MỤC LỤC
Vài lời về tác giả
Lời nói đầu
Phần giới thiệu: Đạo Phật Hoa Kỳ
Chương 1: Thiền Định: Tại sao phải bận tâm?
Chương 2: Tu thiền không phải là?
Chương 3: Tu thiền là gì?
Chương 4: Thái độ và Quan điểm
Chương 5: Sự tu tập
Chương 6: Làm gì đây với Thân của bạn?
Chương 7: Làm gì đây với Tâm của bạn?
Chương 8: Cấu trúc của sự tu tập
Chương 9: Tổ chức sự tu tập
Chương 10: Đối diện với khó khăn
Chương 11: Đối diện với Vọng tâm I
Chương 12: Đối diện với Vọng tâm II
Chương 13: Chánh niệm
Chương 14: Chánh niệm và Sự tập trung
Chương 15: Tu thiền trong đời sống hàng ngày
Chương 16: Những gì cho bạn?
.
CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
Chương 2: Tu thiền không phải là

Thiền định chỉ là một từ ngữ. Bạn đã từng nghe qua từ ngữ này, nếu chưa thì bạn đã không nhặt lấy quyển sách này để đọc làm gì. Quá trình hoạt động của tư duy có tính cách liên kết, và không biết được đã có bao nhiêu hệ tư tưởng, trường phái triết học, và tôn giáo đã sử dụng đến từ ngữ “thiền định” này. Một số trong những quan niệm này thì có phần nào đúng và phần còn lại thì không dính dáng chút nào đến “thiền định” cả. Một vài phương pháp của các tôn giáo khác thì không có liên hệ hay đồng dạng gì đến tu tập “thiền quán”. Trước khi đi xa hơn, chúng ta cần phải làm sáng tỏ một vài vấn đề trong phạm vi này, để cho những người còn mới đối với tu thiền có thể hiểu mà không bị trở ngại hay bị lầm lẫn. Hãy bắt đầu với những vấn đề rõ ràng nhất.

Chúng tôi sẽ không dạy bạn xem xét trong bụng mình có những gì hay là tụng những mật ngữ khó hiểu nào cả. Bạn cũng không phải chế ngự những loài yêu quái hay khai thác những năng lượng vô hình nào cả. Không có những đảnh màu sẽ trao tặng để biểu dương cho thành tích của bạn, và thiền sinh không cần phải cạo nhẵn đầu mình hay đội những chiếc khăn kiểu Hồi giáo. Bạn cũng không cần phải cho đi tất cả những gì mình đang sở hữu và dọn vào cư trú trong tu viện. Sự thật, ngoại trừ khi cuộc đời của bạn thật là vô đạo đức và là một đống hỗn loạn, thì bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ và có được một chút tiến bộ ngay. Nghe qua có vẻ thuyết phục lắm phải không?

Có rất nhiều sách được viết về đề tài Thiền định. Phần lớn những cuốn sách này, đã được viết theo quan điểm của một tôn giáo hay trường phái triết học nào đó; và nhiều tác giả không bận lòng nói rõ ràng lập trường quan điểm của họ trong khi viết. Họ trình bày về thiền định giống như là những quy luật chung, nhưng trên thật sự, người viết đang muốn đưa ra một đường lối tu tập dành riêng cho hệ thống tôn giáo của mình. Kết quả là mọi thứ trở nên xáo trộn. Tệ hại hơn thế nữa, toàn bộ hệ tư tưởng phức tạp và sự diễn dịch đang tồn tại, không còn ăn khớp với nhau. Giờ thì tất cả trở nên một mớ hỗn độn to lớn do những ý tưởng mâu thuẫn, cộng thêm vào đó rất nhiều tài liệu rãi rác khắp nơi. Quyển sách này thì có tính đặc thù riêng. Chúng ta đang áp dụng duy nhất pháp môn Thiền quán hay Minh Sát Tuệ. Chúng tôi sẽ dẫn giải tới bạn cách xem xét sự vận hành tâm của mình trong những trạng thái khác nhau, lúc nó yên tĩnh, lúc nó buông xả, để bạn có thể nhận biết xuyên suốt vào đường lối vận hành của cái thực chất hiện thật bên trong. 

