Thiền Nguyên Thủy - Chánh Niệm Cơ bản, Thiền sư: Henepola Gunaratana-Dịch Việt: Lương Thanh Bình

 


 
.
CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
NỘI DUNG
Vài lời về tác giả
Lời nói đầu
Phần giới thiệu: Đạo Phật Hoa Kỳ
Chương 1 – Thiền Định: Tại sao phải bận tâm?
Chương 2 – Tu thiền không phải là?
Chương 3 – Tu thiền là gì?
Chương 4 – Thái độ và Quan điểm
Chương 5 – Sự tu tập
Chương 6 – Làm gì đây với Thân của bạn?
Chương 7 – Làm gì đây với tâm của bạn?
Chương 8 – Cấu trúc của sự tu tập
Chương 9 – Tổ chức sự tu tập
Chương 10 – Đối diện với khó khăn
Chương 11 – Đối diện với Vọng tâm I
Chương 12 – Đối diện với Vọng tâm II
Chương 13 – Chánh niệm
Chương 14 – Chánh niệm và Sự tập trung
Chương 15 – Tu thiền trong đời sống hàng ngày
Chương 16 – Những gì cho bạn?

Vài lời về Tác giả

Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur. 

Với sự thỉnh mời của hội Sasana Sevaka, thượng tọa Gunaratana đã đến Hoa kỳ vào năm 1968 với chức vụ Tổng thư ký danh dự cho hội Phật giáo Vihara ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Năm 1980 ngài được bổ nhậm làm Chủ tịch của hội. Trong những năm ở Vihara, ngài dạy những lớp học về giáo lý Phật đà, hướng dẫn những khóa tu thiền, và thuyết giảng một cách rộng rãi khắp nơi Hoa kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và New Zealand. 

Ngài tiếp tục sự học và hoàn tất các bằng cấp Cử nhân, Cao học, và Tiến sĩ triết học ở viện đại học American. Ngài dạy Phật học tại những trường đại học American, Georgetown, và Maryland. Những quyển sách và bài báo do ngài viết đã được phát hành ở Mã lai Á, Ấn độ, Miến điện, và Hoa kỳ.

Từ năm 1973 ngài làm cố vấn ở trường đại học American, khuyến khích giúp đỡ những học sinh có ý muốn tìm hiểu giáo lý phật giáo và Thiền. Hiện nay, ngài là chủ tịch hội Bhavana ở West Virginia tại thung lũng Shenandoah, chừng 100 dặm cách thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hướng dẫn thiền tập và điều khiển những khóa tu học.

Lời nói đầu

Theo kinh nghiệm riêng thì tôi thấy ra rằng, phương pháp hữu hiệu nhất dùng để diễn đạt một vấn đề gì cho người khác hiểu, là dùng các từ ngữ bình dân nhất, đơn giản nhất. Hơn thế nữa, tôi đã học được từ phương pháp mô phạm là, ngôn ngữ càng cứng ngắt khô khan bao nhiêu thì có tác dụng càng ít đi bấy nhiêu. Người ta thường không có phản ứng đối với những ngôn từ nghiêm khắc và khuôn khổ; nhất là khi chúng ta đang cố gắng giảng dạy những gì mà người nghe cho là không dính dáng gì với đời sống hàng ngày của họ. Đối với nhiều người, thiền tập là những gì mà họ không thể làm được một cách thường xuyên hay liên tục. Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập mà không có một vị thầy bên cạnh. Quyển sách này là theo sự đáp ứng của rất nhiều thiền sinh yêu cầu; những người này rất cần một phương pháp hướng dẫn đơn giản bằng ngôn ngữ thông thường bình dân. 

Để chuẩn bị cho quyển sách này, tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn đạo. Tôi rất lấy làm biết ơn tất cả. Đặc biệt là đối với John Patticord, Daniel J. Olmsted, Matthew Flickstein, Carol Flickstein, Patrick Hamilton, Genny Hamilton, Bill Mayne, tì kheo Dang Pham Jotika, và tì kheo Sona. Những quí thân hữu này đã cống hiến những đề nghị, lời dẫn giải quí giá, cũng như vô số lời phê bình trong khi soạn thảo quyển sách này. Tôi cũng không quên lời tạ ơn đối với sự giúp đỡ của Sister Sama và Chris O’Keefe trong vấn đề ấn tống.

H. Gunaratana Mahathera
Bhavana Society
Rt. 1 Box 218-3
High View, WV 26808
December 7, 1990

Phần giới thiệu: Phật Giáo Hoa Kỳ

Đề tài trong quyển sách này là phương pháp tu tập Thiền Minh Sát Tuệ. Xin lập lại ở đây “Tu Tập”. Đây là một cẩm nang hướng dẫn tu Thiền Tuệ, là quyển sách chỉ dẫn từng bước công phu để đạt đến Tuệ giác. Điều này cũng có nghĩa là thực hành, là thực dụng. Đã có nhiều quyển sách bao hàm về Phật giáo, trên lãnh vực Triết học và lý thuyết về tu Thiền Phật giáo. Nếu vị nào có hứng thú về phạm trù này, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc những cuốn sách đó. Phần nhiều những quyển sách này được viết rất xuất sắc. Còn quyển sách mà bạn đang cầm trên tay, diễn giải cách thức “làm như thế nào”. Nó được viết cho những ai thật sự muốn tu tập thiền, và đặc biệt nhất là những người muốn bắt đầu ngay bây giờ. Thật ra ở Hoa kỳ hiện nay có rất nhiều giáo thọ tốt, đang tu và dạy tu thiền Phật giáo theo truyền thống. Ý định của chúng tôi là cung cấp cho bạn những gì cần thiết để bắt đầu. Những ai thực hành theo sự hướng dẫn trong quyển sách này, mới có thể biết được là có kết quả hay không. Khi thật sự tu tập một cách liên tục và siêng năng, người ấy mới nhận ra cái kết quả mình đạt được. Không một quyển sách nào khả dĩ có thể bao gồm hết tất cả mọi vấn đề mà một người tu thiền gặp phải. Bạn rồi đây sẽ cần phải gặp một người thầy có đủ năng lực để hướng dẫn triệt để hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, những điều cơ bản và sự hiểu biết rõ ràng những gì diễn tả trong quyển sách này, cũng đủ giúp bạn đi một đoạn đường rất xa. 

Có rất nhiều phương pháp tu thiền. Mỗi truyền thống tôn giáo lớn đều có một vài phương pháp tu tập mà họ gọi là sự trầm tư hay thiền định, và từ ngữ này thường hay bị dùng một cách rất lỏng lẻo. Xin vui lòng hiểu rằng, trong quyển sách này đề cập đến Thiền Minh Sát là phương pháp tu tập theo truyền thống của Phật giáo ở miền Nam và Đông Nam Á châu. Pháp tu này thường hay được gọi là Thiền Tuệ, vì bởi mục đích của đường lối tu thiền này là, giúp cho hành giả có được Tuệ giác về bản chất của sự thật và sự hiểu biết xác thực về sự vận hành của mọi hiện tượng. 

Đạo Phật trong cách nhìn tổng quát, thì rất ư là khác biệt so với các tôn giáo thần học khác, mà người phương Tây đã từng biết qua. Phật Giáo thì giống như là một cánh cửa trực tiếp mở tới lãnh vực tâm linh hay thiêng liêng mà không có sự liên đới hay trợ giúp của một vị thần linh nào cả. Cái phong cách của đạo Phật thì rất là giản dị, rõ ràng: chỉ là một quá trình xem xét liên tục không ngừng về hiện thực; một sự khảo xát tỉ mỉ về tiến trình nhận thức ngay trong hiện tại. Với mục đích là chỉ rõ ra tính nguỵ tạo và sự thiếu hiểu biết trong cách nhìn thế gian của chúng ta, để rồi lột trần ra bộ mặt thật của sự thật rốt ráo. Thiền Minh Sát là một phương pháp cổ xưa và hoàn hảo nhất cho mục đích này. 

Trường phái Phật giáo nguyên thủy trình bày cho chúng ta một đường lối hữu hiệu dùng để khám phá đến tầng lớp sâu kín của tâm, tận nơi gốc rễ cái bản chất của Ý thức. Nó cũng cung cấp một hệ thống nghiêm chỉnh đúng mức về nghi lễ. Truyền thống tốt đẹp này được nung kết theo lối hòa nhập vào tập quán của từng địa phương trong suốt 2,500 năm ở miền Nam và Đông nam Á châu.

Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ cố gắng tách biệt phần cơ bản chủ yếu và phần phụ thuộc, để hầu mong diễn đạt thực chất của vấn đề một cách rõ ràng mà vẫn không đánh mất đi tính trung thực của nó. Những đọc giả nào có khuynh hướng về lễ nghi thì nên nghiên cứu phương pháp tu tập Phật giáo nguyên thủy trong những quyển sách khác, và họ sẽ tìm thấy ra một hệ thống nghi thức to lớn với đầy nét phong tục tính, mà vẫn bảo tồn rõ nét truyền thống bản xứ trong phong cách nghi lễ. Còn ở đây, với khuynh hướng đơn giản để áp dụng những phương cách vào những hoàn cảnh thay đổi của tư tưởng và cảm giác khi hành giả cần. Thực hành là cứu cánh. Sự khác biệt giữa Thiền Minh Sát và những pháp môn thiền khác thì rất ư là quan trọng và cần phải được thấu hiểu rành rẽ. Đạo Phật chỉ ra rõ hai hệ phái lớn của Thiền. Chúng có sự khác biệt về khả năng tinh thần, sự vận hành hay tác động của Tư tưởng. Theo Kinh Tạng Pali, chúng được gọi là “Thiền quán” hay “Thiền Minh Sát Tuệ” và “Thiền Chỉ”. 

Thiền Minh Sát” có thể phiên dịch là “Trí tuệ”, một sự tỉnh giác rõ ràng và xác thực về những gì đang xảy ra trong lúc này. “Thiền Chỉ” có thể chuyển dịch là “Tập trung” hay “Tịch tĩnh”. Đó là một trạng thái mà tâm đã được đưa vào cảnh giới Định, chỉ tập trung vào một đề mục và không còn trôi dạt lang thang trong lúc đó. Khi đạt được lãnh vực này, một sự tĩnh lặng xuyên suốt thấm nhập khắp thân và tâm, một trạng thái tịch tĩnh cần phải được kinh nghiệm và thông suốt rõ ràng. Phần lớn các dòng thiền đều nhấn mạnh về bộ phận “Định” này. Hành giả nhiếp tâm vào đề mục, chẳng hạn như lời cầu nguyện, một vật thể nào đó, tụng một thời kinh, ngọn lửa của một cây nến, một hình tượng của tôn giáo, và loại trừ tất cả tư tưởng cùng khái niệm ra khỏi Ý thức. Kết quả của buổi tọa thiền là một trạng thái hạnh phúc tuyệt vời cho đến khi xuất thiền. Đây là một trạng thái rất tốt đẹp, thú vị và quyến rũ, nhưng nó chỉ có tính cách tạm thời thôi. Thiền quán thì đặt phần quan trọng vào bộ phận khác, “Trí Tuệ.”

Hành giả tu Thiền Minh Sát dùng sự tập trung của mình như là loại dụng cụ, để cho sự chú tâm có thể đục bể từng mảnh cái bức tường ảo tưởng; bức tường này đã từ bấy lâu nay vẫn luôn che lấp ánh sáng sự thật về đời sống. Quá trình này sẽ dần dần làm sự chú tâm mạnh dần lên và đến gần thêm hơn với bản chất của sự thật. Đây là một tiến trình cần rất nhiều thời gian, nhưng nếu duy trì bền bỉ và liên tục thì một ngày nào đó, hành giả có thể xuyên thấu cái bức tường kia và làm cho nó xụp đổ dưới ánh sáng của phút giây hiện tại. Cái quá trình biến đổi đến đây coi như là hoàn tất. Lãnh vực này còn được gọi là “giải thoát”, và nó thì vĩnh hằng. Sự giải thoát là mục đích tối hậu của mọi pháp tu trong bất cứ pháp thừa nào của đạo Phật. Nhưng đường lối để đạt đến cứu cánh thì thật là đa dạng. 

Có nhiều sự khác biệt to lớn giữa các tông phái trong Phật giáo. Nhưng tựu trung được xếp loại vào hai Tông phái chính — Đại thừa và Nguyên thuỷ. Đại thừa Phật pháp thì phổ biến lan tràn qua các vùng Đông Á, tạo nên nền văn hóa của Trung hoa, Hàn quốc, Nhật bản, Trung Á Nepal, Tây tạng và Việt Nam. Nhánh được biết rộng rãi nhất trong Đại thừa là Thiền Tông, dòng này được thực hành rộng rãi ở Nhật bản, Hàn quốc, Việt nam và Hoa kỳ. Phật giáo Nguyên thủy tồn tại về phía Nam và Đông Nam Á, lan tràn và phổ biến ở những quốc gia như Miến điện, Thái lan, Lào, Miên. Trong quyển sách này, chúng tôi phổ cập theo đường lối tu tập của Phật giáo Nguyên thủy.

