Tôn
giả
cung
kính
đảnh
lễ.
-
Thời
gian
từ
đây
đến
đó
có
kịp
không?
-
Thưa,
dư
dã.
-
Vậy
thì
đây
là
việc
cần
thiết,
sau
lần
từ
giã
này,
Chư
Tăng
và
huynh
đệ
sẽ
không
còn
cơ
hội
được
gặp
mặt
ông
nữa,
ông
hãy
ưu
ái
đến
hội
chúng
thuyết
cho
họ
nghe
thời
Pháp
cuối
cùng.
Vâng
lời,
Tôn
giả
bước
lên
một
bảo
tọa
thấp
hơn,
ngồi
ngay
ngắn,
đoan
nghiêm,
nhiếp
tâm
thanh
tịnh
rồi
ban
một
thời
Pháp
chưa
từng
được
nghe.
Thời
Pháp
như
tiếng
gió
rì
rào
bất
tận,
như
hải
triều
âm
xa
mù
đại
dương,
từng
đợt
sóng
cuộn
va
đập
vào
ghềnh
đá.
Liên
miên.
Bất
tuyệt.
Gió
lại
lặng,
sóng
lại
tan...
Cử
tọa
thính
chúng
chợt
như
thấy
trước
mắt
mình
một
bình
minh
tươi
sáng,
một
mùa
xuân
mát
mẻ
an
lành
hiện
ra
sau
đêm
đông
lạnh
lẽo.
Tuyết
tan,
tiếng
chim
reo
vui,
muôn
hoa
đua
nở,
hương
trời
bàng
bạc,
dịu
dàng
như
xoa
dịu
tất
cả
những
tâm
hồn
khổ
đau...
Ngài
nói
về
đời
Ngài
bị
bít
bùng
bởi
truyền
thống,
bởi
tâm
thức
ngoại
giáo,
sống
trong
bóng
tối
nô
lệ
của
thần
quyền,
bước
đi
trong
mê
lộ
của
những
thứ
triết
học
rối
rắm,
tơ
vò,
hợm
hĩnh
và
cao
đại.
Có
những
lời,
những
chữ
dệt
gấm
thêu
hoa,
kết
nên
tư
tưởng
dược
đóng
khung,
được
mạ
vàng,
được
quảng
cáo
rầm
rộ
là
chân
lý
bất
diệt
nhưng
thực
chất
là
rỗng
không,
không
có
linh
hồn,
không
có
sự
sống.
Tất
cả
đấy
chỉ
là
lớp
ngụy
trang,
là
cái
vỏ
hào
nhoáng
che
bên
ngoài
các
bản
ngã
với
những
dục
vọng
thô
thiển
cũng
như
tế
vi!
Thế
rồi
từ
đời
này
sang
đời
nọ,
cha
ông,
cháu
con,
hệ
hệ
được
nối
tiếp,
kế
thừa;
hình
thành
một
tập
cấp
buôn
thần
bán
thánh,
rêu
rao
vì
đại
bi,
vì
phương
tiện
tối
thượng
thừa,
vì
lòng
từ
của
Thượng
Ðế!
Chúng
nắm
độc
quyền
về
tinh
thần,
miệng
lưỡi
trả
giá
như
con
buôn,
thao
túng
bọn
dân
ngu
khu
đen,
chụp
vào
bàn
tay
lông
lá
những
đặc
quyền
đặc
lợi,
ăn
trên
ngồi
trước,
no
nê
phè
phỡn,
nhảy
múa
bên
bờ
vực
thẳm
của
Tử
Ma.
Thế
rồi,
tiếng
trống
Bất
Tử
có
mặt
giữa
đời,
xóa
tan
mây
mù
hôn
ám;
như
một
sinh
khí
mới,
làn
sóng
Pháp
bảo
uy
dũng
và
dịu
dàng
cuốn
đi
tất
cả
mọi
rác
rưởi
xú
uế
của
thần
linh
và
con
người
ngu
si
để
lại.
Ðấng
Vô
Thượng
Tôn
ngự
giữa
tầng
mây,
gióng
lên
tiếng
sấm,
thức
tỉnh
mọi
loài,
một
cơn
mưa
hoa
nhân
ái,
sáng
rỡ
trí
tuệ,
mênh
mông
giải
thoát;
mở
ra
một
lộ
trình
hướng
thượng,
một
cánh
cửa
đã
đóng
kín
tự
ngàn
xưa,
đem
chúng
sanh
đến
các
cõi
chân
phúc
và
xán
lạn.
Ôi!
Con
đường
ấy
là
gì?
Cánh
cửa
ấy
là
gì?
Hỡi
ai
có
chân
để
bước,
có
tay
thì
gõ
mà
vào!
Một
vị
Chánh
Ðẳng
Chánh
Giác
đã
xuất
thế,
qua
hằng
triệu
năm
tu
tập
công
hạnh,
thăng
hoa
phẩm
chất,
kết
đài
Trí
Tuệ!
Từ
đỉnh
Hy
mã
lạp
sơn
bước
xuống,
giòng
sông
Ðại
Hằng
mở
ra,
quả
địa
cầu
cúi
mình
xuống
thấp,
nghênh
đón
bước
chân
nở
bảy
hoa
sen;
Ngài
đi
giữa
chốn
loài
người
bốn
mươi
lăm
năm
không
mệt
mỏi
vì
lợi
ích
và
hạnh
phúc
cho
Chư
Thiên
và
Nhân
Loại.
Ðức
Thế
Tôn
ấy
là
Thầy
của
Ngài,
cho
Ngài
uống
được
giọt
nước
trong
mát
tận
đầu
nguồn
Thánh
hạnh...
Ôi!
Ðầu
nguồn
Thánh
hạnh
ấy
là
gì?
Hỡi
ai
có
tai
để
nghe,
có
trí
để
tìm
hiểu!...
Vốn
làu
thông
cả
Ba
Tạng,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đã
đi
từ
những
pháp
cao
siêu
nhất
xuống
những
pháp
gần
gũi
và
giản
dị
nhất.
Rộng
thì
rộng
đến
vô
biên
mà
nhỏ
thì
có
thể
đựng
đầu
hạt
cải.
Và
cuối
cùng,
lộ
trình
hướng
thượng
ấy,
cánh
cửa
Bất
Tử
ấy
chỉ
còn
là
đứng
đi
nằm
ngồi,
mặc
áo,
ăn
cơm,
quét
tịnh
thất,
tôn
kính
bậc
trưởng
thượng,
giác
tỉnh,
nhu
thuận,
lặng
lẽ,
ôn
hòa,
thuần
tịnh
,
nội
tâm
trong
sạch
không
có
cáu
bợn
phiền
não...!
Cả
Ðại
Giảng
Ðường
mênh
mông
như
vừa
được
tắm
mát
bởi
thời
Pháp
của
Tôn
giả.
Chư
Thiên
ngự
đầy
đặc
cả
không
gian
rải
hoa
ca
ngợi.
Tôn
giả
bước
xuống
Pháp
tòa,
quỳ
ôm
đôi
chân
của
Ðức
Thế
Tôn
rồi
cất
lên
tiếng
lời
uy
dũng
của
Sư
Vương:
-
Kính
lạy
Bậc
Thiên
Nhân
Sư!
Hãy
cho
đệ
tử
lễ
bái
đôi
chân
này!
Cũng
chính
nhờ
lễ
bái
đôi
chân
này
mà
đệ
tử
được
hoàn
toàn
giác
ngộ,
hoàn
toàn
giải
thoát.
Chính
nhờ
lễ
bái
đôi
chân
này
mà
đệ
tử
được
sống
giữa
thời
gian
vô
cùng
và
không
gian
vô
tận,
được
sống
vĩnh
cửu
trong
mỗi
chớp
mắt
thoáng
trôi.
