuyết ném, vo tuyết ném! Cơ quan lão Bàng không nắm
được.” Tuyết Đậu muớn đi trên đầu Bàng Cư Sĩ. Cổ
nhân dùng tuyết để giải minh một vấn đề. Tuyết Đậu
ý muốn nói rằng nếu như lúc ấy vo tuyết lại mà ném thì
dù Bàng Cư Sĩ có cơ quan gì đi nữa cũng chẳng biết rờ
rẫm thế nào. Tuyết Đậu tự khoa trương chỗ đánh
của mình, chẳng hề hay biết cái chỗ trật khớp. “ Thiên
thượng nhân gian không tự biết, trong mắt trong tai thật tiêu
sái.” Trong mắt là tuyết, trong tai cũng là tuyết, chính đang
trụ nơi một phía. Cũng gọi là cảnh giới của Phổ Hiền.
Một “ sự việc” cũng gọi là hợp thành một thể. Vân
Môn nói, “ Dù là ‘được cả càn khôn đại địa
không còn chút tơ hào âu lo vẫn cứ còn là một chuyện cũ.”
Không thấy một sắc nào cả, mới chỉ là nửa vấn đề.
Nếu như muốn thấy trọn vấn đề, phải biết là có con
đường hướng thượng mới được. Đến chỗ này rồi cần
phải đại dụng hiện tiền, không để ngay cả mũi kim lọt,
không nghe sự phân xử của người khác.
Cho
nên mới có câu nói, “ Thầy ta chỉ tham câu sống chứ không
tham câu chết.” Cổ nhân nói, “ Một câu thích hợp là một
cái cọc buộc lừa suốt vạn kiếp.” Có chỗ thích
ích dụng nào? Tụng của Tuyết Đậu đến đây là hết.
Song lại chuyển cơ nói rằng, “ Thật tiêu sái, Bích nhãn
hồ tăng chẳng biện được.” Ngay cả Bích Nhãn Hồ tăng
( Bồ Đề Đạt Ma) mà cũng khó phân biện được, các ông
còn muốn sư núi này nói gì nữa?
TẮC
THỨ
BỐN MƯƠI BA
KHÔNG
NÓNG KHÔNG LẠNH CỦA ĐỘNG SƠN
THÙY:
Câu định càn khôn, vạn thế cùng theo. Cơ bắt hổ tê, ngàn
thánh không biện. Không chút tơ hào cản trở, toàn cơ hiện
rõ khắp nơi. Muốn rõ búa trùy hướng thượng, cần ống
bễ của chuyên gia. Thử nói xem từ xưa đến nay còn có gia
phong nữa không? Xin nêu lên xem.
CỬ:
Có ông tăng hỏi Động Sơn, “ Khi lạnh với nóng đến, phải
làm sao để tránh đây?” Động Sơn nói, “ Tại sao ông không
đến nơi nào không có nóng với lạnh đó.” Ông tăng nói,
“Đâu là chỗ không có nóng với lạnh?” Động Sơn nói,
“ Lúc lạnh thì lạnh chết thầy, lúc nóng thì nóng chết
thầy.”
BÌNH:
Hoàng Long Tân hòa thượng niệm rằng, “Động Sơn để cổ
áo lên tay áo, khoét ngực áo dưới nách. Song ông tăng này
không chịu thì làm sao bây giờ?” Lúc ấy có ông tăng bước
ra hỏi, “ Thử nói xem phải chi trì như thế nào?” Mãi lâu
sau Hoàng Long mới nói, “ Thiền định chẳng cần phải sông
núi, tâm niệm diệt hết lửa tự lạnh.” Các ông thử nói
xem, bẫy rập của Đông Sơn rơi ở chỗ nào? Nếu hiểu rõ
được các ông mới biết được phương pháp ngũ vị hồi
hỗ, chính thiên tiếp người của tông phái Động Sơn. Đạt
đến cảnh giới hướng thượng này các ông mới có thể
như vậy mà không cần có sự sắp xếp gì cả. Tự nhiên
khế hợp. Cho nên mới có câu nói, “ Chính trung thiên, tam
canh đêm đầu trước trăng sáng, đúng là gặp nhau không biết
nhau. Vẫn thầm ôm mối hiềm ngày xưa. Thiên trung chính,
sáng sớm bà lão gặp kính xưa, thấy rõ mặt mày lại không
thật, cho nhận lầm đầu mình trong gương. Chính trung lai,
trong không có lối xuất trần ai, chỉ cần dừng phạm húy
hiện nay, cũng hơn thời trước đoạt khẩu tài. Thiên trung
chí, hai kiếm chạm nhau chẳng cần tranh, hảo thủ cũng tựa
sen trong lửa, hiển nhiên tự có khí ngập trời. Kiêm trong
đáo, không vướng hữu vô ai dám họa, ai nấy đều muốn
vượt thường lưu, rốt cuộc lại về ngồi trong tro.”