Tài liệu về truyền thống Nguyên thủy đều diễn đạt cả hai phương pháp về Thiền Chỉ (tập trung và tâm tĩnh lặng) và Thiền Quán (Tuệ giác và Tỉnh giác). Có 40 đề mục được dẫn giải trong tài liệu Pali. Chúng được đề nghị như là những đối tượng tập trung và là đề tài cho sự xem xét để dẫn đến Tuệ giác (kinh nghiệm trực giác). Nhưng đây chỉ là sổ tay căn bản, và chúng tôi chỉ hạn chế sự bàn luận về tầm mức quan trọng của những đề mục này — Hơi thở. Quyển sách này là phần giới thiệu về sự đạt được khả năng Chánh niệm qua sự chú ý vừa phải, và hiểu biết rõ ràng về cả tiến trình của sự thở. Dùng hơi thở như là điểm chú ý chính, thiền giả áp dụng sự quan sát vào toàn bộ những gì đang vận hành trong Tri giác. Hành giả học nhìn sự thay đổi đang xảy ra trong tất cả kinh nghiệm sinh lý, cảm giác và quan niệm. Người ấy học hoạt động của sự kiện tâm lý và lề lối biến chuyển trong bản chất của Tri thức. Tất cả những thay đổi này luôn luôn xảy ra liên tục không ngừng và hiện hữu trong mỗi phút giây kinh nghiệm trong đời sống của chính mình. 

Tu thiền là một phương thức sống, một phương thức kinh nghiệm tự nhiên (vốn có). Phương pháp này không thể nào được dạy như là một môn học trong học đường. Cái tâm điểm của phương pháp dạy phải xuất phát từ kinh nghiệm tự thân của người thầy. Tuy nhiên, vẫn còn có cả một khối giáo lý khổng lồ về đề tài này, nó vốn là sản phẩm đã được để lại của bậc trí tuệ, toàn giác trong lịch sử nhân loại. Những tài liệu này rất đáng giá cho mọi người nghiên cứu. Điểm quan trọng nhất trong cuốn sách này được trích dẫn ra từ Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), đây là ba Tạng kinh bao gồm những gì đức Phật đã dạy khi ngài còn hoằng pháp độ sinh. Tam Tạng luận gồm có Luật Tạng (Vinaya), nói lên những điều luật dành cho những tu sĩ Phật giáo và phật tử; Kinh Tạng (Suttas), ghi lại những bài giáo pháp của chính đức Phật dạy; và Luận Tạng, là toàn bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bao gồm tất cả những Triết lý và Tâm lý học Phật giáo.

Vào thế kỷ thứ nhất, có một học giả Phật giáo nổi danh là Ưu-bà-đế-tu (Upatissa) đã viết quyển “Con đường giải thoát” (Vimuttimagga), mà trong đó tác giả đã tóm lược lời dạy của đức Phật về pháp tu Thiền. Cho đến thế kỷ thứ 5th, một học giả Phật giáo uyên thâm khác, ngài Phật Âm (Buddhaghosa), cũng đã viết một luận thuyết về lãnh vực này — Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) là quyển sách có tiêu chuẩn cao về thiền định, giá trị cho mãi đến ngày nay. Những vị thầy dạy tu thiền thời hiện đại, tùy thuộc vào Tam Tạng kinh điển và vào những kinh nghiệm của chính mình. Mục đích của chúng tôi ở đây là trình bày cho bạn một đường lối rõ ràng, xúc tích về Thiền quán qua Anh ngữ. Nhưng quyển sách này chỉ mời gọi bạn bước vào ngưỡng cửa mà thôi. Phần còn lại là tùy thuộc vào bạn có chịu cất những bước đầu tiên hay không, trên con đường khám phá ra “bạn là ai” và tất cả những thứ đó có ý nghĩa là gì. Đây là một cuộc hành trình xứng đáng cho chúng ta vấn thân vào. Chúng tôi chúc bạn được thành công.
 

02-22-2008 04:36:23

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ á Ÿ phần ii tình thiên thu 履职总结 願力的故事 tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo 一念心性是 S a b Địa tạng i ปฏ จจสม ç¼½ç åœ å æ³