Tất
cả
mọi
nguyện
vọng,
hy
cầu
của
đệ
tử
giờ
đây
đã
được
cụ
túc,
viên
dung,
trọn
vẹn.
Từ
đây,
đệ
tử
sẽ
không
còn
được
gặp
Ðức
Thế
Tôn
để
đảnh
lễ
đôi
chân
này
nữa.
Ðây
là
giờ
phút
nghiêm
trọng,
thiêng
liêng
mà
đệ
tử
có
thể
sờ
được
đôi
chân
của
Ðấng
Toàn
Giác,
đồng
thời
thấy
rõ
được
cảnh
giới
Niết
Bàn,
không
chết,
không
sinh,
an
nhiên,
tự
tại,
tịnh
mặc.
Ðệ
tử
đảnh
lễ
đôi
chân
này
vì
đôi
chân
này
cũng
chính
là
đôi
chân
của
vô
lượng
vị
Phật
quá
khứ
đã
bước
vào
cảnh
giới
ấy
và
hiện
giờ
đây,
đệ
tử
cũng
đang
lần
bước
theo.
Ðảnh
lễ
đôi
chân
một
ngàn
căm
bánh
xe
của
Ðức
Phật
xong,
Tôn
giả
đứng
lên
rồi
quỳ
xuống
lại.
-
Bạch
Ðức
Thế
Tôn!
Từ
trước
đến
nay,
suốt
bốn
mươi
bốn
năm
sống
trong
Giáo
Pháp,
nếu
đệ
tử
có
hành
vi
hay
lời
nói
nào
phật
ý
Ðức
Thế
Tôn,
không
được
vừa
lòng
Ðức
Thế
Tôn
vì
trí
tuệ
non
kém
của
đệ
tử,
ngưỡng
mong
Ðức
Thế
Tôn
hỷ
xả,
tha
thứ
lỗi
lầm
ấy
cho
đệ
tử.
Ðức
Phật
cất
giọng
chậm
rãi,
từ
hòa:
-
Này
Xá-Lợi-Phất!
Ông
là
một
tỳ-khưu
uyên
bác,
thông
minh,
có
đạo
hạnh
cao
cả,
khiêm
nhu,
một
Trí
Tuệ
vượt
bậc,
sắc
bén
và
sáng
sủa,
lẽ
nào
ông
có
thể
có
hành
vi
hay
cử
chỉ
tạo
ra
lỗi
lầm
với
Như
Lai?
Ông
đúng
là
một
Sa
môn
ưu
tú,
mẫu
mực,
giềng
mối
cho
Giáo
Hội;
gia
dĩ
có
sự
quở
trách
nào
đó
cũng
chỉ
vì
muốn
viên
toàn
bổn
phận
cho
ông,
hoặc
ông
sẽ
tăng
trưởng
phương
tiện
thiện
xảo
để
dẫn
dắt
Chư
Tăng
thay
mặt
Như
Lai
mà
thôi.
Rồi
Ðức
Thế
Tôn
lại
nói
tiếp:
-
Dầu
ông
có
lỗi
lầm
hay
không
lỗi
lầm
Như
Lai
cũng
đã
tha
thứ
cho
ông
rồi.
Mà
thật
ra,
ông
có
lỗi
lầm
gì
đâu,
trọn
cả
cuộc
đời,
dầu
là
một
hạt
bụi
nhỏ,
ông
cũng
không
để
dính
trên
sợi
lông
chân
của
mình!
Thôi,
thì
giờ
cũng
đã
phải
lẽ,
ông
hãy
làm
những
gì
mà
ông
nghĩ
là
đúng
thời!
Ðức
Phật
đứng
dậy.
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
rời
khỏi
bàn
chân
của
Ðức
Thế
Tôn.
Ngay
lúc
ấy,
đại
địa
cầu
rung
chuyển,
nước
trong
bốn
đại
dương
dâng
cao.
Cả
tầng
mây,
cả
hư
không
dường
như
cũng
dao
động
không
ngớt!
nếu
đại
địa
cầu
biết
nói
thì
nó
sẽ
khởi
lên
tiếng
nói
như
sau:
"-
Ôi!
Hỡi
những
hiện
thân
vĩ
đại
và
siêu
việt!
Mặc
dầu
thân
thể
tôi
đây
có
thể
chịu
đựng
được
những
vết
chém
ngang
dọc
của
những
con
sông
to,
sông
nhỏ,
mặc
dầu
thân
thể
tôi
đây
có
thể
chở
mang,
gánh
nặng
những
ngọn
Meru
hùng
vĩ,
những
thần
sơn
Cakkavàla
cao
ngất
và
đỉnh
Himavantu
-
vua
của
loài
núi,
ngút
mây!
Thế
nhưng,
tôi
đã
không
chịu
đựng
nỗi
ngày
hôm
nay,
một
ngày
mà
Giới
đức,
Ðịnh
đức,
Tuệ
đức
cùng
vô
lượng
phẩm
chất
cao
đẹp
khác
của
con
người
đồng
quy
tụ
ở
Ðại
Giảng
Ðường
Kỳ
Viên
tịnh
xá
này!"
Chợt
một
tiếng
sấm
đầy
uy
vũ
vang
tận
các
tầng
trời
và
không
biết
từ
đâu,
một
đám
mây
khổng
lồ
che
kín
cả
không
gian,
tối
đen,
và
một
trận
mưa
kinh
hoàng,
xối
xả
tuôn
xuống
mặt
đất
như
thác
đổ.
Ðức
Thế
Tôn
nhìn
trời,
tự
nghĩ:
"-
Giờ
đây,
một
vị
Chưởng
Pháp
vô
song
sắp
đi
vào
Tịch
Diệt,
trời
đất
đã
khởi
lên
những
hiện
tượng
của
trăm
ngàn
đại
kiếp
mới
có
một
lần.
Thôi,
như
vậy
là
vừa
đủ
để
còn
nhiều
người
đưa
tiễn
con
trai
của
ưu
tú
Như
Lai!"
Trời
lại
quang,
mây
lại
lặng.
Ðức
Thế
Tôn
rời
Ðại
Giảng
Ðườøng
bước
về
hương
phòng,
Ngài
đứng
trên
tấm
thảm
ngọc
nhìn
ra.
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đi
theo,
chấp
tay
rồi
đi
quanh
hương
phòng
ba
vòng
về
bên
mặt,
bốn
góc,
đảnh
lễ
bốn
phương;
đến
chính
điện,
chấp
hai
tay
lên
quá
đầu,
đảnh
lễ
Ðức
Thế
Tôn
một
lần
nữa.
Với
tư
thế
lặng
lẽ
như
vậy,
Tôn
giả
nói
ở
trong
tâm:
"-
Giờ
phút
này,
giữa
không-thời-gian
vĩnh
cữu,
bất
diệt,
không
biết
đã
trải
qua
bao
trăm
ngàn
đại
kiếp,
khi
ta
quỳ
mọp
dưới
chân
Ðức
Phật
Anomadassi
và
phát
nguyện
được
gặp
Ðấng
Như
Lai
này?
Nguyện
vọng
ấy
giờ
đã
hoàn
toàn
viên
mãn.
Lần
gặp
gỡ
đầu
tiên
với
Ngài
là
sự
kiện
lớn
nhất
đối
với
ta.
Còn
đây
là
lần
gặp
gỡ
sau
chót,
ta
chiêm
ngưỡng
Ngài,
để
sau
này
chẳng
còn
cơ
hội
nào
nữa
cả."
