Phần
3
TẮC
THỨ HAI MƯƠI MỐT
HOA
SEN CỦA TRÍ MÔN
THÙY:
Kiến pháp tràng, lập tông chỉ, trên gấm bầy hoa. Tháo cương
gỡ yên, thái bình thời tiết. Nếu như phân biện được
câu đặc biệt, thì nêu lên một là hiểu ba. Nếu như chưa
được như vậy, thì hãy tiếp tục lắng nghe phân xử.
CỬ:
Có ông tăng hỏi Trí Môn, “ Lúc hoa sen chưa ngoi lên khỏi
mặt nước thì như thế nào?” Trí Môn nói, “Hoa sen”. Ông
tăng lại hỏi, “ Sau khi ngoi lân khỏi mặt nước rồi thì
như thế nào?” Trí Môn nói, “ Lá sen.”
BÌNH:
Luận về việc ứng cơ tiếp vật, Trí Môn kể như cũng
tới mức độ nào đó. Còn nếu luận về việc cắt đứt
các dòng (kiến chấp) thì Trí Môn vượt xa hơn người khác
đến ngàn dặm vạn dặm. song thử nói xem đóa hoa sen đã
và chưa ngoi lên khỏimặt nước này là một hay là hai? Nếu
như thấy được như vậy là đã có được chỗ vào.
Tuy thế song nếu bảo là một lập tức lầm lạc Phật tính
mê mờ Chân như. Nếu bảo là hai, tâm cảnh đều chưa quên
được, lạc vào con đường kiến giải (thiên chấp), biết
bao giờ mới dứt?
Thử
nói xem, ý của cổ nhân như thế nào? Kỳ thực chẳng có
gì là rắc rối. cho nên Đầu Tử nói, “ Chỉ đừng vương
vào ngôn ngữ văn tự. Nếu như mình hiểu được mọi vật,
tự nhiên là mình không bị chấp trước, tất nhiên là không
có các sai biệt thứ vị. Mình nhiếp được tất cả các
pháp , mà tất cả các pháp không nhiếp được mình. Vốn
đâu có được mất, huyền ảo, với lắm thứ danh mục như
thế. Không thể cưỡng lập danh tự cho các pháp. Như thế
thì làm sao mà các ông có thể bị lừa dối được? Các ông
hỏi, cho nên đã có ngôn ngữ. Nếu như các ông không hỏi,
tôi biết phải nói gì với các ông mời được đây? Tất
cả mọi chuyện đều là do các ông gây ra, đều chẳng có
gì can hệ đến tôi cả.” Cổ nhân nói, “ Muốn hiểu Phật
tính thì phải quán thời tiết nhân duyên.”
Há
không nghe Vân Môn thuật câu chuyện : có ông tăng hỏi Linh
Vân, “ Lúc Phật chưa xuất thế thì như thế nào?” Linh
Vân dơ phất trần lên. Ông tăng hỏi, “ Thế sau khi ( Phật)
xuất thế rồi thì như thế nào?” Linh Vân lại dơ phất
trần lên. Vân Môn nói, “ Lần đầu thì đánh được, lần
sau đánh không được.” Lại nói, “Đừng nói tới chuyện
xuất thế với không xuất thế, ở đâu có cái lúc mà ông
ta hỏi?”
Cổ
nhân một hỏi một đáp, hợp thời hợp lúc, chẳng hề nhiều
chuyện. Nếu như các ông cứ lo tìm lời đuổi câu thì chẳng
bao giờ nhằm nhò đến vấn đề cả. Nếu như các ông có
thể nhìn thấu được ngôn ngữ trong ngôn ngữ, hiểu thấu
được ý trong ý, nhìn thấu được cơ duyên trong cơ duyên,
buông bỏ tự tại, lúc ấy mới thấy được câu trả lời
của Trí Môn.
Hỏi,
“ Lúc Phật chưa xuất thế thì như thế nào?” Lúc Ngưu
Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Lúc hỗn độn chưa
phân trong bàn thạch thì như thế nào? Lúc cha mẹ chưa sinh
thì như thế nào?[1] Vân Môn nói, “ Từ xưa đến nay chỉ
là một sự việc. Không có đúng không có sai, không có được
cũng không có mất, không có sinh không có chưa sinh.” Đến
đây cổ nhân đặt ra một con đường có chỗ vào có chỗ
ra. Nếu là người chưa hiểu, thì cững giống nhhư dựa hàng
rào mò vách tường, nép bên cỏ nương vào cây. nếu bảo
hắn buông bỏ, hắn lại lạc vào hoang vu lãng đãng. Nếu
như người đã hiểu được thì suốt mười hai giờ trong
một ngày chẳng cần phải dựa vào vật gì cả. Tuy không
dựa vào một vật gì, nếu nhu để lộ một cơ một cảnh,
biết làm sao mà rờ rẫm đây?
Ông
tăng kia hỏi, “ Lúc hoa sen chưa ngoi khỏi mặt nước thì
như thế nào?” Trí Môn nói, “Hoa sen”. Đó chỉ là một
câu đáp chặn câu hỏi, song đặc sắc hết sức. Các nơi
đều gọi đó là “điên đảo ngữ”. Tại sao lại thế?
Há không nghe Nham Đầu nói, “ Thường thì những lúc trước
khi các ông mở miệng mà lại còn hay hơn.” Chỗ cổ nhân
để lộ tâm cơ ra, cũng là lậu đậu lắm rồi. Người học
đời nay không hiểu ý của cổ nhân, chỉ mãi lo lý luận
“ ngoi lên khỏi mặt nước” với lại “ chưa ngoi lên khỏi
mặt nước,” song có gì là nhằm nhò đâu.
Há
không nghe chuyện có ông tăng hỏi Trí môn, “ Thế nào là
bát nhã thể?” Trí Môn nói, “ Sò ngậm trăng sáng.” Ông
tăng hỏi, “ Thế nào là bát nhã dụng?” Trí Môn nói, “
Con thỏ mang thai.” Nhìn xem thầy ta đối đáp như thế, người
trong thiên hạ chẳng ai truy ra được ngữ mạch của thầy
ta cả.
Có
ông tăng hỏi Giáp Sơn, “ Lúc hoa sen chưa ngoi khỏi mặt nước
thì như thế nào?” Giáp Sơn chỉ nói, “ Cột nhà đèn giấy.”
Thử nói xem là giống hay khác với hoa sen? Ông tăng hỏi, “
Sau khi ngoi lên khỏi mặt nước rồi thì như thế nào?” Giáp
Sơn nói, “Đầu trượng khua nhật nguyệt, dưới chân bùn
quá sâu.” Các ông thử nói xem đúng hay sai? Song đừng có
nhận lầm là điểm giữa cán cân. Tuyết Đậu từ bi cùng
tột, phá vỡ hết kiến chấp của người ta cho nên mới tụng
như sau:
TỤNG
Hoa
sen lá sen cho ngài biết
Ngoi
lên sao bằng lúc chưa ngoi?
Giang
Bắc Giang Nam hỏi Vương lão[2]
Một
hồ nghi rồi một hồ nghi.
BÌNH:
Trí Môn vốn là người Chiết Giang, phấn khởi đến Tứ Xuyên
để gặp Hương Lâm. Sau khi thấu triệt (Thiền) rồi
mới về ở Trí Môn, Tùy Châu. Tuyết Đậu thuộc dòng của
Trí Môn, thấy được chỗ tận cùng trong cái huyền diệu
của Trí Môn cho nên mới nói thẳng, “ Hoa sen lá sen cho ngài
biết, ngoi lên sao bằng lúc chưa ngoi?” Muốn cho người khác
hiểu trực tiếp.
Sư
núi tôi nói, “ Lúc chưa ngoi lên khỏi mặt nước thì như
thế nào? Cột nhà đèn giấy. Sau khi đã ngoi lên khỏi
mặt nước rồi thì như thế nào? Đầu trượng khua nhật
nguyệt, dưới chân bùn quá sâu.” Song các ông đừng nhận
lầm đó là điểm giữa cán cân. Ngày này thiên hạ lo nhai
cắn ngôn ngữ không biết tới bao giờ.
Thử
nói xem lúc (hoa sen) ngoi lên khỏi mặt nước rồi thì là thời
tiết gì vậy? Lúc chưa ngoi lên khỏi mặt nước thì là thời
tiết gì vậy? Nếu như các ông có thể thấy được điểm
này, tôi để cho các ông gặp thẳng Trí Môn đấy.
Tuyết
Đậu nói nếu như các ông không thấy thì “ Giang Bắc Giang
Nam hỏi Vương lão.” Tuyết Đậu ý muốn nói là các ông
phải đi quanh Giang Bắc Giang Nam để hỏi các vị tôn túc
về “ ngoi lân khỏi mặt nước rồi” và “chưa ngoi lên
khỏi mặt nước.” Giang Nam thêm vào hai câu, Giang Bắc thêm
vào hai câu, một gánh thêm một gánh, triển chuyển sinh nghi.
Thử nói xem, khi nào các ông mới hết nghi được? Các ông
đã nghi như thể chồn hoang, đi trên băng mỏng; lắng nghe
tiếng nước (ở dưới). Nếu như không có tiếng gì thì mới
qua sông được. Nếu như các người học Thiền mà cứ sinh
hết mối nghi này đến mối nghi khác, bao giờ mới được
yên ổn đây?
TẮC
THỨ HAI MƯƠI HAI
CON
RẮN MŨI RÙA CỦA TUYẾT PHONG
THÙY:
Lớn không bờ cõi, nhỏ như vi trần, nắm buông không phải
là gì khác, cuộn mở đều ở nơi mình. Nếu như muốn cởi
bỏ chỗ trói buộc dính dấp, ắt phải cắt đứt hết tông
tích ( của tâm hành) nuốt hết âm thanh (của ngôn ngữ). Mọi
người thấy rõ bờ kia, ai nấy lừng lững ngàn trượng. Thử
nói xem đó là cảnh giới của ai? Xin nêu lên xem.
CỬ:
Tuyết Phong dạy chúng rằng: Nam sơn có một con rắn mũi rùa,
các ông cần phải coi chừng. Trường Khánh nói, “ Hôm nay
trong đại sảnh có người tang thân thất mạng.” Có ông
tăng thuật lại cho Huyền sa, Huyền Sa nói, “Phải là Lăng
huynh thì nới nói như thế được tuy nhiên tôi thì lại không
như thế.” Ông tăng hỏi, “ Hòa thượng thì như thế nào?”
Huyền Sa nói, “ Cần gì phải Nam Sơn.” Vân Môn thì chỉ
ném gậy xuống trước mặt Tuyết Phong làm ra vẻ sợ sệt.[3]
BÌNH:
Nếu như các ông muốn trải nó ra thì cứ việc trải nó ra,
nếu như các ông muốn đả phá thì cứ việc đã phá[4]. Tuyết
Phong cùng đi với Nham Đầu và Khâm Sơn. Sư đến Đầu Tử
ba lần lên động Sơn chín lần. Sau đến tham vấn Đức Sơn,
lúc ấy mới đập lủng được đáy thùng đen.
Một
hôm cùng đi với Nham Đầu đến gặp Khâm Sơn. Đi đến một
khách điềm trên Ngao Sơn thì bị kẹt tuyết. Nham Đầu ngày
nào cũng chỉ ngủ trong khi Tuyết Phong lúc nào cũng ngồi thiền.
Nham Đầu hét, “ Ngủ một chút xem, ngày nào ông cũng ngồi
thiền trên giường trông như thể một ngôi tượng đất.
Sau này thế nào ông cũng làm loạn hoặc con cái thiên hạ.”
Tuyết Phong tự chỉ vào ngực nói, “ Chỗ này của tôi chưa
an, tôi không dám tự lừa dối mình.” Nham Đầu nói, “ Tôi
cứ cho là ông sau này thế nào cũng lên đỉnh cao xây thảo
am mà truyền đạo lớn, chẳng dè ông lại vẫn còn ăn nói
như thế.” Tuyết Phong nói, “ Tôi quả tình chưa an tâm thật.”
Nham Đầu nói, “ nếu ông như thế thật, thì cứ đem hết
từng kiến giải của ông ra, chỗ nào đúng tôi sẽ vì ông
mà chứng minh, chỗ nào không đúng tôi sẽ trừ khử đi cho
ông.”
Tuyết
Phong bèn thuật lại, “ Lúc tôi gặp Diêm Quan thượng đường
nói về ý nghĩa của sắc và không, tôi có đạt được chút
hiểu biết.” Nham Đầu nói, “ Ba mươi năm tới đây đừng
bao giờ đề cập đến chuyện này nữa.” Tuyết Phong lại
nói, “Lúc nghe bài tụng qua sông của Động Sơn tôi cũng
đạt được chút hiểu biết.” Nham Đầu nói, “ nếu thế
thì ông không còn tự cứu mình được nữa.” Tuyết Phong
nói, “Sau này lúc đến gặp Đức Sơn tôi hỏi, “Kẻ học
này có phần gì trong việc của tông môn từ xưa đến nay
không? Đức Sơn đánh cho một gậy và nói, “ Cái gì?” Lúc
ấy tôi giống như thể cái thùng đen bị đập lủng đáy.”
Nham Đầu bèn hét và nói rằng, “Ông từng nghe nói rằng
cái gì từ bên ngoài vào thì không phải là gia bảo trong nhà
chứ?” Tuyết Phong nói, “ Vậy thì từ rày về sau tôi phải
làm như thế nào mới đúng chứ?” Nham Đầu nói “ Sau này
nếu ông muốn truyền bá đạo lớn, thì nhất nhất đều
phải từ hung khâm ông trôi chảy ra để che kín cả trời
đất cho tôi.” Nghe lời nói ấy Tuyết Phong đại ngộ. Bèn
lễ lạy và huyên thuyên kêu lên, “ Hôm nay tôi đắc đạo
trên Ngao Sơn, hôm nay tôi đắc đạo trên Ngao Sơn.”
Sau
đó trở về Mân sống trên Tượng Cốt Sơn, tự để lại
bài tụng rằng, “Đời người bỗng nhiên thật ngắn ngủi,
phù thế làm sao nương náu lâu. Xuống núi mới được ba mươi
hai, về Mân thoắt đã ngoài bốn mươi. Lỗi người chẳng
cần nêu lên mãi, mình sai cần phải trừ hết thôi. Trình
các tử y tăng đầy triều, Diêm Vương chẳng sợ màu áo nâu.”
Thường
thượng đường dạy chúng rằng, “ Nhất nhất đều bao trùm
trời đất.”[5] Sư chẳng nói huyền nói diệu, cũng chẳng
nói tâm nói tính. Đột nhiên độc lộ, như khối lửa lớn,
đến gần là nó đốt cháy mặt người ta. Giống như Thái
A Kiếm đụng vào là tang thân thất mệnh. Nếu như vướng
trong tư tưởng, đình các phương tiện, ắt là sẽ lạc hướng.
Bách
Trượng hỏi Hoàng Bá, “ Từ đâu đến?” Hoàng Bá nói,
“ Từ dưới chân núi Đại Hùng hái nấm mà đến đây.”
Bách Trượng hỏi, “ Có thấy cọp không?” Hoàng Bá bèn
giả tiếng cọp gầm. Bách Trượng bèn nhặt búa lên làm thế
như thể đang chém. Hoàng Bá bèn đánh Bách Trượng một bạt
tai. Bách Trượng bèn cười hì hì rồi trở về bước lên
giảng tòa nói với đại chúng rằng, “ Trên núi Đại Hùng
có một con cọp, các ông phải coi chừng,hôm nay chính lão
tăng bị nó cắn một miếng.”
Triệu
Châu mỗi khi gặp ông tăng nào đó là hỏi, “Đã từng đến
đây chưa?’ Bất chấp ông tăng kia nói đã từng hay chưa
từng Triệu Châu đều nói, “Đi uống trà đi.” Viên chủ
nói, “ Hòa thượng hay hỏi mấy ông tăng đã từng đến
đây chưa rồi lại bảo đi uống trà đi. Dám hỏi ý chỉ
như thế nào?’ Triệu Châu nói, “ Viện chủ!” Viện chủ
đáp, “ Vâng”. Triệu Chân nói, “Đi uống trà đi.”
Dưới
cổng của Tử Hồ có một tấm bảng, trên bảng có viết,
“ Tử Hồ có một con chó, trên thì lấy đầu thiên hạ,
giữa thì lấy bụng thiên hạ, dưới thì lấy chân thiên hạ.
Tần ngần là tang thân thất mạng ngay.” Có ai vừa mới đến
vừa trông thấy Sư, Sư đã hét nói, “ Coi chừng chó!” Ông
tăng vừa quay đầu nhìn, Sư đã trở về phương trượng.
( Những
điều trên) giống y như Tuyết Phong nói, “ Nam Sơn có một
con rắn mũi rùa, các ông phải cẩn thận coi chừng.” Đúng
vào lúc ấy các ông phải đối đáp như thế nào? Không dẫm
vào vết cũ các ông thử nói tôi nghe xem. Đến chỗ này rồi
phải hiểu các câu đặc biệt thì mới được. Khi ấy lúc
tất cả các công án nêu lên, các ông đã hiểu ngay cốt ý
của chúng. Thử nhìn cách dạy chúng của Tuyết Phong, chẳng
hề nói gì về chỗ hiểu và chỗ dành cho các ông, các ông
có thể lấy ý thức cảm quan ra mà so đo được chăng?
Họ
( Trường Khánh, Huyền Sa và Vân Môn) là con cháu trong nhà
của Tuyết Phong, cho nên mới ăn nói được một cách khế
hợp như thế. Cho nên cổ nhân mới nói, “ Nghe lời phải
hiểu nguồn, đừng tự lập qui củ.” Lời phải có chỗ
ngoại lệ, câu phải có khả năng thấu quan. Nếu như ngôn
ngữ của các ông mà không ra khỏi được các hang động (
của chấp trước) thì các ông sẽ bị rơi vào một biển
chất độc. Tuyết Phong dạy chúng như thế có thể gọi là
lời nói vô vị làm nghẹn miệng thiên hạ Trường Khánh và
Huyền Sa đều là người trong nhà của Tuyết Phong, cho nên
họ mối hiểu khi Tuyết Phong ăn nói như thế.
Còn
như Tuyết Phong nói, “ Nam Sơn có con rắn mũi rùa,” các
ông có hiểu ý nghĩa của câu nói ấy không? Đến chỗ này
rồi các ông phải có đôi mắt thông suốt khắp các phương
mới được. Há không nghe Chân tĩnh có bài tụng rằng, “Đánh
trống khảy tỳ bà, tương phùng hai chuyên gia. Vân Môn
biết xướng họa, Trường Khánh lại khơi ra. Cổ khúc không
âm vận, Nam Sơn rắn mũi rùa. Ai hiểu ra ý này, đích thị
có Huyền Sa.”
Khi
Trường Khánh đối đáp như thế, thử nói xem ý của thầy
ta như thế nào? Đến mức độ này thì phải như đá lửa
điện chớp mới có thể nắm được (vấn đề). Nếu như
còn có chút tơ hào (chấp trước) nào chưa trừ khử được,
các ông vẫn chưa thể nào nắm được. Chí đáng tiếc là
nhiều người thường đưa ra kiến giải thiên lệch về lời
nói của Trường Khánh, bảo rằng, “ trong sảnh đường vừa
nghe thấy cái gì lập tức tang thân mạng.” Có người nói,
“ Vốn không hề có gì cả, dù chỉ trên mặt trống mà nói
lời này cũng khiến cho thiên hạ sinh nghi. Thiên hạ nghe thầy
ta nói,” Nam sơn có con rắn mũi rùa. lập tức sinh nghi.”
Nếu như hiểu như thế thì đâu có nhằm nhò gì. Chỉ loay
hoay mãi với ngôn ngữ kia mà thôi. Song nếu không hiểu như
thế thì phải như thế nào?
Sau
đó có ông tăng thuật lại cho Huyền Sa, Huyền Sa nói, “
Phải là Lăng huynh thì mới (nói) như thế được, Tuy
nhiên tôi lại chẳng như thế.” Ông tăng hỏi, “ Hòa thượng
thì như thế nào?” Huyền Sa nói, “ Cần gì phải Nam Sơn.”
Nhìn xem trong lời nói của Huyền Sa đã có chỗ xuất thân.
Cho nên thầy ta mới nói, “ Cần gì phải Nam Sơn?” Nếu
như không phải là Huyền Sa hẳn là hết sức khó mà đối
đáp. Lúc Tuyết Phong nói, “ Nam Sơn có con rắn mũi rùa.”
Thử nói xem, ở chỗ nào? Đến chỗ này rồi phải là người
hướng thượng mới có thể hiểu được lối nói chuyện
ấy. Cổ nhân nói, “ Câu cá trên thuyền, Tạ Tam Lang không
thích Nam Sơn, mà con rắn mũi rùa lại đến.”
Vân
Môn ném gậy xuống trước mặt Tuyết Phong làm ra vẻ sợ
hãi. Vân Môn có khả năng bắt rắn, cũng như không phạm phải
mũi nhọn, sáng cũng được mà tối cũng được.Thầy ta bình
thường vì người khác như thể múa Thái A Kiếm, có lúc vút
qua mày mắt người ta, có lúc bay ra ngoài ba ngàn dặm mà lấy
đầu người ta. Vân Môn ném gậy xuống làm ra vẻ sợ hãi,
phải chăng làm trò ma quỉ? Phải chăng thầy ta cũng tan thân
mất mạng. Các bậc tông sư thành thạo không bao giờ vướng
mắc mãi với một lời hay một câu cà. Tuyết Đậu chỉ vì
thích cái khế hợp của Vân Môn với ý chỉ của Tuyết Phong
cho nên mới tụng rằng:
TỤNG
Tượng
cốt vách cao người không đến,
Kẻ
đến phải là tay bắt rắn.
Thầy
Lăng thầy Bị làm gì được?
Tang
thân thất mạng đã bao người.
Thiều
Dương[6] biết,
Lại
vạch cỏ,
Nam
Bắc Đông Tây biết chỗ nào.
Hốt
nhiên lại tung chiếc gậy ra,
Ném
trưóc Tuyết Phong há hốc miệng.
Miệng
há hốc hề giống điện chớp,
Nhíu
đôi lông mày còn không thấy.
Giờ
đây ẩn trên đỉnh Nhũ Phong,
Kẻ
đến từng người thấy phương tiện.
Sư
lớn tiếng quát rằng, “ nhìn dưới chân!”
BÌNH:
“Tượng cốt vách cao người không đến, kẻ đến là tay
bắt rắn.” Trên Tuyết Phong Sơn có vách Tượng Cốt. Tuyết
Phong có cơ phong cao lừng lững, hiếm có người đạt đến
được. Tuyết Đậu là người trong nhà ( của Tuyết Phong)
cùng lông cùng giống. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương
cầu, cần các tay thanh thạo chứng minh cho nhau.
