Luận
bốn
LỊCH
SỬ THIỀN TÔNG TỪ ĐẠT MA ĐẾN HUỆ NĂNG
(520
– 713)
Tôi
không kỳ vọng trình bày ở đây một bài nghiên cứu hoàn
toàn đúng theo tinh thần phê phán và khoa học về lịch sử
Thiền Tông, vì muốn vậy phải am tường sự phát triển của
Phật giáo Trung Hoa, nhưng về đề tài này, theo tôi biết,
không có sử sách nào vừa tầm bạn đọc. Vậy, chủ ý của
tôi trong thiên cảo luận này trước hết là thuật lại lịch
sử cổ truyền của Thiền Tông theo như các nhà Thiền kể
lại, ở Nhật Bản cũng như Trung Hoa. Phần khảo sát và phê
phán sẽ tiếp theo sau, sau khi bạn đọc được chuẩn bị
phần nào để đi xa hơn.
Nguồn
gốc cổ truyền của Thiền Tông Ấn Độ, trước thời du
nhập vào Trung Hoa, theo tài liệu thu nhập trong các bộ văn
học Thiền, pha trộn toàn truyền kỳ đến không có gì đáng
tin được. Ở thời chưa có cái học khảo sát, và mọi việc,
nhất là thuộc phạm vi tôn giáo, đặt trọn hết vào lòng
tin, ta không thể đòi hỏi gì hơn. Nay e quá trể rồi để
thứ vén màn bí mật bao trùm nguồn gốc Thiền ở Ấn Độ,
trừ phi bằng cách suy diễn ra một cách đại khái theo những
sử liệu đã biết về sự phát triển của Phật giáo Đại
Thừa. Trên thực tế, Thiền Tông, như đã trình bày trước,
là sản phẩm của tâm địa Trung Hoa, hay nói đúng hơn, là
sản phẩm Trung Hoa tinh chế ra từ giáo lý Giác Ngộ. Bởi
vậy, khi muốn thuật lại lịch sử Thiền, tốt hơn trong phạm
vi nào đó, ta khỏi đi Ấn mà chỉ lưu lại ở Trung Hoa để
học hỏi tâm lý và triết lý của Hán tộc, và những cơ
duyên giúp cho Thiền có đủ khả năng lớn mạnh trên mảnh
đất của giống con trời, vì ta đừng quên Thiền là
đạo giác Ngộ hình thành qua kiến giải Trung Hoa.
Đành
rằng có thể có đôi học giả kích bác luận điệu trên,
viện lẽ rằng nếu Thiền quả là một pháp môn của Phật
giáo như các Thiền đức từng truyền rao, thì Thiền không
thể tách rời ngoài toàn thể lịch sử Phật giáo Ấn Độ.
Thật không gì đúng hơn; tuy nhiên, thực tế mà xét, Thiền
không có ở Ấn, tôi muốn nói không có dưới hình thức ta
nhận biết hiện nay; bởi vậy, nếu phải ngoài đất Trung
Hoa tìm xa xôi hơn nguồn gốc và dòng khai triển đạo Thiền,
con đường duy nhất mở ra cho chúng ta là con đường tôi đã
nương theo ở nhưng thiên cảo luận trước. Nói một cách
khác, ta phải coi Thiền như một kiến giải Trung Hoa về giáo
lý Giác Ngộ, giáo lý từng được trình bày trong toàn bộ
văn học Phật giáo, thiết tha hơn ở Đại Thừa, và bộc
lộ phần nào ở Tiểu Thừa. Với thời gian, giáo lý ấy lớn
mạnh, chiếm trọn tâm hồn người Phật tử, và chi phối
dòng diễn tiến chung của tư tưởng Phật giáo; vì há chẳng
phải do Ngộ mà Cồ Đàm thành Phật đà, thành Giác giả sao?
Và mục đích của Phật tử là gì nếu không là theo chân
đấng giáo chủ trên đường chứng quả giải thoát tối hậu?
Nhưng hàng “Bồ đề tử” Trung Hoa phát tâm xiển dương
giáo lý Giác Ngộ không khứng nuốt trộng món Phật giáo Ấn
Độ khó tiêu. Tinh thần tưởng tượng thực tiễn của dân
tộc Trung Hoa bèn tạo ra đạo Thiền vậy, và họ tận lực
hoằng khai, đáp ứng theo tâm đạo.
So
sánh Thiền ở hình thái hoàn tựu với giáo lý Giác Ngộ khi
mới manh nha trong Phật giáo nguyên thỉ, ta gặp phải một
hố sâu cơ hồ không qua được. Đó là điều rất dĩ nhiên
vậy. Thử xem: ban đầu, Phật do dự phần nào trong việc tiết
lậu lẽ nhiệm mầu của thể tánh Phật, nghĩ rằng các đệ
tử hoàn toàn không đủ khả năng nối gót theo Ngài. Cảm
tưởng đầu tiên sau khi ngộ đạo ấy chi phối Ngài suốt
thời gian hoằng hóa giữa thế gian. Đó là cảm tưởng Đạo
Chánh Đẳng Chánh Giác do Ngài tự chứng nhiệm mầu quá, khó
cho chúng sanh hữu tình cố gắng đạt tới được; mà ví
dầu có vén cho họ thấy cơ huyền họ vẫn khó hiểu thấu,
e lại vì căn cơ hạ liệt mà đâm ra phỉ báng nữa. Ngài
há chẳng có ý định và ngay Niết Bàn sau khi thành đạo sao?
Mặc dầu có lời thỉnh cầu của Phạm Thiên, suốt đời
Ngài như bị chi phối bởi cảm tưởng ấy: do dự trao cho
thế gian tất cả những gì Ngài chứng được, cái mà thuật
ngữ Lăng Già gọi là tự giác thánh trí. Có thể lắm, trên
thực tế, Ngài đã truyền hết cho đệ tử, không dè dặt,
tất cả điều sở chứng của Ngài, nhưng ấn tượng đến
với ta từ các bộ A hàm hoặc Nikaya là Phật quả có phần
do dự nào đó trong việc trao truyền. Hoặc giả ít ra đó
là bổn ý các nhà trước thuật kinh điển đầu tiên cố
hình dung đức Bổn sư, dầu bất cứ vì duyên cớ nào. Trong
tình thế ấy, khái niệm Giác Ngộ không được diễn lên
đầy đủ và nổi bật trong văn học Tiểu thừa khiến ta
phải chú ý ngay. Nhưng ta đã lưu ý khái niệm ấy chỉ bị
vùi sơ giữa những khái niệm khác, ít quan hệ hơn, và dễ
làm hiển lộ ra nếu bằng luận lý và tâm lý ta khéo dõi
theo trong kinh điển dòng diễn tiến đưa đến sự thành đạo
của Phật.
Các
nhà trước thuật đầu tiên quan niệm Bốn Diệu Đế, hoặc
Mười Hai Nhân Duyên, hoặc Tám Chánh Đạo là giáo lý trung
tâm của đạo Phật, trong đó, về mặt tâm lý, bao gồm luôn
thuyết vô ngã. Nhưng, cả ở mặt triết học và, trên quan
điểm Thiền, nếu suy nghiệm kỹ về đời sống của Phật
và về diệu lý của Phật tánh, ta không thể không đặt nặng
lý Giác Ngộ coi như phần có ý nghĩa nhất, cốt yếu
nhất, và lợi lạc nhất của Phật giáo. Bởi vậy, dầu hàng
Tiểu Thừa luận và hiểu cách nào về cái gọi là Phật giáo
nguyên thỉ, điều mà Phật thực tâm muốn trao truyền cho
các đệ tử phải nói là giáo lý Giác Ngộ. Tuy nhiên, Phật
giáo thịnh đạt ở Ấn Độ bao lâu thì khái niệm chủ yếu
ấy vẫn y nguyên, nghĩa là không ngoài phần khai triển của
hầu hết kinh điển Đại Thừa. Chỉ sau khi Bồ Đề Đạt
Ma qua Trung Hoa, khái niệm ấy mới mọc rễ và lớn mạnh lên
ở đây thành cái mà nay ta gọi riêng là Phật Giáo Thiền
tông. Vậy, nói đúng ra, hoặc trong phạm vi hẹp hơn, ta có
thể coi Thiền Tông như mở đầu trang sử ở Trung Hoa. Mẫu
đất Ấn Độ siêu hình quá, giàu tinh thần tưởng tượng
ngoan lộng quá để cho cây Thiền có thể đơm bông kết trái
được trong hình thức thuần túy như hiện có.