Có một số quan niệm sai lầm chung về thiền định. Những sai lầm này xuất hiện ra lần này sang lần khác đối với những thiền sinh mới, những câu hỏi giống nhau tiếp tục khởi lên. Tốt nhất là chúng ta đối diện với những vấn đề này lập tức, bởi vì chúng là những thành kiến che lấp sự tiến bộ ngay từ lúc ban đầu. Chúng ta giải quyết từng thành kiến một để phá vỡ chúng. 

Quan niệm sai lầm #1: 
Thiền định chỉ là một phương pháp thư giãn

Vấn đề ở đây là từ ngữ “chỉ là.” Sự thư giãn là một bộ phận của thiền định. Nhưng Thiền quán nhắm vào mục tiêu cao cả hơn. Dù cho là như thế, mệnh đề ở trên lại rất chính xác cho pháp tu thiền của những tôn giáo khác hơn. Tất cả những phương pháp thiền đặt nặng về tập trung tâm trí, đem tâm áp đặt vào một đề mục hay một lãnh vực tư tưởng. Khi thực hiện được việc này một cách vững chãi và thuần thục, hành giả sẽ đạt đến một trạng thái nới lỏng thâm sâu và yên tĩnh được gọi là Thiền Na. Đó là một trạng thái vô cùng tĩnh lặng trong đó có mức hạnh phúc cao độ. Trạng thái hạnh phúc này ở một cấp độ cao, vượt xa hẳn những kinh nghiệm sung sướng trong tầm hoạt động của Ý thức. Phần lớn các phương pháp tu tập này dừng lại ở đây. Đó là mục tiêu tối hậu của pháp tu này. Và khi đã đạt được, thì bạn sẽ tiếp tục tái thiết lập cái kinh nghiệm này nhiều lần cho đến cuối cuộc đời. Thiền quán thì không phải là như thế. Nó có mục tiêu khác hơn — Sự tỉnh giác. Sự tập trung và thư giãn là những yếu tố cần thiết để phát huy sự tỉnh giác. Chúng là những hiện tượng báo trước, một phương tiện tốt, một loại sản phẩm phụ có ích lợi. Nhưng chúng không phải là mục đích cứu cánh. Mục tiêu tối hậu của thiền quán là “kinh nghiệm tự chứng”. Thiền quán là một pháp tu uyên thâm không ngoài mục đích thanh lọc và chuyển biến cuộc đời của người hành thiền. Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết về sự khác biệt giữa khả năng tập trung và “trí tuệ tự chứng” trong Chương 14.

Quan niệm sai lầm #2: 
Thiền định có nghĩa là đi vào trạng thái hôn mê

Một lần nữa, mệnh đề này chỉ đúng cho vài hệ thống tu tập khác, chứ không đúng cho Thiền quán. “Trí tuệ trực quán” thì không tạo nên một dạng thôi miên nào cả. Không phải là bạn đang cố gắng làm cho tâm của mình trống rỗng để rơi vào trạng thái vô thức, hay là cố gắng biến mình thành một loài thực vật vô tri. Nếu theo ý nghĩa này, thì trái ngược lại sẽ đúng cho Thiền quán. Thiền sinh sẽ trở nên thích nghi hơn với những thay đổi cảm xúc của mình. Bạn sẽ học biết bản thân ở tầng mức chính xác và rõ ràng hơn. Trong quá trình tu tập pháp môn này, vài cảnh giới có thể xảy ra gần như hôn trầm cho thiền sinh, nhưng thật ra thì không phải thế; trong những lúc buồn ngủ, đề mục thường dễ bị lạc mất và tâm đi lang thang. Còn trong khi có được sự tập trung cao độ, thiền giả rất ư là tỉnh táo. Bề ngoài trông qua, hai tình huống thì giống nhau, nhưng bên trong thì hoàn toàn khác hẳn, và những hiện tượng này cũng không phải là điểm quan yếu của Thiền quán. Như chúng tôi đã nhắc qua, trạng thái tập trung cao độ của Thiền Na chỉ là dụng cụ hay là những nấc thang trên con đường tu tập đi đến Tuệ giác. Thiền quán được định nghĩa là vun trồng Chánh niệm hay Tỉnh giác. Nếu bạn thấy ra rằng, mình đang bị lạc vào vô thức trong lúc công phu, thì bạn không phải là đang hành thiền. Đó là dựa theo định nghĩa của từ ngữ được dùng trong thiền quán. Đơn giản thế thôi.

