Phần
4
TẮC
THỨ BA MƯƠI MỐT
MA
CÓC CHỐNG GẬY
THÙY:
Động thì ảnh hiện, giác thì băng sinh. Nếu như không động
không giác, khó mà khỏi rơi vào hang chồn hoang. Hiểu thấu
được, đủ lòng tin, không tơ hào chướng ngại, như rồng
gặp nước, như cọp dựa núi. Buông bỏ, gạch ngói tỏa sáng;
nắm giữ, vàng ròng mất mầu. Công án của cổ nhân, khó
tránh vòng vo. Thử nói xem, họ bình luận việc gì vậy?
CỬ:
Ma Cốc chống gậy đến gặp Chương Kính. Đi quanh giường
Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững đó. Chương
Kính nói, “Đúng, đúng.” ( Tuyết Đậu phê bình , “ Sai!”)
Ma Cốc lại đến gặp Nam Tuyền.Lại cũng đi quanh giường
Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững đó. Nam Tuyền
nói, “ Không đúng, không đúng.” Nam Tuyền nói, “ Chương
Kính thì đúng, ông mới là không đúng. Đây chính là cái
bị sức gió chuyển động; cuối cùng thế nào cũng bại hoại.”
BÌNH:
Cổ nhân hành cước khắp chốn tùng lâm, duy có việc này
trong tâm niệm: chỉ muốn phân biện xem lão hòa thượng ngồi
trên giường khắc kia có mắt hay không? Cổ nhân thường thì
nếu trong một lời mà khế hợp thì ở lại, còn nếu không
khế hợp thì lại đi. Nhìn xem Ma Cốc đến gặp Chương Kính.
Đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gập đứng sừng
sững đó. Chương Kính nói, “Đúng đúng.” ( Muốn sử dụng
được) thứ đao giết người kiếm cứu người này, cần
phải là một chuyên gia mới được.
Tuyết
Đậu nói, “ Sai!” Như thế là rơi vào cả hai bên, song nếu
các ông dựa vào hai bên mà hiểu, các ông không thấy được
ý của Tuyết Đậu. Ma Cốc đứng sừng sững đó. Thử nói
xem, thầy ta làm gì vậy? Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “
Sai!” Ma Cốc sai ở chỗ nào? Chương Kính nói “Đúng” là
đúng ở chỗ nào? Tuyết Đậu như thể ngồi đó mà đọc
lời phán xét. Ma Cốc ôm chữ “đúng” này mà đến gặp
Nam Tuyền. Cũng y như trước đi quanh giường Thiền ba vòng,
rồi chống gậy đứng sững đó. Nam Tuyền nói, “ Không đúng,
không đúng.” ( Muốn sử dụng được) đao giết người kiếm
cứu người, phải là bậc thầy trong tông môn mới được.
Tuyết Đậu nói, “ Sai!” Chương Kính nói, “Đúng, đúng.”
Nam Tuyền nói, “ Không đúng, không đúng”. Như thế là giống
hay là khác nhau? Người thứ nhất nói, “Đúng.” Tại sao
là sai. Người thứ nhì nói, “ Không đúng.” Tại sao cũng
sai luôn? Nếu như tìm chỗ hiểu trong câu nói của Chương
Kính, thì tự cứu mình cũng chẳng còn được nữa. Nếu như
dựa vào câu nói của Nam Tuyền mà hiểu được thì có thể
cùng làm Thầy với Phật và Tổ. Tuy vậy đi nữa, các nạp
tăng phải tự mình tầm cứu mới được, chứ đừng dựa
vào lời nói của người khác.
Câu
hỏi của Ma Cốc là một , tại sao người thì nói “đúng”,
người thì nói “ không đúng”? Nếu là người thành thạo
thông suốt, đã đạt được đại giải thoát, ắt phải có
cách sinh nhai khác. Nếu như là người chưa quen được cả
cơ lẫn cảnh, nhất định thế nào cũng bị vướng vào hai
phía này. Nếu như muốn biện rõ cổ kim, làm líu lưỡi tất
cả mọi người trong thiên hạ, cần phải nắm được hai
cái “sai” này thì mới được. Cho đến cuối, Tuyết Đậu
chung qui cũng chỉ tụng hai cái” sai” này. Tuyết Đậu muốn
nêu lên cái chỗ sống động, chonên mới nói như thế. Nếu
các ông là những kẻ dưới da có máu, đương nhiên là không
dựa vào ngôn cú mà hiểu, không nắm vào cái cột buộc lừa
mà chấp làm đạo lý. Có người nói rằng Tuyết Đậu thay
cho Ma Cốc mà nói hai chữ “ sai” này. Song nói như thế có
gì là đúng? Đâu có biết rằng khi cổ nhân phê bình đã
khóa chặt cửa ngõ, phía này cũng đúng mà phía kia cũng đúng.
Song rốt cuộc chẳng thuộc về phía nào cả. Khánh Tàng Chủ
nói, “ Chống gậy bước quanh giường Thiền, đúng với không
đúng đều sai. Kỳ thực cũng không phải là ở đây.”
Há
không biết chuyện Vĩnh Gia đến Tào Khê gặp Lục Tổ, đi
quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững
đó. Lục Tổ nói, “Đại sa môn phải có ba ngàn uy nghi, tám
vạn tế hành. Đại đức từ đâu đến sinh đại ngã mạn
như thế để làm gì?” Tại sao Lục Tổ lại nói là Vĩnh
Gia sinh đại ngã mạn? Thầy ta đâu có nói “đúng” hay “
không đúng”. “Đúng” với “không đúng” chỉ là cái
cột buộc lừa mà thôi. Chỉ có Tuyết Đậu phát biểu ra
hai chữ “sai” là còn có chút gì.
Ma
Cốc nói, “ Chương Kính nó “đúng”, tại sao hòa thượng
lại nói “không đúng?” Lão hán này không tiếc lông mày,
lậu đậu không ít. Nam Tuyền nói, “ Chương Kính thì đúng,
ông mới là không đúng.” Nam Tuyền có thể nói là thấy
thỏ thả ưng. Khánh Tàng Chủ nói, “ Nam Tuyền tha thiết
quá đáng nhẽ có thể qua loa mà chấm dứt ở chỗ “không
đúng”, lại vạch ra chỗ lầm lẫn của người kia mà nói
rằng, “Đây chính là cái bị sức gió chuyển động, cuối
cùng thế nào cũng bại hoại.” Kinh Viên Giác nói, “ Nay
thân tôi đây, tứ đại hòa hợp. Những cấu sắc gọi là
tóc, lông , móng, răng, da thịt, gân, cốt, tủy , não rồi
cũng đều trở về với cát bụi.Nước miếng , nước mũi,mủ,
máu đều trở về với nước. Hơi thở ấm trở về với
lửa, động tác trở về với gió. Lúc tứ đại chia
lìa, cái thân giả tạm này biết tìm ở chỗ nào?” Lúc Ma
Cốc chống gậy đi quanh giường Thiền đã là bị sức gió
chuyển động cuối cùng thế nào cũng bại hoại. Thử nói
xem, rốt cuộc việc phát minh tâm tông là ở chỗ nào? Đến
chỗ này rồi phải là một ngươì do thép sắt đúc thành
mới được.
Há
không nghe chuyện Trương Chuyết Tú Tài đến tham kiến Tây
đường Tạng Thiên Sư, rồi hỏi rằng , “ Sơn hà đại địa
là hữu hay vô? Tam thế chư Phật là hữu hay vô? Tây Đường
Tạng nói, “ Hữu.” Trương Chuyết Tú Tài nói, “ Sai”
Tây đường Tạng nói, “ Tiền bối từng tham kiến những
ai rồi?” Trương Chuyết Tú Tài nói, “ Tham kiến Kính Sơn
Hòa Thượng, phàm kẻ hèn này hỏi bất cứ gì Kính Sơn cũng
nói vô cả.” Tây Đường Tạng nói, “ Tiền bối có quyến
thuộc gì không?” Trương Chuyết nói, “ Có một vợ quê
mùa, hai đứa con đần độn.” Tây đường Tạng hỏi, “
Kính Sơn có gia quyến gì không?” Trương Chuyết nói, “ Kính
Sơn là bậc cổ Phật thầy đừng phỉ bang ngài có được
không?” Tây Đường Tạng nói, “Đợi khi nào tiền bối
được như Kính Sơn rồi hãy nói tất cả đều là vô.”