Tuy
nhiên con rắn mũi rùa này vẫn rất là khó bắt.Phải biết
cách bắt mới được, nếu không thể nào cũng bị rắn cắn.
Ngũ Tổ nói, “Đối với con rắn Mũi rùa này cần phải có
cái khả năng đừng để cho tay chân bị cắn mới được.
Nhằm ngay gáy nó mà nắm một cái, thì các ông mới có thể
nắm tay cùng đi với lão tăng được.
Trường
Khánh và Huyền Sa có khả năng này. Tuyết Đậu nói rằng
Thầy Lăng thầy Bị làm gì được, đa số thiên hạ bảo
rằng Trường Khánh và Huyền Sa không làm gì được, cho nên
Tuyết Đậu mói ca ngợi Vân Môn. May mà chẳng có gì là đúng
cả. Họ đâu có biết rằng trong ba người này căn cơ không
có chỗ đắc nhất, chỉ có chỗ thân sơ mà thôi, tôi chỉ
xin hỏi chư vị, chỗ nào là chỗ mà thầy Lăng và thầy Bị
không làm gì được?
“Tang
thân mất mạng bao nhiêu người.” Đây là tụng câu nói của
Trường Khánh rằng, “ Hôm nay trong sảnh đường có người
tang thân thất mạng.” Đến chỗ này phải có tài bắt rắn
tuyệt hảo mới được. Tuyết Đậu xuất phát từ dòng của
Vân Môn, chonên mới gạt phăng tất cả chỉ giữ lại một
mình Vân Môn. Tuyết Đậu nói, “ Thiều Dương biết, lại
vạch cỏ.” Bởi vì Vân Môn biết cốt ý của lời nói
của Tuyết Phong rằng, “ Nam Sơn có con rắn mũi rùa” cho
nên mới “ lại vạch cỏ” nữa.
Tuyết
Đậu tụng tới đây càng có chỗ vi diệu hơn nữa, cho nên
nói, “ Nam bắc đông tây biết chỗ nào.” Thử nói xem ở
chỗ nào?” Hốt nhiên lại tung chiếc gậy ra.” Nguyên lai
chỉ ở nơi đây. Song các ông không thể cứ vướng nơi chiếc
gậy mãi. Vân Môn ném gậy xuống trước mặt Tuyết Phong rồi
làm ra vẻ sợ hãi. Vân Môn dùng gậy làm con rắn mũi rùa.
Có lần Vân Môn nói, “ gậy hóa thành rồng, nuốt trọn cả
càn khôn. Sơn hà đại địa biết tìm đâu ra lại đây?”
Chỉ là một chiếc gậy mà có lúc làm rồng có lúc làm rắn.
Tại sao lại như thế? Đến chỗ này rồi nới có thể hiểu
được lời nói của cổ nhân rằng “ Tâm tùy vạn cảnh
chuyễn, nhuyễn xứ lại thâm sâu.”
Tụng
rằng, “ Ném trước Tuyết Phong há hốc miệng, Miệng há
hốc hề giống điện chớp.” Tuyết Đậu có thừa tài, dơ
con rắn độc của Vân Môn lên mà nói rằng “ miệng há hốc
hề giống điện chớp.” Nếu như các ông toan nghị luận
là lập tức tang thân thất mạng. “ Nhíu đôi lông mày không
còn thấy.” Nó đi về đâu rồi?
Tuyết
Đậu tụng xong phải đến chỗ sống mà giúp người. Nhặt
con rắn của Tuyết Phong mà tự dơ lên tự chơi giỡn, tha
hồ mà tùy cơ sát hoạt. Các ông muốn thấy không? Tuyết
Đậu nói, “ Giờ đây ẩn trên đỉnh Nhũ Phong.” Nhũ Phong
chính là tên của núi Tuyết Đậu. Tuyết Đậu có bài tụng
rằng, “ Cửa đá nhìn quanh trời đất hẹp, hư không nào
để mây trắng đâu.” Tuy rằng Trường Khánh, Huyền Sa và
Vân Môn có thể bắt được rắn, song họ chẳng thấy rắn.
