.

 

Tìm hiểu Trung Luận

 

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH
 

Hồng Dương
---o0o---


 

TỰA

Có người nói rằng, cái lý tưởng Đại thừa được thắp sáng trên 20 thế kỷ ấy, đã chạy suốt cả một vùng Á châu rộng lớn, nhưng rồi, nghèo đói, bất công, áp bức vẫn là bóng tối dễ sợ đè nặng, mà ở đó Trí Bát Nhã chỉ là ánh lửa đom đóm lập lòe không đủ báo hiệu những hiểm họa nào đang rập rình phía trước. Nội hàm của những khái niệm “từ bi, bình đẳng, trí tuệ…” cần phải thay đổi để nhìn rõ hơn, thiết thực hơn, những giá trị phổ quát của nhân loại.

Nhận định ấy tất nhiên không sai. Người học Phật đã quen với tập quán tư duy của mình, thì không hoan hỷ cũng không phản đối. Những tập quán tư duy vốn được huân tập trong nhiều kiếp, cho nên vẫn phải nhìn thế giới theo nhãn quang của mình. Nghĩa là, “pháp nhĩ như thị”. Pháp tính bản lai là như thị, không do Phật xuất hiện hay không xuất hiện mà đổi khác, mà như thế này hay như thế kia. Nhưng sự thực có đổi khác, trong từng sát na, hay trong từng thế kỷ, hoặc thiên kỷ.

Bạn đọc sẽ gặp câu nói của Dharmakìrti được Giáo sư Hồng Dương nhắc rất nhiều lần trong tập sách này: “Cái gì thực hữu, cái đó có tác dụng. Cái gì có tác dụng, cái đó thực hữu”. Pháp tính mà có thể nhận thức được, bằng hiện lượng hay bằng tỉ lượng, thì tự căn bản pháp tính hiện thực “ở đâu đó”. Thế nhưng, “nơi nào đó” có tác dụng, nơi đó pháp tính mới được nỗ lực quán chiếu để phát hiện. Trước Newton vô thủy, và sau Newton vô chung, trái táo, và mọi thứ trái khác, vẫn rơi; cả tâm của chúng sinh cũng rơi. Ở phương Tây người ta thấy điều đó. Ở phương Đông, người ta cũng thấy như vậy. Trên mặt phẳng của sự rơi, dưới đáy hố thẳm siêu hình của sự rơi, pháp tính vẫn thường nhiên. Trong mỗi pháp được nhận thức, có vô biên điều kỳ diệu. Nhưng chỉ tại một điểm nào đó trong một xứ và một thời nhất định, mà một quy luật được phát hiện từ pháp tính. Mỗi phát hiện đều có cơ làm thay đổi sắc diện của thế giới. Người ta gieo hạt để thâu hoạch những thứ mình cầu, hay muốn.

Dầu sao, biện luận như thế cũng không đủ vững để cho biết, vì sao phương Tây, theo một ý nghĩa rất cụ thể, lại phát hiện nhiều quy luật từ pháp tính làm cho đời sống con người “văn minh” hơn”?

Phục Hy phát hiện khái niệm nhị phân bằng hai hào. Ông chồng ba bit-hào thành một quẻ; thu hoạch được tám quẻ. Rồi chồng nữa, ông có bộ nhớ 6 bit-hào, nhận được 64 ký tự-quẻ, nói đủ để ghi tất cả mọi hiện tượng, từ thiên nhiên, xã hội, con người. Ghi bất cứ cái gì mà con người có thể suy nghĩ và tưởng tượng.

Nhưng phát hiện của Phục Hy được thấy là hữu ích cho việc bói toán hơn là hỗ trợ bộ óc của con người, như vi tính ngày nay. Tại sao?

Người học Phật chỉ có thể nói: căn, cảnh, thức; ba sự hòa hiệp xúc. Duyên xúc phát sinh thọ. Xúc dị biệt nên cảm thọ dị biệt. Không cùng môi trường “thức ăn” thì không thể nhìn giống nhau được. Hai bờ sông Ngân có hai chòm sao. Từ Đông sang Tây, nhìn lên đều thấy. Ở bên này Thái bình dương nhìn lên, đó là Ngưu lang, người chăn bò, và Chức nữ, cô gái dệt lụa. Và một thiên tình sử não lòng. Còn bên kia Đại tây dương nhìn lên, đó là con thiên ưng và cây đàn bảy dây. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ con chim đang cố vượt sông Ngân để sang bờ bên kia nghe đàn, mà được thấy là đang đi tìm trái tim của vị thần ăn cắp lửa. Cách nhìn khác nhau vạch ra định hướng lịch sử khác nhau, và tạo dựng những nền văn minh khác nhau.