Phú
Sơn Lục Viện coi công án này là mẫu mực của ngũ vị. Nếu
như hiểu được một, thì những cái kia tự nhiên trở thành
dễ hiểu. Nham Đầu nói, “ Giống như trái bầu trên mặt
nước, ấn nó là nó xoay tròn mà chẳng cần phải vận dụng
chút sức lực.”
Có
ông tăng từng hỏi Động Sơn, “ Lúc Văn Thù và Phổ Hiền
đến tham kiến thì như thế nào?” Động Sơn nói, “tôi
lừa họ vào giữa đàn trâu.” Ông tăng nói, “ Như thế
thì hòa thượng sẽ xuống địa ngục nhanh như tên bắn.”
Động Sơn nói, “ Tôi được hết tất cả sức mạnh của
họ.” Lúc Động Sơn nói, “ Tại sao ông không đến chỗ
nào không có lạnh với nóng.” Đó là thiên trung chính. Khi
ông tăng hỏi, “Đâu là chỗ không có lạnh với nóng?”
và Động Sơn nói, “ Lúc lạnh thì lạnh chết thầy, lúc
nóng thì nóng chết thầy.” Đó là chính trung thiên. Tuy chính
mà thiên, tuy thiên mà viên. Những điều này được ghi chép
đầy đủ cả trong Tào Đông Lục. Nếu là trong tông môn của
Lâm Tế thì không có nhiều sự việc đến thế. Loại công
án này phải hiểu ngay lúc nêu lên thì mới được.
Có
người nói, “ Tôi rất thích không có lạnh không có nóng.”
Người ấy nắm được chỗ nào? Cổ nhân nói, “ Nếu như
đi trên lưỡi kiếm thì nhanh, còn nếu dùng thiên kiến ra
mà hiểu thì chậm.” Há không nghe có ông tăng hòi Thúy Vi,
“ Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Trúc qua?” Thúy Vi nói,
“Để lúc nào không có ai đến tôi sẽ nói cho ông.” Rồi
đi ra ngoài vườn. Ông tăng nói, “Ở đây không có ai cả,
xin mời hòa thượng nói.” Thúy Vi chỉ khóm trúc nói, “
Nhánh trúc này mới dài làm sao, nhánh trúc kia mới ngắn làm
sao.? Ông tăng kia hốt nhiên đại ngộ.
Tào
Sơn hỏi ông tăng, “ Nóng như vậy phải đi đâu để tránh
đây?” Ông tăng nói, “ Vào trong vạc dầu lò than mà tránh.”
Tào Sơn nói, “ Làm sao mà tránh ở trong vạc dầu lò than
được?” Ông tăng nói, “ Các thứ khổ não không đến đó
được.” Nhìn xem những người trong dòng của họ tự nhiên
hiểu cách nói chuyện trong dòng của họ. Tuyết Đậu lấy
việc trong nhà của họ ra mà tụng:
TỤNG
Thõng
tay vẫn giống đỉnh vạn trượng,
Chính
thiên hà tất phải an bài?
Điện
cổ lưu ly chiếu trăng sáng,
Hàn
Lô lăng xăng chạy lên thềm.
BÌNH:
Trong Tào Động tông có xuất thế với không xuất thế, thõng
tay với không thõng tay. Nếu không xuất thế mắt nhìn trời
xanh. Nếu xuất thế thì đầu tro mặt bụi. “ Mắt nhìn trời
xanh” tức là “đỉnh cao vạn trượng”. “Đầu tro mặt
bụi” tức là việc thõng tay. Có lúc “Đầu tro mặt bụi”
là “ trên đỉnh vạn trượng”.Có lúc “đỉnh cao vạn
trượng là “Đầu tro mặt bụi.” Có lúc thõng tay vào chợ
với đại dụng một mình trên đỉnh cao là một. Trở về
nguồn hiểu rõ tính cũng không khác với trí sai biệt. Ky nhất
là hiểu theo lối lưỡng nguyên. Cho nên Tuyết Đậu nói, “
Thõng tay vẫn giống đỉnh vạn trượng.” Không có chỗ nào
để các ông bám víu cả.” Chính thiên hà tất phải an bài?”
Khi đến chỗ dụng ắt tự nhiên như thế, chẳng ở nơi xếp
đặt an bài. Đây là để tụng câu trả lời của Động Sơn.
Sau
đó Tuyết Đậu lại nói, “Điện cổ lưu ly chiếu trăng
sáng, Hàn Lô lăng xăng chạy lên thềm.” Đây là tụng việc
ông tăng bám víu vào ngôn ngữ chạy đuổi theo lời nói của
Động Sơn. Trong tông phái của Tào Động có mưòi tám loại
ẩn du như “gái đá”, ngựa gỗ, “ giỏ không đáy”, “
ngọc sáng ban đêm”,”rắn chết”, vân vân. Đại cương
chỉ đểgiải minh chính vị. Lúc Động Sơn trả lời, “
Sao không đến chỗ không có lạnh có nóng” giống như trăng
sáng chiếu điện cổ lưu ly trông như thể có cái bóng tròn.
Ông tăng hỏi, “Đâu là chỗ không có lạnh với nóng?”
Giống như thể con Hàn Lô chạy theo hình tướng ! lăng xăng
chạy lên bậc thềm để bắt bóng trăng kia. Động Sơn nói,
“ Lúc lạnh thì lạnh chết thầy, lúc nóng thì nóng chết
thầy.” Ông tăng cũng giồng như con Hàn Lô chạy lên đến
thềm rồi lại không còn thấy bóng trăng đâu nữa. “Hàn
Lô” là do ở trong Chiến Quốc Sách mà ra. Theo sách ấy thì
“đó là loại chó rất thông minh của họ Hàn. Loại thỏ
trong núi rất là khôn ngoan, chỉ có loại chó này mới bắt
được loại thỏ ấy.” Tuyết Đậu dẫn tích này ra để
ví dụ về ông tăng kia.
Còn
như các ông , có biết chỗ vì người của Động Sơn chăng?
Mãi lâu sau, Viên Ngộ mới nói, “ Các ông kiếm thỏ gì vậy?”
TẮC
THỨ BỐN MƯƠI BỐN
HÒA
SƠN BIẾT ĐÁNH TRỐNG
CỬ:
Hòa Sơn dạy rằng, “ Học tập gọi là “văn” (nghe). Tuyệt
học gọi là “lân” (gần). Vượt qua hai cái này mới đúng
là thực sự vượt qua.” Có ông tăng bước ra hỏi, “ Thế
nào là thực sự vượt qua?” Hòa Sơn nói, “ Biết đánh
trống.” Ông tăng lại hỏi, “ Thế nào là chân lý cứu
cánh?” Hòa Sơn nói, “ Biết đánh trống.” Ông tăng
lại hỏi, “ Tâm là Phật- điều ấy không hỏi. Thế nào
là không phải tâm không phải Phật?” Hòa Sơn nói, “ Biết
đánh trống.” Ông tăng lại hỏi, “ Người hướng thượng
đến phải tiếp như thế nào?” Hòa Sơn nói, “ Biết đánh
trống.”
BÌNH:
Hòa Sơn dạy rằng, “ Học tập gọi là “ văn”. Tuyệt
học gọi là “lân”. Vượt qua hai cái này mới đúng là
thực sự vượt qua.” Những lời này xuất phát từ bộ Bảo
Tạng Luận. Học cho đến mức không còn gì để học nữa
gọi là tuyệt học. Cho nên mới có lời nói, “ Nghe ít ngộ
sâu, nghe nhiều không ngộ.” Đó gọi là tuyệt học. Nhất
Túc Giác ( Vĩnh Gia) nói, “ Tôi thuở còn trẻ tích tập học
vấn, thảo sớ tầm kinh luận. Học tập hết rồi, đó gọi
là tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân. Chỉ khi nào đạt đến
mức tuyệt học mới là bắt đầu gần với đạo. Khi nào
vượt qua cả được hai cái này , mới là thực sự vượt
qua.”
Ông
tăng cũng thật là thông minh, cho nên mới nêu những lời này
ra mà hỏi Hòa Sơn. Hòa Sơn nói, “ Biết đánh trống.” đây
gọi là ngôn vô vị ngữ vô vị. Muốn thấy công án này,
phải là người hướng thượng mới được. Mới thấy rằng
những lời này chẳng lien hệ gì đến lý tính, mà cũng chẳng
có chỗ để nghị luận. Chỉ hiểu một cách trực tiếp giống
như chiếc thùng bị thoát đáy. Chỉ có đó mới là chỗ an
ổn của nạp tăng, bắt đầu khế hợp với ý chỉ của Tổ
Sư từ tây trúc qua. Cho nên Vân Môn nói, “ Tuyết Phong ném
bóng, Hòa Sơn đánh trống, chén nước của Quốc Sư, Triệu
Châu uống trà. Đều là những cái nêu lên sự việc hướng
thượng.”
Ông
tăng lại hỏi, “ Thế nào là chân lý cứu cánh?” Hòa Sơn
nói. “ Biết đánh trống.” Trong chân lý cứu cánh chẳng
có pháp nàođược lập cả. Trong thực tại công ước thì
có đủ cả vạn vật. Không có dị biệt giữa (chân lý) cứu
cánh và (thực tại) công ước tức là đệ nhất nghĩa đế.
Ông tăng lại hỏi, “ Tâm là Phật-điều ấy không hỏi.
Thế nào là không phải tâm không phải Phật?” Hòa Sơn nói,
“ Biết đánh trống.” Tâm là Phật thì dễ tìm, còn như
đến chỗ không phải tâm không phải Phật, rất có ít người
đạt đến chỗ đó được. Ông tăng lại hỏi, “ Lúc có
người hướng thượng đến, phải tiếp như thế nào?” Hòa
Sơn, nói, “ Biết đánh trống.” Hướng thượng nhân là
người đã thấu thoát, tự tại.
Bốn
câu nói này các nơi coi là tông chỉ. Gọi là bốn pháp
đánh trống của Hòa Sơn.
Có
ông tăng hỏi Kính Thanh, “Đầu năm còn có Phật pháp hay
không?” Kính Thanh nói, “Có”. Ông tăng nói, “ Thế nào
là Phật pháp lúc đầu năm?” Kính Thanh nói, “ Ngày tết
mơ phước vạn vật mới mẻ.” Ông tăng nói, “ Cám ơn thầy
đã trả lời.” Kính Thanh nói, “ Hôm nay lão tăng bị thất
lợi.” Kính Thanh có mười tám lối đáp “ thất lợi”
như thế.
Có
ông tăng hỏi Tĩnh Quả Đại Sư, “ Lúc hạc đứng trên cây
tùng trơ vơ thì như thế nào?” Tĩnh Quả nói, “ Dưới chân
là một vùng bối rối.” Ông tăng lại hỏi, “ Lúc tuyết
phủ ngàn ngọn núi thì như thế nào?” Tĩnh Quả nói, “
Sau khi mặt trời mọc là một vùng bối rối.” Ông tăng
lại hỏi, “ Lúc xảy ra vụ đàn áp Hội Sương (845) thì
các chư thần Hộ Pháp đi đâu?” Tĩnh Quả nói, “ Hai gã
đứng ngoài cửa gặp phải một trận bối rối.” Các nơi
gọi đ ólà ba pháp bối rối của Tĩnh Quả.
Bảo
Phúc hỏi một ông tăng, “ Trong điện là Phật gì vậy?”
Ông tăng nói, “ Hòa thượng thử nhìn kỹ xem.” Bảo Phúc
nói, “ Thích Ca Mâu Ni.” Ông tăng nói, “Đừng lừa dối
người khác được không?” Bảo Phúc nói, “ Chính là ông
đang lừa tôi đấy chứ.” Lại hỏi ông tăng, “ Tên ông
là gì?” Ông tăng nói, “ Hàm Trạch.” Bảo Phúc hỏi, “
Lúc ông gặp phải vũng cạn thì như thế nào?” Ông tăng
hỏi, “ Ai là vũng cạn?” Bảo Phúc nói, “ Là tôi.” Ông
tăng nói, “ Hòa thượng đừng có lừa dối người khác được
không?” Bảo Phúc nói, “ Chính là ông đang lừa tôi đấy
chứ.” Lại hỏi ông tăng, “Ông làm nghề gì mà ăn cho đến
mập như thế?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng cũng đâu còn
nhỏ nhoi gì.” Bảo Phúc làm dáng như ngồi chồm hổm. Ông
tăng nói, “ Hòa thượng đừng lừa dối người khác được
không?” Bảo Phúc nói, “ Chính ông đang lừa tôi đấy chứ.”
Lại hỏi người coi phòng tắm, “ Bồn tắm to bao nhiêu?”
Người ấy nói, “ Hòa thượng thử đo xem.” Bảo Phúc làm
như thể đang đo. Người kia nói, “Hòa thượng đừng lừa
dối thiên hạ được không?” Bảo Phúc nió, “ Chính ông
đang
lừa tôi đấy chứ.” Các nơi gọi đây là bốn cách lừa
người của Bảo Phúc. Công án này cũng giống như bốn cái
thùng đen của Tuyết Phong, đều là các bậc tông sư đời
xưa cả. Người nào cũng đưa ra những phương pháp thâm sâu
huyền diệu để dậy thiên hạ. Sau đó Tuyết Đậu đưa ra
một làn mối dựa vào lời dạy chúng của Vân Môn, rồi
tụng công án này.
TỤNG
Một
kéo đá,
Hai
khiêng đất.
Bật
máy cần phải mười cánh cung,
Tượng
Cốt Lão Sư từng ném bóng,
Sao
giống Hòa Sơn biết đánh trống?