Tuyết Đậu nói, “ hiện giờ ẩn trên đỉnh Như Phong, kẻ
đến từng người thấy phương tiện.” Tuyết Đậu lại
tiến thêm vào chỗ uyên áo của thầy, không nói “ dùng đi”
mà lại lớn tiếng hét lên rằng, “ Nhìn dưới chân!” Từ
xưa đến nay có bao nhiêu người chơi dỡn được với rắn?
Thử nói xem rắn đã từng cắn ai chưa? Sư ( Viên Ngộ) bèn
đánh.
TẮC
THỨ HAI MƯƠI BA
DIỆU
PHONG ĐỈNH CỦA BẢO PHÚC
THÙY:
Ngọc thì dùng lửa để thử, vàng thì dùng đá để thử,kiếm
thì dùng lông để thử, nước thì dùng gậy để thử. Còn
như trong môn hạ của các nạp tăng, một ngôn một cú, một
cơ một cảnh, một xuất một nhập, một gặp một đối,
phải thấy cho được chỗ nông sâu, phải thấy cho được
chỗ tiến lùi. Thử nói xem, phải dùng gì để thử đây?
Xin nêu lên xem.
CỬ:
Bảo Phúc và Trường Khánh đi chơi núi, Bảo Phúc lấy tay
chỉ nói, “Đây chính là Diệu Phong Đỉnh.” Trường Khánh
nói, “Đúng thế, song đáng tiếc thật!” Tuyết Đậu phê
bình rằng, “ Hôm nay đi chơi núi với mấy tay kia để làm
gì?” Rồi lại nói thêm, “ Trăm ngàn năm sau không nói là
không có, chỉ là ít mà thôi.” Sau có người thuật lại
cho Kính Thanh. Kính Thanh nói, “ Nếu như không nhờ Tôn công
( Bảo Phúc) thì hẳn chúng ta đã thấy đầu lâu đầy đồng
rồi.”
BÌNH:
Bảo Phúc, Trường Khánh, Kính Thanh đều là những người
truyền thừa của Tuyết Phong. Ba người này đồng kiến đồng
văn đồng bắc đồng chứng đồng niêm đồng dụng. Một
xuất một nhập cùng nhau đưa đối. Bởi vì họ là người
của cùng một dòng, cho nên một người vừa nêu lên một
điều gì là những người kia đã hiểu ngay ý hướng. Trong
chúng hội của Tuyết Phong, thường là ba người này tham nhập
vào các vấn đáp. Cổ nhân hành trụ tọa ngọa đều niệm
nơi đạo này, cho nên (công án) vừa được nêu lên là họ
đã hiểu ngay ý nghĩa.
Một
hôm đi chơi núi, Bảo Phúc lấy tay chỉ nói, “Đây chính
là Diệu Phong Đỉnh.” Những người học Thiền ngày nay mà
bị hỏi như thế, chỉ biết nhăn mặt. Song ngày nay mà bị
hỏi như thế, chỉ biết nhăn mặt.Song ở đây người bị
hỏi lại là Trường Khánh. Các ông thử nói xem, Bảo Phúc
nói như thế để làm gì? Cổ nhân làm như thế là để thử
xem người khác có mắt hay không. Trường Khánh là người
trong nha cho nên mới hiểu ý hướng. Do đó mới đáp rằng,
“Đúng thế , song đáng tiếc thật!” Nhưng mà các ông thử
nói xem, Trường Khánh nói như thế là có ý thế nào? Không
thể lúc nào cũng như thế được. ( Có nhiều kẻ) Giống
như thế thật, song rất ít người đạt đến mức nhàn nhã
vô sự được. Nhưng mà Trường Khánh quả thực hiểu thấu
Bảo Phúc.