Trương Chuyết đành cúi đầu khuất phục. Phàm các bậc tông
sư thành thạo lúc nào cũng muốn cởi bỏ những cái dính
dấp trói buộc, nhổ cọc gỡ chốt cho người khác. Họ không
thể chỉ nắm vào một phía, mà phải biết lách bên phải
xoay bên trái, lách bên trái xoay bên phải.
Xem
lúc Ngưỡng Sơn đến Trung Ấp để cảm tạ Trung Ấp đã
truyền giới. Trung Ấp thấy Ngưỡng Sơn tới bèn vỗ lên
giường Thiền và nói, “ Hòa thượng”.Ngưỡng Sơn bèn đứng
qua phía đông rồi lại đứng qua phía tây, rồi lại đứng
vào giữa. Lúc cảm tạ xong lại lui về phía sau mà đứng.
Trung Ấp nói, “Ông đắc tam muội ấy ở đâu vậy?” Ngưỡng
Sơn nói, “Đắc từ Tào Khê ấn.” Trung Ấp nói, “Ông thử
nói xem Tào Khê dùng tam muội này để tiếp ai?” Ngưỡng
Sơn nói, “ Tiếp Nhất Túc Giác.” [1] Rồi Ngưỡng Sơn lại
hỏi, “ Hòa thượng đắc tam muội này ở đâu vậy? Trung
Ấp nói, “ Ta đắc tam muội này từ Mã Tổ.” Lối nói chuyện
như vậy, phải chăng là của những người nêu một hiểu
ba, thấy gốc theo ngọn?
Long
Nha dạy chúng rằng, “ Phàm những người tham học, phải
thấu qua Tổ Phật thì mới được. Tân Phong Hòa Thượng nói,
“ Xem ngôn giáo của Tổ Phật như oan gia, lúc ấy mới có
chỗ để tham học.” Nếu như không thấu qua được thì chỉ
bị Tổ Phật lừa mà thôi.” Lúc ấy có ông tăng hỏi, “
Tổ Phật mà còn có tâm lừa thiên hạ sao?” Long Nha nói,
“Ông thử nói xem sông với hồ có tâm làm trở ngại thiên
hạ không?” Rồi lại nói tiếp, “ Tuy rằng sông hồ không
có tâm làm trở ngại thiên hạ, chỉ tại vì thiên hạ không
qua sông được. Cho nên sông với hồ đâm ra trở thành chướng
ngại.Không thể nói rằng sông với hồ không trở ngại thiên
hạ. Tổ Phật tuy không có tâm lừa thiên hạ, song chỉ vì
thiên hạ không thấu qua được, cho nên Tổ Phật đâm ra thành
lừa thiên hạ. Không thể nói là Tổ Phật không lừa thiên
hạ. Nếu như thấu qua được Tổ Phật, kẻ ấy vượt qua
Tổ Phật. Song cần phải thể hội được ý của Tổ Phật
thì mới ngang hàng với những bậc cổ nhân hướng thượng
được.Nếu như chưa thấu được, thì dù có học Phật học
Tổ đi nữa, vạn kiếp cũng chẳng có khi nào đắc được.”
Ông tăng lại hỏi, “ Phải như thế nào thì mới không bị
Tổ Phật lừa?” Long Nha nói, “Ông phải tự ngộ lấy mới
được.” Đến chỗ này rồi cần phải như thế. Tại sao
vậy? Vì người , thì phải vì cho trót; giết người thì phải
thấy máu. Nam Tuyền, Tuyết Đậu là những người như thế,
cho nên mới dám nêu lên mà chơi.
TỤNG
Đây
sai kia sai,
Kỵ
nhất đừng lấy.
Bốn
bề sóng yên,
Trăm
sông triều xuống.
Cổ
sách phong cao thập nhị môn,
Mỗi
cửa có đường trống sơ xác.
Không
sơ xác,
Chuyên
gia phải kiếm thuốc không bệnh.