Quan niệm sai lầm #3: 
Thiền định là một pháp tu huyền bí không thể nào hiểu được

Điều này chỉ gần đúng mà thôi. Thiền định dùng để đối diện với Ý thức nằm sâu trong Tư tưởng. Do đó, ngôn ngữ không thể nào diễn đạt hết được những gì trong phạm vi này. Tuy nói thế, nó không có nghĩa là chúng ta vĩnh viễn không thể nào hiểu thấu. Có nhiều cách để hiểu biết vấn đề một cách thâm sâu hơn là ngôn ngữ. Chúng ta hiểu cách đi, đứng. Bạn có lẽ không thể nào diễn tả tuần tự chính xác những cảm giác và những cơ bắp co rút trong tiến trình bước đi. Nhưng bạn vẫn có thể làm được tốt. Thiền định cần phải được thông hiểu theo cùng lề lối này, bằng cách thực dụng nó. Nó không phải là những gì mà bạn có thể học được theo khóa học trừu tượng. Nó phải được học qua kinh nghiệm. Thiền định không phải là những công thức vô tư duy, có thể cho ra những kết quả theo dự đoán một cách tự động khi cho vào những ẩn số. Bạn không thể nào đoán ra được những gì sẽ xảy ra trong một buổi tọa thiền nào cả. Mỗi buổi tọa thiền là một khoảng thời gian phiêu lưu để khảo cứu, kinh nghiệm. Thật ra, điều này là sự thật, khi bạn đạt được khả năng phán xét và tương quan trong sự tu tập của mình, từ đó bạn có thể dùng nó như là một kim chỉ nam. Điều này chỉ ra rằng, bạn thường hay bị lạc hướng trong khi tu tập sẽ tạo nên những giai đoạn trì trệ. Hãy học nhìn vào mỗi giây phút như là: nó chỉ là một giây phút duy nhất tồn tại trong vũ trụ này, đây chính là điều tối quan yếu trong Thiền quán.

Quan niệm sai lầm #4: 
Thiền định để thành người có công năng đặc dị

Không phải thế! Mục đích của thiền định là phát triển Tỉnh giác. Học cách đọc tâm mình không phải là điều tối hậu. Mục tiêu rốt ráo không phải là khả năng bay bổng, đằng vân, mà là “sự giải thoát.” Có mối liên quan giữa hiện tượng tâm linh và thiền định, nhưng sự tương quan này rất ư là phức tạp. Trong giai đoạn đầu của tu thiền, những hiện tượng này có thể phát sinh. Vài thiền giả có thể có được một số kinh nghiệm trực giác hay hiểu biết về ký ức tiền kiếp mà những người khác thì không có thể. Trong trường hợp này, chúng ta không thể xem đó là một tiến bộ tâm linh hay là công năng cảm ứng. Không nên tặng cho những hiện tượng này cái tầm nhìn quan trọng quá mức. Những hiện tượng như thế, thật ra thì có hại đối với những hành giả sơ cơ, bởi vì chúng rất ư là quyến rũ. Đây là những cạm bẫy có thể lôi cuốn hành giả đi lệch hướng. Sự khuyến cáo tốt nhất cho thiền sinh là đừng chấp chặt nhiều vào những hiện tượng này. Nếu chúng khởi sinh, thì ghi nhận từng hiện tượng một, chỉ thế thôi. Còn bằng không thì cũng không sao cả. Thường thì chúng sẽ không xảy ra. Ở vào giai đoạn nào đó trong quá trình tu tập, hành giả có thể thực hành vài đề tài đặc biệt để có năng lực tâm linh. Nhưng điều này chỉ xảy ra ở giai đoạn sau này. Sau khi thiền giả đạt được những lãnh vực sâu sắc của Thiền Na, người ấy mới có thể có khả năng để xử dụng năng lực này mà không bị nó điều khiển và huỷ diệt cuộc đời của mình. Hành giả sẽ phát triển năng lực này chỉ vỏn vẹn dùng để phục vụ người khác mà thôi. Giai đoạn này chỉ xảy ra sau rất nhiều năm tu tập, đừng nên quá lo lắng về nó. Chỉ nên tận lực tập trung phát triển khả năng tỉnh giác mà thôi. Nếu có những giọng nói và hình ảnh phát sinh, chỉ cần ghi nhận chúng rồi để cho chúng tự phân hủy, đừng bận lòng chấp chặt hay theo đuổi chúng.

Quan niệm sai lầm #5: 
Thiền định thì nguy hiểm, người thận trọng nên tránh xa

Bất cứ việc gì cũng có nguy hiểm tiềm ẩn trong đó. Băng ngang qua một con đường, bạn có thể bị một xe buýt đụng phải. Khi đang tắm bạn vẫn có thể bị trẹo cổ. Khi tu thiền, bạn có thể nạo vét đi nhiều ý tưởng xấu xa trong quá khứ. Những biến cố đã bị đè nén, vùi lấp trong tận cùng sâu thẵm của tâm thức trong thời gian thật dài, có thể trở nên rất đáng sợ, hoặc cũng có thể có nhiều lợi ích. Không có một sinh hoạt nào hoàn toàn không có mầm móng hiểm họa. Nhưng điều đó không có nghĩa là, chúng ta nên gói cuộn thân mình trong một cái tổ an toàn nào đó. Đó không phải là đời sống mà là trạng thái chờ chết. Phương thức tốt nhất để đối diện với hiểm họa, là biết được một chừng mức nào đó về nó: bao nhiêu, ở đâu, và xử thế ra sao khi nó phát sinh. Đó cũng là một trong những mục đích của quyển sách này. Thiền quán là công trình xây dựng Tỉnh giác. Thực chất của quá trình thì không có gì là nguy hiểm, mà còn có thể nói còn trái ngược lại nữa. Tăng trưởng Tỉnh giác là biện pháp phòng vệ đối với hiểm họa. Nếu hoàn tất đúng đắn, thì tu thiền là một quá trình rất nhẹ nhàng và chậm rãi. Thực hành thật chậm, từ từ, và phát triển sự tu tập của mình bằng cách để cho nó xảy ra một cách tự nhiên. Không có gì là nên gượng ép cả. Sau này, khi có được sự chỉ dẫn và khảo sát của một vị thầy tốt, bạn có thể đi nhanh hơn để trải qua những khóa thiền thâm sâu. Ở giai đoạn đầu, chỉ nên thong thả. Thực hành một cách bình thản và mọi sự việc sẽ đâu vào đó.

Quan niệm sai lầm #6: 
Thiền định chỉ dành cho tu sĩ, không phải cho người thế gian

Bạn sẽ thấy lối suy nghĩ này rất phổ biến ở Á châu, nơi mà những tu sĩ và những người hành đạo rất được mọi người trong xã hội tôn kính. Tình trạng này có tính tương đồng với thái độ của người phương Tây dành cho những tài tử điện ảnh và các nhà chơi thể thao nổi tiếng. Những hạng người như thế đã được tạo dựng lên theo những khuôn mẩu, đã được thổi phồng lên xa hơn so với giá trị đời sống của chính bản thân họ, và đã được áp đặt với mọi thứ đặc tính mà không có mấy người có thể thực sự có được. Ngay cả trong thế giới Tây phương, chúng ta cũng có lối suy nghĩ như thế đối với thiền định. Chúng ta luôn kỳ vọng người hành thiền phải là những hình tượng đặc biệt tôn kính đến mức độ, khi để miếng bơ vào miệng thì miếng bơ kia cũng không dám tan ra. Chỉ cần gần những vị này thôi là tất cả mọi ảo tưởng sẽ được xua tan đi.

Những thiền giả luôn luôn phải chứng thực nguồn năng lượng to lớn và cảm hứng cao độ; họ sống bằng cuộc đời với lời nói đầy sức mạnh. Dĩ nhiên, điều này thì có thể đúng cho nhiều thiền sư, nhưng họ không phải tu thiền vì bởi họ là tu sĩ. Mà là trái ngược lại, họ là tu sĩ vì bởi họ tu thiền. Thiền định là quá trình đưa họ đến đó (làm tu sĩ.) Và họ bắt đầu tu tập trước khi họ trở nên thánh thiện. Đây là một điểm quan trọng. Một số lớn thiền sinh chừng như nhận ra rằng, một người phải trở nên hoàn toàn đạo đức rồi mới có thể bắt đầu tu thiền. Sự hoạch định này không mang đến kết quả cho sự tu tập được. Nền tảng đạo đức đòi hỏi một mức độ tự chế tâm lý. Đó là một điều kiện tiên quyết. Khi bạn không có sự tự chế nào cả, thì bạn không thể thực hiện bất kỳ lời răn nào, và nếu tâm của bạn luôn bị hổn loạn quay cuồng như trục quay của máy xoay sinh tố, thì sự tự chế làm sao hiện hữu. Cho nên, thái độ tâm lý bắt buộc phải có trước. 

Có ba bộ phận cấu thành phương pháp tu thiền Phật giáo — Giới, Định, và Tuệ. Ba bộ phận này phát triển cùng nhau trong quá trình tu tập của thiền sinh. Mỗi phần ảnh hưởng hai phần kia, cho nên thiền sinh phải vun trồng cả ba cùng một lúc, chớ không phải từng phần. Khi có được Trí tuệ để hiểu một cách chân thật những hoàn cảnh, thì bạn sẽ có lòng thương cảm hướng đến mọi loài một cách tự phát. Lòng thương cảm có nghĩa là, thiền sinh tự động thu thúc mình không để cho phát sinh ý tưởng, hành động và lời nói, vì có thể thương tổn đến bản thân hay người khác. Từ đó, phong cách cư xử của thiền sinh tự nhiên có tính đạo đức cao. Chỉ khi nào không thể hiểu thấu sự việc, thì bạn mới tạo ra vấn đề. Nếu bạn không thể thấy ra cái hậu quả được cấu tạo ra từ hành động của mình, thì bạn sẽ dễ bị lầm lẫn. Những ai muốn đợi mãi cho đến lúc hoàn toàn thánh thiện thì mới tu thiền, thì việc ấy sẽ không bao giờ xảy đến. Giống như câu nói của một nhà thông thái cổ là: người này đang đợi cho mặt nước đại dương phẵng lặng để cho hắn tắm. Để hiểu sự liên hệ này rõ ràng hơn, hãy hình dung một hệ thống đo lường nguyên tắc đạo đức. Mức thấp nhất là tuân thủ những nguyên tắc và luật lệ đã được đặt ra bởi một số người. Có thể là do những nhà tiên tri mà bạn ưa thích. Hoặc là nhà lãnh đạo, người linh hướng hay là cha mẹ của bạn. Không cần biết ai là người lập ra những qui tắc, ở giai đoạn này, bạn chỉ cần biết chúng và thi hành theo. Một người máy có thể làm được điều này. Thậm chí một con tinh tinh Phi châu cũng có thể làm được nếu những qui tắc kia đủ đơn giản và nó sẽ bị đánh một roi mỗi khi nó phạm qui. Ở tầng mức này không cần phải tu thiền gì cả. Chỉ cần một bảng qui tắc và một người cầm cây roi.

Tầng mức nguyên tắc đạo đức kế tiếp bao gồm: tuân thủ những qui tắc nhưng không có một người cầm cây roi canh chừng. Bạn tuân theo bởi vì đã bị những luật lệ này thấm nhập vào tâm. Bạn sẽ tự khiển trách mình mỗi lần vi phạm. Cấp bậc này thì đòi hỏi một ít tâm tự chủ. Nếu mô hình tư duy của bạn lộn xộn thì phương cách cư xử cũng sẽ lộn xộn theo. Trình độ văn hóa tâm lý sẽ làm giảm bớt tráo trộn tâm lý.

Mức độ thứ ba của nguyên tắc đạo đức thì nên gọi là “nền tảng Đạo đức.” Ở mức độ này là tất cả số lượng cần có trong toàn bộ đo lường nguyên tắc mà chúng ta đang nói, đây là một hệ thống biến từ thật sự để đo lường. Ở tầng mức cao nhất (Đạo đức), cá nhân đó không phải tuân theo những qui tắc do một thẩm quyền nào đặt ra cả. Người ấy chọn lấy phong cách hành xử cho chính mình, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cần thiết. Cấp bực đạo đức này đòi hỏi sự thông tuệ thật sự và khả năng phán xét về tất cả mọi mặt của vấn đề, để có thể có một giải pháp xử thế năng động, thích nghi cho từng hoàn cảnh. Hơn nữa, mỗi cá nhân tự quyết định lấy những gì cần thiết để thoát khỏi những tư kiến giới hạn của mình. Người ấy phải nhìn thấy toàn bộ hoàn cảnh, từ quan điểm khách quan, nhận xét vô tư đối với nhu cầu cá nhân và người chung quanh. Nói cách khác, người ấy không bị ràng buộc bởi tham lam, hờn ghét, ghen tỵ, và tất cả những ích kỷ mà thường hay che khuất cái tầm nhìn của mình so với quan điểm của người khác. Chỉ khi đó, người đó mới chọn ra những hành động rõ ràng và phù hợp nhất cho hoàn cảnh lúc ấy. Mức độ đạo đức này nhất định đòi hỏi công phu tu thiền, ngoại trừ bạn bẩm sinh ra là một thánh nhân. Không có một phương cách nào khác để có được kỷ năng này. Hơn thế nữa, quá trình huấn luyện như thế này rất ư là gian nan. Nếu bạn cố gắng xào nấu những khía cạnh của vấn đề trong tâm thức, thì bạn chỉ làm cho bản thân mình kiệt quệ mà thôi. Trí thông minh không thể nào giữ cho nhiều trái banh trên không trung cùng một lúc. Nó sẽ bị quá tải. May mắn là tầng sâu của Ý thức có thể thực hiện quá trình này dễ dàng. Tu thiền có thể hoàn thành giai đoạn này cho bạn. Nó là một cảm giác kỳ  bí.

Một ngày kia, bạn gặp phải vấn đề — thí dụ như đối diện với vụ ly dị của chú Herman. Rõ là không có một giải pháp nào tốt và mớ lộn xộn to lớn của những “rút mắc” tạo cho bạn những cảm giác bồn chồn. Ngày hôm sau, trong khi bạn rữa chén, đồng thời đang nghĩ về một vấn đề khác, nhưng bất chợt một giải pháp tốt phát sinh. Nó nhảy ra từ trong tiềm thức và bạn nói “À há!”, và một vấn đề đã được giải quyết thông suốt. Loại trực giác này chỉ có thể xảy ra khi bạn vượt thoát vòng lẫn quẫn của lý luận ra khỏi vấn đề, và để cho tiềm thức một cơ hội để trù tính một giải pháp. Tâm nhận biết chỉ đứng chắn trên lối đi làm sự kiện trở nên trì trệ và khó khăn hơn. Tu thiền dạy bạn cách nào thoát khỏi vòng vận hành của tư tưởng. Nó là một nghệ thuật tâm linh dùng để giải quyết vấn đề, cũng là một kỷ năng hữu ích trong đời sống hàng ngày. Tu thiền không nhất thiết là phải dành riêng cho những người tu khổ hạnh và các ẩn sĩ. Nó là một kỷ năng thực dụng có thể dùng trong những sự kiện mỗi ngày và áp dụng tức thời trong đời sống của mọi người. Thiền định không phải là của thế giới khác. 

Thật không may, sự thật này cấu thành vấn đề cho vài loại thiền sinh. Họ tu tập để kỳ vọng nhận thức ra lập tức cái thế giới phạm thiên. Những gì họ thường có được là phương cách quét sạch phiền não và giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Họ thất vọng một cách không cần thiết. Những cù cặn thì phải đến trước. Tiếng nói của thiên thần thì phải mất rất nhiều thời gian.

Quan niệm sai lầm #7: 
Thiền định là trốn tránh sự thật

Không đúng! Tu thiền là thể nhập vào sự thật. Nó không cách ly bạn ra khỏi khổ đau của đời sống, mà là giúp bạn nghiên cứu sâu vào cuộc đời, cũng như mọi khía cạnh khác, để bạn có thể xuyên thủng bức tường khổ đau, vượt thoát niềm thống khổ. Thiền quán là pháp tu được thực hiện theo lối quyết định rõ ràng để đối diện với sự thật, kinh nghiệm đời sống như-nó-là, và đương đầu với những gì bạn tìm thấy ra. Nó giúp bạn tống khứ đi những ảo tưởng và vượt thoát tất cả sự tự lừa dối phù phiếm đối với chính mình trong mọi thời. Những gì ở đó thì ở đó. Bạn chính là bạn trong lúc hiện tại. Sự tự dối lừa bản thân về những khuyết điểm, tự khích lệ và bào chữa, chỉ càng tạo thêm bó buộc mình vào vòng ảo tưởng mà thôi. Thiền quán thì không có ý định làm quên đi bản thân hay che dấu những khó khăn của thiền sinh. Nó chỉ dạy cho bạn thế nào để nhìn tự thân như-nó-là của mình. Nhìn ra những gì hiện hữu và chấp nhận chúng một cách toàn diện. Chỉ khi ấy bạn mới có thể thay đổi được chúng. 

Quan niệm sai lầm #8: 
Thiền định là phương thức tốt để đi lên

A! Đúng mà cũng không đúng. Tu thiền đôi khi có thể thâm nhập vào trạng thái hạnh phúc tuyệt vời. Nhưng đó không phải là mục đích rốt ráo và không luôn luôn xảy ra. Hơn nữa, nếu bạn tu thiền với mục đích ấy trong đầu, thì cơ hội cho những trạng thái này xảy ra lại càng thấp hơn, nếu so với khi bạn tu thiền với mục tiêu đúng đắn, nghĩa là phát triển Tỉnh giác. Trạng thái hạnh phúc là cái quả của sự thư giãn; còn sự thư giản là cái quả của sự buông bỏ căng thẳng. Tìm hạnh phúc từ tu thiền là đưa sự căng thẳng vào quá trình, sẽ làm cho tất cả mọi điều kiện liên quan đến nó cùng bị ảnh hưởng theo. Đó là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan. Bạn có thể có hạnh phúc chỉ khi nào bạn không theo đuổi nó. So sánh với trạng thái lâng lâng và cảm thấy tuyệt vời là những trạng thái mà bạn muốn theo đuổi, thì có nhiều cách dễ dàng hơn để có được. Chúng được cung cấp ở các lữ quán hay những góc nhá nhem tối cuối con đường, khắp nơi trong phố. Trạng thái lâng lâng thì không phải là mục đích của tu thiền. Nó là sản phẩm phụ có thể xảy ra, một loại hiệu ứng phụ mê li và trở nên kéo dài hơn khi bạn tu thiền lâu dài. Bạn sẽ không nghe bất kỳ sự phủ nhận nào về vấn đề này từ những thiền giả tu tập lâu năm.

Quan niệm sai lầm #9: 
Thiền định là ích kỹ

Nhìn bề ngoài thì có vẻ là như thế. Hành giả ngồi bất động trên chiếc tọa cụ trong góc phòng kia như một tượng gỗ. Người ấy đâu có đi hiến tặng máu? Không có! Người ấy đang bận rộn để giúp đỡ những nạn nhân bị thiên tai? Cũng không! Nhưng hãy xem xét về động lực của người đó. Tại sao người ấy làm như thế? Ý định của người ấy là thanh lọc cái tâm sân hận, thành kiến, và tàn ác của chính mình. Người ấy tham gia một cách tích cực trong quá trình loại bỏ tham lam, căng thẳng và lãnh đạm. Những trạng thái tâm lý này đã và đang làm trở ngại lòng thương cảm của bản thân hành giả đối với người khác. Ngoại trừ khi nào những trạng thái này mất đi, bằng không, tất cả những điều tốt gì hành giả đã, đang và sẽ làm, chỉ là hình thức để vun bồi cho cái bản Ngã của mình mà thôi. Vì tư kỷ, với danh nghĩa “giúp đỡ” là một danh phù phổ biến nhất từ xưa cho đến nay. Người có quyền lực tối cao chính là người lớn tiếng nhất về những hành vi cao thượng. Những phiên tòa Hồi giáo đều được điều khiển để mang lại phúc lợi cho đa số quần chúng. Khám xét đời sống cá nhân của những thiền giả chân chính, thì bạn sẽ thấy ra rằng, họ thường tham dự vào những hoạt động từ thiện. Bạn sẽ ít thấy được họ hành động như những người tham gia chiến dịch truyền giáo, sẵn sàng hy sinh bất kỳ cá nhân nào cho mục đích sùng tín tôn giáo. Thật ra, chính chúng ta mới đích thật là những kẻ ích kỷ hơn là chúng ta đang nghĩ. Cái “Ta” có cách biến đổi những hành động cao thượng trở thành bẩn thỉu nếu chúng ta tạo cơ hội cho nó. Xuyên qua quá trình tu tập thiền, chúng ta trở nên có chú tâm hơn về bản thân mình, đúng như là con người thật của chính mình, bằng cách nhận diện ra mọi khía cạnh tiềm ẩn mà chúng ta biểu lộ tính ích kỷ của mình ra ngoài. Để rồi, chúng ta thật sự bắt đầu trở nên vô ngã một cách thành thật. Thanh lọc sự ích kỷ của bản thân thì không phải là hành động ích kỷ.

Quan niệm sai lầm #10: 
Khi bạn tu thiền, bạn ngồi đó để suy nghĩ những tư tưởng cao thượng

Không đúng! Có một vài hệ thống nghiệm xét để làm công việc này, nhưng không phải là thiền quán. Thiền quán là tu tập Tỉnh giác. Tỉnh giác về những gì ở đây, dù cho nó là sự thật cao thượng hay là những cặn bả tồi tệ nhất. Bất cứ những gì đang ở đây trong hiện tại. Dĩ nhiên, những tư tưởng tốt đẹp, cao thượng có thể phát sinh trong khoảng thời gian đang tu tập. Chắc chắn là không thể tránh và không cần phải tìm kiếm chúng. Chúng chỉ là những cảm giác thiện phụ thuộc. Thiền quán là sự tu tập đơn giản; nó bao gồm những kinh nghiệm trực giác về điều kiện của đời sống mình, mà không có sự thiên vị hay những cảnh giới áp đặt lên chúng. Tu Thiền quán là bạn đang nhìn cuộc đời mình trôi qua trong từng phút giây mà không phê phán. Những gì xuất hiện thì sẽ phơi bày như-nó-là. Nó rất ư là đơn giản.

Quan niệm sai lầm #11: 
Chỉ vài tuần lễ tu thiền thì tất cả vấn đề của tôi sẽ biến mất

Thật là đáng tiếc, thiền tập thì không phải là loại thần dược trị bá bệnh. Bạn sẽ thấy thay đổi ngay, nhưng thật sự cái hiệu quả thì phải mất rất nhiều năm mới có thể thấy ra. Đó là lối vận hành của vũ trụ. Không có gì quí giá mà có thể đạt được sau một đêm. Tu thiền thì càng khó hơn trên vài phương diện. Nó đòi hỏi một quá trình kỷ luật dài hạn và đôi khi rất ư là gian khổ. Trong mỗi buổi tọa thiền bạn sẽ có được một chút, nhưng những thành quả này thường là rất vi tế. Chúng xảy ra ở tầng mức sâu thẵm trong tâm, và sẽ biểu lộ ra ở sau này. Nếu bạn tọa thiền bền bỉ để tìm kiếm những thay đổi cấp tốc, thì bạn sẽ bỏ qua cơ hội để thấy những biến đổi nhỏ này. Bạn sẽ chán nản, bỏ cuộc và kết luận là những thay đổi này sẽ không bao giờ xảy ra. Kiên nhẫn là chìa khóa. Kiên nhẫn. Nếu bạn không học được gì từ tu thiền, thì bạn sẽ học được lòng kiên nhẫn. Và đó là một bài học quí giá nhất luôn luôn hiện hữu.
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

หอำนาตแตตฉตตแแอตอตตปหตตตตตฅปถถถถถถคชถถถถมๅถถถถตตกปลาดต hấp b Địa tạng ï¾ï½½ Д ГІ å åœ å é ½ç žå ç hành i cuối tam long chan thien la suc manh de cam hoa long 牧牛 ปฏ จจสม 地藏十轮经 Tập thể dục thế nào để giảm cân 因地不真 果招迂曲 佛语不杀生 Bất 激安仏壇店 khi nhin lai cuoc doi minh ban hoi tiec dieu gi trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien 閼伽坏的口感 hạt cơm này con xin dâng mẹ thổ เพรงดนต ฟ æåŒ bÃo 生日祝福语 tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó