Bài
6
Tối
thượng
Hôm
nay chúng ta sẽ bàn luận về bộ bốn thứ tư, (4th tetrad)
tức là bốn bước cuối cùng. Bộ bốn nầy đặc biệt nghiên
cứu và học tập về Pháp (Dhamma), tức là Chơn Lý. Các bạn
còn nhớ, bộ bốn thứ nhứt nghiên cứu về hơi thở và thân
thể. Bộ bốn thứ hai nghiên cứu về các cảm thọ là hậu
quả của việc điều hoà các thân hành, tức là hơi thở.
Tại đó, chúng ta chỉ nghiên cứu về các cảm thọ của tâm,
còn chưa xét đến chính cái tâm (citta). Chúng ta đã nghiên
cứu các tâm hành cho đến khi học tập được tất cả những
gì về sự chuyển biến cùng các điều kiện ảnh hưởng
đến tâm. Nhờ đó, ta có thể kiểm soát được các tâm hành
(citta sankhàra), tức là những điều kiện đã gây ảnh hưởng
đến các tâm trạng. Bộ bốn thứ ba nghiên cứu về tâm (citta),
và cách điều phục, kiểm soát nó. Chúng ta đã nghiên cứu,
học tập, phát triển, luyện tập và thực hành nhiều cách
để kiểm soát tâm. Giờ đây, tại bộ bốn thứ tư nầy,
một khi cái tâm đó đã được huấn luyện thuần thục và
đã được hàng phục rồi, chúng ta có thể dùng nó để nghiên
cứu về Pháp, Chánh Pháp (Dhamma), tức là Chơn Lý của Thiên
nhiên. Bạn hãy nhìn thấy rõ bốn bộ bốn đó đã liên quan
nhau mật thiết như thế nào: trước nhứt là thân hành (kàya
sankhàra), kế đó là tâm hành (citta sankhàra), rồi đến chính
cái tâm (citta), và sau chót là Pháp (Dhamma), những sự kiện
chơn lý (sacca dhamma) về Thiên nhiên (Dhamma jàti).
Cách
lập luận ở đây cũng giản dị thôi. Một khi tâm đã chịu
ở dưới quyền lực của chúng ta rồi, và ở trong vòng kiểm
soát của chúng ta, thì ta có đủ khả năng xử dụng tâm ấy
để làm việc được. Do nhờ thực tập bộ bốn thứ ba,
do nhờ khả năng tập trung tâm vào định lực, mà tâm đã
có được khá nhiều sự linh hoạt, sẵn sàng hành động (kammaniyo).
Tâm trở nên thích hợp và sẵn sàng để hoàn tất nhiệm
vụ của nó. Trong tiếng Pali, có một tĩnh từ chỉ rõ tình
trạng đó, là mudu có nghĩa là mềm dịu, nhu nhuyến. Trước
kia, tâm thô phù và cứng rắn, nay tâm trở nên nhu nhuyến,
và tế nhị. Tâm nay rất nhạy cảm và nhanh nhẹn, trong một
tình trạng sẵn sàng để được xử dụng. Vì lẽ đó, ta
dùng nó để thi hành công tác nơi bộ bốn thứ tư nầy, mà
nhiệm vụ đầu tiên chính là để quán tưởng về vô thường.
Đặc
tánh vô thường của giác niệm về hơi thở (Ànàpànasati)
.
Nguyên
tắc căn bản được dùng trong toàn bộ sự thực tập nầy
là xử dụng ngay những sự vật đã sẵn có ở bên trong chúng
ta, để dùng làm đối tượng khảo sát và thực tập. Ta chẳng
thích dùng đến các ngoại vật. Một khi ta đã hiểu rõ bên
trong rồi, thì ta có thể ngoại suy ra đến bên ngoài. Xin đừng
bao giờ quên nguyên tắc quan trọng nầy: ta cần nên cứu xét
rõ sự vật đang hiện hữu bên trong. Vậy thì, với bước
thực tập nầy, về quán tưởng vô thường (aniccànupassì),
ta sẽ quay lại với bước khởi đầu.
Trước
nhứt, ta quán sát hơi thở, chỉ hơi thở thôi, cho đến khi
nào ta thấy rõ ra được hơi thở ấy là vô thường. Ta quan
sát thấy hơi thở thay đổi và trở nên dài: nó vô thường.
Chiều dài cũng thay đổi, trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn.
Chiều ngắn cũng thế, cứ thay đổi luôn. Các tình trạng
và đặc tánh khác nhau của hơi thở đều vô thường. Ảnh
hưởng của hơi thở đến thân thể cũng vô thường. Kế
đến, ta quán sát cả hai thân -- thân thể chất và thân hơi
-- cũng đều vô thường. Rồi ta canh chừng để nhìn thấy
sự êm dịu của hơi thở, lại cũng vô thường, và điều
nầy rất ư là rõ rệt. Hơi thở biến đổi từ sự thô phù
chuyển sang sự êm dịu, nhưng ngay cả sự êm dịu nầy cũng
vô thường nữa. Nó liên tục cứ biến đổi mãi sang thành
các trạng thái khác. Bạn hãy quán tưởng mỗi lần một bước,
cho đến khi nào mỗi giai đoạn được nom thấy rõ ra là vô
thường.
Cuối
cùng, các cảm thọ Hỉ (nỗi mừng) và Lạc (niềm vui) khởi
lên. Hãy xem xét chúng cho kỹ, lần lượt từng cái một. Hãy
nhìn thấy ra vô thường trong mỗi khía cạnh của các cảm
thọ (vedanà) đó. Hãy quán tưởng đặc tánh vô thường trong
việc các cảm thọ nầy đã gây ảnh hưởng đến tâm. Sự
lắng dịu của các cảm thọ Hỉ, Lạc nầy cũng vô thường.
Tiếp
đến, ta quán sát chính cái tâm, nó cũng vô thường nốt.
Tâm hân hoan, tươi mát là vô thường, khi nó thay đổi thành
tâm an lạc và sảng khoái. Hãy quán tưởng sự vô thường
của vẻ hân hoan và sảng khoái, cùng các tình trạng và hương
vị khác nhau của chúng. Định tâm cũng vô thường, khi nó
ngã sang tình trạng mất định lực. Sự linh hoạt của định
lực (samàdhi) cũng gặp ngay sự vô thường phát khởi ở trong
nó. Ngay cả tâm giải thoát cũng vô thường, vì sự giải
thoát cho tâm chỉ tạm thời.
Hãy
nhận thức rõ rệt sự vô thường ngay ở mỗi một bước,
ngay ở mỗi một giao điểm, giai đoạn và phương diện của
sự thực tập nầy. Hãy khiến cho sự vô thường của mỗi
bước trở nên tuyệt đối rõ ràng, rất mực hiển nhiên
và hoàn toàn chắc chắn. Đây là cách ta nên quán tưởng như
thế nào về sự vô thường của các hiện tượng tâm linh
tạm bợ được gọi chung dưới danh từ là chư hành (sankhàra).
Tại bước thứ mười ba tiếp theo đây, chúng ta sẽ quán
tưởng về sự vô thường của các hành (sankhàra) đó.
Cùng
với vô thường, còn có các đặc tánh khác nữa.
Giờ
đây, bạn hãy quán sát để thấy rằng, trong việc nhận thức
về vô thường, còn có sự nhận thức nhiều đặc tánh khác
nữa. Khi sự vô thường (aniccam) được thực sự nhìn thấy,
thì đặc tánh nầy cũng là đặc tánh của sự khổ sở (dukkham)
nữa, tức là nó vừa xấu xí lại vừa làm ta chẳng chịu
nổi. Ta lại còn thấy cả đặc tánh vô ngã (anattà) ở trong
đó nữa, bởi vì các sự vật đó cứ thay đổi luôn, vô
thường, bất toại nguyện, và vượt ngoài vòng kiểm soát
của ta. Rồi ta lại sẽ thấy chúng đều khiếm khuyết một
tự ngã, đó là sunnatà, đặc tánh rỗng không. Ta sẽ thấy
chúng cứ là như thế, chỉ là như thế, giống là như thế
vậy thôi. Sự vô thường chỉ là như thế, chỉ giống như
thế, và do đó ta thấy được đặc tánh như thị (tathatà)
(= cứ như thế).
Xin
bạn hãy thông hiểu rõ ràng điều nầy: các chơn lý vừa
kể trên đều được nhận thức ra có liên hệ với nhau thật
chặt chẽ. Nhờ thấy được đặc tánh vô thường, ta thấy
được các đặc tánh khác như bất toại nguyện, vô ngã,
rỗng không, như thị, đồng thời ta cũng thấy ra được đặc
tánh điều kiện hoá (idappaccayatà, conditionality), tức là qui
luật nhân quả. Mỗi đặc tánh tiếp diễn theo ngay vào trong
đặc tánh kế sau. Một sự nhận thức đầy đủ về vô thường
cần phải bao gồm vào trong nó các đặc tánh bất toại nguyện,
vô ngã, rỗng không, như thị, qui luật của sự điều kiện
hoá. Khi tất cả các đặc tánh đó đồng thời được ta
nom rõ thật đầy đủ, thì đặc tánh vô thường đã được
ta thấy ra một cách sâu xa nhứt. Đó là cách mà ta cần phải
nhận thức rõ ràng như thế nào về đặc tánh vô thường
của chư hành (sankhàra, các hành).
Chúng
tôi đã giải thích về chư hành (sankhàra) và ta đã thực
tập về đề tài nầy rồi. (Xin xem lại hai tiểu mục: Giải
thoát tâm, và Bốn loại ràng buộc ở cuối bài pháp số 5).
Các loại nguyên nhân, điều kiện, và các thành tố cần được
"pha chế" vào hợp thể, phải được biết rõ mới xử dụng
đúng mức danh từ "chư hành" (sankhàra). Đặc tánh của các
tác viên tạo điều kiên gây thành ảnh hưởng (the conditioners)
là sự vô thường. Đặc tánh của các sự vật bị điều
kiện hoá (tức là gánh chịu ảnh hưởng của điều kiện)
(the conditioned) cũng là vô thường. Đặc tánh của cái tác
động, hay là tiến trình của sự điều khiện hoá (tức là
tác động của các điều kiện lên trên sự vật) (the conditioning)
lại cũng là vô thường. Nhìn thấy ra được cả ba khía cạnh
ấy thật rõ ràng như thế đó mới gọi là nhận thức được
đặc tánh vô thường một cách sâu xa và đầy đủ nhứt.
Nếu
giản dị chỉ nhìn thấy riêng một mình vô thường (aniccam)
mà chẳng nom thấy rõ được các đặc tánh khác đồng khởi
với nó, thì cũng chẳng có gì là lạ, là khác thường cả.
Nhận thức được vô thường (aniccam) đầy đủ cần phải
bao trùm cả các sự nhận thức về khổ sở (dukkham), vô ngã
(anattà), rỗng không (sunnatà), như thị (tathatà), và điều
kiện hoá (idappaccayatà, có nguyên nhân nguồn gốc là...). Nếu
chỉ thấy riêng vô thường (aniccam), trong một cái nhìn thiếu
sót, chẳng hàm chứa khổ sở (dukkham), và vô ngã (anattà)
vào bên trong thì cái nhìn đó chẳng sâu xa, chẳng đầy đủ,
để có thể giải quyết các vấn đề của chúng ta. Như thế,
trong khung cảnh bài nầy, chữ "nhận thức vô thường" phải
thật sâu rộng để trùm hết các sự nhận thức về khổ
sở (dukkham), vô ngã (anattà), rỗng không (sunnatà), như thị
(tathatà) và điều kiện hoá (idappaccayatà) nữa.
Có
một câu chuyện có lẽ sẽ đem đôi chút hứng thú đến các
bạn. Trong Kinh Tạng (Suttanta pitaka), hệ Pali, Đức Phật có
nhắc đến một vị đạo sư vào thời đó, tên là Araka, có
giảng dạy về vô thường, cũng nhiều như Đức Phật đã
giảng; nhưng ông ta dừng lại chẳng đi xa hơn và chẳng nói
gì về khổ sở (dukkham) và vô ngã (anattà). Điều thú vị
là vào thời Đức Phật, cũng có một nhà hiền triết Hy lạp
tên là Heraclitus. Đức Phật bảo rằng Araka đã giảng dạy,
tại một lãnh thổ xa xôi, về vô thường, xem đó như là
một dòng đang trôi chảy. Có lẽ Đức Phật muốn nói đến
Heraclitus, mà điểm chánh yếu trong lời giáo huấn của ông
là panta rhei (tiếng Hy lạp, nghĩa là "muôn sự vật đều trôi
chảy" hoặc "tất cả là dòng lưu chuyển"). Tuy nhiên, nhà
hiền triết nầy chỉ giảng về vô thường và chẳng nới
mở rộng thêm cái nhìn sâu sắc để bao trùm cả khổ sở
dukkham), vô ngã (anattà), không tánh (sunnatà), và như thị (tathatà).
Như thế, lời giáo huấn ấy còn chưa thành công. Nếu không,
thì đã có một vị Phật khác ra đời ở đấy, vào thời
buổi đó rồi. Kiến thức về vô thường được lan rộng
ở khắp nơi cả trong và ngoài nước Ấn độ. "Lãnh thổ
xa xôi" nói trong Kinh tạng, có lẽ là đã chỉ vào một nước
quốc gia ngoại bang nào đó, và tôi dựa vào điều nầy để
xem như Araka và Heraclitus là một người.
Vậy,
có nhiều triển vọng để Araka, người được Đức Phật
nói đến, chính là Heraclitus. Bạn nào có lưu tâm đến thì
có thể tra cứu thêm trong lịch sử triết học Hy lạp. Dầu
sao, điểm cốt yếu là nếu chỉ nhìn riêng về vô thường
thôi thì chưa đủ. Ta cần phải thấy rõ vô thường (aniccam)
đang rạng chiếu lên khổ sở (dukkham), vô ngã (anattà), không
tánh (sunnatà), và như thị (tathatà) -- cả một chuổi dài
trọn vẹn của sự nhận thức. Võn vẹn mấy chữ aniccànupassi,
sự quán tưởng về vô thường, mà bao hàm hết được sự
nhận thức về bất toại nguyện, vô ngã, rỗng không, như
thị, và cả điều kiện hoá nữa.
Sự
tan rả của ràng buộc.
Giờ
đây, xin hãy quán sát -- nghiên cứu thật tường tận cho đến
khi thấy rõ được -- rằng sự nhận thức về vô thường
(aniccam) làm tan rả được upàdàna, sự ràng buộc. Đây là
điểm chủ yếu. Nhận thức được vô thường (aniccam) làm
tan rả các ràng buộc, bởi vì đó là sự nhận thức về
các hình phạt, khổ đau, và xấu ác của sự ràng buộc. Upàdàna,
(ràng buộc) tan rả từ từ cho đến khi còn rất ít, rất
ít, lưu lại. Đấy là thành quả của nhận thức về vô thường.
Thành quả đó khiến ta càng ngày càng mệt mõi và chán ngấy
với những sự vật mà ta cứ tiếp tục ràng buộc mình vào,
và cùng với những sự vật mà ta còn bị trói buộc. Upàdàna
(ràng buộc) bắt đầu tan rả và đó là kết quả của việc
thật sự nhìn thấy rõ ra được vô thường.
Giờ
đây ta đến bước thứ hai của bộ bốn cuối cùng nầy,
tức là bước thứ mười bốn trong toàn bộ Pháp Giác Niệm
về Hơi thở (Ànàpànasati) liên quan đến việc quán tưởng
về sự phai nhạt (viràgànupassi, quán tưởng về vô chấp
thủ). Điều nầy đã bắt đầu được quán sát rồi ở bước
thứ mười ba khi sự quán tưởng về vô thường đã đưa
đến sự tan rả các ràng buộc (= các chấp thủ). Giờ đây,
ta đặt tiêu điểm lên trên sự kiện tan rả (viràga) để
soi chiếu kỹ lưỡng. "Vi" có nghĩa là "chẳng", là "vô" (chữ
Hán Việt), là "chẳng có". "Ràga" là tên khác của chữ ràng
buộc, của chữ"chấp thủ"."Viràga" có nghĩa là "chẳng có
ràng buộc", là "vô chấp thủ". Nhìn vào ràng buộc đang tan
rả cũng tựa như xem các đốm dơ trên tấm vải đang từ
từ phai nhạt dần. Các đốm dơ nhiều màu sắc đó chầm
chậm phai mờ, tái nhạt dần dưới ánh sáng mặt trời, cho
đến khi tấm vải trở nên trắng lại. Đây chỉ là một
thí dụ vật chất về Viràga (tức là sự vô chấp thủ, sự
chẳng có ràng buộc, hoặc là sự cởi mở).
Nó
giúp ta hiểu rõ thêm về mặt tinh thần của sự tàn lụn
lần lần của mọi ràng buộc. Upàdàna, sự bám níu, sự chấp
thủ, tan rả dưới ánh quang minh của trí huệ soi chiếu vào
muôn sự vật đúng như thât sự chúng là như thế -- vô thường,
khổ sở, vô ngã, không tánh, và như thị -- aniccam, dukkham,
anattà, sunnatà, tathatà. Ta biết rằng sự bám níu (chấp thủ)
sẽ bớt lần lần, khi tâm ta trở nên bình đẳng đối với
mọi hành (sankhàra), tức là xem tất cả những vật mà ta
luyến mến đều như nhau, (chẳng cái nào trọng hơn cái nào).
Nay chúng ta đã dứt bỏ được mọi thành kiến thiên vị,
đối với tất cả mọi sự vật, ta nhận thức được thế
nào là sự phai nhạt, sự tàn lụn của mọi bám níu ràng
buộc. Hãy quán tưởng như thế với mỗi hơi thở vào và
mỗi hơi thở ra. Đấy là cách thực tập bước thứ mười
bốn.
Thành
quả của sự phai mờ, tàn lụn của trói buộc, là sự ổn
cố của tâm bình đẳng chẳng còn bám níu vào đâu nữa.
Ta có thể nhìn thấy một cách khá dễ dàng, thí dụ như đối
với các sự vật mà trước kia ta đắm say cuồng dục vào,
nay đã bắt đầu phai mờ dần. Ta hết còn lo sợ các sự
vật mà trước kia khi chợt thấy ta đã hãi hùng. Từ từ
ta bớt lo âu, càng ngày càng ít đi, cho đến khi sự sợ hãi
biến mất. Điều nầy cũng đúng với các tình cảm khác như
oán hận, khát vọng, ganh tị, lo âu, ưu sầu, luyến nhớ dĩ
vãng, và v.v. Mỗi tình cảm đó càng ngày càng bớt bộc lộ
ra, co rút nhỏ lại, cho đến khi tâm tư có đủ khả năng
để tự giữ yên lặng và bất động. Có lẽ, bạn thấy
rắc rối khi nghe câu: tâm tư giữ yên lặng và bất động.
Câu đó chỉ có nghĩa là: chẳng bám chặt vào, chẳng bấu
níu, chẳng xem bất cứ cái gì như là "Ta" hay là "của Ta"
cả. Hãy quán tưởng vô thường như thế, cho đến khi sự
ràng buộc của các sự vật mà ta bám níu đều tan rả hết,
cho đến khi mà ta có thể giữ được tâm tư yên lặng, bất
động và bình đẳng.Đó là cách thực tập bước thứ mười
bốn nầy.
Sự
dập tắt khổ sở (dukkha).
Giờ
đây, ta đến bước thứ mười lăm, quán tưởng đoạn diệt
(nirodhànupassì), nghiên cứu và quán tưởng về sự đoạn
diệt các ràng buộc. Hãy quán sát sự chấm dứt của ràng
buộc, sự vô chấp thủ, khi thở vào và thở ra. Ta có thể
quán sát sự đoạn diệt qua nhiều cái nhìn khác nhau về:
sự đoạn diệt của sự ràng buộc vào cái "Ta", sự đoạn
diệt của lòng ích kỷ, sự đoạn diệt của tham lam, sân
hận, và si mê, cùng sự đoạn diệt của mọi kinh nghiệm
về sự khổ sở (dukkha). Tất cả các sự đoạn diệt nầy
đều khởi lên cùng một lúc với sự đoạn diệt của ràng
buộc.
Có nhiều hình thức của sự đoạn diệt.
Khi
ta nói đến sự diệt tận, ta nên nhớ rằng, sự chấm dứt
của khổ sở (dukkha) chính là sự thực tập về Pháp (Dhamma)
nầy. Ngay đây, ta quán sát các khía cạnh khác nhau của sự
Khổ sở (dukkha) để thấy chúng được dập tắt như thế
nào. Khía cạnh thứ nhứt là sự chấm dứt của nỗi lo sợ,
hãi hùng về sanh, già, bịnh và chết. Già lão, bịnh tật
và chết chóc chẳng còn làm tâm ta khiếp sợ nữa. Đấy là
một loại dập tắt được khổ sở. Khía cạnh kế tiếp
là sự chấm dứt các triệu chứng hay là các tình trạng của
khổ sở, như buồn bã, trách cứ, than vãn, thất vọng, âu
sầu, đau đớn, bực tức và suy giảm tinh thần. Tất cả
các triệu chứng đó của Khổ sở được dập tắt. Khía
cạnh thứ ba có liên quan đến các niềm hi vọng, các món
nhu cầu, đến các sự vật thích thú hay chẳng hấp dẫn.
Có kinh nghiệm về các sự vật mà ta chẳng ưa, là khổ sở.
Phải rời xa những sự vật mà ta thương thích, cũng là khổ
sở. Chẳng có được các điều ta cần, lại là khổ sở
nữa. Các khía cạnh đó của Khổ sở cũng được dập tắt.
Sau
rốt, ràng buộc vào năm uẩn (panca khandha), đeo níu vào một
uẩn (khandha) nào rồi xem đó như là "Ta" hay là "thuộc về
Ta", là khổ sở. Năm uẩn đó là tấm thân thể chất, cảm
thọ, tri giác, tư tưởng và ý thức về các giác quan. Chúng
là tổng số của mọi sự khổ sở, gánh nặng của đời
sống. Một sự nhận thức đầy đủ về bước thực tập
nầy phải bao gồm hết bốn phương diện của sự dập tắt
khổ sở. Dập tắt sự hãi hùng về sanh, lão, bịnh và tử.
Dập tắt các triệu chứng của khổ sở như đau đớn, lo
lắng, ưu sầu, và tuyệt vọng. Dập tắt mọi ước muốn,
dục vọng về các sự vật khả ái hay là đáng oán ghét.
Sau cùng, dập tắt việc xem bất cứ uẩn nào trong năm uẩn
là "Ta". Khi bốn phương diện đó đã được dập tắt xong,
thì khổ sở cũng được dập tắt theo. Điều mà chúng ta
vẫn đang khẩn thiết mong đợi nay đã được thực hiện,
ngay tại đây.
Như
thế, ta nhận thức ra được tánh cách rỗng rang, hay là sự
bất hiện hữu của ràng buộc qua sự dập tắt, sự biến
mất và sự chấm dứt của ràng buộc. Ta thể nghiệm được
sự vắng bóng của ràng buộc trong bất cứ khía cạnh nào
đã được nêu lên bên trên đây, trong khi ta thở vào và thở
ra. Hay giản dị hơn nữa, ta uống, nếm và thưởng thức hương
vị của Niết-bàn (Nibbàna). Hai chữ Đoạn diệt (Nirodha) và
Niết-bàn (Nibbàna) đồng nghĩa với nhau. Ta có thể dùng chữ
nầy thay thế cho chữ kia. Như thế, quán tưởng sự dập tắt
mọi ràng buộc tức là quán tưởng Niết-bàn vậy.
Quẳng
bỏ trả lại tất cả.
Ngay
đây, ta đến bước thứ tư của bộ bốn thứ tư, tức là
bước thứ mười sáu của Pháp Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati).
Bước nầy được gọi là sự quán tưởng quẳng ngược trả
lại, Patinissaggànupassi. Chữ Patinissagga cũng hơi ngộ nghĩnh!
Nó có nghĩa là quẳng ngược về phía sau, hay là hoàn trả
lại. Khi ta tiến tới bước nầy, ta quán tưởng việc ta quẳng
ngược trả lại phía sau, việc ta hoàn trả lại tất cả
những gì đã có một thời ràng buộc ta. Đây là bước chót.
Có
một ẩn dụ giản dị dùng để giải thích bước thứ mười
sáu nầy. Xuyên qua cả cuộc đời của chúng ta, chúng ta đều
là bọn trộm cả. Chúng ta đánh cắp các sự vật vốn hiện
hữu một cách tự nhiên -- ở trong Thiên nhiên và thuộc về
Thiên nhiên -- đó là chư hành (sankhàra). Chúng ta cướp giựt
chúng và lấy chúng làm cái "Ta" và làm tài sản của chúng
ta. Chúng ta chẳng là gì khác hơn là các tên trộm. Do lẽ
đó mà chúng ta đang bị trừng phạt vì Khổ sở. Chúng ta
chịu đau đớn, thống khổ, do vì chúng ta đã đánh cắp và
tham luyến đến mức để bị ràng buộc. Một khi chúng ta
đã quán sát để thấy rõ các sự vật đúng như thật sự
chúng đang là như thế, qua các bước liên tiếp của bộ bốn
nầy, thì chúng ta liền buông bỏ chúng được hết. Chúng
ta thôi chẳng còn là phường trộm cắp nữa. Chúng ta hoàn
trả lại tất cả cho người chủ của thuở ban đầu -- Thiên
nhiên. Muôn sự vật đều thuộc về Thiên nhiên. Ta đừng
bao giờ đòi hỏi lấy chúng để làm "Ta" hay là "của Ta"nữa!
Mục đích của đời chúng ta đã được ẩn dụ nầy làm
sáng tỏ thêm.
Đặt
gánh nặng cuộc đời xuống.
Nếu
các bạn thích, thì còn có một ẩn dụ thứ hai nữa. Trong
thời gian qua, chúng ta đã điên khùng đi lượm những vật
nặng như các hòn đá cuội nầy. Rồi chúng ta mang chúng theo
kè kè bất cứ nơi nào chúng ta đi đến. Vì lẽ đó nên chúng
ta phải chịu khổ sở luôn luôn. Đã bao năm trôi qua rồi
như thế đó? Giờ đây, chúng ta mới nhận thấy thật là
chúng ta đã quá dại khờ tạo nên các vấn đề khó khăn
cho chính chúng ta. Chúng ta nhận thức được sự đè nén nặng
nề của chúng lên chúng ta, va nay chỉ cần vứt bỏ chúng
đi hết. Thoát khỏi các gánh nặng đó, chúng ta trở nên nhe
nhàng. Tất cả các vấn đề khó khăn đó đều biến mất.
Trước kia, đời sống xem như một gánh nặng. Trọn đời
ta cảm thấy như gánh nặng, cũng vì sự ngu khờ của chúng
ta. Chúng ta đã đeo dính các hành (sankhàra) tự nhiên đó,
mang chúng đi khắp chốn làm cho chúng ta phải oằn lưng lại
một cách kinh khủng. Giờ đây, chúng ta quẳng chúng đi. Đấy
là một ẩn dụ khác nữa để mô tả bước cuối cùng của
Pháp Giác niệm về Hơi thở (Ànàpànasati).
Sự
thực tập bước cuối cùng nầy là để huấn luyện chúng
ta quẳng đi gánh nặng của cuộc đời. Hãy quẳng đi cho hết
chẳng còn gánh nặng nào sót lại. Trước kia, ta sống dưới
áp lực nặng nề của chúng. Sức nặng của chúng đè nén
chúng ta. Ta gọi cuộc sống như thế là đang sống ở bên
dưới thế giới, hay là đang đắm chìm sâu trong thế giới.
Một khi chúng ta đã quẳng đi các gánh nặng đang nhận chìm
chúng ta xuống, đang giam giữ chúng ta ở bên dưới thế giới,
thì chúng ta mới trồi lên được. Và chúng ta vượt khỏi
lên trên thế giới, Chúng ta trở thành Chúa tể của thế
giới. Đây mới thật là ý nghĩa của tự do, giải thoát và
an lạc.
Bạn
cần phải cẩn thận nhớ kỹ ý nghĩa của hai tình trạng
đó. Sống ở bên dưới thế gian là cuộc sống trong vòng
thế tục (lokiya). Còn sống vượt lên trên thế gian là cuộc
sống siêu thế (lokuttara). Tất cả mọi vấn đề khó khăn
liên quan đến hai ý nghĩa đó sẽ được giải quyết trong
khi thực tập bước thứ mười sáu nầy. Xin được nói thêm
cho thật rõ, mỗi khi chúng ta điên rồ, chúng ta đi thâu lượm
các vật nặng và đeo chúng lên để thành gánh nặng cho cuộc
đời. Một khi chúng ta hiểu rằng chúng ta đang bị hành hạ,
thì chúng ta liền quẳng bỏ chúng hết. Giờ đây, chúng ta
chẳng còn mang gánh nặng nào. Sống ở bên dưới thế gian
và sống vượt lên khỏi thế gian, cả hai có ý nghĩa hoàn
toàn khác nhau. Bất cứ ai muốn được tự do, giải thoát,
thoải mái, sống vượt lên bên trên thế gian, cần phải nên
nỗ lực hết sức mình để thực tập vấn đề nầy, càng
nhiều càng tốt, và bắt đầu ngay bây giờ đây.
Sự
giải thoát tối thượng.
Nếu
bạn thích danh từ "giải phóng" (emancipation), thì bạn hãy
ý thức rằng đây chính là con đường giải phóng. Giác niệm
về Hơi thở (Ànàpànasati) khi được thực tập thành công
ở bước cuối cùng nầy mang lại sự giải phóng. "Giải phóng"
là một danh từ thời thượng ngày nay, người ta thích dùng
đến luôn. Khi chúng ta được giải phóng khỏi mọi trói buộc,
thì hoặc chúng ta buông bỏ mọi gánh nặng, hoặc chúng ta
vượt thoát được các gánh nặng ấy. Dầu sao thì "buông
bỏ" hay "vượt thoát" ý nghĩa cũng tựa như nhau. Khi có buông
bỏ thì kết quả là có sự giải phóng, hay nếu bạn muốn,
thì nói là có sự cứu rỗi, cứu độ, giải thoát, v.v. Dầu
danh từ nào được dùng đi nữa, thì cũng đều có nghĩa là
chúng ta đang bắt gặp được một sự việc tốt nhứt, hoàn
hảo nhứt mà nhơn loại có thể có được. Chúng ta đã không
lãng phí cuộc đời của chúng ta, chúng ta đã chẳng bỏ trôi
qua cơ hội khám phá ra Chánh Pháp (Dhamma), là điều tối hảo
mà nhơn loại cần phải đạt đến. Đấy là phần chung cuộc
của câu chuyện.
Xin
phép được chấm dứt buổi pháp thoại ở đây.