Luận
bảy
THIỀN
ĐƯỜNG VÀ THANH QUY
I.
CẦN LAO VÀ TINH THẦN BÁCH TRUỢNG
Để
có một ý niệm về tinh thần thực tiễn và giới luận Thiền,
ta cần nghiên cứu cơ sở gọi là Thiền Đường. Đó là một
hệ thống giáo dục riêng biệt hẳn cho Thiền Tông. Hầu hết
chùa Thiền thuộc phái này đều có Thiền Đường, và hơn
đâu hết, sinh hoạt của chư sư Thiền tại đây có gì mường
tượng như tập đoàn Tăng Già Ấn Độ. Tổ chức ấy do một
Thiền sư Trung Hoa là Bách Trượng (72-814) dựng lên trên ngàn
năm nay. Trước đó, các nhà tu Thiền sinh hoạt trong chùa của
phái Luật Tông, và vâng theo những giới luật lệch lạc hẳn
với tinh thần đạo Thiền. Nhưng rồi vì lẽ Thiền ngày càng
hưng thịnh, và số người tu Thiền ngày càng lên cao, về
nhân số cũng như về ảnh hưởng, nên cần dựng lên một
cơ sở riêng thích hợp hơn để có thể hướng thẳng đến
mục đích. Theo Bách Trượng, Thiền viện không thuộc Tiểu
Thừa giới cũng không thuộc Đại Thừa giới, mà phải kết
hợp cả hai hệ thống giới luật theo một tinh thần tân kỳ
độc đáo thuận tiện nhất để thành tựu những lý tưởng
Thiền đúng như sự tâm chứng của chư tổ ngày trước.
Nguyên
tác bộ tăng luật hoặc thanh quy do Bách Trượng soạn ra nhằm
điều hành các Thiền viện nay đã thất lạc. Bộ luật thông
dụng hiện nay mới được soạn lại ở triều đại nhà Nguyên
nhằm theo sinh hoạt của các Thiền viện đương thời, nhưng
vẫn được coi như thừa tiếp đúng truyền thống cũ với
ít nhiều canh cải cố nhiên phải có vì nhu cầu lịch sử.
Sách được soạn lại dưới sự bảo trợ của vị hoàng
đế đương thời là Sùng Ninh (?) và có tên là Sắc tu Bách
Trượng Thanh Quy, nghĩa là bộ giới luật Bách Trượng tu chỉnh
lại theo sắc chỉ nhà vua để dùng ở các tòng lâm tự viện.
Ở Nhật Bổn, cơ sở các Thiền viện không quá quy mô như
ở Trung Hoa nên một phân giới luật quy định trong bộ luật
không dùng đến. Dầu vậy, tinh thần vẫn được theo đúng,
cũng như những nghi thức nào có thể áp dụng được vào
sinh hoạt và phong thổ Nhật Bổn. Nói tóm lại, bất cứ đâu,
người tu Thiền vẫn không xao lãng những lý tưởng của sinh
hoạt Thiền vậy. Vậy, trước khi đi xa hơn, tôi xin giới
thiệu qua một lý tưởng trong số ấy luôn luôn được đặt
trước mắt người tu Thiền vì đó là điểm quan trọng nhất,
đáng lưu ý nhất trong sinh hoạt tại các Thiền viện.
Thật
vậy, đó là chỗ phân biệt Thiền với các tông phái Phật
giáo khác hiện ở Trung Hoa; đó là yếu tố đặc trưng nhất
của Thiền, mà cũng là nguồn sinh lực của dòng Thiền sử
vô tận. Tôi muốn nói đến chủ trương chấp tác hoặc cần
lao. Bách Trượng lưu lại một danh ngôn, mà cũng là tiêu chuẩn
hướng dẫn trọn đời Ngài, mà chính đó cũng là tinh thần
quán triệt của Thiền Đường. Đó là câu:
Một
ngày không làm, một ngày không ăn
一日
不 作 一 日 不 食
Có
lúc hàng đệ tử thấy ngài quá già nua không tiện để ngài
giẫy cỏ tưới vườn, là công việc thường ngày của ngài,
ngoài phần việc nói pháp dạy Thiền, chúng dấu hết cuốc
xẻng, vì biết tánh ngài không bao giờ chịu nghe lời khuyên
can của chúng. Ngài bèn nhịn ăn, nói: “Một ngày không làm,
một ngày không ăn.”
Vậy,
ở tất cả các Thiền Đường, cần lao là yếu tố huyết
mạch trong sinh hoạt của giới Thiền môn tăng chúng. Luôn
luôn đó là một việc làm rất thiết thực, nhất là làm
bằng tay chân như quét dọn, lau chùi, làm bếp, hái củi, cày
ruộng hoặc đi khất thực ở thôn xóm gần xa. Không một
việc làm nào được coi là hạ phẩm giá tinh thần hòa hợp
và dân chủ thật đã quán xuyến trọn vẹn sinh hoạt của
tăng đoàn. Dầu công việc có khó nhọc hoặc hèn mạt đến
mấy đối với thường tình, họ vẫn không trốn tránh, họ
tin tưởng ở tác dụng thanh lọc của sự làm việc bằng
tay chân; họ rộn rịp suốt ngày, bằng mọi cách; họ không
thuộc hạng ăn không ngồi rồi như hàng khất sĩ Ấn Độ
chẳng hạn, ít ra trên mặt hình thức.
Chủ
trương đạo pháp hóa sự cần lao phản ảnh tinh thần thực
tế của người Trung Hoa Trước, tôi có nói rằng Thiền là
đạo giác ngộ thể hiện qua kiến giải Trung Hoa, quan niệm
chấp tác của Thiền chưa đi vào kết luận của tôi, về
tinh thần hoặc lý thuyết. Nhưng thực tế thì cần lao được
gắn liền mật thiết vào sinh hoạt Thiền, không thể quan
niệm cái nầy biệt lập với cái kia được. Ở Ấn Độ,
chư sư đều là khất sĩ, đến hồi tĩnh tọa, họ lui về
những chốn thanh tịnh hoang vu, xa cảnh phồn hoa; và bởi mọi
nhu cầu đều được hàng thiện tín dâng cúng nên các ngài
không thấy cần phải lao lực, khác với chư sư ở Trung Hoa
và Nhật Bổn. Nhưng chính nhờ nâng lực cần lao lên hàng
pháp hạnh nên Thiền tông khỏi sa đoạ trong môn thể thao
tinh thần ấy gọi tắt là mặc tưởng, mà không ít thì nhiều
các trường phái khác đều mắc phải. Ngoài giá trị tâm
lý ấy, sự cần lao còn là phương tiện hữu hiệu giữ sức
khỏe và khí lực cho Thiền Tông qua mọi giai đoạn xiển dương
theo dòng lịch sử.
Dầu
tính cách lịch sử của cần lao quan trọng như thế nào, Bách
Trượng vẫn là một là một người rất am tường nhân tâm
thế sự khi ngài đặt sự làm việc bằng tay chân làm tinh
thần chủ động cho sinh hoạt tăng đoàn. Tiêu chuẩn “không
làm không ăn” không thế tất được nêu lên vì nhu cầu
kinh tế hoặc giá trị đạo đức. Lý do ấy cũng không phải
chỉ ở chỗ “phải đổ mồ hôi ra đổi lấy miếng ăn”,
dầu rằng cũng đáng gọi là một đức hạnh không ngồi mát
nhận bát cơm. Vả, từ thời sơ khởi của Đạo Phật, đã
có nhiều Phật tử cảm thấy xấu hổ sống nhờ vào của
cúng của bổn đạo; nhưng chủ tâm của Bách Trượng, dầu
rằng có thể ngài không ngờ đến, nặng về tâm lý hơn,
dầu ngài công khai tuyên bố: “không làm không ăn”. Đó
là ngài muốn tránh cho đồ chúng cái tệ ăn không ngồi rồi
khiến tinh thần ngầy ngật, hoặc sự phát triển thiếu quân
bình của tâm trí thường vì thói quen tu thiền tập định
mà mắc phải.
Thật
vậy, khi các bắp thịt không được luyện tập để chấp
hành những chân lý của tâm và thân không được đem ra thử
thách với thực tế, sự ly khai thường đưa đến những hậu
quả tai hại. Vì lẽ triết lý Thiền cốt vượt qua mâu thuẫn
giữa thân và tâm, hồn và xác, nên nói theo ngôn ngữ nhị
nguyên luận, áp dụng Thiền vào thực tế tức khiến các
giây thần kinh và bắp thịt luôn luôn sẵn sàng và tuyệt
đối phục vụ cho hồn, chớ không thể, như thường tình,
đổ thừa tại xác ươn hèn níu xuống nên hồn, dầu rất
sẵn sàng, vẫn không vươn lên được. Dầu chân lý đạo
của câu nói sau là thế nào thì trên mặt tâm lý đó vẫn
do giữa tinh thần và các bắp thịt thiếu dòng mạch giao thông.
Hễ đôi tay không được luyện quen để làm công việc của
khối óc thì máu không lưu thông được khắp châu thân, bị
ứ trệ ở đôi chỗ, nhất là ở bộ óc. Kết quả tự nhiên
là không những cơ thể bị nhiễm bịnh mà tinh thần cũng
bải hoải hôn trầm, khiến tư tưởng hiện đến nhưng cụm
mây vất vưởng. Người ta mở mắt thật đấy nhưng tâm trí
ám đầy mộng mị và hình ảnh man rợ nhất không mảy may
liên hệ đến thực tế. Những mộng tưởng điên đảo ấy
rất tai hại cho Thiền, và hành Thiền bằng hình thức mặc
tưởng như vậy ắt rước những kẻ thù quỷ quyệt ấy vào
mình. Bách Trượng chủ tâm đề cao sự làm việc bằng tay
chân nhằm tránh cho Thiền khỏi rơi vào những tệ đoan bại
hoại, cũng như những ảo giác của tâm thức.
Ngoài
những xét đoán tâm lý ấy, ta không thể không chú ý đến
lý do luân lý để có thể đánh giá đúng mức cao kiến của
Bách Trượng đặt sự cần lao làm yếu tố chủ động của
sinh hoạt Thiền. Vì giá trị của tư tưởng phải chịu qua
một sự thử thách rốt ráo khi đem ứng dụng vào thực tế.
Nếu thất bại, nghĩa là nếu tư tưởng không ứng dụng được
vào cuộc sống hàng ngày đem đến hòa hợp và thỏa mãn và
lợi lạc cho mọi người trong cuộc - cho chính mình cũng như
cho người khác - thì không một tư tưởng nào đáng gọi là
có giá trị và thực tiễn. Đành rằng thế lực vật chất
không phải là thước đo giá trị của tư tưởng, tuy nhiên,
dầu chặt chẽ, dầu hợp lý đến mấy, hễ không gắn liền
được vào cuộc sống thì tư tưởng nào cũng là hư tưởng.
Riêng trong Thiền, những tư tưởng trừu tượng không khiến
ai tin quyết được trong sinh hoạt thực tế đều là hư tưởng.
Muốn tin quyết phải thân chứng, không thể hư luận đàm
được, thế nghĩa là sự tin quyết không có cơ bản vững
chắc, xác thực, nếu tác động vào cuộc sống, nó không
chứng tỏ hiệu năng. Cũng vậy, trong phạm vi đạo đức,
đề quyết hay dẫn chứng cũng phải vượt lên và thoát ngoài
tầm phê phán của lý trí, nghĩa là chân lý phải là kết
quả sống của thể nghiệm cá nhân. “Mộng tưởng hoang đường
không phải lẽ sự việc của chúng tôi”, đó là lời quyết
đoán mạnh của các bậc hiền đức. Cố nhiên là các ngài
vẫn ngồi tịnh, vẫn tọa thiền, cốt nghiệm lại những
bài học được trong khi làm việc; nhưng vì không chịu nhai
lại suốt ngày, họ đặt vào hành động mọi tư tưởng đến
với họ trong khi trầm tư mặc tưởng; họ thử lại giá trị
của tư tưởng trong miếng đất sống của thực tế vậy.
Tôi tin quyết rằng nếu Thiền không đặt trọn tin tưởng
vào sự trụi luyện tư tưởng trong hành động, tổ chức
ấy hẳn đã chìm lỉm từ lâu trong các tư trào ngây ngất
hôn mê, và tất cả kho tàng tư tưởng do chư sư ở Trung Hoa
và Nhật Bổn dày công xây dựng hẳn đã bị mất bừa bãi
như những đống rác hôi thúi.