BÌNH:
Tụng này giống công án Đức Sơn gặp Qui Sơn. Trước tiên
đem công án ra bình thêm hai chuyển ngữ rồi xâu thành một
chuỗi , sau đó mới tụng ra. “Đây sai kia sai, kỵ nhất đừng
lấy.” Ý Tuyết Đậu là : ở đây một cái sai, ở kia một
cái sai, kỵ nhất là đừng lấy nó đi. Lấy đi là sai. Phải
đặt hai cái sai như vậy thì mới thấy được rằng, “ Bốn
bề sóng yêu, trăm sông triều xuống.” Gió mới trong trăng
mới sáng làm sao! Nếu như các ông hiểu được hai cái “sai”
này, thì chẳng còn có sự việc gì nữa: núi là núi sông
là sông, cái dài tự dài, cái ngắn tự ngắn, năm ngày một
trận gió, mười ngày một cơn mưa. Cho nên mới có câu nói,
“ Bốn bề sóng yên, trăm sông triều xuống.”
Đoạn
cuối tụng Ma Cốc chống gậy rằng, “ Cổ sách phong cao thập
nhị môn.” Cổ nhân dùng roi làm gậy, các nạp tăng thì dùng
tích trượng làm gậy. Trên Dao Trì của Tây Vương Mẫu có
mười hai cửa đỏ. “ Cổ sách” có nghĩa là vậy. Gió trên
đầu gậy cao hơn mười cửa đỏ. Nơi các thiên tử và Đế
Thích ở mỗi chỗ cũng đều có mười hai cửa đỏ. Nếu
như các ông hiểu được hai cái “sai” này, thì đầu gậy
phát ra ánh sang, ngay cả cổ sách cũng không làm gì được.
Cổ nhân nói, “ Nếu hiểu được cây gậy, cả đời tham
học của ông kể như xong.” Lại cũng nói, “ Không phải
chỉ là bầy vẽ bề ngoài vô sự, mà nó giống như dấu vết
cây bảo trượng của Như Lai.” Nó cũng thuộc về loại đó.
Đến chỗ này rồi, thất điên bát đảo, trong mỗi lúc đạt
được đại tự tại.
“Mỗi
cửa có đường trống sơ xác.” Tuy có con đường, song lại
trống không sơ xác. Đến chỗ này Tuyết Đậu tự cảm thấy
lậu đậu, cho nên mời đả phá cho các ông. Song dù là như
thế, vẫn có chỗ không sơ xác. Dù cho là tay chuyên gia đi
nữa, lúc không có bệnh cũng nên tìm chút thuốc mà uống
trước mới được.
TẮC
THỨ BA MƯƠI HAI
PHẬT
PHÁP ĐẠI Ý CỦA LÂM TẾ
THÙY:
Mười phương dứt bặt, ngàn mắt chợt mở. Một câu cắt
dòng[2], vạn cổ dứt bặt. Còn có kẻ đồng sinh đồng tử
chăng? Công án hiện thành, an bài không được, xin nêu các
dây dưa của cổ nhân lên xem.
CỬ:
Định Thượng Tọa hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là đại ý của
Phật Pháp?” Lâm Tế bước khỏi giường Thiền, nắm lấy
Định Thượng Tọa tát cho một bạt tai rồi đẩy ra. Định
Thượng Tọa đứng im đó. Có ông tăng đứng cạnh đó nói,
“Định Thượng Tọa, tại sao không cúi lậy đi?” Định
Thượng Tọa mới cúi lậy, rồi hốt nhiên đại ngộ.
BÌNH:
Nhìn xem thầy ta ra thẳng vào thẳng đi thẳng đến thẳng,
đúng là Lâm Tế chính tông mới có tác dụng như thế. Nếu
như thấu được, người ta có thể lật trời làm đất, tha
hồ thụ dụng. Định Thượng Tọa chính là tay như thế, bị
Lâm Tế tát cho một cái, vừa cúi lậy xong đã hiểu ngay ý
hướng. Thầy ta là người phương Bắc, vốn hết sức là
chất phác thẳng than. Đắc được rồi, sau đó không xuất
thế nữa. Từ đó trở đi toàn sử dụng các cơ biến của
Lâm Tế, quả thật là thánh thoát.
Một
hôm trên đường gặp Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người.
Nham Đầu hỏi, “ Từ đâu đến vậy?” Định Thượng Tọa
nói, “ Từ Lâm Tế.” Nham Đầu hỏi. “ Hòa thượng có
mạnh khỏe chăng?” Định Thượng Tọa nói, “ Ngài đã khứ
thế rồi.” Nham Đầu nói, “ Ba chúng tôi định đặc biệt
đến tham bái ngài, chẳng dè phúc duyên thiển bạc, hòa thượng
lại đã qui tịch. Không hiểu thuở sinh tiền hòa thượng
có lời dạy gì. Xin thượng tọa dáy lại cho anh em tôi một
vài điều được chăng?” Định Thượng Tọa bèn thuật lại
rằng một hôm Lâm Tế dạy chúng, “ Trong khối thịt này
có một vô vị[3] chân nhân, thường ra vào trước mặt các
ông. Ai chưa thấy chứng cớ này, thử nhìn xem!” Lúc ấy
có ông tăng bước ra hỏi, “ Vô vị chân nhân là gì?” Lâm
Tế bèn nắm lấy ông ta nói, “ Nói, nói!” Ông tăng vừa
suy nghĩ, Lâm Tế đã đẩy ông ta ra nói, “ Vô vị chân nhân
là cái cứt khô gì đâu!” Rồi quay về phương trượng.
Nham
Đầu (nghe thế) không khỏi le lưỡi. Khâm Sơn nói, “ Tại
sao không nói là không phải là vô vị chân nhân?” Bèn bị
Định Thượng Tọa nắm lấy nói, “ Vô vị chân nhân với
không phải là vô vị chân nhân cách nhau bao xa? Nói mau , nói
mau!” Khâm Sơn không nói gì được, mặt thì hết xanh lại
vàng. NHam Đầu và Tuyết Phong bước đến cúi lậy nói, “
Người này mới thụ giới không biết phân biệt tốt xấu,
xúc phạm đến Thượng Tọa, xin Thượng Tọa từ bi tha tội
cho!” Định Thượng Tọa nói, “ Nếu không vị lòng hai lão
ta đã bóp chết con quỉ đái dầm này rồi.”
Lại
có lần kia đi dự trai hội ở Trấn Châu về,lên cầu ngồi
nghĩ, gặp ba vị tòa chủ. Một vị hỏi, “ Thế nào là sông
Thiền sâu thẳm phải dò tận đáy?” Định Thượng Tọa
nắm lấy ông tòa chủ kia toan ném xuống dưới cầu. Lúc ấy
hai vị tòa chủ kia huyên thuyên xin tha rằng, “ Khoan khoan.
Người này lỡ xâm phạm thượng tọa, xin từ bi tha thứ!”
Định Thượng Tọa nói, “ Nếu không vì hai tòa chủ
tôi đã cùng đi dò tân đáy với gã rồi.” Các phương pháp
này của Định Thượng Tọa đều là những tác dụng của
Lâm Tế cả. Lại nhìn xem Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Đoạn
tế toàn cơ theo dấu chân,
Đem
đến tại sao phải thung dung.
Cự
linh dơ tay chẳng nhiều nhặn,
Phân
phá Hoa Sơn ngàn vạn trùng.
BÌNH:
Tuyết Đậu tụng rằng, “Đoạn tế toàn cơ theo dấu
chân, đem đến tại sao phải thung dung?” Đại cơ đại dụng
của Hoàng Bá chỉ có mình Lâm Tế là theo dấu chân được.
Lúc đã nêu lên là không để người ta kịp nghĩ bàn, vừa
tần ngần là các ông đã lạc vào âm giới. Kinh Lăng Nghiêm
nói, “ Ta đặt ngón tay, Hải Ấn phát quang, ông vừa sinh
tâm, trần lao đã khởi.” “ Cự linh dơ tay chẳng nhiều
nhặn, phân phá Hoa Sơn ngàn vạn trùng.” Thần Cự Linh có
đại thần lực, lấy tay chẻ Thái Sơn Hoa Sơn để nước
chảy vào Hoàng Hà. Mối nghi của Định Thượng Tọa lớn
như đồi núi, bị một cái tát của Lâm Tế làm tiêu tan hết
cả.
TẮC
THỨ BA MƯƠI BA
TRẦN
THƯỢNG THƯ VIẾNG TỪ PHÚC
THÙY:
Đông tây khôngbiện, nam bắc chẳng phân. Từ sang đến tối,
từ tối đến sang. Có thể bảo là người ấy ngủ chăng?
Có lúc đôi mắt như thể sao chổi, song có thể bảo là người
ấy ngủ chăng? Có lúc gọi nam là bắc, thử nói xem đó là
hữu tâm hay vô tâm? Người ấy là đạo nhân hay là thường
nhân? Nếu như có thể thấu qua được chỗ này, các ông mới
hiểu được ý hướng, cũng như hiểu được rằng cổ nhân
có như thế hay không? Song thử nói xem, đây là thời tiết
gì? Xin nêu lên xem.
CỬ:
Trần Tháo Thượng Thư đến viếng Từ Phúc. Từ Phúc thấy
Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn. Trần Tháo nói, “Đệ
tử đến như thế này, vốn đã là bất tiện rồi, hà huống
lại còn vẽ them một vòng tròn?” Từ Phúc bèn đóng cửa
phương trượng. Tuyết Đậu nói, “ Trần Tháo chỉ có một
con mắt.”
BÌNH:
Thượng Thư Trần Tháo là người đồng thời với Bùi Hưu
và Lý Cao. Phàm mỗi khi thấy có ông tăng nào đến cũng trước
tiên mời thụ trai, rồi lại cho ba tăm đồng tiền để thử
thách. Một hôm Vân Môn đến. Vừa trông thấy Vân Môn Trần
Tháo đã hỏi, “ Sách Nho thì khác rồi, song tam thừa mười
hai phần giáo tất nhiên có các bậc thầy. Tại sao các nạp
tăng phải đi hành cước như thế?” Vân Môn nói, “ Thượng
thư đã từng hỏi bao nhiêu người rồi?” Trần Tháo nói,
“ Hiện giờ tôi đang hỏi thượng tọa.” Vân Môn nói, “
Tạm gác cái hiện giờ” qua một bên, thế nào là ý nghĩa
của các giáo lý?” Trần Tháo nói, “ Cuốn vàng trục đỏ,”[4]
Vân Môn nói, “Đó chỉ là ngữ ngôn văn tự, thế nào là
ý nghĩa của các giáo lý?” Trần Tháo nói, “ Miệng muốn
nói mà lời chết, tâm muốn duyên mà lự vong.” Vân Môn nói,
“ Miệng muốn nói mà lời chết, là để đối với ngôn
ngữ; tâm muốn duyên mà lự vong là để đối với vọng
tưởng. Thế nào là ý nghĩa của các giáo lý?” Trần Tháo
không nói gì được. Vân Môn nói, “ Nghe nói Thượng Thư
có đọc Kinh Pháp Hoa phải không?” Trần Tháo nói, “ Phải.”
Vân Môn nói, “ Trong Kinh có nói rằng tất cả các mưu
sinh sản nghiệp đều không vi nội với thực tướng. Song
thử nói xem trên cõi phi phi tưởng thiên[5] hiện giờ có bao
nhiêu người thối chuyển?” Trần Tháo lại không nói gì
được. Vân Môn nói, “ Thượng Thư chớ có nên khinh suất
như thế. Các sư tăng gạt bỏ tam kinh ngũ luận để vào chốn
tùng lâm.Mười năm hai mươi năm mà cũng vẫn còn chưa làm
gì được. thượng Thư làm sao có thể hiểu được?” Trần
Tháo cúi lậy nói, “ Kẻ hèn nay quả thật có tội.”
Một
hôm Trần Tháo cùng các quan lên lầu, đang nhìn quanh thì thấy
có vài ông tăng đến. Một ông quan nói, “ Những người
đang đến kia đều là các Thiền tăng.” Trần Tháo nói, “
Không phải.” Ông quan kia nói, “Sao ngài biết là không phải?”
Trần Tháo nói, “Để họ đến gần rồi tôi sẽ thử cho
ông thấy.” Mấy ông tăng vừa đến trước lầu, Trần Tháo
hốt nhiên gọi, “ Thượng tọa!” Mấy ông tăng ngẩng đầu
lên. Trần Tháo nói với mấy ông quan kia, “ Các ông đã tin
lời tôi nói chưa?” Chỉ có mỗi một mình Vân Môn là không
bị Trần Tháo thử thách.
Trần
Tháo cũng đã từng tham kiến Mục Châu[6].Một hôm đến
viếng Từ Phúc. Từ Phúc thấy Trần Tháo đến bèn vẽ
một vòng tròn. Từ Phúc vốn là bậc tôn túc trong dòng của
Qui Sơn- Ngưỡng Sơn. Thầy ta bình thường thích lấy phương
pháp” cảnh trí” ra tiếp thiên hạ. chonên vừa thấy Thượng
Thư Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn. Song làm gì được?
Bởi vì Trần Tháo cũng là một chuyên gia, đâu có để cho
người khác chơi khăm. Trần Tháo tự kiểm điểm, nói rằng,
“Đệ tử đến như thế này vốn đã là bất tiện rồi.
Làm sao kham nổi việc thầy vẽ thêm một vòng tròn nữa?”
Từ Phúc đóng cửa lại.Loại công án này được gọi là”
trong lời biện rõ, trong câu ẩn cơ”.[7]Tuyết Đậu nói,
“ Trần Tháo chỉ có một con mắt.” Tuyết Đậu có thể
nói là có mắt trên đỉnh đầu. Song thử nói xem, ý của
thầy ta ở chỗ nào? Từ Phúc vẽ một vòng tròn cũng rất
là hay. Song nếu ai cũng đều như thế cả, các nạp tăng làm
sao mà vì người khác được? Tôi xin hỏi các ông,nếu như
lúc ấy các ông là Trần Tháo, các ông phải nói gì để đừng
bị Tuyết Đậu bảo là “ Trần Tháo chỉ có một con mắt”?
Cho nên Tuyết Đậu mới đạp đổ tất cả mà tụng rằng:
TỤNG
Châu
chạy vòng vòng kêu như ngọc,
Ngựa
bon lừa chạy lên thuyền sắt.
Phân
phó hải sơn vô sự khách,
Lúc
câu rùa thả một bẫy rập.
Tuyết
Đậu lại nói, “ Các nạp tăng trong thiên hạ nhảy không
ra.”
BÌNH:
“ Châu chạy vòng vòng kêu như ngọc, ngựa bon lừa chạy
lên thuyền sắt.” Khúc đầu của bài tụng của Tuyết Đậu
chỉ tụng vòng tròn kia mà thôi.Nếu như các ông hiểu được,
các ông giống như một con cọp có sừng.Một chút này cần
các ông phải đập thủng đáy thùng đen, dứt tận hết cơ
quan, một lúc vứt bỏ tất cả đắc thất thị phi, không
hiểu đó là huyền diệu. Rốt cuộc phải hiểu như thế nào?
Cái này cần phải “ ngựa bon lừa chạy lên thuyền sắt”.
Phải ở chỗ này mà thấy thì mới được. Cần phải “
phân phó hải sơn vô sự khách.” Nếu như trong bụng các
ông vẫn cừn ( vướng mắc) một chút gì đó, ắt các ông
không thể nào đảm đương nổi. Ở đây phải là hạng người
mà hữu sự hay vô sự, vị tình hay thuận cảnh, Phật hay
là Tổ cũng không làm gì được thì mới có thể đảm đương
nỗi. Nếu như ( vẫn còn thấy rằng ) có Thiền để tham,
có chút nào cảm thức phàm thánh, ắt chẳng thể nào đảm
đương nổi. Song lúc đảm đương nổi, các ông phải hiểu
lời Tuyết Đậu nói, “ Lúc câu rùa thả một bẫy rập”
như thế nào? Câu rùa cần phải có bẫy rập mới được.
Do đó mà Phong Huyệt nói, “ Quen câu kình ngư khuấy biển
lớn, lại gặp nhái bén lội trong bùn.” Lại cũng nói rằng,
“ Rùa lớn đừng đem ba núi đi, ta muốn dạo trên đỉnh
Bồng Lai.” Tuyết Đậu lại nói, “ Các nạp tăng trong thiên
hạ nhảy không ra.” Nếu như người ta là một con rùa lớn,
hẳn sẽ không có kiến giải của một ông tăng. Nếu như
người ta là một ông tăng, người ta hẳn sẽ không có kiến
giải của một con rùa lớn.
TẮC
THỨ BA MƯƠI BỐN
NGƯỠNG
SƠN HỎI TỪ ĐÂU ĐẾN
CỬ:
Ngưỡng Sơn hỏi một ông tăng, “Ông mới từ đâu đến
vậy?” Ông tăng nói, “ Lô Sơn.” Ngưỡng Sơn nói, “Đã
từng lên Ngũ Lão Phong chơi chưa?” Ông tăng nói, “ Chưa.”
Ngưỡng Sơn nói, “ Như thế là thầy chưa từng bao giờ đi
chơi núi cả.” Vân Môn nói, “ Những lời ấy là đều bởi
vì từ bi, cho nên thầy ta mới có lời nói chuyện của kẻ
ngã trên cỏ.”
BÌNH:
Chỗ cốt yếu thử người, mở miệng đã biết tiếng. Cổ
nhân nói, “ Có biết bao nhiêu là người cứ xoay chuyển trong
ngữ mạch.” Nếu như là người có mắt trên đỉnh đầu,
thì vừa mới nêu lên đã hiểu ngay ý hướng.Nhìn xem một
vấn một đáp của họ, rõ ràng rành mạch làm sao. Tại sao
Vân Môn lại nói rằng những lời ấy là đếu bởi vì từ
bi, cho nên thầy ta mới có lối nói chuyện của người ngã
trên cỏ? Cổ nhân đến chỗ này rồi giống như gương sang
trên khung , ngọc sáng trong lòng bàn tay. Hồ đến Hồ hiện,
Hán đến Hán hiện. Một con ruồi cũng không thoát qua được
sự quan sát của họ. Thử nói xem, tại sao lại vì từ bi
mà có lối nói chuyện của người ngã trên cỏ? Quả thật
là nguy hiểm vời vợi, đến chỗ này rồi thì phải là một
người vững lắm mới có thể đương đầu được. Vân Môn
nói rằng, “Ông tăng kia đích thân từ Lô Sơn đến , tại
sao ( Ngưỡng Sơn) lại nói rằng “ thầy chưa từng bao giờ
đi chơi núi cả?”
Một
hôm Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “ Nếu như có các tăng sĩ ở
các nơi đến, thầy dùng gì để thử họ?” Ngưỡng Sơn
nói, “Đệ tử có cách để thử họ.” Ngưỡng Sơn nói,
“ Bình thường đệ tử mỗi khi thấy có ông tăng nào đến,
chỉ dơ phất trần lên rồi nói với ông ta rằng, “Ở các
nơi có cái này không?” Nếu như ông ta nói gì , đệ tử
chỉ nói với ông ta rằng, “ Cái này tạm gác qua một bên,
cái kia thì như thế nào?” Qui Sơn nói, “Đó chính là răng
và móng của những kẻ hướng thượng.”
Há
không nghe chuyện Mã Tổ hỏi Bách Trượng, “Ông từ đâu
đến vậy?” Bách Trượng nói, “ Từ dưới núi đến.”
Mã Tổ nói, “ Trên đường có gặp một người nào không?”
Bách Trượng nói, “ Chẳng hề gặp ai cả.” Mã Tổ nói,
“ Tại sao lại chẳng hề gặp ai cả?” Bách Trượng nói
, “ Nếu như có gặp ai thì tôi đã nói lại với hòa thượng
rồi.” Mã Tổ nói, “Ông đem cái tin tức ấy từ đâu đến
vậy?” Bách Trượng nói, “ Kẻ hèn này có lỗi thật.”
Mã Tổ nói, “ Chính lão tăng mới là có lỗi.”
Cách
hỏi ông tăng của Ngưỡng Sơn giống y như vậy. Lúc ấy khi
thầy ta nói, “Đã từng lên Ngũ Lão Phong chơi chưa?” Ông
tăng kia nếu như là một người vững vàng hẳn đã chỉ nói,
“Đúng là tai họa”. Song ông ta lại nói, “ chưa”. Ông
tăng này đã không phải là một chuyên gia, thì tại sao Ngưỡng
Sơn không theo lệ mà cư xử để tránh khỏi bao nhiêu là dây
dưa sau này? Thầy ta lại đi nói, “ Như thế là thầy chưa
từng bao giờ đi chơi núi cả”Cho nên Vân Môn mới nói, “
Những lời ấy là đều bởi vì từ bi, cho nên thầy ta mới
có lối nói chuyện của kẻ ngã trên cỏ.” Nếu như là lời
ở ngoài cỏ thì hẳn đã không như thế.
TỤNG
Ra
cỏ vào cỏ,
Ai
biết mà tìm?
Mây
trắng chập chùng,
Mặt
trời rực rỡ.
Nhìn
bên trái không tì vết,
Ngó
bên phải đã già nua.
Người
không thấy Hàn Sơn Tử?
Đi
quá nhanh.
Mười
năm không về được.