Nêu
sự ngộ tánh, tánh Phật hoặc tánh La Hớn, làm cứu cánh,
Phật chứng tỏ một tinh thần thực tiễn, luôn luôn đi sát
với thực tế thường tục, và luôn luôn, trong các bài nói
pháp thông thường, đề cao một đời sống điều hòa bằng
giới luật. Phật cũng không hề có ý tiết lộ, bằng con
đường trí thức hoặc siêu hình, nội dung của Giác Ngộ,
phải tự chứng lấy, không thể giải thích được. Phật
không bao giờ quên nêu cao ý nghĩa của tự chứng, vì chứng
Niết Bàn hoặc chứng đạo là bổn thân mình chứng lấy,
bằng tự lực và trong nội tâm mình. Bốn Diệu Đế hoặc
Mười Hai Nhân Duyên hoặc giáo lý Vô Ngã chỉ là người hướng
đạo trí thức chỉ con đường thực hiện sinh hoạt Phật
giáo. Một giáo lý như vậy không thể có chút giá trị thực
dụng nào hết trừ phi cuối cùng nó đưa đến Giác Ngộ.
Phật
không bao giờ nghĩ rằng đồ chúng sau nầy lại có thể đặt
chọn điểm tâm yếu của Phật pháp trên những tạo tác ấy
của khối óc, những tạo tác không thể tự đứng vững nếu
không được nội tâm hổ trợ. Tám Chánh Đạo, Phật coi như
người hướng đạo luân lý chỉ con đường đến Giác Ngộ.
Người thiển kiến nhìn vào Phật giáo không thể thấy gì
khác hơn ngoài ý nghĩa đạo đức sẽ chấp Phật giáo làm
một thứ học thuật luân lý. Họ coi Phật giáo như một thứ
triết lý thực nghiệm luận, và tăng già như một đoàn thể
của những người tu theo luân lý. Họ ca tụng Phật như người
sáng tạo một hệ thống tôn giáo có tinh thần khoa học, không
nhiễm phải những dị đoan về đạo thường nảy nở bao
trùm quanh tôn giáo. Nhưng nghiệm kỹ, nhưng kiến giải ấy
không hoàn toàn đúng với lời Phật dạy; chúng chỉ phản
ánh một khía cạnh, không kiến chiếu được cả toàn thể.
Nếu, cùng với những nhận xét trên, người ta nêu thêm sự
hành Thiền - dhyana - một yếu tố của Phật giáo, sự phán
đoán có thể nói là đạt lý; tuy nhiên, cả đến dhyana cũng
chỉ là một hình thức luyện tâm mở đường chứng cứu
cánh Niết Bàn. Dhyana, tự nó, không phân biệt Phật giáo với
nhưng hệ thống triết giáo khác thịnh hành ở Ấn Độ khi
Phật còn tại thế. Cho nên muốn hiểu Thiền như đạo Giác
Ngộ thể hiện trọn vẹn lý tánh của pháp Phật, ta phải
chờ hưng khởi lên trào lưu Đại Thừa giáo. Và khi trào lưu
này du nhập vào Trung Hoa theo gót Bồ Đề Đạt Ma là khai diễn
lên cái mà nay ta được biết dưới danh từ Thiền Đạo.
I.
TRUỚC BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Tương
truyền khởi nguyên của đạo Thiền ở Ấn Độ diễn ra như
sau: Ngày kia, tại ngọn núi Kên Kên (Linh Thứu) Thích Ca Mâu
Ni lên tòa nói Pháp. Lần này Phật không dài dòng luận giải,
Phật chỉ đưa lên trước pháp hội một cành hoa do một cư
sĩ mới dâng cúng, im lìm không nói một lời. Không ai hiểu
ý Phật ra sao, chỉ trừ tôn giả Ca Diếp lặng lẽ mĩm cười
như ngầm thâm ngộ ý nghĩa của lời dạy im lặng, nhưng hùng
hồn ấy của Đức Thế Tôn. Phật bèn bảo ông Ca Diếp: “Ta
có kho tàng quý nhất, tâm linh siêu việt, nay ta trao cho
ông, tôn giả Ca Diếp”[1]
Các
nhà tu Thiền chánh thống thường nhắm mắt nắm lấy câu
chuyện ấy làm điểm khai thông câu chuyện, theo họ, hàm ẩn
cái diệu tâm của Phật cũng như huyền chỉ của Thiền. Vì
lẽ Thiền tự coi là cốt tủy của Phật giáo, và trực tiếp
được Phật truyền tâm ấn cho vị đại đệ tử là Ca Diếp
nên tự nhiên đồ chúng của phái này đặc biệt hướng đến
giây phút truyền thừa giữa sư và đệ. Đại khái ta biết
Ca Diếp thừa tiếp Phật làm thượng thủ thống lãnh tăng
chúng về phương diện tín ngưỡng, như về câu chuyện truyền
tâm ấn Thiền, ta không có một sử liệu nào trong khối văn
khố Phật giáo Ấn Độ hiện còn lưu trữ. Theo chỗ tôi biết,
câu chuyện trên được đặc biệt nêu lên lần đầu tiên
trong một bộ Thiền sử Trung Hoa gọi là Quảng đăng lục[2]
vào năm 1029, và cả trong bộ Truyền pháp chánh tông ký của
Khế Tung soạn năm 1064, trong bộ này, soạn giả duyệt lại
sử kiện trên coi như hoàn toàn không xác thực. Trong bộ Truyền
Đăng lục, soạn năm 1004, là bộ Thiền sử cổ nhất hiện
còn, tác giả không đá động gì đến sự đặc truyền tâm
ấn Thiền ấy trong đời Phật. Vì lẽ tất cả các bộ sử
cổ hơn về Thiền nay đều thất lạc, ta không tiện quyết
đoán truyền thống Thiền khởi đầu trên đất Trung Hoa vào
thời nào. Chắc rằng giữa hàng tu Thiền người ta mới bàn
đến sau này, khi đạo Thiền đã lập tông khai giáo vững
chắc trên đất Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ VIII.
Đương
thời, hẳn họ thấy cần phải dựng lên một truyền kỳ
như vậy cốt phong uy tín cho Thiền Tông, vì Thiền càng hưng
thịnh, uy thế và ảnh hưởng thấm nhuần đến đại chúng,
thì các tông phái hiện có đâm ganh tỵ và kích bác Thiền
không có một sự tích đủ tín lực nào về sự truyền thừa
trực tiếp của Bổn Sư như các môn nhân từng rao truyền.
Sự thế tự nhiên là vậy, nhất là khi Thiền chủ trương
uy tín tối hậu của đạo cốt ở sự tự chứng và nội
chứng, và coi nhẹ hẳn phần giáo huấn của kinh và luận.
Ở điểm này, Thiền nhất quyết không cùng; nhưng không vì
tinh thần phê phán và độc lập ấy mà Thiền không cần biết
đến uy tín của Phật giáo lịch sử và mong tìm ra một sự
tích khả dĩ chứng thực Phật phó chúc Thiền cho Đại Ca
Diếp, và từ Ca Diếp tâm ấn Phật được tiếp tục truyền
thừa đến tổ thứ hăm tám là Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ Thiền
Trung Hoa. Ấy thế là các sử gia Thiền lập lên hăm tám dòng
Tổ Thiên Trúc, trong khi, theo các tông phái khác, chỉ có hăm
ba hoặc hăm bốn vị Tổ kể từ vị khai tông. Đã có sự
truyền thừa giữa Phật và Ca Diếp, các sử gia còn cần phải
lấp đầy khoảng trống giữa tổ thứ hăm ba hoặc hăm bốn
và cả Bồ Đề Đạt Ma nữa được tôn là tổ thứ hăm tám.
Theo
quan niệm phê bình hiện đại, Thiền phát xuất từ Bồ Đề
Đạt Ma ở Trung Hoa hay từ Phật ở Ấn Độ, điều ấy không
mấy quan trọng, nhất là vì Thiền nắm một chân lý và có
một giá trị lâu đời. Cũng vậy, theo quan điểm của các
sử gia từng dõi ngược trong tinh thần khoa học đến đầu
nguồn của trào lưu tư tưởng rốt cùng đưa đến đạo Thiền,
họ thấy không gì cần hơn là tìm ra mối dây hợp lý xâu
liền lý Giác Ngộ của Đại Thừa Ấn Độ với sự ứng
dụng của người Trung Hoa trong đạo sống thiết thực hằng
ngày; còn dòng tổ truyền thừa Thiên Trúc trước Bồ Đề
Đạt Ma do các người tu Thiền dựng lên như thế nào, họ
không quan tâm, vả chăng có gì hệ trọng. Tuy nhiên, hễ đã
khai tông thành một pháp môn độc lập, không những bằng
một bản lĩnh đặc thù mà còn bằng những sự kiện có bằng
chứng, có lịch sử, tự nhiên các sử gia cần vạch ra một
tông chi truyền thừa liên tục, không đứt đoạn trong Thiền,
như ta sẽ thấy sau, không gì thiết yếu bằng sự ấn chứng
của sư đối với đệ xác nhận sự chân truyền . Bởi vậy
tôi thiết tưởng hễ coi Thiền như một sản phẩm vun trồng
lên trên đất Trung Hoa từ những hột giống Giác Ngộ Ấn
Độ, thì khỏi lập nên một pháp hệ truyền thừa Ấn Độ,
trừ phi ta muốn lập lên một cách đại khái và hợp lý phần
nào mà thôi, như tôi đã làm ở nhưng bài luận trước.
Hai
mươi tám dòng tổ Thiền Thiên Trúc được coi như thuộc hệ
thống truyền pháp chánh tông là các vị tổ này:[3]
1.
Thích Ca Mâu Ni : Sakyamuni
2.
Tôn giả Ca Diếp : Mahakasyapa
3.
A Nan Đà : Ananda
4.
Thương Na Hòa Tu : Sanavasa
5.
Ưu Ba Cúc Đa : Upagupla
6.
Đề Ca Đa : Dhritaka
7.
Di Giá Ca : Micchaka
8.
Phật Đà Nan Đề : Buddhanandi
9.
Phật Đà Mật Đa : Buddhamitra
10.
Hiếp Tôn Giả : Bhikshu Parsva
11.
Phú Na Dạ Sa : Punyayasas
12.
Mã Minh : Asvaghosha
13.
Ca Tỳ Ma La : Bhikshu Kapimala
14.
Long Thọ : Nagarjuna
15.
Ca Na Đề Bà : Kanadeva
16.
La Hầu La Đa ; Arya Rahulata
17.
Tăng Già Nan Đề : Samghanndi
18.
Già Da Đa Xá : Samghayasas
19.
Cưu Ma La Đa : Kumarata
20.
Xà Dạ Đa : Jayata
21.
Bà Tu Bàn Đầu : Vasubandhu
22.
Ma Noa La : Manura
23.
Hạc Lặc Na : Haklenayasas
24.
Sư Tử Tỹ Khưu : Bhikshu Simha
25.
Bà Xá Tư Đa : Vasasita
26.
Bất Như Mật Đa : Punyamitra
27.
Bát Nhã Đa La : Prajnatara
28.
Bồ Đề Đạt Ma : Bodhidharma.
Để
phù hợp với quan điểm Thiền « được Phật truyền riêng
tâm ấn ngoài giáo lý văn tự » các sử gia Thiền còn đẩy
lui cuộc truyền thừa trước cả Thích Ca Mâu Ni; vì theo truyền
thuyết lưu hành giữa hàng Phật tử ban sơ thì ít nhất có
đến sáu cổ Phật ra đời trước Phật của kiếp hiện tại
là vị Mâu Ni dòng họ Thích; và mỗi vị cổ Phật ấy đều
có lưu lại một bài kệ phó pháp được khăng khăng lưu giữ
trong Thiền sử. Mà nếu sáu vị quá khứ Phật có kệ thì
tại sao chư tổ sau, tất cả, từ Thích Ca đến Đạt Ma, lại
không có kệ được? Hoặc giả nếu đôi vị nào đó có kệ,
tại sao những vị khác lại không có? Nên tất cả đều có
lưu lại kệ phó pháp, trước có lời mở đầu như vầy
«Nay ta trao lại ngươi kho tàng con mắt của chánh pháp, ngươi
khá giữ lấy, và ghi nhớ luôn luôn ». Chắc hẳn đó toàn
là sáng tạo lông bông của những sử gia Thiền đầu tiên,
hẳn vì khích lệ bởi lòng tin quá nhiệt thành đối với
mối đạo chánh thống nên đã cực luyện ngọn bút tưởng
tượng đến cao độ như vậy.
Theo
tác giả bộ Truyền pháp chánh tông ký thì người dịch những
bài kệ của chư tổ ấy là Chi Cương Lương Lâu ở đời
Tiền Ngụy, và Na Liên Da Xá ở đời Đông Ngụy, người đầu
gốc ở Trung bộ Ấn Độ và người sau ở Kaboul. Tác phẩm
của hai Ngài là bộ Tục pháp ký đã bị thất lạc sau những
vụ pháp nạn liên miên trong các triều đại đương thời,
nhưng sự tích chư tổ còn dẫn lại ít ra trong hai bộ, Bửu
Lâm Truyện và Thánh Trụ Chí, cả hai ra đời trước bộ Truyền
Đăng Lục có dẫn chiếu lại, và cả hai lại cũng thất lạc
nốt một thời gian sau Khế Tung, ở đời nhà Tống. Nên hiện
nay, Truyền Đăng lục là bộ Thiền sử cổ nhất có ghi chép
rành rẽ hăm tám vị tổ sư Thiên Trúc cùng những bài kệ
phó pháp.
Xin
cử làm thí dụ hai trong số sáu bài kệ của sáu vị Tổ
Sư phật; vị Phật đầu tiên là Tì Bà Thi nói kệ rằng :
Từ
trong vô tướng người thọ sanh
人
從 無 相 中 受 生
Tự
hơi huyễn sanh ra hình tượng
猶
如 幻 由 諸 形 像
Người
huyễn, tâm thức bổn lai không
幻
人 心 ,識 本 來 無
Tội
phước đều không chẳng chỗ trụ
罪
福 皆 空 無 所 柱
Bài
kệ của vị cổ Phật thứ sáu là Phật Ca Diếp tiền bối
của Thích Ca Mâu Ni, là như vầy :
Tánh
của chúng sanh thân thanh tịnh
一
切 眾 生 性 清 淨
Xưa
đã không sanh nay chẳng diệt
從
來 無 生 無 可 滅
Chỉ
thân tâm này mới huyễn sanh
即
此 身 心 是 幻 生
Trong
huyễn hóa vẫn không tội phước
幻
化 之 中 無 罪 福