Dù giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào, ngày nay thế giới vẫn đang tuột dốc, cũng có thể đang lên dốc, theo hướng mà văn minh phương Tây đã chọn. Giá trị phổ quát ở đây có thể rút gọn theo một phát biểu: “Nhất thiết chúng sinh giai y thực trụ”. Tất cả chúng sinh đều nhờ thức ăn mà tồn tại. Cho đến một thời điểm lịch sử, thức ăn mà văn minh phương Tây cung cấp có vẻ thích hợp khẩu vị cho số đông. Nền văn minh đó hình như phát triển theo hướng: từ định nghĩa “Con người là một cây sậy biết tư tưởng” cho đến định nghĩa “Con người là loại động vật biết tiêu thụ”. Trong cả hai định nghĩa, con người là một thực thể nhị nguyên phát triển đồng thời theo hai hướng khác nhau. Một hướng, từ thực vật đến động vật. Hướng khác, từ khả năng tư duy đến khả năng tiêu thụ. Còn ở phương Đông này, cái thời của “an bần lạc đạo” không còn được kính trọng mấy.

Chân lý không nằm ở bên này hay bên kia, nhưng cần biết điểm quy ước của thời đại nằm ở đâu, để trí tuệ quán chiếu có thể tập trung lên đó. Không phải với ước vọng tự thân sẽ là ngọn đèn soi đường cho thế gian. Điều khẩn thiết là tự mình thắp sáng ngọn đèn của mình để tự nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này, và đang đi về đâu. Đó là cần phải quán chiếu pháp giới trong phạm vi tục đế để thâm nhập pháp tính trong chân đế. “Nhận thức và tánh không” là một nỗ lực của một nhà khoa học đang cố xác định điểm đúng quy ước của mình để có thể chiêm quan thế giới. Những “hý luận” trong đây tất nhiên không phải là những đề tài giải trí, được dùng để tiêu khiển cho hết ngày tháng phù du, nhạt nhẽo của đời sống. Cậu bé Tự Tại Chủ ngồi đếm cát trên bãi biển cố nhiên chỉ là “trò chơi của trẻ con”. Nhưng không hẳn chỉ dành riêng cho trẻ con, cho nên Thiện Tài theo dấu chỉ của Bồ tát Văn-thù đã phải bạt thiệp hiểm nguy tìm học cho được cái trò chơi trẻ con ấy.

Một nhà toán học viết: “Nhìn vào số không, bạn chẳng thấy gì. Nhưng hãy nhìn xuyên qua số không, bạn sẽ thấy cả thế giới”. (Robert Kaplan, The Nothing that is). Với một người đắm mình trong những trầm tư về tánh Không, điều đó có thể không khiến cho giật mình kinh ngạc. Một bài tụng trong Trung Luận cũng có thể đã nói đến một ý nghĩa nào đó gần như thế; và có thể là nói nhiều ý nghĩa hơn thế: “Dĩ hữu Không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành”. Bạn đọc sẽ thấy phát biểu đó xuất hiện nhiều lần trong tập sách này, và được nhận thức từ nhiều góc cạnh khác nhau. Tần số xuất hiện như vậy rất có ý nghĩa với một nhà toán học. Tôi nghĩ như thế. Bởi vì tác giả là một nhà toán học. Tuy nhiên, đối với mọi người chuyên học tánh Không, thì phát biểu số không trong thế giới được nhìn như là cấu trúc của những con số, không khỏi ngạc nhiên đầy hứng thú. Rồi từ đó tìm lại những hình ảnh quen thuộc tưởng chừng như khó tìm thấy,  hay tưởng chừng như bị cố tình quên lãng, trong thế giới tư duy Phật giáo.

Làm sao tính được điểm khởi đầu của thời gian? Làm sao nhìn suốt tận cùng vị lai của thế giới? Rốt lại, tư tưởng con người bị đong đưa giữa hai cực: “tiền tế vô cùng, hậu tế minh khắc”. Để có giải thích hợp lý, phù hợp với tri giác cảm quan thường nghiệm, người ta đề nghị đặt các điểm vô thủy và vô chung trên một đường tròn. Nhưng các Bồ tát trên hội Hoa Nghiêm không làm thế. Các ngài đặt thế giới vô tận vào trong một hạt cát. Nhà “toán học trẻ con” Tự Tại Chủ gật đầu: một hạt cát là một tập hợp vô hạn vi hạt cát.

Chúng ta đang đi lần vào “Nhận thức và Tánh Không”. Đi từ thế giới trống không, không sinh, không diệt, cho đến thế giới của lăng kính trùng vô tận. Những bài viết của Giáo sư trong tập sách này là cảnh giới tư tưởng được nỗ lực khám phá theo hai nhãn tuyến: tánh Không và tư duy toán học. Nó là điểm giao hội của hai nguồn mạch tư tưởng Đông và Tây, mà lịch sử nhân loại phải thừa nhận là đã đổ xuống không biết bao nhiêu máu và nước mắt nhưng vẫn không tìm ra nghiệm cho một phương trình vi phân chỉ vì chưa ai xác định được văn minh loài người đang ở điểm nào trên đường cong tuột dốc. Tuy vậy, mỗi cá nhân phải tự tìm cho mình một giải đáp để có thể sống bình yên, không bị khốn quẫn bởi thực tế đời thường, cũng không bị dày vò bởi những ám ảnh siêu hình.

Nhà triết học Hy-lạp Aristotle nói: “Tự bản chất, mọi người đều muốn biết”. Đồng thời với ông, Trang Tử lại nói: “Sự sống có hạn mà cái biết thì vô cùng. Đem cái hữu hạn đuổi theo cái vô cùng, nguy thay!”. Người học tánh Không đang ngồi đếm cát trên bãi biển, nhìn ra khơi, tự hỏi: “Có cái gì không, ở bên ngoài vô tận kia?”. Bất giác nhìn lại lòng tay, giữa hai hạt cát đang đếm, giữa hai con số hay hai điểm lân cận, là một Pháp giới vô biên, vô tận. Điều này có huyễn hoặc chăng? Không huyễn hoặc hơn quả cam mà Stalin đang bóc vỏ để chứng minh sự sụp đổ của thế giới vật-tự-thân của Kant.

Tuy nhiên như vậy, người học Phật, tin tưởng kho tàng minh triết trong Kinh điển Phật giáo, thì không dâng hiến cả đời mình cho khát vọng hiểu biết chỉ để mà hiểu biết. Dục vọng vật chất, hay khát vọng tinh thần, đều là những vị ngọt của đời sống, là dưỡng chất tất yếu của tồn tại. Đó là thực tại không thể từ chối. Cho nên, người học Phật, như Thiện Tài Đồng Tử, không phải suốt đời lẻo đẻo theo chân Sư phụ Bồ tát Văn-thù; cũng không suốt đời cô độc trên đỉnh Diệu phong với Đức Vân để mà trầm tư mặc tường; nhưng đã dấn thân trong mọi nẻo đường đời. Không phải chỉ học những cái chỉ cần thiết cho mình, mà tất cả những gì cần thiết cho thế gian. Trang nghiêm Phật độ, thành tựu chúng sinh, không phải tự mình gầy dựng một hoa viên để rồi khép cửa vườn hồng, an nhàn tự tại mà tiêu pha năm tháng. Người học Phật vì thế mà không thể dửng dưng trước những phát hiện chưa biết là họa hay phúc của loài người, trước những tiến bộ hay thoái hóa của khoa học, của tư duy triết học, trước những thăng trầm trên con đường chính hay tà, thiện hay ác, của các tôn giáo.

Không biết khi “nhà toán học trẻ con Tự Tại Chủ” mang bọc cát vào chùa, làm phẩm vật cúng dường Tam bảo, có Thầy, Cô, hay Phật tử nào cho là xúc phạm mà xua đuổi đi chăng?

 

Phật lịch 2545
Quảng Hương Già-lam,
Tuệ Sỹ
Cẩn bút.

-- o0o --

Mục Lục

 Phần 1:  1  |  2  |  3 4 | 5 | 6 | 7  

Phần 2:  1 | 2 3 4 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10

Phần 3: 1 | 2

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Chân thành cảm ơn Đạo hữu Phúc Trung đã gởi tặng tài liệu này.
Vi tính: Hải Hạnh
 Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật : 11-05-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

义云高世法哲言 æˆ å šæ 伊人已逝 chi co phat phap moi ngan duoc toi loi cua gioi สโตร ส รา çš những giả định đau lòng nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc ta là ai giữa cuộc đời này Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung hay chung song than ai voi cac ban dac biet Vì sao không nên uống rượu bia 首座 ta Ï 4 cách giảm stress đơn giản và Đường Thiền lối cũ Gene có phải nguyên nhân chính gây ra tiêu nghiệp vãng sinh và đới nghiệp le tuong niem huy nhat lan thu 15 co dai lao ht 士用果 禅の旋 luc mÊ塩谷八幡宮 tim lai chinh minh 大学生申请助学金的申请理由怎么写 æ Æå ç å ä¹ lãå บทถวายสงฆทานสด chua 中国佛教新闻网 å å 同分 hòa thuongj thích tâm hoàn lãi 地藏十轮经 三年级上册数学应用题 观宗寺香港 Phật giáo 护法 cach Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm HT 簡単便利戒名授与水戸 Dạy Phật pháp cho trẻ em giï å眼ä½æ Chùa Quán Thế Âm