Luận
tám
MƯỜI
BỨC TRANH CHĂN TRÂU
Trong
bài luận nay, tương đối rất ngắn, xếp vào loại phụ lục,
tác giả giới thiệu qua ý nghĩa của đề tài, rồi dịch
mười bài thơ chăn trâu thuộc loại Thiền Tông.
Dịch
giả chưa tìm được nguyên bản chữ Hán của mười bài thơ
ấy. Không thể tắc trách dịch qua một bản dịch, vậy trong
khi chờ đợi, hoặc giả duyên may sẽ được một độc giả
cao minh nào giúp cho tài liệu ấy, tôi xin thay thế bằng một
bài thơ của chính dịch giả.
T.T
Phước
Châu Đại An hỏi:
- Tôi
khao khát hiểu pháp Phật, đó như cái gì?
Bách
Trượng đáp: Hệt như cưỡi trâu tìm trâu.
Hỏi:
Hiểu rồi thì như thế nào?
Đáp:
Như người cưỡi trâu về nhà.
Hỏi:
Rồi làm sao giữ cho trước sau khế hợp?
Đáp:
Như người chăn trâu cầm roi giữ trâu mình đừng phạm đến
lúa mạ của người.
(Truyền
Đăng Lục, quyển 9)
THẬP
MỤC NGƯU ĐỒ là mười bức tranh chăn trâu. Tranh ra đời
từ triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra
cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ
xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn.
Mãi đến từ đời nhà Tống, thế kỷ XII, nhiều bộ tranh
mới bắt đầu xuất hiện tự các tòng lâm, thiền viện,
phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như
vậy là không phải chỉ có một bộ, mà nhiều bộ “mục
ngưu đồ” khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần
Phật giáo Bắc Tông. Trong số ấy hiện nay được truyền
tụng nhất là tranh của hai họa sĩ áo nâu THANH CƯ và QUÁCH
AM.
Tuy
có nhiều bộ tranh. nhưng bộ nào cũng như bộ nào, đều có
10 bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt, và
một bài chú giải bằng văn xuôi. Đó là về hình thức. Còn
về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành
hai loại: loại tranh Đại Thừa và loại tranh theo khuynh hướng
Thiền Tông . Trong mỗi loại, tranh vẽ sai khác hết nhau, nhưng
bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại vẫn không thay đổi.
A.
TRANH ĐẠI THỪA
I.TRANH
Tranh
Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bức họa,
trâu đen trổ trắng lần lần. trắng từ trên đỉnh đầu,
lần lân quanh mình, rồi chót đuôi.
Đó
là tượng trưng cho phép tu tiệm. Theo phép tu tiệm thì phải
rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang
ngộ; nhờ công phu, ái tâm vọng lần hồi gạn lọc được
trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được dìu dắt
mà con trâu hoang lâu ngày chầy tháng thuần thục lần, và
trắng lần lớp da đen dơ dáy:
Nhựt
cửu công thâm thỉ chuyển đầu
Điên
cuồng tâm lực TIỆM điều nhu
(Công
phu chầy tháng mới quay đầu
Tâm
loạn lần hồi chịu thuận nhu)
Còn
về thứ lớp thì bộ tranh Đại Thưa nào cũng mở đầu bằng
bức học vị mục (chưa chăn) vẽ con trâu hoang và khép lại:
bức họa song dẫn, vẽ một vòng tròn tượng trưng cho Viên
Giác. “Song dẫn” là dứt được hết là cả hai: trâu và
mục đồng, tâm và cảnh, dứt được hết là hiển hiện
ánh Chơn Như lung linh trong màu cỏ nội hoa ngàn:
Nhơn
ngưu bật kiến yểu vô tung
Minh
nguyệt quang hàn vạn tượng không
Nhược
vấn kỳ trung đoan đích ý
Dã
hoa phương thảo tự tùng tùng
nghĩa
:
Người
trâu chẵng thấy biệt mù tăm
Trăng
sáng soi trùm muôn tượng không
Ví
hỏi vì sao đoan đích ấy
Um
tùm cỏ nội với hoa đồng
Chúng
ta có thể thưởng thức vài bộ tranh chăn trâu loại Đại
Thừa này trong cuốn Judo lnternational của Liên đoàn Nhu Đạo
Pháp quốc, do Jagarin sao lục lại và có dịch luôn cả bài
tụng và chú; trong Phật Học Tinh Hoa của giáo sư Nguyên Duy
Cẩn (phần phụ lục) trong pho sách cổ “Mục ngưu đồ”
bằng chữ Hán tại thư viện chùa Xá Lợi; trong tập “Học
làm Phật” của thầy Trương Lạc (chùa Linh Chưởng ấn hành,
1964), trong ấy có đủ mười bài thơ chăn trâu Đại Thừa,
vừa nguyên tác vừa bản dịch của Tuệ Nhuận.
II.
NỘI DUNG
Đề
tài chung của các loại tranh chăn trâu là đường lối tu tập.
Đường lối tuy nhiều, song không ngoài việc bắt tâm. Nên
tập mục ngưu đồ có thể coi như là lời giải đáp cho câu
hỏi trong kinh Kim Cương:
“Vân
hà hàng phục kỳ tâm?”
(làm
sao làm chủ được cái tâm?)
Tâm
ở đây là con trâu. Vì có trâu nên có mục đồng. Vì có
tâm nên có cảnh. Tất cả cố gắng của Đại thừa đều
nhằm vào sự “cột” trâu, tức là “điều tâm” vậy.
Tâm là con trâu hoang. Muốn trị nó phải dùng những biện
pháp mạnh, như đánh bằng roi, xỏ mũi bằng giây lòi tói
v.v... cũng vậy, muốn trị tâm, cần quy y, giữ giới cấm,
phát tâm bồ đề v.v.... Lâu ngày chầy tháng, trâu trở nên
thuần thục, tâm trở nên điều hòa. Đó là bước đầu,
diễn tả bằng năm bức họa đầu: “vị mục, sơ điêu,
thọ chế , hồi thủ và tuần phục”. Đó là giai đoạn của
GIỚI vậy, mở đường cho ĐỊNH phát sanh trong giai đoạn
kế.
Trong
giai đoạn này, tâm đã tuần phục, khỏi phải chăn giữ.
Tâm đã định, không gặp gì chướng ngại.
Tâm
định là ngã chấp hết, song vẫn còn pháp chấp.
Đó
là bước tu chứng của hàng tiểu Thừa (thanh văn và duyên
giác) diễn đạt bằng hai bức họa “vô ngại” và “nhiệm
vận”.
Cần
đi thêm bức nữa. khai thác HUỆ giác đến chỗ TÂM vô TÂM:
“Nhơn
vô tâm, ngưu diệc vô tâm”.
Đến
đây mới phá được pháp chấp: pháp cũng không, mà ngã cũng
không, trâu cũng mất mà người cũng mất, cảnh cũng quên
mà tâm cũng quên. Trước hết trâu mất còn người. Rồi người
cũng mất luôn. Đó là cảnh giới của Bồ tát: diễn tả
bằng hai bức họa “tương vong” và “độc chiếu”.
“Tâm
cảnh song vong nãi thị chơn pháp”
Từ
đó, đi thêm bước nữa vào cảnh giới Như Lai, không nói
được nên lời, mà chỉ có thể hình dung bằng một vòng
tròn: Viên Giác. Đó là ý nghĩa của bức tranh chót (song dẫn)
khép lại quá trình tu chứng theo TIỆM GIÁO, đi từ giới đến
định và huệ, từ thanh văn, duyên giác đến bồ tát, Phật,
từ hữu tâm đến tâm và vô tâm, từ chỗ tất cả đều
có đến nhân pháp đều không .v.v... Đó là vô dư Niết Bàn.
Tóm
lại, “Thập mục ngưu đồ” vẽ lại quá trình công phu
của người học đạo, trước hết tự thắng bản năng mình,
sau đến tự tri, cuối cùng chi để tự tại thôi (être simplement).
Cái
vòng tròn cuối cùng (tranh 10 : song dẫn) tượng trưng sự đoạn
tuyệt với tất cả những nếp suy tư của chúng ta, cắt đứt
một trạng thái ý thức và hiện hữu mà thường chúng ta
không được biết”.
(J.L.Jagarin
: Le Judo Internationnal)
B.
TRANH THIỀN TÔNG
I
.TRANH
Tranh
Thiền Tông có loại vẽ con trâu đen, có loại vẽ con tràu
trắng. Trâu trắng là ý nói “bạch ngưu xa”, xe trâu trắng,
tức là Phật thừa. Đạo Phật có ba thừa - ba cổ xe - là
xe dê, xe nai va xe trâu (thường) chở các hàng thanh văn, duyên
giác và bồ tát ra khỏi nhà lửa mà thành đạo. Tuy nhiên,
ba thừa chỉ là phương tiện giả lập lên, những hóa thành,
những pháp môn tiếp dẫn dùng cho người kém khí lực. Đối
với hạng thượng căn chỉ một thừa thôi - Phật thừa -
trực tiếp đưa người vào cảnh giới Phật thừa là “bạch
ngưu xa”. Bạch ngưu xa, chính là cái tâm đại giác viên mãn
của Phật Thiền Tông chủ trượng trực tiếp thành Phật
là vậy.
Tuy
nhiên, lý thuyết là lý thuyết, loại tranh vẽ trâu trắng
vẫn hiếm hoi, ít được thưởng thức bằng loại tranh vẽ
trâu đen, rắn rỏi, mộc mạc, gần cuộc sống hơn.
Dầu
trắng hay đen, con trâu Thiền đều giữ nguyên vẹn một màu
lông qua các giai đoạn biến chuyển. Đó là phép tu ĐỐN.
Đốn giáo dạy rằng người ta thành Phật là thành ở nội
tâm, “hoát nhiên” mà thành, không phải thành lần hồi,
theo cấp bực; xưa nay chưa hề có Phật cấp bực bao giờ[1]nên
người ta hoặc là Phật, hoặc không là Phật, chớ không thể
suýt thành Phật, Phật chút chút, lai rai được.
Còn
về thứ lời thì tranh Thiền Tông nào cũng mở đầu bằng
bức họa tầm ngưu vẽ một chú mục đồng đi tìm trâu (trâu
không có trong hình) là khép lại bằng bức họa nhập triền
thùy thủ (buông tay vào chợ) vẽ một nhà sư trộn lẫn cùng
thế tục.
Riềng
về cái vòng tròn Viên Giác nằm ở bức họa thứ 10 của
Đại Thừa, qua bên thiền Tông lại thụt lùi về hàng thứ
8, mà đề là nhơn ngưu câu vong, nghĩa là trâu và người đều
quên. Bảng đối chiếu sau đây cho ta thấy sự sai khác nhau
giữa hai loại tranh, về hình thức cũng như về nội dung :
TRANH
ĐẠI THỪA
Vị
mục: chưa chăn
Sơ
điều: mới chăn
Thọ
chế: chịu phép
Hồi
thủ: quay đầu
Tuần
phục: vâng chịu
Vô
ngại: không ngại
Nhiệm
vận: tha hồ
Tương
vong: cùng quên
Độc
chiếu: soi riêng
Song
dẫn: dứt cả hai (vẽ vòng tròn)