Hẳn
là vì những lý do trên hàng tu Thiền đánh giá cần lao ngang
hàng với một lý tưởng đạo. Chắc rằng quan niệm ấy lớn
mạnh được do tinh thần chuộng thực khéo léo của người
Trung Hoa, tự đó đạo Thiền được tinh luyện và khai triển.
Điều chắc chắn là nếu có một điểm nào đó các Thiền
sư tha thiết đề cao nhất, coi như biểu hiện cụ thể nhất
tâm đạo của các ngài, điểm ấy là phụng sự người đời,
là giúp ích người khác, cố nhiên là giúp ích mà không cầu
cạnh khoe khoang, chỉ âm thầm kín đáo không để cho ai biết.
Eckhart nói: “Những gì ta có được trong khi im lặng trầm
tư phát rải ra lượng tình thương”. Thiền có thể nhai lại
“rải
ra trong cần lao”, cần lao, ở đây, có nghĩa là cụ thể
và tích cực thực hiện tình thương. Tauler nâng việc dệt
vải quay tơ, đóng giày, và những việc làm bằng tay chân
trong nhà như những ân trên của Thánh Linh; thầy Lawrence cho
việc bếp núc là thánh lễ; George Herbert viết:
Who
sweeps a room as to thy laws
Makes
that and the action fine.
Quét
nhà là vâng thánh ý
Làm
cho công việc đẹp lên
Những
câu nói trên toàn diễn đạt tinh thần của đạo Thiền ở
sắc thái thiết thực. Vậy, các nhà huyền học đều là người
thực tế, hoàn toàn khác xa với nhưng người sống bằng ảo
giác, tâm hồn luôn trôi giạt ngoài thế gian, hoặc chìm đắm
trong thế giới khác mà sao lãng hẳn với sinh hoạt hằng ngày.
Quan niệm thông thường coi các nhà huyền học là người mơ
mộng, vơ vẩn theo trăng sao, cần xét lại vậy, vì thiếu
căn bản thiết thực. Hơn nữa, còn có sự kiện tâm lý này,
là có một sự liên quan rất mật thiết, rất sâu đậm, giữa
một tâm thái thực tiễn và một mẫu mực huyền học nào
đó, không phải chỉ liên quan riêng ở mặt khái niệm hoặc
siêu hình thôi. Nêu huyền học là xác thực thi những gì nó
nhận là thực phải là cái thực tiễn, phải được nhận
thức lại trong mỗi hành động của ta trong đời; nhất định
không thể chỉ thực ở lý luận, chỉ đúng trong biện chứng.
Ta đọc sau đây lời thơ của nhà Thiền Bàng Uẩn[1]:
Nhật
dụng không gì khác
日
用 事 無 別
Mình
ta ta hòa chung
唯
吾 自 偶 諧
Việc
việc không nắm bỏ
頭
頭 非 取 捨
Nơi
nơi chẳng trệ ngưng
處
處 勿 張 乘
Đỏ
tía tai còn bảo
未
紫 誰 為 號
Đồi
núi bặt bụi hồng
五
山 絕 點 埃
XÁCH
NƯỚC LÀ DIỆU DỤNG
神
通 并 妙 用
BỬA
CỦI ẤY THẦN THÔNG
運
水 及 般 柴
II
THANH ĐẠM VÀ THANH BẦN
Thiền
đường, theo kiểu thông dụng ở Nhật, là một cơ sở hình
chữ nhật kích thước thay đổi tùy tăng số tham dự.
Chẳng
hạn như ở Chùa Viên Giác[2],tại Khiêm Thương, Thiền đường
dài độ 65 bộ Anh và ngang 36. Hai dãy sàn, ngang độ 8 bộ,
và cơi cao lên 3 bộ, chạy dài suốt hai bên, còn ở giữa
theo thì để trống trơn. Đó là khoảng trống dành cho khóa
lễ gọi là kinh hành. Giới han dành cho mỗi tăng sĩ trên sàn
nhà không quá diện tích của một chiếc chiếu 3 bộ trên
6, trong khoảng ấy họ nằm ngồi, tham thiền, và ngủ luôn
ban đêm. Đồ nằm của một vị tăng chỉ vỏn vẹn là một
chăn bông lớn nhồi gòn, đông cũng như hè, ít khi họ có
gối, đêm muốn gối đầu phải tạm dùng những vật sở
hữu tùy thân. Vật sở hữu của người xuất gia thật ra
gần như không có gì hết: một áo cà sa, một áo tràng (tăng
già lê), vài cuốn sách, một lưỡi dao cạo và vài cái chén,
tất cả xếp gọn trong một cái dãy cao chừng 13 tấc Anh,
dài 10 và rộng 3,5 .. đi đâu cũng mang theo mình, buộc vào
một sợi dây đai choàng qua cổ. “Vật chẳng lìa thân”
vậy. “Một y một bát, dưới cội cây, trên tảng đá”,
đại khái đó là sinh hoạt của hàng xuất gia Ấn Độ. So
theo đó thì Thiền tăng ngày nay có thể nói là được cấp
dưỡng sung túc hơn. Dầu vậy, nhu cầu của họ vẫn được
tiết giảm đến mức tối thiểu; khuôn theo mức sống ấy
của các Thiền tăng, thiết tưởng không ai có thể sống đạm
bạc hơn được, nếu không nói thế là đạm bạc nhất.
Phật
giáo coi sự ham muốn của cải là một đam mê tai hại nhất
luôn luôn quấy nhiễu người đời. Thật vậy, nguyên nhân
gây ra bao khổ ải trong thế gian này chẳng qua chỉ là mãnh
lực ham chiếm hữu. Vì thèm muốn thế lực nên người mạnh
luôn luôn áp chế người yếu. Vì khao khát của cải nên người
giàu người nghèo luôn luôn căm hờn tuốt kiếm sát phạt
nhau.
Chiến
tranh thế giới còn bạo diễn, xã hội còn bị quấy động
liên miên một khi khát vọng muốn có riêng, muốn giữ riêng,
chưa được xả trừ tận gốc. Xã hội không thể tổ chức
lại trên một căn bản hoàn toàn khác hơn căn bản quen thuộc
với ta tự thuở sơ khai của lịch sử sao? Ta không mong gì
chận đứng được nếp sống tích trữ tài sản, và sử dụng
quyền thế, nung đốt lên bởi tham vọng phóng đại cá nhân
ta, hoặc quốc gia ta sao?
Không
mong gì được ở sự đời vô nghĩa lý, các Thiền tăng đi
đến chỗ cực đoan khác, chặt đứt cả đến những thú
vui hợp lý và hết sức vô tội. Dầu sao, lý tưởng Thiền
thu gọn tất cả giang sơn trong một tay nải cỏn con diện
tích chỉ hơn một bộ vuông, và cao ba tấc Anh, vẫn là một
lời phản kháng câm lặng, và mãi mãi vô hiệu, đối với
trật tự hiện đại của xã hội.
Trong
khái niệm ấy, ta nên đọc lời cảnh tỉnh sau đây của quốc
sư Đại Đăng[3]để lại cho muôn đồ. Quốc sư là tổ khai
sơn chùa Đại Đức ở Kyoto trong năm 1326. Tương truyền Sư
bỏ một phần ba cuộc đời, tương đối khá ngắn, sống
chung với hạ tầng xã hội dưới gầm cầu Gojo, đi ăn xin,
làm mọi công việc hèn, và được những người gọi là thượng
lưu chiếu cố bằng một cái nhìn miệt thị. Sư không bao
giờ quan tâm đến cảnh sống lộng lẫy, đầy phú quý và
vinh hoa, của phần lớn chư sư đương thời hưởng thụ trong
các chùa chiền; mà Sư cũng lơ là nốt với những đạo hạnh
và công quả rình rang của họ chỉ làm bật nổi thêm cái
giả dối của hạnh xuất gia. Với Sư, phải một nếp sống
đạm bạc nhất, phải một tâm niệm thanh cao nhất. Lời cảnh
tỉnh của quốc sư như sau:
“Này
tăng chúng, các ông vân tập đến chùa núi này nên nhớ là
để cầu pháp, chẳng phải cầu cơm ăn, áo mặc. Đành rằng
có thân phải mặc, có miệng phải ăn. Nhưng các ông cần
luôn luôn ghi nhớ, suốt ngày mười hai giờ, là phải chuyên
tâm đạt tới cái pháp không thể nghĩ bàn. Thời giờ qua
như tên bắn; đừng bao giờ động tâm trìu mến việc thế
gian. Phải luôn luôn, luôn luôn cảnh giác. Sau khi tôi hóa rồi,
có thể lắm trong hàng tăng chúng quý ông hôm nay có vị sẽ
có chùa cao viện lớn, phấn chấn khác thường, với những
tháp cao, phòng rộng, kinh sách sơn son thiếp vàng, và vô số
bổn đạo chen chúc vang rân; cũng có những vị khác suốt
ngày tụng kinh, trì chú, trường kỳ ngồi tịnh mãi không
ngủ; có vị ngày chỉ một bữa ăn, giữ đúng vai giới, ngày
đêm sáu giờ chuyên làm công quả.
“Dầu
kiên trì như vậy, nhưng nếu tâm niệm không trụ ở diệu
pháp của chư Phật chư Tổ mầu nhiệm, không thể dạy truyền,
thì vẫn chưa thấu rõ lý nhân duyên, và sẽ đưa đến họa
sụp đổ toàn thể chánh pháp. Đó toàn là quyến thuộc của
nhà ma; dầu tôi có lìa thế gian này bao lâu, họ vẫn không
thể gọi là con cháu trong đạo của tôi được. Trái lại,
dầu chỉ một người thôi, dầu sống hẻo lánh ở rừng núi,
kết cỏ làm am, ăn rễ cây luộc trong nồi đất sứt mẻ,
nếu người ấy nhất tâm quán tưởng đến chỗ cốt yếu
của chính mình thì đó là người duy nhất hằng ngày thân
thiết đối diện với tôi, và biết đáp đền ân nặng. Ai
dám coi thường người ấy? Này tăng chúng, hãy tinh tiến,
hãy tinh tiến”[4].
Ở
Ấn Độ, không bao giờ chư sư ăn quá ngọ; mỗi ngày các
ngài chỉ ăn một bữa, vì bữa điểm tâm sáng không thể
kể là một bửa ăn theo lối điểm tâm của người Anh người
Mỹ. Cũng vậy, các Thiền tăng kể như không dùng buổi chiều.
Tuy nhiên, vì sự đòi hỏi tự nhiên của phong thổ Trung Hoa
và Nhật Bổn, nên buổi chiều họ ăn qua loa gọi là lót dạ,
nhưng để trấn an lương tâm, họ gọi đó là món ăn thuốc:
dược thực. Còn bữa điểm tâm thì họ dùng rất sớm, khi
trời còn tối mò, và chỉ gồm có chao và dưa cà muối mặn.
Bữa
ăn chánh, ăn trước ngọ, vào lối 10 giờ, gồm có cơm (hoặc
cơm trộn lúa mạch) canh rau và cà dưa muối tương. Buổi chiều,
vào khoảng bốn giờ, họ dùng nhưng gì còn lại của bửa
cơm trưa, vì không nấu nướng riêng. Trừ khi chư tăng được
mời đi thọ trai ở ngoài, hoặc được hàng thiện tín
phát tâm cúng dường rộng rãi hơn, thường ngày các bữa
ăn chư sư tăng chỉ có vậy, như tôi vừa tả. Nghèo và đạm
bạc là phương châm của họ vậy.
Dầu
vậy, khổ hạnh vẫn không phải là lý tưởng Thiền. Xét
đến chỗ tâm yếu thì Thiền chẳng phải là khổ hạnh, mà
cũng không phải là nề nếp đạo đức nào hết. Nếu Thiền
dường như cao xướng phép xả trừ hoặc buông bỏ, đó chỉ
là hình thức; vì là một tôn phái Phật giáo Thiền vẫn nhiễm
ít nhiều cảm giác ghê tởm của Phật giáo đối với giới
luật Ấn Độ. Thật ra, tư tưởng trung tâm của sinh hoạt
xuất gia là không hoang phí bất cứ gì, trái lại phải vận
dụng bằng đuờng lối tốt đẹp nhất tất cả những gì
nhận lãnh của bá tánh, và đó cũng là tinh thần của Phật
giáo nói chung. Cũng vậy, tri thức, trí tưởng tượng và những
quan năng tinh thần khác, cũng như mọi thứ vật chất quanh
ta, kể luôn thể xác ta,..v..v tất cả những gì ta hướng
được là để phát triển và khai phóng những nguồn tinh lực
tối cao nằm ở trong ta như những thực thể tâm linh, chớ
không phải để thỏa mãn những khát vọng và tánh ngông cuồng
cá nhân khiến ta khó tránh xung đột và tổn thương đến
quyền lợi của người khác. Đại khái cái nghèo và cái đạm
bạc của nếp sống tăng đoàn tại các tòng lâm tự viện
là vậy.
III.
TRAI ĐUỜNG
Phong
thái trong bữa ăn ở Trai đường còn đượm một vị Thiền
riêng nên xin lược tả ở đây.
Buổi
ăn được báo hiệu bằng tiếng bảng; nghe ba tiếng bảng,
chư tăng rời Thiền đường, mỗi người mang bát đến
Trai đường. Tại đây, kê sẵn một dãy bàn thấp chũn, và
trống trơn. Chuông rung, chư tăng ngồi vào bàn. Chén sắp thành
chồng - chén gỗ hoặc giấy ngoài phủ lớp sơn mài, mỗi
chồng có chừng bốn năm chiếc, xếp vào nhau. Trong khi chén
đĩa được đặt ra, và chờ ông tăng chấp sự đi quanh bàn
bới cơm và múc canh, mọi người cùng tụng Bát Nhã Tâm Kinh[5],
tiếp theo là “năm điều quán tưởng” liên quan đến bữa
ăn, đại khái là:
1 Tôi
xứng đáng gì không? Bát cơm này do đâu mà có?
2.
Nhận bát cơm, tôi phải xét lại đức hạnh của tôi.
3.
Tôi phải ngăn lòng đừng phạm phải những lỗi lầm như
tham sân si.
4 Cơm
này là thuốc tốt để giữ thể xác tôi được khỏe mạnh.
5.
Để cầu đạo quả, tôi xin nhận lãnh.
Sau
phần quán tưởng là phần phát nguyện :
- Miếng
cơm đầu, nguyện dứt hết điều dữ,
- Miếng
cơm sau, nguyện làm tất cả điều lành,
- Miếng
cơm chót, nguyện độ tất cả chúng sanh thành Phật đạo.
Bây
giờ đến lúc cầm đũa, nhưng trước khi hưởng bửa ăn “thịnh
soạn” còn phải tưởng niệm ma quỹ thần tiên khắp ba cõi,
nên mỗi vị lấy ra trong chén mình độ bảy hột cơm rắc
lên bàn cúng chư vị khuất mặt và tụng bài biến thực:
“Nguyện cơm này cúng cho quỷ thần sẽ biến khắp mười
phương thế giới để tất cả được thọ hưởng”
Trong
khi ăn, hoàn toàn im lặng, không khua chén dĩa, không nói năng,
trò chuyện. Ăn, với họ, cùng là một việc làm trang nghiêm
như bất cứ pháp hạnh nào. Người nào muốn ăn thêm chén
nữa thì chấp tay trước ngực. Ông tăng dọn cơm biết rõ,
rê nồi cơm đến trước đương sự. Ông này trước khi đưa
chén bới cơm, cầm chén lên, đưa tay chùi qua đáy chén, cử
chỉ ấy cốt soát kỹ lại không còn chút dơ bẩn nào dính
chén có thể làm hoen ố tay ông tăng dọn bàn. Trong khi ông
này bới cơm, đương sự chắp tay trước ngực. Nếu đương
sự không muốn bới cơm đầy thì xoa nhẹ đôi tay, cử chỉ
ấy có nghĩa là : “Mô Phật, vừa rồi”.
Không
gì được phép bỏ thừa lại khi ăn xong. Chư tăng dùng sạch
tất cả nhưng gì dọn ra, “lượm tất cả những gì còn
rơi rớt”. Đó là pháp hạnh của họ. Thường, sau bốn lần
mời cơm là xong bửa ăn. Vị cầm đầu gióng lên một tiếng
bảng và vị dọn cơm mang nước nóng vào. Mỗi ông tăng múc
đầy vào chén lớn, nhúng những chén nhỏ vào đó rửa sạch,
rồi lấy khăn mang theo mình lau lại. Rồi một thùng cây được
chuyển quanh bàn hứng lấy tất cả nước dơ rửa chén[6].Mỗi
vị tự gom chén lại, vừa gói cột vừa niệm: tôi đã dùng
trai xong, cơ thể tôi giờ đây khỏe khoắn. Tôi tưởng như
khí lực của tôi có thể chuyển được mười phương thế
giới, chế ngự hết quá khứ hiện tại và vị lai; chuyển
cả nhân quả làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, nguyện
cho tất cả chúng tôi quyết định tăng trưởng phép thần
thông quảng đại!”. Dãy bàn giờ đây trống trơn như trước,
trừ những hột cơm rắc cúng quỷ thần từ đầu bữa ăn.
Một tiếng bảng lại gióng lên, và sau nghi lễ tạ ân thường
lệ, chư tăng rời trai phòng từng đoàn, có thứ tự, lặng
lẽ ra như đã lặng lẽ vào.
IV.
CHẤP TÁC VÀ TU TẬP
Họ
siêng năng có tiếng. Ngày nào phòng bận học tập tại chùa
thì tang tảng sớm, sau bữa điếm tâm, vào lối năm giờ rưỡi
về mùa hè, và sáu giờ rưỡi vào mùa đông, họ đã làm
việc quần quật trên đất cát nhà chùa, hoặc trì bình ở
thôn xóm gần xa, hoặc cày cấy ruộng chùa. Chùa, trong cũng
như ngoài, được giữ hết sức ngăn nắp. Nên nói đến cái
gì sạch sẽ và tươm tất nhất đời đôi khi người ta ví
“như một Thiền tự”. Khi trì bình (xin ăn) họ đi khá xa
nhiều dặm đường. Thường dính liền với mỗi Thiền Đường
có một ít thiện tín pháp tâm bảo trợ, họ đến đó theo
định kỳ để có thêm phần gạo và hoa quả. Người ta gặp
họ dọc đường quê đẩy xe chở bầu bí hoặc khoai lang.
Họ làm việc cần cù nặng nhọc không thua gì dân cày thường.
Thỉnh thoảng họ lại vào rừng đốn củi quơ trà. Họ cũng
biết qua nghề ruộng nữa. Vì cần đắp đổi nhiều loại
nhu cầu, họ vừa là dân cày, là dân lao động, vừa là thợ
thủ công khéo léo. Vì đôi khi chính tay họ dựng lên ngôi
Thiền đường theo sự chỉ dẫn của kiến trúc sư.
Tăng
đoàn có một ban chấp hành tự trị, cắt riêng phần hành
bếp núc. Giám thị, tài chánh, từ khí, nghi lễ .v.v... Ở
thời Bách Trượng dường như đoàn giáo phẩm có mười người,
nhưng ta không biết chi tiết ra sao, vì bộ “Thanh Quy” của
ngài đã thất lạc. Cố nhiên vị hòa thượng là linh hồn
của Thiền đường, nhưng ít khi các ngài trực tiếp nắm
lấy công việc quản trị, quyền này thường được giao cho
các tăng lớn tuổi nhất, và hạnh kiểm từng được thử
thách qua nhiều năm trì giới. Gặp khi luận về Thiền, ta
không khỏi ngạc nhiên trước sức hiểu biết thâm diệu của
họ (nếu có thể nói vậy được) và tưởng tượng đoàn
học tăng kia như những nhà tư tưởng nghiêm trang làm sao,
xanh xao, đầu cúi thấp, tâm lìa thế sự. Nhưng sự thật
là trong cảnh sống thực này, họ vẫn là những phàm nhân
như mọi người, làm mọi việc thường ngày, có khác chứng
là lúc nào cũng vui vẻ, cũng tươi cười, cũng sẵn sàng giúp
ích, và không từ chối bất cứ việc làm nào thói thường
cho là hèn, làm mất phẩm giá người có học. Tinh thần Bách
Trượng luôn luôn hiện nơi họ.