Thế
rồi,
Tôn
giả
đứng
dậy,
vẫn
giữ
nguyên
tư
thế
hai
tay
trên
đỉnh
đ?u,
Ngài
thụt
lùi
từng
bước
một
chậm
rãi,
thụt
lùi
cho
đến
lúc
không
còn
thấy
Ðức
Thế
Tôn
nữa.
Ðại
địa
cầu
một
lần
nữa
lại
rung
chuyển
dữ
dội,
sóng
nước
từ
bốn
đại
dương
dâng
cao,
ì
ầm,
va
đập
giữa
hư
không!
Ðức
Phật
nói
với
Chư
Tăng
-
lúc
ấy
họ
đứng
yên
lặng
đầy
đặc
cả
Kỳ
Viên
tịnh
xá:
-
Các
thầy
hãy
đi
đi!
Hãy
đi
tiễn
ông
anh
cả
của
các
thầy
đi!
Nói
xong,
Ðức
Thế
Tôn
quay
lưng,
khép
cửa
hương
phòng
lại.
Chư
Tăng
cả
hàng
ngàn
vị,
hàng
chục
Ðại
Trưởng
lão
đồng
theo
chân
đưa
tiễn
Bậc
Tướng
Quân
Chánh
Pháp
v?
nơi
an
nghĩ
cuối
cùng.
Dân
chúng
thành
Xá-Vệ
hay
tin,
họ
khóc
lóc
kéo
nhau
thành
từng
đoàn,
lũ
lượt
như
từng
dòng
suối
chảy
cuồn
cuộn,
đổ
ra
từ
các
hang
cùng
ngõ
hẻm.
Chợ
không
đông,
nhà
nhà
đóng
cửa
lại.
Họ
tỏ
dấu
chịu
tang
bằng
cách
tẩm
ướt
nước
lên
tóc,
tay
cầm
tràng
hoa,
vật
thơm
đặt
lên
tất
cả
các
lối
đi.
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
và
Chư
Tăng
bị
bít
kín
giữa
rừng
người,
giữa
rừng
tiếng
khóc
và
biển
nước
mắt.
Ngài
phải
đứng
lên
cao,
nói
lời
an
ủi,
phủ
dụ:
-
Hỡi
các
hàng
cận
sự
nam
nữ
và
muôn
dân
thành
Xá-Vệ
yêu
mến!
Các
người
đã
có
lòng
thương
xót
đến
ta,
kính
mến
ta
thì
hãy
trở
về.
Ðưa
tiễn
ta
như
vậy
là
vừa
đủ.
Ai
rồi
cũng
phải
một
lần
vĩnh
biệt.
Nhưng
ta
ra
đi
không
phải
là
về
nơi
đau
khổ,
ta
đi
về
chốn
giải
thoát
và
tịnh
lặng.
Ta
ghi
nhận
tấm
lòng
tri
ân
của
các
người,
rồi
phước
báu
sẽ
hộ
trì
cho
các
người
được
hạnh
phúc
và
an
ổn!
Tôn
giả
lại
nói
với
Chư
Tăng
cùng
chư
vị
Trưởng
lão:
-
Tôi
cũng
rất
biết
ơn
Chư
Tăng
cùng
các
vị
Trưởng
lão
đã
tận
tình
tiễn
đưa.
Trong
bao
năm
chung
sống
trong
Giáo
Pháp
thiêng
liêng,
cao
cả
-
chư
Tôn
giả
đã
giúp
đỡ
tôi
hết
lòng,
nhờ
vậy
Giáo
Hội
mới
có
được
ngày
hôm
nay.
Giờ
phút
cuối
cùng
này,
và
không
bao
giờ
còn
sự
gặp
gỡ
nào
khác,
xin
Chư
Tăng
và
chư
vị
Trưởng
lão
xá
tội
cho
tôi
nếu
tôi
đã
có
gì
lầm
lỡ.
Mong
chư
Tôn
giả
thay
mặt
tôi
mà
chăm
sóc,
hầu
hạ
sức
khỏe
cho
Ðức
Bổn
Sư.
Tôi
xin
thành
kính
đa
tạ.
Chư
Tăng
lặng
lẽ
hơn
nhưng
không
tránh
khỏi
còn
nhiều
tiếng
khóc.
Họ
cũng
không
nói
gì,
đưa
đôi
mắt
nhìn
Tôn
giả
thật
lâu,
kính
cẩn
đảnh
lễ,
chào
rồi
từ
từ
quay
gót.
Tuy
thế
còn
rất
đông
vị
bịn
rịn
không
chịu
đi,
Tôn
giả
ân
cần
nói
mãi,
họ
vẫn
khóc
lóc,
kể
lễ:
-
Này
các
thầy!
Hãy
đứng
lại
một
lát
đã.
Trước
đây
người
anh
cả
của
chúng
ta
đi
bao
nhiêu
lần
cũng
trở
về,
còn
đây
là
chuyến
đi
không
có
ngày
trở
lại!
-
Chúng
ta
sẽ
không
bao
giờ
được
nghe
những
lời
Pháp
êm
ái,
ngọt
ngào
được
tuôn
chảy
ra
từ
tấm
lòng
từ
ái
bao
la
của
người
Mẹ
hiền
nữa.
-
Chúng
ta
sẽ
không
còn
được
nhìn
ngắm
khuôn
mặt
tuấn
tú,
đoan
nghiêm;
tác
phong
ôn
nhu,
khiêm
tốn;
nụ
cười
rực
sáng
hồn
hậu
của
vị
đại
huynh
trưởng
kia
nữa!
Tôn
giả
lại
phải
khuyên
nhủ:
-
Này
các
thầy!
Ly
hợp
là
thường
tình,
luyến
thương
là
phiền
não.
Tất
cả
mọi
cái
được
cấu
tạo,
do
nhân
duyên,
do
điều
kiện
đều
bị
chi
phối
bởi
định
luật
tất
yếu
của
sanh
diệt,
vô
thường.
Các
thầy
biết
rõ
điều
ấy
rồi
thì
đừng
nên
chuốc
lấy
đau
khổ
cho
mình
mới
phải!
-
Thưa
vâng,
bạch
Tôn
giả!
Chúng
tôi
sẽ
khắc
cốt,
ghi
tâm
những
lời
vàng
ngọc
ấy.
Lúc
đó
họ
mới
chịu
bước
đi.
Trong
giờ
phút
tiễn
đưa
này,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
được
gặp
hầu
hết
các
vị
Trưởng
lão.
Chỉ
có
một
số
Tôn
giả
tránh
gặp
mặt,
rút
vào
rừng
sâu.
Tôn
giả
Mục-Kiền-Liên
viện
cớ
đi
xa.
Tôn
giả
Ànanda
được
Ðức
Phật
sai
đi
công
việc
ở
nơi
khác.
Tôn
giả
Li-Bà-Ða
và
A-Nậu-Ðà-La
xin
được
đưa
tiễn
đến
nơi
đến
chốn.
Ngài
Xá-Lợi-Phất
đồng
ý.
Thế
rồi,
Ngài
cùng
với
hai
Tôn
giả
Thánh
Tăng,
Trưởng
lão
A-La-Hán
Cunda
và
với
năm
trăm
vị
tỳ-khưu
môn
đệ
nhắm
hướng
Nàlakà
cất
bước.
Ôi!
Thật
là
một
cuộc
từ
giã
vĩ
đại
mà
trong
Giáo
Pháp
của
Ðức
Tôn
Sư
chỉ
xảy
ra
một
lần!
Quả
địa
cầu
đã
không
chịu
đựng
nổi.
--- o0o ---
Mục
lục - [01] -
[02]
- [03] - [04]
- [05]
[06]
- [07]
- [08] - [09]
- [10] - [11]
--- o0o ---
| Mục lục Tác giả |
Tủ sách Phật Học
|
Chân thành
cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng tập sách này
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày:
01-04-2002
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục