Thế
rồi,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đảnh
lễ,
sám
hối.
Ðức
Thế
Tôn
bảo:
-
Thôi
được
rồi,
ông
hãy
đứng
dậy!
Rồi
hướng
đến
đại
chúng,
Ngài
dạy:
-
Từ
rày
về
sau,
tất
cả
sa-di
đều
phải
xem
tỳ-khưu
là
thầy,
là
cha
của
mình.
Tỳ-khưu
cách
nhau
ba
hạ
lạp
cũng
phải
được
quy
định
sự
tôn
kính
y
như
thế.
Riêng
các
vị
Ðại
Trưởng
lão
thì
Tăng
chúng
phải
xem
gần
như
ngang
hàng
Xá-Lợi-Phất,
và
Xá-Lợi-Phất
lại
gần
như
ngang
hàng
với
Như
Lai.
Tất
cả
mọi
chỗ
nghĩ
ngơi,
trong
nhà
ăn,
tại
giảng
đường,
trên
đường
đi...
đều
phải
có
tôn
ti
theo
hạ
lạp.
Như
Lai
không
muốn
có
trường
hợp
xảy
ra
như
hôm
nay
nữa.
Xá-Lợi-Phất
đã
sám
tội
cho
các
ông,
vậy
nếu
không
khôn
ngoan
hơn,
lửa
địa
ngục
sẽ
thiêu
cháy
các
ông,
chẳng
ai
cứu
nổi
các
ông
đâu!
*
*
*
Lần
nọ,
tại
thành
Devadaha
Ðức
Ðạo
Sư
và
Tăng
chúng
đi
vào
làng,
vào
các
rừng
cây
để
nghỉ
trưa.
Khi
đi
ngang
một
mái
vòm
bằng
lá
cây
đan
nhau
thật
im
mát,
gần
bên
một
cánh
đồng,
Ðức
Thế
Tôn
thấy
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đang
ngồi
an
tĩnh,
trú
sâu
vào
thiền
định.
Ðức
Phật
đã
nói
chuyện
với
một
số
vị
tỳ-khưu
đi
bên
cạnh:
-
Các
thầy
có
thấy
không?
Khi
không
còn
bận
rộn
với
công
việc,
Xá-Lợi-Phất
thường
tìm
chỗ
yên
vắng
để
tĩnh
cư.
Dưới
vòm
mái
che
kia,
Xá-Lợi-Phất
như
đang
trú
ở
cõi
trời
Aviha
thanh
tịnh.
Hãy
lấy
Xá-Lợi-Phất
mà
làm
gương!
Vào
buổi
chiều,
Ðức
Thế
Tôn
lại
đem
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
ra
mà
nói
chuyện
nữa:
-
Xá-Lợi-Phất
là
người
am
hiểu
tinh
tường
các
giai
đoạn
từ
đạo
đến
quả,
từ
tầng
Thánh
thấp
nhất
cho
đến
tầng
Thánh
cao
nhất.
Xá-Lợi-Phất
có
trí
tuệ
tiềm
tàng
thâm
sâu
không
chỉ
ở
nơi
bốn
tuệ
phân
tích
mà
thôi
đâu.
Nếu
có
kẻ
hằng
nói
về
một
người,
rằng
là
người
ấy
đã
đi
đến
chỗ
thông
suốt,
hoàn
toàn
về
mọi
đức
hạnh,
an
trú
vào
các
cõi
tâm
cao
thượng,
giải
thoát
và
giải
thoát
tri
kiến
cao
thượng
thì
người
ấy
là
Xá-Lợi-Phất
chứ
không
thể
là
ai
khác!
Nếu
có
kẻ
hằng
nói
rằng
họ
là
đứa
con
thật
sự
của
Như
Lai,
hiểu
thông
giáo
lý
của
Như
Lai,
thực
hành
tuyệt
hảo
giáo
lý
của
Như
Lai,
xứng
đáng
làm
người
"thừa
tự"
Pháp
Bảo
thì
kẻ
ấy
đúng
là
Xá-Lợi-Phất,
chớ
không
còn
ai
khác
nữa!
Này
các
thầy
tỳ-khưu!
Như
Lai
tuyên
bố
với
tất
cả
sự
trân
trọng
rằng,
người
mà
có
thể
lăn
bánh
xe
Pháp
gần
giống
với
Như
Lai
thì
chẳng
có
ai
ngoài
Xá-Lợi-Phất!
Các
thầy
hãy
suy
gẫm
những
điều
mà
Như
Lai
đã
nói
hôm
nay!
*
*
*
Ðức
Thế
Tôn
lúc
này
đã
già
yếu
nên
đôi
khi
thuyết
pháp
Ngài
chỉ
nói
tóm
tắt,
cô
đọng;
thế
là
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
được
chỉ
định
thuyết
lại
một
cách
rộng
rãi,
giải
thích
và
triển
khai
đề
tài
cho
đại
chúng
dễ
lãnh
hội.
Sau
đó,
lúc
nào
Tôn
giả
cũng
được
Ðức
Thế
Tôn
tán
thán
bằng
cách
này
hay
bằng
cách
khác.
-
Này
các
thầy
tỳ-khưu!
Quả
thật
là
Xá-Lợi-Phất
rất
am
tường
Pháp
Bảo,
thấu
hiểu
Pháp
Bảo
một
cách
chính
xác
và
rốt
ráo.
Nếu
Như
Lai
cật
vấn
ông
ta
về
Pháp
trong
một
ngày
bằng
bao
nhiêu
câu
hỏi
và
bằng
bao
nhiêu
đoản
ngôn
khác
nhau
thì
Xá-Lợi-Phất
cũng
có
thể
đáp
lại
trong
thời
gian
một
ngày
bằng
những
câu
trả
lời,
bằng
những
đoản
ngôn
khác
nhau,
chẳng
thua
gì
Như
Lai.
Nếu
Như
Lai
cật
vấn
ông
ta
trong
một
đêm,
một
ngày,
hai
đêm,
hai
ngày,
cho
chí
bảy
đêm,
bảy
ngày
thì
Xá-Lợi-Phất
cũng
có
thể
giải
vấn
bằng
một
thời
gian
tương
tự
như
thế
mà
ngữ
ngôn,
đoản
ngôn
vẫn
trôi
chảy
lưu
loát,
không
hề
vấp
váp,
không
hề
ngập
ngừng!
Vậy
thì
những
điều
mà
Xá-Lợi-Phất
đã
giảng
nói,
hoặc
chi
tiết,
hoặc
triển
khai
chi
tiết
các
thầy
cứ
như
thế
thọ
trì,
vì
nó
cũng
đồng
với
Như
Lai
thuyết
vậy.
Có
lẽ
vì
quá
ưu
ái,
bằng
lòng
về
người
đệ
tử
hoàn
hảo
này
nên
Ðức
Thế
Tôn
lại
còn
đem
ra
những
ưu
điểm
khác
nữa:
-
Các
thấy
có
biết
không?
Xá-Lợi-Phất
lại
còn
có
đầy
đủ
năm
thiện
xảo
khác
nữa.
Chính
nhờ
năm
thiện
xảo
ấy
mà
ông
ta
có
thể
chuyển
Pháp
luân
một
cách
vô
ngại.
Khi
Xá-Lợi-Phất
lăn
bánh
xe
Pháp
thì
trên
thế
gian
này,
dầu
là
Ma
quân,
Chư
Thiên,
Phạm
Thiên
hay
Bà
la
môn
ngoại
giáo
cũng
khó
có
thể
phá
rối,
làm
đảo
điên
hay
tạo
nên
chướng
ngại
được.
Năm
thiện
xảo
ấy
là
gì?
Một
là
biết
rõ
đâu
là
lợi
ích
cao
thượng,
hai
là
rành
rẽ
về
phương
pháp
giáo
huấn,
ba
là
luôn
luôn
có
biện
pháp
đúng
đắn,
bốn
là
biết
tùy
thời,
năm
là
biết
tùy
cơ!
Ngay
chính
Như
Lai
cũng
chỉ
có
năm
thiện
xảo
ấy
mà
thôi,
không
hơn,
không
khác!
Khi
lời
tán
thán
ấy
đến
tai
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất,
Ngài
mỉm
cười
nói
với
chúng
tỳ-khưu
rằng:
-
Ðức
Thế
Tôn
nói
rất
đúng!
Tuy
nhiên,
các
vị
có
biết
không?
Ngọn
đèn
và
mặt
trời
đều
có
đủ
năm
tính
chất
giống
nhau:
cháy
bởi
nhiên
liệu,
sức
nóng,
làm
khô
hơi
nước,
sát
trùng,
tỏa
ánh
sáng!
Nhưng
ngọn
đèn
thì
làm
sao
so
sánh
được
với
mặt
trời?
Công
hạnh
và
trí
tuệ
của
Ðức
Thế
Tôn
đã
trải
qua
hai
mươi
bốn
vị
Phật
Tổ,
các
vị
phải
biết
như
vậy!
Tôn
giả
Ðại
Ca-Diếp
lại
thường
dạy
các
đệ
tử:
-
Các
người
thường
nên
tìm
đến
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
mà
nghe
Pháp.
Sau
khi
nghe
Tôn
giả
ấy
thuyết
rồi,
các
ngươi
sẽ
cảm
thấy
như
vừa
được
ăn
uống
những
thức
ăn
thượng
vị,
vi
diệu
cho
cái
lỗ
tai
và
cho
cả
đầu
óc
của
các
ngươi
đấy!
Ðôi
khi
Ðức
Thế
Tôn
ca
ngợi
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
chung
với
Tôn
giả
Ðại
Mục-Kiền-Liên:
-
Hãy
thân
cận,
hợp
tác
và
học
hỏi
nơi
hai
ông
Xá-Lợi-Phất
và
Mục-Kiền-Liên.
Họ
là
những
Sa
môn
thông
thái
và
là
những
người
có
lòng
từ
quảng
đại,
không
mệt
mỏi
dìu
dắt
tất
cả
chúng
sanh.
Xá-Lợi-Phất
như
một
người
mẹ
hiền,
cho
con
sanh
mạng,
vóc
dáng,
mặt
mũi;
còn
Mục-Kiền-Liên
giống
như
bà
vú,
có
bổn
phận
chăm
sóc,
nâng
niu,
bồng
bế,
dưỡng
dục
cho
trẻ
mau
khôn
lớn!
Hai
người
nhưng
chỉ
là
một.
Ngoại
trừ
vài
trường
hợp
đặc
biệt,
Xá-Lợi-Phất
hướng
dẫn
đệ
tử
đến
quả
vị
A-La-Hán
còn
đa
phần
ông
ta
chỉ
hướng
dẫn
đến
Nhập
Lưu,
và
ba
quả
Thánh
sau
cùng
là
bổn
phận
của
bà
vú
nuôi
Mục-Kiền-Liên
vậy.
Này
các
thầy
tỳ-khưu!
Ðấy
là
tất
cả
những
lý
do
tại
sao
trong
Tăng
chúng
có
rất
nhiều
thầy
thường
ôm
ấp
nguy?n
vọng,
lý
tưởng
trở
thành
một
Xá-Lợi-Phất
hay
một
Mục-Kiền-Liên.
Và
quả
đúng
là
vậy,
Xá-Lợi-Phất
và
Mục-Kiền-Liên
là
khuôn
thước
bằng
vàng,
là
biểu
tượng
bằng
ngọc,
tốt
đẹp
nhất,
thù
thắng
nhất
cho
tất
cả
các
thầy
học
hỏi,
noi
theo.
*
*
*
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
được
Ðức
Thế
Tôn
tán
dương
ca
ngợi
khá
nhiều
mà
bị
khiển
trách
cũng
lắm,
đôi
khi
là
những
lời
khiển
trách
nhẹ
nhàng
thôi.
Như
chuyện
Bà
la
môn
Dhànanjàti
ở
cửa
ngõ
vào
Vương-Xá
thành,
từ
lâu
vì
hâm
mộ
đức
hạnh
và
trí
tuệ
của
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
mà
ông
ta
thường
cung
kính
cúng
dường
vật
thực
cho
Ngài.
Trước
đây,
ông
Bà
la
môn
có
một
đời
sống
phóng
dật,
ác
tâm
thu
góp
của
cải,
nhiều
vợ
và
con;
sau
nhờ
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
giáo
giới
mà
ông
ta
trở
nên
tốt
đẹp
hơn.
Tuy
ông
Bà
la
môn
chưa
quy
y
Tam
bảo
nhưng
rõ
ràng
ông
ta
có
tâm
hướng
thiện,
là
kẻ
có
trí.
Khi
đang
thoi
thóp
trên
giường
bệnh,
ông
Bà
la
môn
cho
người
đến
vấn
an
sức
khỏe
Ðức
Phật.
Sau
đó
tha
thiết
mong
muốn
được
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đến
thăm.
Biết
Bà
la
môn
Dhànanjàti
sắp
chết,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đã
cố
gắng
giảng
giải
cho
ông
ta
thấy
rõ
nhân
quả
của
từng
cảnh
giới
từ
thấp
lên
cao.
Vượt
qua
sáu
cõi
trời
Dục
Giới,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
lại
giảng
về
Tứ
Vô
lượng
tâm,
và
bảo
rằng
muốn
cọng
trú
với
Phạm
Thiên
thì
phải
thành
tựu
trọn
vẹn
các
tâm
từ,
bi,
hỷ,
xả
vô
lượng,
quảng
đại,
không
hận,
không
sân.
An
tâm
khi
dẫn
tâm
ông
Bà
la
môn
đến
cảnh
giới
Phạm
Thiên,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
ra
về.
Ðức
Phật
kêu
lại
hỏi
rằng:
-
Ông
Bà
la
môn
Dhànanjàti
có
tỉnh
táo
không?
-
Bạch,
rất
tỉnh
táo.
-
Ông
Bà
la
môn
có
chú
tâm
vào
các
thời
pháp
của
ông
không?
-
Bạch,
ông
rất
chú
tâm,
ông
ta
là
người
có
trí,
biết
nghe
lời
phải.
-
Biết
ông
ta
có
chú
tâm,
là
người
có
trí,
sao
có
nhiều
cảnh
giới
cao
hơn,
nhiều
pháp
cao
hơn,
ông
lại
không
thuyết
mà
lại
an
trú
ông
Bà
la
môn
kia
vào
cảnh
giới
Phạm
Thiên
thấp
thỏi
rồi
ông
lại
bỏ
về
đây?
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
có
lý
do
riêng
của
mình
nên
Ngài
đáp:
-
Bạch
Ðức
Thế
Tôn!
Những
người
Bà
la
môn
này
suốt
đời
hằng
cung
kính
Phạm
Thiên,
hằng
ngưỡng
mộ
Phạm
Thiên
nên
đệ
tử
đã
an
trú
ông
ta
ở
cảnh
giới
ấy
thể
theo
lý
tưởng
và
nguyện
vọng
của
ông
ta!
Ðức
Thế
Tôn
im
lặng
hồi
lâu:
-
Nầy
Xá-Lợi-Phất!
Như
Lai
cũng
biết
ông
Bà
la
môn
kia
là
người
có
trí,
lúc
sắp
lâm
chung
vẫn
có
chú
tâm;
lý
ra,
có
thể
đưa
ông
ta
đến
quả
Nhập
Lưu,
tiếc
là
ông
đã
không
thấy
rõ
như
vậy.
Ðức
Thế
Tôn
chợt
nói:
-
Bà
la
môn
Dhànanjàti
vừa
chấm
dứt
hơi
thở!
Ông
giỏi
lắm!
Muốn
sao
được
vậy!
Bà
la
môn
kia
đã
tức
khắc
hóa
sanh
vào
cảnh
giới
Phạm
Thiên
mất
rồi!
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
bần
thần
nghĩ
ngợi,
rõ
là
lỗi
tại
Ngài,
tại
Ngài
trí
tuệ
không
bằng
Ðức
Phật!
*
*
*
Ðôi
khi
vì
lo
lắng
cho
Giáo
Hội
mà
Ngài
cũng
bị
Ðức
Thế
Tôn
rầy
la
một
cách
dịu
dàng.
Hôm
kia,
sau
khi
xuất
thiền,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
tới
hầu
Ðức
Thế
Tôn
và
bạch:
-
Trong
các
Chư
Phật
quá
khứ,
Giáo
Pháp
của
vị
nào
tồn
tại
lâu
dài
và
vị
nào
không
tồn
tại
lâu
dài,
thưa
Ðức
Ðạo
Sư?
Ðức
Phật
cặn
kẽ
bảo
rằng
Giáo
Pháp
của
Chư
Phật
Vipassi,
Sikhì,
Vesabhù
không
tồn
tại
lâu
dài;
Giáo
Pháp
của
Chư
Phật
Kakusandha,
Konàgamana
và
Kassapa
tồn
tại
lâu
dài.
Sở
dĩ
như
vậy
là
vì
có
một
số
Chư
Phật
không
dạy
giáo
lý
cho
đệ
tử
một
cách
cặn
kẽ,
không
ban
hành
giới
luật
một
cách
nghiêm
túc
để
giữ
hàng
môn
đệ
trong
nếp
sống
kỹ
cương.
Một
số
Chư
Phật
khác
thì
làm
trọn
hảo
các
điều
ấy.
Nghe
vậy,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
cung
kính
thưa:
-
Vậy
xin
Ðức
Thế
Tôn
ban
hành
những
giới
căn
bản
để
trong
tương
lai
có
thể
giữ
Chư
Tăng
trong
nếp
sống
kỹ
cương;
và
nhờ
vậy,
đời
sống
thiêng
liêng
phạm
hạnh
được
tồn
tại
lâu
dài!
-
Hãy
kham
nhẫn,
Xá-Lợi-Phất!
Hãy
kham
nhẫn!
Chỉ
có
Ðức
Như
Lai
là
biết
rõ
lúc
nào
nên
làm
việc
ấy.
Như
Lai
sẽ
không
đề
ra
những
biện
pháp
kỹ
luật
hay
những
giới
luật
căn
bản
khi
chưa
có
những
trường
hợp
hoen
ố
phát
sanh
trong
hàng
Tăng
chúng.
Chừng
nào
mà
Tăng
chúng
thờ
ơ
học
Pháp;
buông
xuôi,
biếng
nhác,
dễ
duôi
trong
đời
sống,
xấu
xa
về
hạnh
kiểm...
thì
lúc
ấy
Như
Lai
sẽ
ban
bố
những
giới
điều,
có
biện
pháp
kỹ
luật
để
đoạn
trừ
những
ô
nhiễm
ấy.
Nầy
Xá-Lợi-Phất!
Hiện
nay
đệ
tử
của
Như
Lai
chưa
có
gì
phải
lo
lắng,
những
khuynh
hướng
xấu
xa
cũng
chưa
phát
sanh,
đa
phần
Chư
Tăng
sống
đời
giới
hạnh
trang
nghiêm
trong
sạch.
Người
cuối
cùng
trong
năm
trăm
đệ
tử
cũng
đã
Nhập
Lưu,
không
còn
phải
rơi
trở
lại
nữa,
đã
và
đang
vững
chắc
tiến
bước
trên
con
đường
Giác
Ngộ.
Những
lời
tuyên
bố
này
của
Ðức
Thế
Tôn
là
ở
tại
Veranja
vào
mùa
hạ
thứ
mười
hai;
và
người
cuối
cùng
trong
năm
trăm
đệ
tử
là
Tôn
giả
Ànanda!
Ðây
là
Ðức
Phật
mới
kể
đến
năm
trăm
Thánh
Tăng
A-La-Hán
,
nhưng
sau
đó,
Chư
Tăng
ngày
càng
đông
nên
Ðức
Phật
đã
tùy
theo
từng
trường
hợp
phát
sanh
để
ban
bố
những
giới
điều
căn
bản.
Như
vậy,
mặc
dầu
la
rầy,
nhưng
sau
đó
Ðức
Thế
Tôn
đã
tỏ
ra
lưu
tâm
đến
lời
xin
của
người
học
trò
ưu
tú
này.
Một
lần
khác
là
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
tán
dương
Ðức
Thế
Tôn,
nhưng
tán
dương
mà
cũng
bị
chê!
Hôm
ấy,
ở
Vương-Xá
thành,
tịnh
xá
Trúc
Lâm,
Ðức
Ðạo
Sư
thuyết
rất
nhiều
bài
Pháp,
Chư
Tăng
chứng
quả
rất
nhiều.
Sau
đó
Ðức
Phật
và
Tăng
chúng
đi
Ambalatthika
rồi
đến
Nàlandà,
ngự
trong
vườn
xoài
Pàvàrika.
Tại
đây,
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
cảm
hứng
tán
dương
Ðức
Ðạo
Sư
như
sau:
-
Nghe
những
thời
Pháp
vô
thượng
của
Ðức
Tôn
Sư,
đệ
tử
rất
an
hỷ,
rất
mát
mẻ,
rất
thỏa
thích.
Ôi!
Ðệ
tử
đặt
Niềm
Tin
Cao
Cả
nơi
Ðức
Tôn
Sư
đến
nổi
đệ
tử
nghĩ
rằng
từ
ngàn
xưa
trước,
đến
ngàn
xưa
sau
và
cả
hiện
tại
này
không
thể
có
một
Sa
môn
hay
Bà
la
môn
nào
có
Công
Ðức
và
Trí
Tuệ
cao
siêu
hơn
Ðức
Thế
Tôn!
Ðức
Phật
đã
nghiêm
trang
khiển
trách
vị
Ðại
Ðệ
Tử:
-
Hãy
chấm
dứt!
Xá-Lợi-Phất!
Hãy
chấm
dứt
ngay
những
tư
tưởng
ấy!
Làm
sao
ông
có
thể
biết
được
Công
Ðức
và
Trí
Tuệ
của
các
Ðức
Chánh
Ðẳng
Chánh
Giác
quá
khứ
và
tương
lai
ra
sao
mà
dám
nói
như
vậy?
-
Quả
đúng
là
vậy
-
Bạch
Ðức
Tôn
Sư
-
Nhưng
đệ
tử
có
thể
biết
được
Truyền
Thống
Chánh
Pháp,
biết
được
Con
Ðường
và
biết
được
tiến
trình
đi
đến
Giác
Ngộ
của
tất
cả
các
Bậc
Chánh
Ðẳng
Chánh
Giác!
Ðức
Thế
Tôn
bằng
lòng
với
câu
đáp
sau.
*
*
*
Lại
bị
rầy
la
nữa.
Hôm
ấy,
Ðức
Thế
Tôn
ngụ
ở
Càtuma
trong
rừng
cây
Kha-lưu-lặc.
Vì
xa
vắng
đã
lâu
nên
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
cùng
với
Ðại
Mục-Kiền-Liên
dẫn
năm
trăm
tỳ-khưu
đệ
tử
bộ
hành
đường
xa
đến
để
thăm
viếng
vấn
an
Ðức
Thế
Tôn.
Ða
phần
số
tỳ-khưu
này
chưa
biết
mặt
Ðức
Phật,
lại
là
mới
xuất
gia,
chưa
thuần
thục
trong
giới
hạnh
nên
khi
đến
nơi,
họ
đã
có
những
hành
động
thô
tháo,
va
động
ồn
ào
chỗ
này,
chỗ
kia,
nói
năng
to
tiếng
huyên
náo...
giống
như
là
một
buổi
họp
chợ.
Ðức
Phật
hỏi
Tôn
giả
Ànanda:
-
Cái
gì
vậy?
Những
tiếng
náo
động
ồn
ào
kia
là
gì
vậy?
Ðây
là
khu
rừng
thiền
duyệt
mà
sao
lại
có
sự
tranh
cãi,
to
tiếng
như
giành
giật
ở
những
hàng
tôm
hàng
cá?
Sau
khi
Tôn
giả
Ànanda
trình
bày
lại
về
chuyện
năm
trăm
thầy
tỳ-khưu
vừa
mới
xuất
gia
được
quý
Ngài
Xá-Lợi-Phất
và
Mục-Kiền-Liên
dẫn
đến
để
yết
kiến
Ðức
Thế
Tôn.
Ðức
Phật
bảo:
-
Này
Ànanda!
Hãy
nhân
danh
Như
Lai,
đuổi
các
tỳ-khưu
ấy
đi,
Như
Lai
không
muốn
các
người
ấy
thân
cận
Như
Lai!
Thấy
sự
việc
như
vậy,
các
Thích
tử
ở
Càtuma
và
Phạm
Thiên
Sahampati
lần
lượt
đến
quỳ
bên
chân
Ðức
Ðạo
Sư,
xin
cho
năm
trăm
vị
tỳ-khưu
kia
được
ở
lại
vì
họ
mới
xuất
gia,
chưa
biết
gì.
Như
một
hạt
mầm
còn
non
trẻ,
nếu
thiếu
nước,
thiếu
ánh
sáng
thì
nó
sẽ
tiêu
hoại.
Như
con
nghé
con,
nếu
không
được
chăm
sóc,
bú
mớm
từ
trâu
mẹ,
nghé
sẽ
chết.
Cũng
vậy,
năm
trăm
tỳ-khưu
kia
phải
được
yết
kiến
Ðức
Thế
Tôn,
được
nghe
Pháp,
được
dạy
dỗ
thì
họ
sẽ
trưởng
thành
trong
giới
luật
của
bậc
Thánh.
Ðức
Thế
Tôn
im
lặng
nhận
lời,
sau
đó
Ngài
hỏi
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
đang
ngồi
một
bên:
-
Này
Xá-Lợi-Phất!
Ông
nghĩ
gì
khi
Như
Lai
đu?i
chúng
tỳ-khưu
ấy?
-
Ðệ
tử
nghĩ
rằng:
"Như
vậy
Ðức
Tôn
Sư
sẽ
ít
bận
rộn
và
sẽ
an
trú
trong
hiện
tại
lạc,
và
chúng
đệ
tử
cũng
sẽ
được
như
thế!"
Ðức
Thế
Tôn
nói:
-
Này
Xá-Lợi-Phất!
Hãy
dừng
lại!
Chớ
để
cho
những
tư
tưởng
như
vậy
khởi
lên
ở
trong
tâm
của
ông
nữa!
Rồi
Ðức
Phật
lại
hỏi
Tôn
giả
Mục-Kiền-Liên
cùng
câu
hỏi
trên,
Tôn
giả
đã
trả
lời:
-
Khi
ấy
đệ
tử
nghĩ
rằng:
"Như
vậy
Ðức
Thế
Tôn
sẽ
ít
bận
rộn
và
sẽ
được
an
trú
trong
hiện
tại
lạc.
Và
nay,
đệ
tử
cùng
với
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
phải
có
bổn
phận
chăm
lo
và
giáo
giới
Chư
Tăng."
Câu
đáp
ấy
Ðức
Phật
khen:
-
Lành
thay!
Này
Mục-Kiền-Liên!
Ông
đã
trả
lời
rất
đúng!
Trong
Giáo
Hội
này,
chỉ
có
Như
Lai,
Xá-Lợi-Phất
hay
ông
là
mới
có
thể
chăm
sóc
chu
đáo
cho
Chư
Tăng
được
thôi!
Như
vậy,
rõ
ràng
là
dầu
bị
khiển
trách,
thì
vị
trí
và
vai
trò
của
Tôn
giả
Xá-Lợi-Phất
trong
Giáo
Hội
của
Ðức
Tôn
Sư
vẫn
không
ai
thay
thế
được.
Là
ngôi
sao
thiêng
liêng,
mà
thiếu
nó
thì
vòm
trời
Giáo
Pháp
sẽ
tối
tăm
một
khoảng
lớn
vậy.
--- o0o ---
Mục
lục - [01] -
[02]
- [03] - [04]
- [05]
[06]
- [07]
- [08] - [09]
- [10] - [11]
--- o0o ---
| Mục lục Tác giả |
Tủ sách Phật Học
|
Chân thành
cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng tập sách này
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày:
01-04-2002
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục