Bài
một
Tại
sao lại Pháp?
"Tại
sao lại Pháp?"
Trước
khi trả lời câu hỏi nầy, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa
của chữ Pháp: Dhamma. Sau đó, mới bàn đến các lý do tại
sao chúng ta cần phải học tập về Pháp và thực hành theo
Pháp.
Pháp
và các bí ẩn của đời sống.
Lối
giải thích dễ hiểu về Pháp (Dhamma) là: "Bí ẩn của thiên
nhiên cần được hiểu rõ để có thể phát triển đời sống
đến mức lợi lạc cao nhứt."
"Để
phát triển đời sống đến mức cao nhứt" có nghĩa là đạt
tới một giai đoạn của đời sống được giải thoát khỏi
mọi vấn đề (khó khăn) và mọi khổ sở (dukkha). Đời sống
như thế đó đã vượt thoát khỏi những gì được xem như
là "vấn đề (khó khăn)" và "khổ sở" (dukkha).
Một
sự giải thích rõ ràng thêm về danh từ "bí ẩn" rất quan
trọng cho việc thông hiểu đề tài của chúng ta. Nếu chúng
ta còn chưa biết bí ẩn của một sự vật gì, thì chúng ta
chẳng thể nào hành động cho thành công để đạt được
các kết quả cao nhứt và thâu được lợi lạc tối đa về
sự vật đó. Thí dụ như các tiến bộ về việc thám hiểm
ngoại tầng không gian và các phát triển về năng lực hạch
tâm, cũng như ở các điạ hạt khác, sở dĩ thực hiện được
là nhờ sự thông hiểu về các bí ẩn của các sự vật đó.
Với đời sống, thì cũng như vậy. Để có thể đạt được
sự phát triển cao nhứt về đời sống, chúng ta cần phải
biết rõ các bí ẩn của đời sống.
Đời
sống, đặc biệt là trong khung cảnh của Pháp (Dhamma), là
một đầu đề về thiên nhiên (Dhamma jàti). Chữ Pali dhamma
jàti được dịch ra là thiên nhiên (hay bản thể) (nature )có
thể còn chưa đúng hẳn, nhưng nghĩa cũng đã khá gần. Xin
hãy xem đó như có nghĩa là cái gì tự nó hiện hữu ở bên
trong nó, tự nó sanh ra nó, và có những qui luật của riêng
nó. Cái nghĩa thiên nhiên đó chẳng hề chống đối với con
người, khác với sự suy tư của người Tây phương thường
nghĩ, mà trái lại nó bao gồm con người, và tất cả những
kinh nghiệm của con người, vào bên trong nó. Vậy, chúng ta
cần phải hiểu bí ẩn của đời sống, thì mới có thể
hiểu được Pháp.
Pháp:
Bốn phương diện.
Pháp
của đời sống có bốn nghĩa:
1.-
thiên nhiên,
2.-
qui luật của thiên nhiên,
3.-
bổn phận cần phải làm, chiếu theo qui luật đó của thiên
nhiên,
4.-
các thành quả hoặc lợi lạc do sự thi hành bổn phận đó
mang lại.
Xin
hãy luôn luôn ghi nhớ bốn nghĩa có liên hệ hỗ tương với
nhau đó.
Các
bạn hãy cứu xét đến Sư Thật ở bên trong bạn, nơi thân
tâm nầy mà bạn thường tưởng như là chính bạn. Bên trong
mỗi chúng ta có nhiều thiên nhiên kết hợp nhau thành ra tấm
thân, trở nên một chúng sanh. Kế đó, có những qui luật
thiên nhiên đang kiểm soắt các thiên nhiên đó. Rồi lại
có bổn phận liên quan đến các qui luật thiên nhiên cần
phải được các thiên nhiên đó thi hành đứng đắn cho chính
các thiên nhiên ấy. Và sau cùng là các kết quả của việc
thi hành bổn phận đó. Nếu bổn phận được thi hành đúng
đắn, thì kết quả sẽ là an lạc, tĩnh lặng và thoải mái.
Tuy nhiên, nếu bổn phận được thi hành chẳng đúng đắn,
thì kết quả sẽ là khổ sở (dukkha), bất toại nguyện, thống
khổ, đau đớn, bất mãn. Ngay cả ở giai đoạn sơ khởi,
xin các bạn hãy quán sát thật kỹ lưỡng và thấy thật rõ
ràng nơi mỗi chúng ta đều có đủ bốn phương diện của
Pháp (Dhamma) hay thiên nhiên.
Khi
chúng ta đã cứu xét kỹ bốn nghĩa đó của thiên nhiên, chúng
ta sẽ thấy ra đời sống chỉ được tạo thành bởi bốn
phương diện đó của thiên nhiên. Tuy vậy, giờ đây chúng
ta còn phải hiểu rõ bốn phương diện ấy cho thật đúng
đắn và đầy đủ. Chúng ta còn chưa đi sâu vào bí ẩn của
cái mà ta gọi là đời sống. Chúng ta còn chưa nắm vững
được bí ẩn của Pháp (Dhamma), do vậy mà chúng ta chưa đủ
khả năng để thực tập theo một đường lối mà ta có thể
thâu hoạch được lợi lạc trọn vẹn từ nơi đời sống.
Chúng ta hãy dùng nhiều thời giờ hơn nữa để nghiên cứu
thêm về các danh từ "Pháp" (Dhamma) và "Bí ẩn của đời sống"
hầu có thể rút tiả được lợi lạc nơi chúng.
Phát
triển đời sống vượt khỏi sự khổ (Dukkha).
Chúng
ta cũng cần xét kỹ đến từ ngữ "phát triển đời sống".
Chúng ta vẫn chưa biết được bí ẩn của sự việc nầy.
Khi nói phát triển đời sống, chúng ta chưa có một sự hiểu
biết rõ ràng về cái điều chúng ta đang muốn nói đến và
còn mờ mịt về tầm mức mà đời sống có thể phát triển
được. Chúng ta chưa nhận thức được các lợi lạc tối
cao mà nhơn loại có thể vươn lên tới, và vì thế mà chúng
ta còn chưa có đủ sự quan tâm cần thiết đến các bí ẩn
của đời sống khả dĩ giúp ta đạt đến các mức cao nhứt.
Bạn cần nên hiểu rõ đời sống có thể phát triển xa đến
tận đâu, tới các cao độ nào, và phải quan tâm đặc biệt
về sự phát triển đó.
Ngay
tại giai đoạn sơ khởi, chúng ta chỉ cần nắm vững nguyên
tắc căn bản nầy: "phát triển đời sống" có nghĩa là "khiến
cho đời sống tiến triển đến một giai tầng cao nhứt",
tức là, vượt qua khỏi tất cả mọi vấn đề (khó khăn)
và sự khổ sở (dukkha), vượt khỏi các ý nghĩa chính yếu
và tế nhị mà hai chữ ‘vấn đề" và ‘khổ sở" có thể
có được. Với những ai, từ trước đến giờ, còn chưa
được nghe đến chữ dukkha, khổ sở, chúng tôi xin cố dịch
gượng là "đau khổ, bất toại nguyện, tranh chấp, xao động
-- tất cả những gì làm xáo trộn đời sống". Khổ sở (dukkha)
là những gì mà chúng ta luôn luôn chạy trốn để khỏi gặp.
Nó là điều gì đang khuấy động sự tĩnh lặng và thoải
mái của đời sống. Nó cũng là bất cứ điều gì cản trở
sự toàn thiện của tâm linh. Khi được phát triển vượt
khỏi mọi khổ sở (dukkha), đời sống sẽ đạt đến giai
tầng cao nhứt có thể có được.
Vài
người còn chưa hiểu biết về các vấn đề (khó khăn) của
chính họ. Họ chẳng hiểu được thế nào là khổ sở (dukkha),
theo nghĩa tổng quát, hoặc chỉ liên quan đến đời sống
riêng của họ. Họ nhìn vào chính họ và thốt lên: "Ồ! Tôi
chẳng có vấn đề (khó khăn) nào cả, mọi việc đều yên
ổn cả." Họ chịu coi mọi nổi khó khăn và lo lắng của
họ như thông thường cả. Chúng ta có giống như vậy không?
Ta cần phải có một cái nhìn đứng đắn, nhìn thật kỹ
càng trong chi tiết vào đời sống của ta để xem thật ra
chúng có điều gì đáng để gọi là một "vấn đề (khó
khăn)" chăng. Có khổ sở (dukkha) chăng? Có điều gì chẳng
được như ý chăng, hoặc đang làm cho đời ta bị xáo trộn?
Những câu hỏi như thế rất cần thiết khi các bạn đến
viếng Suan Mokkh nầy. Nếu bạn còn chưa nhìn thẳng vào bên
trong bạn, nếu bạn còn chưa lưu ý đến vấn đề (khó khăn)
nào, nếu bạn cảm thấy chẳng có khổ sở (dukkha) nào cả,
thì bạn còn chưa biết đúng bạn đang làm gì ở đây hoặc
bạn chưa rõ được lý do tại sao phải học tập về Pháp
(Dhamma). Xin tha thiết mời bạn hãy nhìn cho rõ, cho kỹ về
các sự vật đó được gọi là ‘khổ sở" (dukkha), là "vấn
đề (khó khăn)", trước khi bạn tiếp tục tiến xa hơn nữa.
Khi
nói phát triển đời sống, ta có thể phân biệt bốn phương
diện. Phương diện thứ nhứt là ngăn chặn chẳng cho các
sự vật gây nguy hiểm đến đời sống, được khởi sanh.
Thứ hai là gạt bỏ và phá hủy các sự vật nguy hại đã
sanh ra. Thứ ba là tạo dựng các sự vật hữu dụng và có
ích lợi cho đời sống. Thứ tư là duy trì và tăng trưởng
các sự vật ích lợi đó. Tính chung lại, ta có bốn phương
diện phát triển đời sống: ngăn chặn các nguy cơ mới, diệt
trừ các nguy cơ cũ, tạo thêm các sự vật đáng mong muốn,
giữ gìn và gia tăng các sự vật hữu ích. Bốn điểm đó
lập thành điều mà chúng ta gọi là "phát triển đời sống".
Phát triển đời sống là bổn phận của chúng ta, chúng ta
phải nên nhận định rõ đó là bổn phận của chúng ta, nếu
muốn cho sự phát triển được thực hiện.
Để
làm tròn bổn phận nói trên, chúng ta cần phải có sẵn trong
tay bốn dụng cụ quan trọng, gọi là bốn Pháp khí. Bốn khí
cụ về Pháp (Dhamma) đó là: (1) Sati, Giác niệm, tức là sự
tỉnh thức, chánh niệm; (2) Sampajanna, Trí phân biện, quán
thông, tức là sự thông hiểu thấu suốt; (3) Panna, Bát nhã,
tức là trí huệ; (4) Samàdhi, Định lực, tức là tâm ý tập
trung lại. Có sẵn đủ bốn Pháp khí đó sẽ giúp ta phát
triển được đời sống.
Sự
thực tập Vipassanà, Quán chiếu Minh sát, tức là sự phát
triển tâm linh, nhắm vào việc vun bồi và huấn luyện tâm
thức, khiến cho bốn Pháp khí đó được sung mãn hầu giúp
ta phát triển đời sống. Ta nên quan tâm nhiều đến việc
tu tập phát triển tâm linh về bốn Pháp khí ấy.
Thứ
giác niệm về hơi thở (Ànàpànasati) mà ta cần đến.
Có
rất nhiều đường lối, hệ thống, để đào luyện tâm linh,
thường cùng được gọi là Vipassanà, Quán chiếu Minh sát.
Có rất nhiều hệ thống và kỹ thuật khác nhau được dùng
để phát triển tâm linh. Nhưng trong số tất cả các kỹ thuật
mà chúng được biết đến, kỹ thuật tốt nhứt được gọi
là Ànàpànasati bhàvanà, Quán tưởng Giác niệm về Hơi thở,
sự tập luyên chánh niệm về hơi thở ra, hơi thở vào. Đấy
là sự thực tập mà chúng ta sẽ bàn luận thật chi tiết
trong các bài thuyết giảng nầy.
Ý
nghĩa đứng đắn và đầy đủ của phép Quán tưởng Giác
niệm về Hơi thở (Ànàpànasati bhàvanà) là nắm lấy một
sự thật, hay là thực tế về bản thể thiên nhiên, để
quán sát, suy tầm và soi chiếu nó trong nội tâm cùng với
mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra. Như thế, giác niệm
về hơi thở giúp ta suy nghiệm về bất cứ sự thật thiên
nhiên quan trọng nào trong lúc ta đang thở vào và thở ra.
Việc
nghiên cứu như thế rất là quan trọng và có một giá trị
thật to tát. Nếu ta mong muốn biết rõ một sự thật về
điều gì, ta phải nắm lấy sự thật của điều đó để
suy nghiệm, quán sát, phân tách và nghiên cứu với nhiệt tâm
mỗi khi ta đang thở vào và thở ra. Xin cho phép tôi nhắc lại,
đối tượng (của việc quán sát) phải được tác động
đến một cách thật liên tục, bền bỉ trong nội tâm. Ngay
đây, "liên tục" có nghĩa là "với mọi hơi thở vào và mọi
hơi thở ra". Khi thở vào, biết rõ đối tượng đó. Khi thở
ra, biết rõ đối tượng đó. Khi thở vào, hiểu rõ đối
tượng đó. Khi thở ra, hiểu rõ đối tượng đó. Điều nầy
thật hết sức cần thiết và cũng hữu ích vô cùng, để
phát triển đầy đủ mọi kiến thức mà ta cần phải hiểu
rõ. Việc nghiên cứu như thế sẽ mang đến một sự chuyển
hoá nơi tâm trí, tức là vào ngay bên trong của đời sống.
Thật
ra, ý nghĩa của Giác niệm về Hơi thở (Anàpànasati) rất
rộng rãi và tổng quát. Giác niệm đó có nghĩa là "chánh
niệm chiếu soi vào bất cứ điều gì ngay trong lúc thở vào
thở ra". Bạn hãy tưởng tượng rằng, trong khi thở vào thở
ra, bạn đang nghĩ đến gia đình của bạn nơi hải ngoại,
đến mẹ của bạn, đến vợ, chồng, con cái. Điều ấy cũng
gọi là Giác niệm về hơi thở (Ànàpànasati). Nhưng đó chẳng
phải là điều mà chúng ta cần làm ở đây. Điều mà chúng
tôi đòi hỏi ở bạn là phải niệm đến Pháp (Dhamma), tức
là, những sự thật thiên nhiên có thể giải thoát tâm trí
ra khỏi sự đau đớn của khổ sở (dukkha). Bạn hãy nắm
bắt các sự thật đó để tác động đến tâm trí, tác động
một cách hữu hiệu và đầy đủ để có thể vứt bỏ được
mọi "vấn đề (khó khăn)", và loại trừ sự khổ sở (dukkha).
Nói cách khác, bạn hãy thâu nhận bốn Pháp khí (dụng cụ
tinh thần) mà chúng tôi vừa nói qua. Đấy mới thật là Giác
niệm về Hơi thở (Ànàpànasati) hữu dụng bực nhứt.
Bốn
điều mà chúng ta cần suy nghiệm.
Giờ
đây, đến lượt câu hỏi: "Các điều nào thích nghi, đứng
đắn và cần thiết để được nắm lấy như các đối tượng
của sự suy nghiệm mỗi khi ta thở vào, thở ra?" Câu trả
lời là: các bí ẩn của thân (kàya), các bí ẩn của cảm
thọ (vedanà), các bí ẩn của tâm (citta) và các bí ẩn của
Pháp (Dhamma). Các bí ẩn của bốn điều đó: thân, thọ, tâm,
pháp, là những gì mà ta cần đem vào trong tâm trí để nghiên
cứu tại đấy.
Bốn
điều đó khá quan trọng, tưởng bạn nên ghi nhớ đến tên
của chúng bằng danh từ Pali. Để tiện thấu hiểu rõ ràng
và tham chiếu dễ dàng sau nầy, bạn nên nhớ bốn danh từ
Pali nầy: kàya, vedanà, citta, dhamma. Chớ nên quên đó là bốn
đề tài vô cùng quan trọng. Ta nên xử dụng đến chúng nhiều
hơn bất cứ đối tượng nào để huấn luyện và phát triển
tâm trí, bởi vì bốn điều đó đã có sẵn nơi chúng ta,
và là căn nguyên của biết bao nhiêu "vấn đề (khó khăn)"
trong đời ta. Bởi vì chúng ta còn chưa hiểu rõ được chúng,
và bởi vì chúng ta chẳng đủ khả năng để điều chỉnh
chúng, nên chúng mới trở thành những sự việc đưa ta đến
đau khổ. Vì lẽ đó, thật là quan trọng tuyệt đối để
phân biệt rõ ràng bốn điều đó: thân, cảm giác, tâm và
các pháp(= sự vật).
Giai
đoạn I: Thân thể và thân hơi.
Giờ
đây, ta hãy cứu xét bốn điều trên đây riêng rẻ nhau ra,
bắt đầu với Kàya, Thân. Chữ Pali kàya có nghĩa là "nhóm"
và có thể được áp dụng vào bất cứ nhóm, mớ, hay tập
hợp nào gồm nhiều sự vật. Trong trường hợp nầy, chữ
kàya có nghĩa đặc biệt là một nhóm sự vật được kết
hợp với nhau thành nột tấm thân vật chất, thân thể. Tiếng
Anh body, thân, cũng có nghĩa là một nhóm. Vậy ta nên thận
trọng về ý nghĩa mà chữ thân, chữ nhóm, có thể gợi lên.
Bạn
nên nhìn kỹ vào chính bạn để thấy rõ các thân đó được
lập thành như thế nào. Có những cơ quan nào ở đó và có
cả thảy được bao nhiêu? Thuộc loại yếu tố nào? Bộ phận
nào của cơ quan, thành phần nào đã kết hợp với nhau trong
thân thể nầy? Sâu xa hơn nữa, có một thành phần rất quan
trọng đã nuôi dưỡng các phần còn lại của thân thể nầy,
đó là hơi thở. Hơi thở cũng được gọi là kàya, tức là
thân, thân hơi, ở ngay trong toàn thể các yếu tố khác. Ta
sẽ nghiên cứu tấm thân thể xương thịt đó đã an lập
như thế nào và mối tương quan giữa thân thể với hơi thở.
Cái
thân hơi rất quan trọng, bởi vì ta thấy rằng nó đã duy
trì và kéo dài đời sống nơi các phần còn lại của thân.
Tấm thân tổng quát, tức là tấm thân thể xương thịt nầy,
thuộc về những sự vật mà ta chẳng thể trực tiếp điều
chỉnh được. Sự chỉnh đốn đó nằm ngoài khả năng của
ta. Tuy nhiên, có một đường lối để kiểm soát thân thể
đó, làm chủ được nó, một cách gián tiếp, nhờ xử dụng
đến hơi thở. Nếu ta tác động bằng cách nào đó đến
một thân nầy (thân hơi), thì sẽ có một ảnh hưởng nào
đó đến với một thân kia (thân thể). Vì lẽ đó ta mới
dùng hơi thở làm một dụng cụ để huấn luyện. Hễ canh
chừng hơi thở đến một mức độ nào thì ta có thể điều
chỉnh tấm thân thể xác nầy được đến mức độ đó.
Điểm nầy sẽ được bạn nhận thấy thật rõ ràng, khi bạn
đã thực tập đến một giai đoạn đặc biệt của Giác niệm
về Hơi thở (Ànàpànasati).
Trong
các bước của giai đoạn I, những bước đầu có liên quan
đến thân (kàya), ta nghiên cứu hơi thở theo một cách đặc
biệt. Ta ghi nhận mỗi loại hơi thở đến và đi, và hình
thức của mỗi hơi thở ra sao. Hơi thở dài, hơi thở ngắn,
hơi thở an tịnh, hơi thở ồn ào, hơi thở mau, hơi thở chậm:
ta phải ghi nhận và biết rõ về chúng. Với tất cả các
loại hơi thở khởi lên, ta phải biết rõ bản thể của mỗi
thứ, đặc tánh và công năng của chúng.
Hãy
quan sát kỹ các loại hơi thở đã có ảnh hưởng nào đến
tâm thân thể chất nầy. Hơi thở ảnh hưởng to tát đến
phần còn lại của tâm thân thể chất, và ảnh hưởng đó
cần phải được thấy ra cho thật rõ ràng. Quán sát cả hai
mặt của mối tương quan ấy cho đến khi nào thấy được
chúng liên hệ hỗ tương với nhau và chẳng thể tách rời
nhau ra. Thấy rõ rằng cái thân hơi nầy gây ảnh hưởng và
"pha chế" (chuyển biến) được cái thân thể kia. Đấy là
bước thứ nhứt. Hãy đặc biệt nghiên cứu hơi thở. Hãy
biết rõ các đặc tánh của tất cả các loại hơi thở. Rồi
thấu hiểu rằng hơi thở liên quan mật thiết với tấm thân
thể chất nữa. Nhờ đường lối nầy, ta có thể điều chỉnh
thân thể được bằng cách điều chỉnh hơi thở.
Ý
nghĩa của các bước đầu trong việc thực tập nầy là hiểu
biết được các bí ẩn của kàya, của thân. Ta biết rằng
thân hơi, tức là sự hô hấp bằng hơi thở, là một tác
viên gây ảnh hưởng đến tấm thân thể chất. Điều bí
ẩn quan trọng nầy có thể được dùng để mở khoá các
bí ẩn khác trong cơ thể ta, thí dụ như sự kiện dùng hơi
thở để làm chủ được thân thể. Chẳng ai ngồi đó mà
có thể thư giãn trực tiếp được tấm thân thể chất nầy,
nhưng ta đã khám phá ra được rằng, ta có thể làm thư giãn
tấm thân thể chất nầy bằng cách làm cho hơi thở trở nên
êm dịu. Nếu hơi thở êm dịu thì thân thể cũng êm dịu
theo. Đó là cách ta dùng để kiểm soát gián tiếp tấm thân
nầy. Về sau. ta còn biết được thêm, nỗi mừng và niềm
vui với tất cả các lợi lạc có giá trị khác cùng đi theo
với sự lắng dịu hơi thở và sự an tịnh thân tâm.
Giai
đoạn II: Cảm thọ là chủ nhơn của ta
Sau
khi đã hiểu biết rõ các bí ẩn của Kàya, Thân, ta quay sang
các bí ẩn về Vedanà, Cảm thọ. Các cảm thọ (Vedanà) có
một năng lực rất mãnh liệt để ảnh hưởng đến con người
và các sanh vật khác. Lời tôi nói có thể làm bạn ngạc
nhiên, nhưng toàn thể thế gian, người thú, và các loại sanh
vật khác, đều tùy thuộc vào các cảm thọ (vedanà). Họ
đều sống dưới sự ngự trị của các cảm thọ. Điều
nầy có vẻ buồn cười và khó tin, nhưng xin bạn hãy quán
sát kỹ lấy mà xem. Đây là một sự kiện thực tế: chúng
ta, và cả muôn loài, đều bị bó buộc phải hành động theo
lịnh của các cảm thọ. Khi có lạc thọ (sukha vedanà) (cảm
giác sướng), chúng ta cố tìm cách có thêm lạc thọ nữa.
Các lạc thọ thường đẩy tâm trí theo một hướng nào đó
và gây ảnh hưởng đến một loại hành động nào đó. Khổ
thọ (dukkha vedanà) (cảm giác đau khổ, chẳng vừa ý) ảnh
hưởng đến tâm trí và đời sống của ta, theo một chiều
hướng ngược lại, nhưng vẫn dẫn dắt ta đến các phản
ứng quen thuộc. Tâm trí phấn đấu chống lại chúng và khiến
chúng trở thành các "vấn đề (khó khăn)" để đưa đến
sự khổ sở (dukkha). Các cảm thọ có ảnh hưởng rất lớn
mạnh đối với các hành động của chúng ta. Toàn thể thế
giới đặt dưới quyền chỉ huy của các cảm thọ, mặc dầu
cũng có những yếu tố khác xen vào. Thí dụ, như sự khát
ái (tanha) (ham muốn quá mức) có thể kiểm soát tâm trí, nhưng
chính sự khát ái cũng chịu ảnh hưởng của các cảm thọ.
Vì thế, đã biết rõ các cảm thọ có ảnh hưởng mãnh liệt
đến tâm trí, ta cần phải nên thấu hiểu các bí ẩn của
chúng.
Tôi
sắp nói đến một điều mà có lẽ bạn sẽ bật cười,
nếu bạn muốn. "Nếu ta làm chủ nổi các cảm thọ (vedanà),
ta sẽ nắm lấy được chủ quyền trên toàn thế giới." Ta
sẽ đủ sức để kiểm soát toàn thế giới khi ta có thể
kiểm soát được các cảm thọ như chúng ta thường đòi hỏi.
Rồi ta sẽ canh chừng cả thế giới nầy như hiện nó đang
ở vào tình trạng cần được kiểm soát thật cấp bách.
Nay, vì có chẳng ai lưu tâm đến việc chế ngự các cảm
thọ, cho nên thế giới mới vượt ra ngoài sự kiểm soát
đứng đắn. Bạn còn chưa thấy các cuộc khủng hoảng, các
vấn nạn khởi lên luôn luôn ư? Chiến tranh, nạn đói, tham
nhũng, ô nhiễm môi trường, các sự việc nầy đều là những
hành vi bắt nguồn từ sự thất bại trong việc kiểm soát
các cảm thọ của chúng ta ngay tự buổi đầu. Nếu ta kiểm
soát được các cảm thọ, ta sẽ kiểm soát được toàn thể
thế giới. Đấy là điều mà bạn cần phải nên cứu xét
đến.
Nếu
ta biết nói đúng theo các lời của Đức Phật, ta sẽ nói
rằng nguyên nhân của tất cả mọi việc trên thế giới đều
đặt tâm điểm nơi các cảm thọ. Hằng hà sa số hành vi
đã xảy ra trên thế giới cũng bởi vì các cảm thọ đã
thúc đẩy chúng ta đi đến sự ham muốn, và rồi lại hành
động theo đúng các sự ham muốn đó. Ngay cả các sự tin
tưởng như đầu thai, tái sanh đều chịu ảnh hưởng của
các cảm thọ. Nếu ta đã tin tưởng, ta sẽ ngao du khắp cõi
Luân hồi, theo vòng lẩn quẩn của sanh và tử, của thiên
đường và điạ ngục. Mọi việc đều bắt nguồn từ các
cảm thọ. Kiểm soát được cảm thọ là kiểm soát được
nguồn gốc, căn nguyên, sanh quán của muôn việc. Đó cho thấy
sự cần thiết phải thông hiểu các cảm thọ một cách đứng
đắn và tổng hợp. Và nhờ đó mà ta sẽ có khả năng kiểm
soát nổi các cảm thọ để rồi các bí ẩn của chúng chẳng
thể nào lừa gạt được ta phải có các hành động điên
rồ nữa trong tương lai.
Có
ba điểm chánh cần nhận thức về các cảm thọ (vedanà).
Thứ nhứt, thông hiểu chính các cảm thọ, sự vật nào đã
làm khởi sanh các cảm thọ nơi tâm, và làm tâm bị giao động.
Thứ hai, hiểu rõ bằng cách nào các cảm thọ đã ảnh hưởng
đến tâm (citta). Cảm thọ đã khơi dậy các tư tưởng, ký
ức, lời nói và hành động. Phải nên biết rõ các chuyển
biến đó của tâm. Thứ ba, khám phá ra rằng ta có thể kiểm
soát tâm tư bằng cách kiểm soát các cảm thọ, cũng giống
như cách tấm thân thể chất nầy chịu ảnh hưởng của việc
điều hoà hơi thở vậy. Rồi ta mới có đủ khả năng làm
chủ tâm ta, bằng cách làm chủ được, một cách đúng đắn,
các cảm thọ đang gây ảnh hưởng đến tâm tư. Bí ẩn của
các cảm thọ chính là ba điểm chánh yếu nầy:
1.-
Hiểu rõ chính các cảm thọ.
2.-
Biết các điều gây ảnh hưởng đến các cảm thọ.
3.-
Rồi, phải biết cách kiểm soát các điều đã gây ảnh hưởng
đến các cảm thọ; cách nầy cũng giống như cách kiểm soát
chính các cảm thọ.
Vì
hai giai đoạn I và II vừa qua của sự thực tập đều tuân
theo một nguyên tắc chung, nên sự so sánh giữa đôi bên sẽ
có ích lợi thêm. Trong giai đoạn I, liên quan đến thân, ta
thấy được sự việc gì đã gây ảnh hưởng đến cho tấm
thân thể chất, và ta nghiên cứu sự việc đó rất kỹ lưởng
từng chi tiết. Ta thấy rõ sự việc ấy đã gây ảnh hưởng
đến
thân thể; và do điều chỉnh sự việc ấy mà ta có thể kiểm
soát được tấm thân thể chất nầy. Đó là đường lối
ấy (điều hoà hơi thở) mà ta noi theo để khiến cho thân
thể được tĩnh lặng và an hoà. Đối với tâm tư, sự việc
gây ảnh hưởng đến các tâm trạng chính là các cảm thọ.
Do kiểm soát được các cảm thọ để khiến chúng, chẳng
khuấy động được đến các tâm trạng, mà trái lại, gây
ảnh hưởng tốt đến tâm tư, ta mới có thể khiến cho tâm
trí ta trở nên an tịnh. Thế nên, giai đoạn I liên quan đến
Kàya, đến thân thể, và giai đoạn II liên quan đến Vedanà,
đến cảm thọ, cả hai đều cùng tuân theo chung một nguyên
tắc và song hành với nhau trong phương pháp thực tập.
Giai
đoạn III: cái tâm tế nhị.
Trước
tiên, ta thực tập để biết các bí ẩn của Thân (Kàya).
Kế đó, ta thực tập để biết các bí ẩn của Cảm thọ
(Vedanà). Sau khi đã thực tập hai giai đoạn I và II xong, ta
sẽ thực tập để biết rõ các bí ẩn của Tâm (Citta). Tâm
tư là vị giám đốc và bực lãnh tụ của đời sống. Tâm
tư hướng dẫn, còn thân thể chỉ giản dị là một dụng
cụ đang bị hướng dẫn. Nếu muốn đời sống được hướng
dẫn theo con đường đúng đắn, ta cần phải thông hiểu rõ
ràng và chính xác về tâm (citta) cho đến mức mà ta có đủ
khả năng để kiểm soát được tâm. Điều nầy đòi hỏi
một sự nghiên cứu đặc biệt, bởi vì các sự việc mà
ta gọi là tâm trí đó rất là tế nhị, phức tạp, và sâu
xa. Ta đâu có thể nhìn tâm bằng mắt thịt, ta cần có một
cái gì đặc biệt để "thấy" được tâm. Với giác niệm
được huấn luyện tốt, việc nghiên cứu đặc biệt về
tâm có thể thực hiện được, nhưng đòi hỏi nơi ta một
sự cố gắng vượt bực. Xin bạn chớ vội ngã lòng mà bỏ
dở. Mọi người trong chúng ta, ai cũng đủ khả năng để
học hỏi, nghiên cứu về tâm, hầu thông hiểu các bí ẩn
của nó.
Chẳng
thể nào biết trực tiếp được tâm (citta). Ta chẳng thể
sờ, chẳng thể xúc chạm trực tiếp đến nó. Tuy nhiên, cũng
có thể biết được tâm, qua các tư tưởng. Nếu ta biết
được các tư tưởng là như thế nào, ta cũng sẽ biết được
tâm là như thế nào. Trên điạ hạt vật chất, để tiện
so sánh, ta chẳng thể nào biết trực tiếp thế nào là điện
khí, ta chỉ biết điện khí qua các đặc tánh của nó như
dòng điện, điện thế, điện lực, v.v. Về tâm, thì cũng
như vậy. Ta chẳng thể thể nghiệm trực tiếp về tâm, nhưng
ta có thể thể nghiệm về các đặc tánh của tâm, các loại
tư tưởng khác nhau. Mỗi ngày, có bao nhiêu loại tư tưởng
khởi lên, có bao nhiêu trình độ tư tưởng diễn ra? Bạn
hãy quan sát các loại tư tưởng đó. Đó là cách mà ta tìm
hiểu trước nhứt về tâm.
Ta
khởi đầu nghiên cứu về tâm bằng cách quan sát các loại
tư tưởng đang diễn ra trong tâm. Tư tưởng đứng đắn của
tâm diễn ra sao, còn các tư tưởng chẳng thích đáng hiện
ra cách nào? Các tư tưởng đó có bị cấu nhiễm hay chẳng
bị cấu nhiễm? Tâm đang nghĩ theo chiều hướng đứng đắn
hay bất chánh, thiện lành hay dữ ác? Hãy quán sát cho đến
khi nào tìm biết được rõ tâm qua các loại tư tưởng mà
tâm có thể tư duy được. Thế thôi! Bạn chỉ biết sự thật
đó đến chừng ấy, rằng bản thể (dhamma jàti) của tâm
(citta) là như thế. Đến giai đoạn nầy, nhờ sự tập luyện
về thân, kàya, và về cảm thọ, vedanà, (gây ảnh hưởng
đến tâm), ta đủ khả năng để hướng tâm theo điều ta
mong muốn. Ta có thể khiến tâm suy tư theo nhiều cách, hoặc
dừng yên lại. Ta có thể khiến tâm trở nên mãn nguyện,
hoặc bất mãn nữa, nếu ta muốn. Tâm có thể thể nghiệm
các giai tầng của nỗi mừng và niềm vui. Tâm có thể an trụ,
lắng yên, và định tĩnh theo nhiều cách và nhiều trình độ.
Cuối cùng, tâm có thể được giải thoát. Ta khiến cho tâm
buông bỏ những sự việc mà tâm đã mến yêu, oán ghét và
bấu níu vào. Tâm được giải thoát khỏi tất cả các sự
việc đó. Đấy là bài học về các bí ẩn của tâm mà ta
cần phải thực tập trong giai đoạn III nầy của việc Quán
tưởng Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati bhàvanà).
Bạn
hãy học biết rõ tất cả các trạng thái của tâm. Bạn nên
có đủ khả năng để làm cho tâm trở nên thỏa thích và
bằng lòng. Rồi bạn hãy buộc tâm dừng lại và trụ yên
đó. Sau hết, bạn hãy thúc dục tâm buông bỏ hết mọi sự
ràng buộc, tríu mến. Hãy ép buộc tâm phải buông bỏ. Tâm
buông bỏ các sự việc đã ràng buộc tâm, và các sự việc
đã ràng buộc cũng buông bỏ tâm ra. Đó là những gì cần
phải làm để trở nên thiện xảo, lão luyện về đề tài
tâm, nơi bài học thứ ba của Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati).
Giai
đoạn IV: Thành tựu Pháp tối cao (dhamma).
Sau
khi đã học các bí ẩn của thân, cảm thọ, và tâm, ta đến
giai đoạn thứ tư bàn về Pháp (Dhamma). Như đã có nói trước
đây, Pháp, Dhamma, là Thiên nhiên trong mọi ý nghĩa của chữ
nầy. Giờ đây, ta nắm lấy sự thật về tất cả các sự
vật đó, cái Chơn Lý Tối hậu của tất cả mọi thiên nhiên,
mọi bản thể, để nghiên cứu. Đây là điều mà ta thường
gọi là "học Pháp". Học nghiên cứu cả sự thật lẫn sự
kiện nào là cái bí ẩn tối cao của thiên nhiên. Với sự
thông hiểu đó, ta có thể nhìn đời sống theo một chiều
hướng tốt nhứt. Ta phải nên học tập về bí ẩn của sự
thật đang kiểm soát đời sống, sự thật về vô thường,
khổ, vô ngã, không và như thị (aniccam, dukkham, anattà, sunnatà,
tathatà).
Vô
thường (Aniccam): biết tất cả pháp hữu vi (= sự vật bị
điều kiện hoá) đều chẳng thường hằng, và thăng trầm
luân lưu.
Khổ
(Dukkham): biết tất cả pháp hữu vi, nơi tự thân chúng, chẳng
có đủ khả năng đáp ứng được nguyện vọng của chúng
ta.
Vô
ngã (Anattà): biết tất cả muôn pháp chẳng có tự ngã, chẳng
có linh hồn.
Không
(Sunnatà): biết tất cả đều rỗng vắng, chẳng có tự thể,
chẳng có cái "Ta", hoặc chẳng có cái gì là "của Ta".
Như
thị (Tathatà): biết đúng như thế, biết muôn pháp là như
thế đó.
Chung
nhau lại. Các đặc tánh đó hợp thành Chơn Lý Tối hậu.
Ta phải quán sát các sự việc đó mãi cho đến khi nào chúng
được hoàn toàn nhận thức, hầu tâm trí chẳng còn bao giờ
lạc mất hướng đi. Khi đã thông suốt chơn lý của mọi
thực tế rồi thì tâm trí chẳng còn lầm lẫn nữa và luôn
luôn biết theo đúng con đường chánh đạo.
Bạn
có thể thấy hơi buồn cười, nếu bảo rằng tất cả Chơn
lý -- vô thường, khổ, vô ngã, không, như thị -- đều qui
kết về như thị (tathatà)(= như thế đó). Có lẽ bạn cũng
thấy ngộ nghỉnh khi bảo rằng Chơn Lý Tối hậu của muôn
pháp trên hoàn vũ nầy đều rốt ráo quay về với sự "như
thế đó". (...) Toàn thể Chơn Lý gom gọn lại thành câu nói
hằng ngày, rất tầm thường nầy: "mọi sự việc là như
thế đó". Chẳng có gì được xem như: tốt hay xấu, đúng
hay sai, lời hay lỗ, chiến bại hay chiến thắng, phước báu
hay tội ác, tích cực hay tiêu cực, khi ta nhìn đến Pháp tối
cao nhứt. Pháp ấy lại ở ngay tại đây, nơi câu nói "giản
dị là như thế", bởi vì sự "như thế đó" nó cao hơn và
vươn lên khỏi mọi ý nghĩa về tích cực và tiêu cực, lạc
quan hay bi quan, vượt qua cả mọi luận cứ nhị nguyên. Đấy
là nét chấm phá sau cùng. Chơn lý cần phải biết đến ở
giai đoạn IV nầy chính là sự bí ẩn của thiên nhiên được
diễn đạt thành một câu nói hết sức giản dị: "muôn sự
vật đều như thế đó, chỉ giản dị là như thế đó".
Giai
đoạn đầu là thấy được Pháp đầy đủ. Giờ đây, ta
sẽ thấy tâm trí bắt đầu buông bỏ, bắt đầu nới lỏng
các sự bấu níu của nó. Các chỗ bấu níu đó sẽ tan biến
đi. Điều nầy sẽ được thể nghiệm khi bước vào thực
tập về các sự bấu níu. Một khi các sự bấu níu đã được
dẹp xong, bước chót là thể nghiệm được điều mà "tâm
trí
được giải thoát, mọi việc đều được giải thoát". Tuy
nhiên, văn kinh lại dùng đến từ ngữ "quẳng trả lại".
Đức Phật có nói rằng, đến lúc cuối cùng, ta sẽ quẳng
bỏ trả lại tất cả". Ý nghĩa của lời nói đó là, bấy
lâu nay, suốt đời, chúng ta đều là phường trộm cắp, vì
đã ăn cắp những sự vật của thiên nhiên, lấy đó làm
"của Ta", xem đó là "Ta". Chúng ta đã ngu khờ và vì thế mà
phải chịu đau khổ. Giờ đây, chúng ta trở nên khôn ngoan
hơn nên mới biết từ bỏ hết mọi sự vật. Chúng ta trả
chúng lại hết cho thiên nhiên, và kể từ nay chẳng bao giờ
lại đi trộm cắp nữa. Đến bước cuối cùng nầy, chúng
ta mới nhận thức được ra rằng, "Ồ! Đó là của thiên
nhiên, đâu phải của Ta." Và lúc ấy chúng ta mới có thể
quẳng trả lại hết về cho thiên nhiên.
Bước
cuối cùng được kết thúc ở chỗ đáng buồn cười nầy.
Nó chấm dứt với việc chúng ta hết còn là phường trộm
cắp nữa, với sự giải thoát khỏi bất cứ hậu quả và
ảnh hưởng nào của sự bấu níu, ràng buộc. Bước cuối
cùng của sự tập luyện phát triển Giác niệm về Hơi thở
(Ànàpànasati) chấm dứt tại đây. Học được bí ẩn của
Pháp là học được sự hiểu biết rằng chẳng có gì đáng
để chấp thủ và rồi cũng chẳng chấp thủ vào bất cứ
gì. Tất cả đều được giải thoát. Vấn đề nay đã vào
chung cuộc rồi và chấm dứt ở đây.
Nếu
chúng ta muốn lựa một tên để đặt, ta sẽ nói đó là sự
"giải phóng", sự "cứu rỗi". Dường như tất cả mọi tôn
giáo đồng có một mục đích và gọi đó bằng một tên chung.
Với chúng tôi, ý nghĩa của điều vừa được mô tả ở
trên -- chấm dứt sự bấu níu và quẳng trả lại tất cả
về cho thiên nhiên -- là sự thông hiểu của chúng tôi về
giải phóng. Có lẽ các tôn giáo khác cũng gán cho sự giải
phóng các ý nghĩa nào khác nữa, nào ai đã biết chắc? Trong
Phật giáo, giải phóng có nghĩa là giải thoát ra khỏi mọi
loại và mọi hình thức của sự bám chặt (chấp thủ) để
chúng ta có thể sống cuộc đời vượt lên trên thế gian
nầy. Mặc dầu thân thể chúng ta còn nương tựa vào thế
gian nầy, nhưng tâm trí chúng ta vượt thoát lên khỏi đó.
Như thế, tất cả "vấn đề (khó khăn)" của chúng đều biến
mất. Đấy là thể thức phát triển tiềm năng cao nhứt của
đời sống, bằng đường lối bốn giai đoạn của sự thực
tập. Còn nhiều chi tiết khác cần được cứu xét, nhưng
tôi xin dành lại vào các buổi pháp thoại sau nầy.
Hôm
nay, tôi chỉ đưa ra một đại cương tổng quát về những
gì cần làm khi thực tập. Với các dữ kiện bối cảnh đó,
việc thực tập sẽ được dễ dàng hơn ở mỗi bước, mỗi
giai đoạn. Giờ đây, tôi xin kết thúc buổi pháp thoại nầy.