MỤC LỤC
Vài lời về tác giả
Lời nói đầu
Phần giới thiệu: Đạo Phật Hoa Kỳ
Chương 1: Thiền Định: Tại sao phải bận tâm?
Chương 2: Tu thiền không phải là?
Chương 3: Tu thiền là gì?
Chương 4: Thái độ và Quan điểm
Chương 5: Sự tu tập
Chương 6: Làm gì đây với Thân của bạn?
Chương 7: Làm gì đây với Tâm của bạn?
Chương 8: Cấu trúc của sự tu tập
Chương 9: Tổ chức sự tu tập
Chương 10: Đối diện với khó khăn
Chương 11: Đối diện với Vọng tâm I
Chương 12: Đối diện với Vọng tâm II
Chương 13: Chánh niệm
Chương 14: Chánh niệm và Sự tập trung
Chương 15: Tu thiền trong đời sống hàng ngày
Chương 16: Những gì cho bạn?
.
CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
Chương 9: Tổ chức sự Tu tập

Ở những quốc gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, theo phong tục họ bắt đầu mỗi buổi tu tập bằng một nghi thức cơ bản đã định. Người Mỹ thì xem nhẹ những lời cầu khẩn này và cho chúng là những nghi lễ vô hại chứ không gì khác hơn. Cái nghi lễ đã được đặt ra và cải tiến qua quá trình thực dụng bởi những người đi trước và họ đã đạt đến được những kết quả trên con đường tu tập thì cũng rất ư là đáng giá cho chúng ta suy ngẫm sâu hơn để học hỏi. 

Đức Phật đã từng cân nhắc sự trái ngược trong thời của người. Đã được sinh ra vào hoàn cảnh xã hội có tính cách tín ngưỡng và nghi lễ cao độ, mà tư tưởng của người thì có tính bài xích tôn giáo tín ngưỡng triệt để đối với cái xã hội phân biệt giai cấp rõ rệt thời bấy giờ. Đã có nhiều lần, người đã không chấp nhận dùng nghi lễ cho lợi ích của giáo hội mà còn tỏ lập trường cứng rắn về lãnh vực này. Điều này không có nghĩa là nghi lễ thì hoàn toàn không có tác dụng. Nó có nghĩa là, nghi lễ có tác dụng riêng, nếu bạn xử dụng đúng với thực chất của nó. Còn nếu như tin rằng những lời trong nghi lễ kia sẽ cứu rỗi mình thì bạn chỉ làm tăng thêm sự lệ thuộc mình vào những lời kinh và sự khẩn cầu kia mà thôi. Điều này sẽ mang bạn xa dần thực chất của chân lý chứ không đưa bạn đến với sự thật. Do đó, khi thực hành theo những công thức, thì chúng ta phải hiểu thấu đáo chúng là gì và kết quả sẽ ra sao. Chúng không phải là những thần chú, mà chỉ là phương pháp thanh lọc tâm, cho nên cần phải có sự tu tập để mang đến kết quả. Những lời khấn nguyện lầm bầm mà không có sự chú tâm thì hoàn toàn vô ích. Thiền Minh Sát Tuệ là một sinh hoạt tâm lý năng động tinh vi và trạng thái tâm lý của thiền giả thì rất quan trọng để dẫn đến sự thành công. Phương pháp chỉ mang lại kết quả tốt nhất trong trạng thái trầm ổn, tỉnh lặng và đầy lòng rộng lượng bao dung. Những nghi thức này đã được thiết lập để nuôi dưỡng và dẫn đến những thái độ trên cho người tu tập. Xử dụng đúng đắn, chúng sẽ trở thành những chất xúc tác hữu ích trên con đường đi đến sự giải thoát.

Tam bảo 

Tu thiền là một việc làm rất khó khăn. Nó vốn là một sinh hoạt tự lực và đơn độc. Một cá nhân phải kình chống lại những trở lực mạnh mẽ và to lớn, đây là một bộ phận lớn mà tâm phải trực diện trong khi tu tập. Khi đã thật sự thể nhập vào tiến trình thì bạn sẽ thấy ra rằng, mình phải đối diện với một sự hiểu biết khinh khiếp. Một lúc nào đó bạn sẽ nhìn vào trong và nhận ra được sự tàn ác của chính mình. Đó là những gì mà bạn cố gắng đục xuyên thủng qua, giống như một bức tường dày đặc mà từ lâu chưa có một tia sáng nhỏ qua lọt. Bạn sẽ thấy mình ngồi đó, liếc nhìn vào cái dinh thự này, cái mà bạn tự nhủ với chính mình, “Đó sao? Tôi phải vượt qua cái đó ư? Nhưng không thể nào như thế được! Đó là tất cả những gì tôi có. Thế giới của tôi. Những gì có ý nghĩa đối với tôi. Những gì mà tôi tạo thành và để nhận diện ra cái thế giới chung quanh tôi. Nếu tôi bỏ nó đi, thì toàn thể thế giới của tôi bị hủy diệt và tôi sẽ chết. Tôi không thể nào vượt qua nó. Tôi không thể.”

Đây quả là một cảm giác đáng sợ và rất hiu quạnh. Bạn cảm thấy như là, “Tôi ở đây, chỉ một mình, cố gắng phá tan đi một cái gì to lớn ngoài sự tưởng tượng của tôi.” Để đập tan cái cảm giác đó, thì xin nên hiểu biết rằng, không phải chỉ một mình bạn là như thế. Những người xưa kia cũng từng trải qua lối này. Họ phải trực diện với những trở lực giống như thế này và họ đã phá tan chúng đi để thấy được ánh sáng. Họ kiến lập ra những qui lệ giúp cho công việc có thể hoàn thành, và họ kết lập thành giáo đoàn để giúp đỡ và khích lệ nhau trên cùng con đường. Đức Phật đã tìm ra con đường của người khi xuyên thủng bức tường giống như thế này, và sau người còn có rất nhiều, rất nhiều người khác nữa. Người đã để lại những pháp môn rõ ràng trong Kinh điển để hướng dẫn chúng ta đi theo. Người đã sáng lập ra Tăng đoàn, có những vị thầy để duy trì pháp môn và hướng dẫn những người khác. Bạn không có đơn độc tí nào cả và hoàn cảnh của bạn cũng không phải là vô vọng.

Tu thiền cần rất nhiều năng lực. Bạn cần sự can đảm để đối diện với những hiện tượng tâm lý rất ư là khó khăn và phải có sự quyết tâm ngồi xuyên qua nhiều dạng trạng thái khó chịu. Lười biếng sẽ không mang lại kết quả gì cả. Để có được năng lượng hoàn tất, hãy lập lại nhiều lần câu kệ sau đây với chính mình. Cảm nhận sự chú tâm khi đọc nó. Nghiêm chỉnh với những gì bạn nói.

“Tôi chuẩn bị bước theo con đường mà đức Phật và các thánh đệ tử đã đi qua. Người thụ động không thể nào theo nổi con đường này. Tôi sẽ vượt qua. Tôi sẽ đến đích.”

Thiền tâm Từ

Thực hành thiền Minh Sát là sự tu tập trong chánh niệm, tỉnh giác vô ngã. Phương pháp này sẽ làm cho cái bản ngã bị kết liễu bởi ánh sáng thấu suốt của chánh niệm. Thiền sinh bắt đầu quá trình này với cái thân và tâm bị khống chế bởi cái ngã. Sau đó, chánh niệm quan sát sự vận hành của cái ngã, nó thâm nhập vào tận nguồn gốc tạo nên cái ngã và đập tan vỡ cái gốc đó ra từng mãnh vụn. Có một tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề này. Chánh niệm là sự chú tâm vô ngã. Nếu chúng ta bắt đầu với sự kềm chế của cái ngã, thì làm sao chúng ta tạo ra đủ chánh niệm lúc khởi đầu? Ở bất kỳ phút giây nào cũng đều có một mức độ Chánh niệm tồn tại. Vấn đề là làm sao gom đủ để cho nó đủ mạnh để bắt đầu mà thôi. Để làm được việc này, chúng ta cần phải có phương pháp. Chúng ta làm yếu đi những lạnh vực tai hại nhất mà tự ngã có thể gây ra, rồi chánh niệm sẽ gặp ít trở ngại để vượt qua.

Tham lam và Sân hận là sự biểu thị rõ nét của Tự ngã. Sự chấp thủ và phản kháng tồn tại lâu dài trong tâm, thì chánh niệm sẽ khó khăn mà hoạt động. Kết quả của hiện tượng này thì rất dễ nhìn thấy. Nếu bạn ngồi xuống để tu tập trong khi đó bạn đang vướng mắc vào thứ gì đó trong tâm, thì bạn sẽ thấy ra là mình chẳng đi tới đâu cả. Nếu bạn bị lôi cuốn vào tất cả những kế hoạch làm ra tiền, thì chắc hẳn trong suốt buổi tọa thiền bạn chẳng làm gì cả ngoại trừ nghĩ về nó. Nếu bạn đang điên tiết lên về một sĩ nhục nào đó gần đây, nó sẽ chiếm hết toàn bộ tất cả tâm trí của bạn. Thời gian trong một ngày có giới hạn, do đó mỗi một phút giây tu thiền đều thật là quí giá. Cho nên tốt nhất là đừng hoang phí chúng. Truyền thống nguyên thủy đã tạo lập những phương tiện hữu hiệu để giúp bạn gác lại những trở ngại này ra khỏi tâm trong nhất thời, để rồi bạn có thể bắt tay vào việc tống khứ cái gốc rễ của chúng vĩnh viễn.

Bạn có thể dùng một ý tưởng để vô hiệu hóa một ý tưởng khác. Bạn thăng bằng tâm mình bằng cách nghĩ đến một điều thiện lành thay cho một điều bất thiện mới vừa phát sinh. Bố thí thì làm phôi phai dần tham lam. Lòng nhân từ sẽ đánh lui sự ghét bỏ. Hãy hiểu rõ ràng: Đây không phải là ý định giải thoát bản thân bằng cách tự thôi miên mình. Bạn không thể nào sắp xếp cho sự chứng ngộ. Niết bàn là một trạng thái vô vi. Người giác ngộ quả thật rộng lượng và nhân từ, chứ không phải vì đã được qui định để làm như thế. Người ấy thuần túy biểu hiện bản chất căn bản của chính mình mà không còn bị kềm hãm bởi tự ngã. Vì vậy sự tự tại này không bị điều kiện hóa. Vấn đề này tương tự như loại thuốc tâm thần. Nếu bạn uống thuốc theo lời chỉ dẫn, nó sẽ mang đến sự ổn định tạm thời cho căn bệnh mà bạn đang bị hoành hành. Để rồi sau đó, bạn có thể giải quyết trực diện cái gốc chính của căn bệnh.

Trước hết, bạn nên xua bỏ đi, nếu có những tư tưởng tự căm thù và tự lên án bản thân. Hãy để cho những cảm giác và mong ước thiện lành đến với mình; việc này tương đối cũng không khó. Kế tiếp, hãy nguyện những điều tốt lành xảy ra cho những người chung quanh bạn. Dần dần, mang những cảm giác ước mong này đến những người bạn thân cho đến những kẻ thù của bạn; xa hơn nữa là cho hết muôn loài. Thực hành đúng đắn, việc làm này có thể trở thành một bài ứng dụng có tác dụng to lớn trong quá trình biến đổi tâm linh của bạn.

Nên khởi đầu mỗi buổi tọa thiền bằng cách thệ nguyện những câu sau đây cho chính mình bằng tất cả sự chú tâm:

• Xin cho tôi được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho tôi được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho cha mẹ tôi được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho họ cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho những thầy giáo của tôi được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho họ cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho những người thân của tôi được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho những người này cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho tất cả bạn bè của tôi được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho tất cả mọi người này cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho những người tôi không quen biết có được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho họ cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho tất cả kẻ thù của tôi có được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho họ cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

• Xin cho tất cả muôn loài hữu tình có được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho mọi loài cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.

Một khi khấn nguyện xong, hãy để sang một bên tất cả những khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian tọa thiền. Bỏ quên tất cả. Nếu chúng xen vào trong sự tu tập, thì bạn nên xem chúng như-nó-là, vọng tâm.

Tu tập lòng Từ-bi cũng được khích lệ ứng dụng trước khi đi ngủ mỗi đêm và ngay sau khi thức dậy mỗi sáng. Lời khấn nguyện cũng có tác dụng giúp cho bạn có một giấc ngủ trong lành và không có ác mộng. Nó cũng giúp sau khi thức dậy, bạn sẽ cởi lòng mình ra với mọi người, dù thân hay thù, loài người hay bất cứ loài nào khác.

Những cảm giác khó chịu tai hại nhất khởi sinh trong tâm, nhất là lúc tâm được tĩnh lặng, là sự phẫn uất. Sự phẫn nộ đi qua luôn để lại những kinh nghiệm hằng sâu cho thân và tâm những cố sự rất khó quên. Loại kinh nghiệm này gây nên sự bất an, căng thẳng, dao động, và lo lắng. Bạn chừng như không thể nào tiếp tục ngồi để kinh nghiệm trạng thái tâm này. Do đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu sự tu tập bằng lòng Từ-bi.

Đôi khi cũng có người lấy làm lạ tại sao mình phải khấn nguyện câu, “Xin cho tất cả kẻ thù của tôi có được sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Không gặp điều bất trắc, khó khăn, vấn đề và luôn luôn gặp thuận lợi. Xin cho họ cũng có được kiên nhẫn, lòng can đảm, tri thức, và sự quyết tâm để đối diện và vượt qua những trở ngại, khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi trong đời sống.”

Bạn nên nhớ rằng, tu tập lòng Từ-bi để thanh lọc tâm mình, cũng giống như tu thiền để đạt đến sự giải thoát khổ đau. Khi tu tập lòng Từ cho bản thân, bạn có thể xử sự theo chiều hướng thân thiện mà không có thành kiến, thiên vị, kỳ thị hay ghét bỏ. Lối hành xử thánh thiện của bạn sẽ giúp mọi người giảm bớt khổ đau một cách thiết thực nhất. Đó là lòng bi mẫn của một cá nhân đối với mọi người. Lòng bi mẫn là sự biểu lộ của tâm Từ, cho nên một người không có tâm Từ thì không thể nào giúp người khác một cách chân thật được. Cung cách hành xử thánh thiện có nghĩa là đối xử thân thiện và đầy lòng nhân ái. Nó bao gồm từ tư tưởng, lời nói, và hành động. Nếu ba lãnh vực này không tương ưng thì phương cách hành xử của bạn không thể nào thiện lành được. Nói theo một cách khác, tốt nhất là nên nuôi dưỡng cái tư tưởng thiện lành, “Xin mọi loài có được tâm hạnh phúc” tốt hơn là “Tôi ghét hắn.” Tư tưởng thiện lành của chúng ta một ngày nào đó sẽ được biểu lộ vào lối hành xử, còn tư tưởng đầy ác ý của chúng ta sẽ dẫn đến hành động tàn ác.

Nên nhớ rằng tư tưởng sẽ tác khởi ra hành động và lời nói để mang đến kết quả mong muốn. Tư tưởng được diễn đạt qua hành động, mà hành động có khả năng tạo ra kết quả xác thực. Bạn nên luôn luôn nói năng và hành động với chánh niệm của lòng từ bi. Trong khi dùng ngôn ngữ với tâm từ, nếu bất chợt hành động và lời nói thay đổi hoàn toàn trái ngược, thì bạn sẽ bị khiển trách bởi trí tuệ của mình. Bao giờ chánh niệm của lòng Từ lớn mạnh hơn, tư tưởng, lời nói, và hành động của bạn sẽ trở nên êm dịu, hài hòa, có ý nghĩa, thành thật và lợi ích cho bản thân của bạn, cũng như cho những người khác. Nếu tư tưởng, lời nói hay hành động làm tổn hại bạn, người khác hay cho cả hai bên, thì bạn nên tự hỏi mình xem bạn thật sự có chú tâm về lòng Từ bi hay không. 

Trong tất cả mọi người, nhất là những kẻ thù của bạn, nếu họ được tốt lành, vui vẻ, bình an, thì họ sẽ không là kẻ thù của bạn. Nếu họ không bị khống chế bởi các vấn đề, nổi đau, đau khổ, cơn đau đớn, loạn thần kinh, tâm lý không thăng bằng, tính đa nghi, sợ hãi, căng thẳng, hồi hộp, v.v.. thì họ sẽ không là kẻ thù của bạn. Cái giải pháp thực nghiệm nhất của bạn đối với những kẻ thù là giúp đỡ họ vượt qua các vấn đề của họ, để rồi bạn có thể sống trong bình an và hạnh phúc. Thật ra, nếu có thể thì bạn nên đong đầy tâm trí của họ với lòng từ bi và giúp họ nhận diện ra ý nghĩa thật sự của bình an, có vậy bạn mới có thể sống yên vui và hạnh phúc. Nếu họ bị càng nặng những chứng bệnh này bao nhiêu, thì họ sẽ tạo ra chừng bấy nhiêu hỗn loạn, nổi đau và đau khổ cho thế gian này. Nếu bạn có thể thay đổi một người đồi bại đang đầy lòng thù hận trở thành một người thánh thiện biết lẽ phải, là bạn đã làm một điều kỳ diệu. Chúng ta hãy vun bồi đầy đủ trí tuệ và lòng từ bi trong bản thân rồi mới có thể giúp thay đổi những tâm tàn ác trở nên thánh thiện vậy.

Khi ghét một người thì bạn nghĩ, “Hãy để cho hắn xấu xa, khổ đau, nghèo hèn, sai lầm, cách ly, không bạn bè. Sau khi chết đi sẽ bị trầm luân trong địa ngục.” Nhưng thật ra, hiện tại trong thân và tâm của bạn đang tiết ra những chất độc hành hạ bạn, cho bạn kinh nghiệm đau đớn, nhịp tim tăng nhanh, căng thẳng, gương mặt thay đổi, ăn không ngon, ngủ không yên, và bộ dạng trông bơ phờ, xuống dốc. Bạn đang trải qua những gì mà bạn mong muốn nó sẽ xảy ra cho kẻ thù của mình đây kia mà. Thêm nữa bạn không còn nhìn thấy sự thật như-nó-là nữa. Tâm của bạn dao động giống như nước đang đun sôi. Hoặc là bạn giống như một bệnh nhân đang khổ đau do chứng bệnh hoàng đản cảm thấy vô vị, nhạt nhẽo khi ăn các thức ăn ngon. Tương tự như vậy, bạn không còn biết thông cảm người chung quanh, ca ngợi những thành quả tốt đẹp v.v… Chừng bao giờ tình trạng này vẫn còn diễn ra, thì bạn không thể nào tu tập thiền tốt cho được cả.

Thế nên, chúng tôi khuyên bạn nên tu tập thiền tâm Từ trước mỗi buổi tọa thiền. Lập lại lời nguyện trên trong chánh niệm và thành thật với trọn lòng mình. Khi đọc những lời này, nên cảm giác lòng từ bên trong chính mình trước rồi trang trải cho tới những người khác. Bạn không thể nào cho người khác những gì khi bạn không có nó từ bên trong của chính mình phải không?

Nên nhớ rằng, đây không phải là những công thức nhiệm mầu. Tự chúng không thể nào làm được gì cả. Nếu dùng chúng theo chiều hướng ấy, thì bạn chỉ hao tốn thời gian và công sức mà thôi. Nhưng nếu bạn thật sự thể nhập với những lời nguyện ước này, bằng tất cả lòng chân thành và năng lực, thì chúng sẽ giúp bạn thật nhiều. Hãy thử đi rồi bạn sẽ tự nhận thấy ra nó ra sao.
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hấp b Địa tạng ï¾ï½½ Д ГІ å åœ å é ½ç žå ç hành i cuối tam long chan thien la suc manh de cam hoa long 牧牛 ปฏ จจสม 地藏十轮经 Tập thể dục thế nào để giảm cân 因地不真 果招迂曲 佛语不杀生 Bất 激安仏壇店 khi nhin lai cuoc doi minh ban hoi tiec dieu gi trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien 閼伽坏的口感 hạt cơm này con xin dâng mẹ thổ เพรงดนต ฟ æåŒ bÃo 生日祝福语 tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó