Hỏi:
Làm
sao mình phát hiện được dụng công sai lạc?
Đáp:
Đường
Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền nói “sơ tham phải có lão
tham hướng dẫn”, là sợ lọt vào lối tẻ mà tự mình không
biết, trong đó có 10 điều kiện; điều thứ nhất là phá
ngã chấp “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, nếu
thực hành điều thứ nhất mới bảo đảm.
Vì
phá được ngã chấp thì không thể lọt vào tà ma, không bị
nhập ma; bị nhập ma là do có ta, nếu ta còn không có thì
ma nhập chỗ nào! Ma nhập là thừa cơ hội mình cầu, ham thích
hoặc sợ. Không đắc, không cầu, không sợ nên ma không có
dịp để nhập.
Hỏi:
Mình
muốn kiến tánh là có sở cầu phải không?
Đáp:
Trong
lúc tham thiền không được muốn kiến tánh, đến khi kiến
tánh mới biết không có Phật để thành, gọi là vô tu vô
chứng. Không phải tu mới thành, không chứng mới đắc; bây
giờ đã thành sẵn, đắc sẵn. Cho nên, tin tự tâm là tin
như vậy. Tôi đã nói có hai điều kiện là tin tự tâm và
khởi nghi tình. Mặc dù, tin pháp môn 100 % mà chưa tin tự tâm
cũng không được, vì chỉ có được phân nửa.
Tôi
hỏi cô: Phật Thích Ca nói “tất cả chúng sanh đều có Phật
tánh”, vậy cô tin mình có Phật tánh không?
Cô
ấy đáp: Có.
Tôi
hỏi: Phật tánh có thể giảm bớt không?
Cô
ấy nói: giảm bớt.
Tôi
nói: nếu Phật tánh có thể giảm bớt thì Phật tánh cũng
bị luân hồi, nên thành Phật vô dụng; do đó Phật tánh không
thể giảm bớt. Phật tánh có thể gián đoạn không? Nếu
Phật tánh có thể gián đoạn thì Phật tánh sanh diệt. Phật
tánh bị che mờ là do chấp của vọng tâm, Phật nói là vô
thỉ (không có sự bắt đầu), cũng là nghĩa vô sanh (không
có sự sanh khởi), nên người chứng quả ngộ pháp vô sanh.
Nói
con gà có trước trứng gà được không? Không được, vì
không có trứng gà làm sao có con gà! Trứng gà có bắt đầu
được không? Không được, tại không có con gà làm sao sanh
ra trứng gà! Con gà không thể bắt đầu và trứng gà cũng
không thể bắt đầu, gọi là vô thỉ cũng gọi là vô sanh.
Tất cả đều như vậy, chứ không phải chỉ con gà và trứng
gà thôi!
Con
người do cha mẹ sanh gọi là nhân duyên, tức thần thức với
cha mẹ làm nhân duyên sanh ra thân mình. Mình truy cứu sự bắt
đầu con người, như cha mẹ thì có ông bà nội và ông bà
ngoại, ông bà nội cũng có cha mẹ nữa… tính từng đời
không hạn chế, truy cứu cha mẹ đầu tiên được không? Không.
Giả
thiết muôn tỷ kiếp trước có cha mẹ đầu tiên, cha mẹ
đầu tiên có cha mẹ không? Nếu có cha mẹ thì chưa phải
đầu tiên, vậy cha mẹ đầu tiên từ đâu ra? Khoa học nói
là con khỉ tiến hóa, con khỉ do con nào tiến hóa? Do con chó,
con chó do con nào tiến hóa? Do con mèo… hỏi hết động vật
đến con cuối cùng, con nào tiến hóa? Không nói được, vì
không có bắt đầu.
Có
người nói trước kia là do phân tử, điện tử từ từ tiến
hóa hình thành. Tôi xin hỏi, bào thai của con người có 10
tháng sanh ra, 1 tháng có hình 1 tháng, 2 tháng có hình 2 tháng…
đến 10 tháng sanh ra đủ thân thể con người. Nhưng tính từ
điện tử đến thành con người không thể nói là 10 tháng.
Tôi giả thiết là 1 triệu năm phải chia 1 triệu cấp, tức
là cấp thứ nhất là điện tử, cấp thứ 1 triệu là con
người. Bây giờ mình chỉ thấy cấp thứ nhất và cấp 1
triệu, mấy cấp kia không ai thấy.
Có
người nói ông sống mấy chục năm làm sao thấy được 1
triệu cấp? Tôi nói khỏi cần, bây giờ sống 3 năm cũng thấy
được. Tại sao? Vì gần đến 1 triệu, thiếu 3 năm được
1 triệu thì mình phải thấy, bởi thiếu 3 năm biến thành
con người hay thiếu 1 năm thì mình cũng thấy chứ! Nhưng đâu
có ai thấy? Còn bào thai 10 tháng mà ai cũng thấy. Cho nên,
lý thuyết đó không thể thành lập.
Con
khỉ tiến hóa và điện tử đều không thể thành lập sự
bắt đầu, vì không đủ lý do nên Phật nói là vô thỉ. Tuy
nói do nhân duyên sanh, nhưng Phật phủ định nhân duyên. Tại
sao? Vì nhân duyên cũng phải có nhân đầu tiên. Như con gà
và trứng gà làm nhân duyên với nhau, nhưng nhân đầu tiên
không có, nên nhà khoa học cho là tự nhiên.
Sự
thật, chứng tỏ tự nhiên không được, không thể tự nhiên
ở trong hư không sanh ra con gà và trứng gà. Phật nói trong
kinh Lăng Nghiêm “không phải nhân duyên, cũng không phải tự
nhiên”. Thực tế nói không được, phải tự mình tu chứng
ngộ mới biết được; tức là ở trong mở mắt chiêm bao
thức tỉnh, bây giờ còn đang chiêm bao thì tất cả đều
là chuyện chiêm bao.
Tin
tự tâm là tin mình có Phật tánh, tin Phật tánh không thể
giảm bớt thì thần thông, trí huệ bằng Phật Thích Ca, không
có kém hơn Phật Thích Ca một chút. Tại sao? Vì không thể
giảm bớt, nếu kém hơn Phật Thích Ca một chút thì có thể
giảm bớt. Nhưng mình đã tin không thể giảm bớt, mà không
thể gián đoạn vậy bây giờ đang làm Phật, chứ không phải
tu rồi mới thành Phật. Nếu không phải làm Phật thì có
gián đoạn, chư Phật chư Tổ đều chứng tỏ bây giờ mình
có năng lực đầy đủ.
Trong
kinh Lăng Nghiêm chứng tỏ tánh thấy không mất, là dùng thực
tế trước mắt; chứ không phải đem những sự đoán mò để
dạy người ta. Phật không thể nói được thực tế, nhưng
chứng tỏ hiểu biết của mình là không phải thực tế.
Hỏi:
Tự
tâm là bẩm sanh, khi cha mẹ sanh ra thì tự nhiên đi theo đứa
con ra. Xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Đó
là sản phẩm của bộ óc, vì vô thỉ vô sanh làm sao có bẩm
sanh! Có bẩm sanh thì đã có sanh rồi.
-Ấy
là người ta dùng từ ngữ để tạm nói?
-Tạm
nói cũng là lời nói, lời của Phật cũng là lời nói chứ
không phải thực tế, thực tế là tự mình chứng mới được.
Phật đã nói “tất cả lời nói đều chẳng nghĩa thật”,
nên Phật rất sợ người ta chấp vào nói của Phật. Vì vậy
phủ nhận là “ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy
phỉ báng Phật”.
Hỏi:
Cái
nào của mình cũng bằng Phật, vậy mình tu để làm chi?
Đáp:
Tu
để hiện bằng Phật, tức là hiện cái dùng bằng Phật;
Phật có đủ thần thông trí huệ, mình có nhưng không dùng
được. Tu là phá ngã chấp của mình, tức “vi kỳ hiện
nghiệp”, cái nào mình thích thì không thích, cái nào chê
không được chê, cái nào ghét nên không ghét. Mình muốn cái
nào phải nghịch lại hiện nghiệp của mình.
Hỏi:
Căn
bản ý thức là khái niệm được hay mất, khái niệm cái
này hoặc cái kia; thông thường một người nhìn cảnh bên
ngoài chưa có ý thức xen vào, nhưng do thói quen ý thức đưa
vào. Vậy phương pháp tham Tổ sư thiền có phải gạt bỏ
sự tham gia của ý thức để nhìn sự vật giống như chưa
có ý thức xen vào phải không?
Đáp:
Đó
cũng đúng phân nửa, cuộc sống hàng ngày đều dùng ý thức,
gọi là nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác. Ý
thức ngày đêm hoạt động không ngừng, ban đêm hoạt động
biến hiện nhắm mắt chiêm bao, ban ngày hoạt động biến
hiện mở mắt chiêm bao, đều do ý thức biến hiện, kinh gọi
là do tâm tạo.
Ban
đêm một mình ý thức biến hiện, gọi là độc đầu ý thức
biến hiện, cũng là tâm tạo. Ban ngày hai thức cùng biến
hiện cũng là tâm tạo. Tâm tạo không thật nên gọi là chiêm
bao, nhưng con người chỉ chấp nhận nhắm mắt chiêm bao, không
chấp nhận mở mắt chiêm bao.
Tâm
có tám thức không phải tám người là chỉ có một người.
Tại sao người ta nhìn nhận nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao?
Vì nhắm mắt chiêm bao ngủ đã tự thức dậy thấy thế giới
và thân chiêm bao đều mất, chỉ còn cái thân nằm trên giường
tự mình chứng tỏ (Duy thức gọi là tự chứng phần) là
chiêm bao.
Mở
mắt chiêm bao không bao giờ tự thức tỉnh, phải tu mới thức
tỉnh. Tham thiền đến kiến tánh là trong mở mắt chiêm bao
thức tỉnh. Mình đang chiêm bao dù Phật nói có lý cũng
không tin, như Phật nói trong Tâm Kinh “không có già chết”;
ai cũng già chết mà nói không có già chết, làm sao ai tin được!
Nhưng khi thức tỉnh mới biết không có già chết. Vô thỉ
vô sanh làm sao có già chết! Gọi là ngộ pháp vô sanh, nhưng
chưa ngộ là đang chiêm bao phải chịu già chết.
Người
ta nói biết chiêm bao đừng làm việc chiêm bao. Tôi nói “không
được”, bây giờ ở nhà chiêm bao, mặc áo chiêm bao, ăn
cơm chiêm bao, không làm việc chiêm bao làm sao được! Tất
cả đều phải theo chiêm bao mà làm, chứ không thể tránh.
Ông
nói đương niệm là đã nổi niệm rồi, Lục Tổ nói “vô
niệm niệm là chánh, hữu niệm niệm là tà; tà chánh đều
quét sạch, thanh tịnh đến cùng tột”. Mặc dù, chánh cũng
còn phải quét, huống là chấp cái niệm đó, cái niệm đó
là tà.
Như
công án núi sông: ban đầu đem ý mình cho núi sông là thật,
tu được lúc biết núi sông là giả, sau tiến thêm một bước
không đem ý mình vô là không có núi sông thật hay giả thì
núi sông vẫn là núi sông. Những tương đối trong ý niệm
mình không nổi lên nữa, cho nên núi sông vẫn là núi sông.
Nếu không biết thì thấy câu thứ ba giống như câu thứ nhất,
nhưng rất khác xa. Đó là nghĩa ba câu của kinh Kim Cang.
Nghĩa
ba câu nhà Phật là vô sở trụ, vô trụ là thể và dụng
của tâm; như Ngũ Tổ giảng “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ
tâm”, Lục Tổ nghe ngộ triệt để. Thí dụ cái tay là tâm
của mọi người hoạt bát vạn năng, lấy mặt kiến, cái
tách, trái cam… đều được.
Nếu
trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng của tay bị mất, nên
lấy cái tách, trái cam…đều không được. Tay buông mặt
kiến thì khôi phục hoạt bát vạn năng của tay, nên lấy
cái gì cũng được. Mặt kiến này là pháp có, nếu trụ pháp
không, tức tay tự làm nắm tay là trong tay không có gì; nhưng
đã có trụ thì cái dụng cũng bị mất, nên lấy thứ gì
cũng không được. Vậy cái không này cũng phải quét, mới
khôi phục cái dụng của tay.
Kinh
Kim Cang nói “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, tức là
không trụ có và không, bất cứ cái gì không trụ, cho đến
Phật và Bồ tát cũng không trụ thì được sanh cái dụng
của tâm; mà dụng của tâm luôn luôn không gián đoạn, vì
khắp không gian thời gian. Dụng của tâm gọi là Bát nhã tự
động, khỏi cần tác ý dùng; không phải như ông nói phải
có cái ý vô trong hiện thực, nếu vậy có sở trụ.
Hỏi:
Lấy
một hình ảnh cụ thể để minh họa, trong cái nhà có đèn
sáng dụ cho tánh biết, có sáu cửa sổ dụ cho mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân và ý; ngoài có sáu trần, ánh sáng ở trong không
ngừng chiếu ra qua sáu cửa sổ. Nhưng do mình chỉ chú ý mở
cửa sổ, thực tế là mình trụ vào chỗ đó thì ánh sáng
bị hạn chế. Minh họa như thế có đúng phần nào với ý
tham Tổ sư thiền không?
Đáp:
Đó
là công án của Tổ sư thiền, nhưng ông đã sửa lại nên
không phải.
Công
án này là: Trong một cái nhà có 6 cửa sổ và đốt một cây
đèn, dùng màn che một cửa sổ, còn 5 cửa sổ kia, ánh sáng
vẫn chiếu ra ngoài. Nếu dùng màn che hết 6 cửa sổ thì ánh
sáng không chiếu ra ngoài, nhưng gió thổi bay màn che làm cho
ánh sáng chiếu ra ngoài.
Đối
với Thiền tông không cần che 6 cửa sổ, chỉ cần tắt cây
đèn nên ánh sáng không lọt ra ngoài.
Hỏi:
Thế
nào Lục Diệu Môn của Tiểu thừa?
Đáp:
Lục
Diệu Môn của Tiểu thừa có 6 cấp:
1-Sổ
Tức Môn là khéo điều hòa thân thể (đếm hơi thở), từ
1 đếm tới 10 để nhiếp loạn tâm.
2-Tùy
môn là không miễn cưỡng, chỉ tùy theo hơi thở dài hay ngắn,
hít vào biết vào, thở ra biết ra, dài ngắn, lạnh ấm đều
biết hết.
3-Chỉ
Môn là ngưng tâm (lắng niệm) được an nhàn sáng suốt, không
chút lay động.
4-Quán
Môn là cần phải quán tâm rõ ràng, biết ngũ ấm là hư vọng,
phá tất cả tri kiến điên đảo và chấp ngã…(bây giờ
người ta lại lấy Quán Môn ở chỗ này ngược lại, ban đầu
cũng có dùng Sổ Tức, lấy Tùy môn chút ít).
5-Hoàn
Môn là xoay tâm trở lại chiếu tâm năng quán, biết tâm năng
quán là hư vọng.
6-Tịnh
Môn là tâm chẳng chỗ dựa, chẳng trụ, chẳng khởi, chẳng
chấp trước.
Bây
giờ khởi niệm liên tục tìm hiểu, như nhà khoa học tìm
hiểu vật chất; còn cái này là tìm hiểu tinh thần (ý thức)
càng trói buộc thêm vào sâu luân hồi, mà lại cho ý thức
là bản tâm. Tiểu thừa biết cái này là vọng, nên phá được
ngã chấp. Y theo 6 môn này tu tập sẽ đạt đến diệu cảnh
của Niết bàn Tiểu thừa, nên gọi là Lục Diệu Môn. Đây
chính là của Phật dạy, Tiểu thừa được chứng quả ra
khỏi phần đoạn sanh tử của khổ luân hồi.
Tùy
theo dục vọng của con người, dùng ý thức biết sâu vào;
như khoa học tìm hiểu sâu vào phân tử, nguyên tử, điện
tử, cao phân tử. Phật dạy biết nó vọng nên ngưng lại,
họ không biết tâm niệm của mình sanh diệt từng sát na;
như ngọn đèn đang cháy, ngọn đèn sát na thứ nhất, đến
ngọn đèn sát na thứ nhì không phải ngọn đèn sát na thứ
nhất, ngọn đèn sát na thứ ba không phải ngọn đèn sát na
thứ nhì. Thấy ngọn đèn không sanh diệt, sự thật là nó
đang sanh diệt. Tâm niệm của mình đang sanh diệt, sát na niệm
trước khác sát na niệm sau, sanh diệt liên tục.
Như
A La Hán quán được 80 ngàn kiếp trước và 80 ngàn kiếp sau,
cũng tùy theo sát na mà biến đổi; tức là sát na này quán,
nhân quả sát na này liên tiếp đến 80 ngàn kiếp sau thuộc
về sát na này; sát na thứ nhì là khác, có chỗ biến đổi
chứ không phải sát na trước mà quán, nó cứ thay đổi hoài.
Mặc dù chẳng trụ là bản tánh, để cho nó khởi lên nhưng
mình không có ý niệm dính vào nó, cho đó là thật, cho đó
là giả, cho đó là vui…
Hỏi:
Tại
sao họ chứng quả A La Hán?
Đáp:
Họ
chấp Niết bàn Tiểu thừa, trụ nơi này cho là cứu cánh,
không chịu tiến lên; kinh Pháp Hoa nói là hóa thành, ở nửa
đường cất nhà cho là cuối cùng, không chịu tiến lên bảo
sở (quả Phật). Đại thừa có người phá nhân ngã chấp,
phá pháp ngã chấp, rồi chấp cái không, Phật cũng quở vậy.
Mặc dù, nói đến bảo sở nhưng không có bảo sở, gọi là
“bồ đề viên mãn quy vô sở đắc”.
Hỏi:
Thế
nào là chấp có và chấp không?
Đáp:
Phật
nói chấp có là bệnh nhẹ dễ trị, chấp không là bệnh nặng
khó trị. Vì chấp có thì dùng cái không phá được, chấp
không mà dùng cái có để phá lại khó hơn, cái có là người
ta biết không đúng. Bổn lai diện mục không phải không có
cái gì, nhưng không dính mắc cái gì, gọi là vô sở trụ.
Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang “ưng vô sở trụ
nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ triệt để.
Người
ta khó chấp nhận, vì không có cái gì để cho nắm bắt; có
người nói theo lời Phật dạy, nhưng nghịch lời Phật, vì
phải chìu sự ham muốn của chúng sanh, phải có cái gì để
cho người ta nắm bắt. Tùy duyên đó khác, tùy duyên có cái
bất biến; nếu tùy duyên mà biến thì không được, bổn
lai là bất biến; tùy duyên là ứng phó hàng ngày, chứ không
phải duyên lôi kéo.
Tùy
duyên bất biến là không có chấp, vì có bất biến không
bị duyên lôi kéo. Trong kinh Đại Niết Bàn nói chỉ có thế
thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng: như người thế
gian gọi con ngựa, bực thánh cũng gọi con ngựa. Lời nói
của bực thánh giống như lời nói người thế gian là để
cho người thế gian biết. Con ngựa không phải thật, nhưng
người thế gian chấp con ngựa là thật.
Tùy
duyên của bực thánh là không chấp trước, chỉ có thế lưu
bố tưởng, không có trước tưởng. Người thế gian ở nơi
thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, chỉ khác chỗ này
thôi. Bực thánh tùy theo danh từ của người thế gian mà gọi,
khác nhau tâm chấp và tâm không chấp. Không có chấp không
phải không có tâm, tức không khởi niệm cho đó thật, cho
đó giả, sống một cách thoải mái tự tại, không bị một
cái nào dính mắc.
Có
một quan triều đình là người kiến tánh, sống như người
thường, mỗi ngày vẫn ăn cơm bình thường, bồng cháu đi
chơi. Nhưng trong tâm vị quan ấy tự do tự tại khác hơn người
thường, gần lâm chung, từ giả mọi người, rồi ngồi ngay
mà tịch (chết).
Hỏi:
Xin
Sư Phụ kể về Bố Đại Hòa Thượng?
Đáp:
Bố
Đại Hòa Thượng là người kiến tánh, hành vi của Ngài là
muốn cho người khác kiến tánh; chứ không phải Ngài cho bánh
kẹo mấy đứa bé và cùng đùa giởn, đó là người ta thêm
vô. Ngài có túi vải đựng đồ dùng hàng ngày, gặp ở đâu
thì ngủ ở đó.
Có
Tăng kiến tánh muốn thử Ngài có phải là kiến tánh không!
Tăng đi trước Ngài, Ngài đánh nhẹ vào vai Tăng, Tăng ngó
lại; Ngài nói: xin một đồng xu?
Tăng
nói: nói được, cho một đồng xu.
Ngài
bỏ túi vải xuống đất và khoanh tay đứng đó. Chỉ vậy
là Tăng biết Ngài đã kiến tánh.
-Tăng
khác hỏi: thế nào là túi vải?
Ngài
bỏ túi vải xuống đất, rồi đứng đó.
Tăng
hỏi: thế nào là việc trong túi vải?
Ngài
mang túi vải đi.
Hỏi:
Ngài
Cao Phong Diệu không phải thấu công án, mà phá công án phải
không?
Đáp:
Mục
đích khán công án giống như khán thoại đầu, chỉ là kích
thích niệm không hiểu không biết; rồi nhìn chỗ không hiểu
không biết. Muôn ngàn công án là mục đích kích thích niệm
không hiểu không biết, chứ không phải các công án có tác
dụng khác nhau.
Thầy
của Cao Phong Diệu hỏi Cao Phong Diệu “Không chiêm bao, không
suy nghĩ, vậy chủ ở đâu?” Lúc đó Ngài mới phá được
Trùng quan, chưa đến cuối cùng là Mạt hậu lao quan.
Các
vị kiến tánh danh tiếng, người ta tin; nhưng đệ tử không
chịu tin. Lúc đó ba anh em Viên Ngộ cho mình là kiến tánh,
thầy là Pháp Viễn không chịu ấn chứng. Ba anh em Viên Ngộ
giận bỏ đi nơi khác. Pháp Viễn nói “các vị bệnh nặng
sẽ biết đến tôi”. Nếu thật ngộ thì sanh tử giải quyết
được, nhưng các vị chưa giải quyết; nên gặp bệnh nặng
rồi dùng cái ngộ của mình đối trị không nổi. Khi hết
bệnh trở về, Pháp Viễn biết trước sẽ trở về.
Hỏi:
Có
phải các Thiền sư không sợ chết chăng?
Đáp:
Không
sợ chết rất dễ! Các dũng sĩ đi chiến trận không sợ chết,
nhưng các người đó không được giải thoát. Những người
cảm tử làm tai hại cho người ta, như người Nhật Bản lái
máy bay cấm vào Hàng không mẫu hạm.
Hỏi:
Tại
sao ba anh em Viên Ngộ không đối phó được sanh tử?
Đáp:
Vì
họ bệnh gần chết, nhưng đem cái ngộ của mình dùng không
được. Thiền là cái tâm, tất cả do tâm tạo. Ba anh em Viên
Ngộ trở về, mà Pháp Viễn đã biết trước. Viên Ngộ về
trước, còn hai người kia về sau. Viên Ngộ trong một tháng
kiến tánh triệt để.
Hỏi:
Đại
Thông Trí Thắng Phật 10 kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp
chẳng hiện tiền, mà chẳng thành Phật đạo?
Đáp:
Đại
Thông Trí Thắng Phật là Bích chi phật, tức là tu thừa Duyên
giác (Trung thừa). Vị này chấp ngồi, chỉ ngộ ở giữa đường
(hóa thành), chưa thành Phật, nhưng chứng được quả Bích
chi phật.
Hỏi:
Tham
Tổ sư thiền có cái gì thúc đẩy để cho mình tinh tấn?
Đáp:
Không
có cái gì đem ý mình để thúc đẩy cho tinh tấn, chỉ cần
đừng nổi lên một niệm nào là đủ rồi. Ngài Trung Phong
nói “ngoài nghi tình, nếu có một niệm nào nổi lên là tâm
trộm cắp”. Người trí thức muốn có sở hữu, muốn có
trí huệ để nhìn biết thế giới này. Nói vô sở hữu là
người ta đã phản đối, như thực tế là vậy, họ không
chịu nhìn nhận thực tế.
Tổ
Ấn Am thăng tòa nói “người tham thiền rất kỵ dùng tâm
sai lầm”:
-Minh
tâm kiến tánh là dùng tâm sai lầm.
-Thành
Phật thành Tổ là dùng tâm sai lầm.
-Xem
kinh, giảng giáo là dùng tâm sai lầm.
-Đi,
đứng, ngồi, nằm là dùng tâm sai lầm.
-Ăn
cháo, ăn cơm là dùng tâm sai lầm.
-Đại
tiện, tiểu tiện là dùng tâm sai lầm.
-Nhứt
động, nhứt tịnh, nhứt vãng, nhứt lai là dùng tâm sai lầm.
-Lại
còn có một chỗ là dùng tâm sai lầm, ta không dám nói trắng
ra. Tại sao? Vì “nhứt tự nhập công môn, cửu ngưu sa bất
xuất” (nói về hình phạt của chính phủ: một chữ ghi vào
công môn, chín con trâu kéo không ra).
Bất
cứ cái gì đều dùng tâm sai lầm, là tâm trộm cắp của
ngài Trung Phong nói. Vì vốn vô sở hữu, nếu có sở hữu
thì sai lầm. Như nói “minh tâm kiến tánh” là sai lầm, có
nổi lên tâm gì đều là sai lầm. Đến chỗ nhứt tâm không
khởi lên vẫn còn vô thỉ vô minh (thoại đầu), nhưng công
phu đến thoại đầu sắp kiến tánh; không nổi niệm gì (vô
tâm), nếu còn ngồi chỗ đó đối với kiến tánh cũng còn
rất xa. Đến chỗ này không còn đường đi, ngài Lai Quả
nói “đến thoại đầu, không muốn kiến tánh cũng không
được”.