|
.
HOÀ THƯỢNG
DUY LỰC
KHAI THỊ BAN
ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất
Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
|
|
01
-Lời
khai thị I
-Thoát
Thập Nhị Nhân Duyên
-Thân
xác bay trên đất
-Phiền
não tức Bồ đề
-Qua
3 quan ải
-Cách
thực hành tham thiền
-Thiền
thoại đầu có thời nào
-Tọa
thiền ngồi cách nào
-Thức
tỉnh mở mắt chiêm bao
-Không
biết có ích lợi gì
-Phương
pháp được tự tại
-Quán
nhất niệm hay vô niệm
-Nghe
nổ một tiếng “trắc
-Lòng
tin – Tánh không
-Ngồi
thiền và gặp thầy
-Cảnh
tương lai hiện giờ ở đâu
-Tham
thiền cần ăn chay không
-Qua
Mỹ khi Ngài hiểu thiền
-Thoại
đầu và Tịnh độ kết hợp
-Xuất
hồn bay trên đất
-Thầy
mở một đường đi
Lời
khai thị I:
Tôi
chuyên tu Tổ sư thiền và chuyên hoằng Tổ sư thiền. Hôm
nay, giảng về đề tài “Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền
Tông”. Thiền tông khác hơn các thiền khác, do đức Phật
Thích Ca đích thân truyền, là pháp thiền trực tiếp không
qua văn tự lời nói. Các thiền nói trong kinh điển đều qua
văn tự lời nói, gọi là pháp thiền gián tiếp.
Pháp
thiền trực tiếp do đức Phật Thích Ca đích thân truyền
cho Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp truyền cho A Nan, A Nan truyền
cho Thương Na Hòa Tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống Bồ Đề
Đạt Ma là thứ 28. Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc làm sơ
tổ, truyền cho nhị tổ Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho tam
tổ Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho tứ tổ Đạo Tín, Đạo
Tín truyền cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn truyền cho
lục tổ Huệ Năng.
Tổ
Huệ Năng danh tiếng truyền khắp Trung Quốc, tính từ Ấn
Độ đến Trung Quốc thì Huệ Năng là Tổ thứ 33. Trước
kia mỗi Tổ kiến tánh chỉ truyền năm bảy người, đến
Lục Tổ có 43 người kiến tánh, cháu của Lục Tổ là Mã
Tổ có 139 người kiến tánh. Cho nên, Thiền tông gọi là Tổ
sư thiền với 4 chữ “từ nghi đến ngộ”.
Nghi
là nhân, ngộ là quả; có nghi mới có ngộ, nên nói bất nghi
bất ngộ; nghi nhỏ ngộ nhỏ, nên nói tiểu nghi tiểu ngộ;
nghi lớn ngộ lớn, nên nói đại nghi đại ngộ. Muốn ngộ
phải có nghi, nếu không có nghi thì không được ngộ; không
những pháp xuất thế gian có nghi có ngộ, mà pháp thế gian
cũng vậy.
Như
nhà khoa học Newton thấy trái bôm từ trên cây rớt xuống
đất, ông nghi tại sao không rơi trên trời? Từ đó, ông nghiên
cứu phát minh được hấp dẫn lực của vạn hữu. Phát minh
của nhà khoa học cũng do nghi mới ngộ, nhưng cái nghi của
nhà khoa học gọi là hồ nghi. Cái nghi của Thiền tông gọi
là chánh nghi.
Tại
sao gọi là hồ nghi? Hồ nghi phải qua bộ óc nghiên cứu tìm
hiểu được ngộ. Còn chánh nghi không qua bộ óc nghiên cứu
tìm hiểu mà giữ nghi tình, cuối cùng nghi tình bùng vỡ thì
ngộ. Vì vậy, gọi là phương pháp tự ngộ.
Tại
sao nói là phương pháp tự ngộ? Tự ngộ giống như thức
tỉnh chiêm bao. Chiêm bao có hai thứ: mở mắt chiêm bao và
nhắm mắt chiêm bao. Nhắm mắt chiêm bao là một thức thứ
6 biến hiện (độc đầu ý thức biến hiện). Mở mắt chiêm
bao do hai thức đồng thời biến hiện. Nói chung là “nhất
thiết duy tâm tạo”.
Tại
sao gọi là nhắm mắt chiêm bao? Nhắm mắt chiêm bao mà quý
vị đều có kinh nghiệm, ban đêm ngủ trên giường, chiêm
bao thấy thân chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao. Như tiếp
xúc cái tách, cái bàn… đều có thật chất, tiếp xúc cái
gì đều có thật chất cái nấy, tiếp xúc nóng lạnh biết
nóng lạnh, thân chiêm bao bị đánh cũng biết đau.
Giả
sử trong chiêm bao có một vị thiện tri thức giải thích cái
tách, cái bàn… đều không thật, luôn cả thân chiêm bao của
ông cũng không thật. Người chiêm bao không thể tin. Tại sao?
Người chiêm bao nói “tôi tiếp xúc cái nào cũng thật chất,
nếu nói thân tôi không thật, vì sao người ta đánh tôi biết
đau?” Nhưng khi thức dậy, tự mình chứng tỏ, hồi nảy
những cái thật đó bây giờ ở đâu! Tìm không ra, luôn cả
thân chiêm bao cũng không tìm được.
Đang
chiêm bao, đồ vật trong phòng không thấy, lại thấy xa, thấy
bên Tây, Việt Nam… Vì 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,
thân) ngưng nghỉ hoạt động, 5 thức trước là đối với
tiền trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Ý căn (thức thứ
6) biết xa, biết quá khứ, biết vị lai; nên biến hiện nhắm
mắt chiêm bao.
Tôi
đang giảng, các vị đang nghe là ở trong mở mắt chiêm bao.
Mở mắt chiêm bao gọi là đồng thời ý thức biến hiện.
Tại sao gọi là đồng thời ý thức biến hiện? Vì 5 thức
trước đang hoạt động, như nhĩ thức nghe được tiếng,
nhưng không biết tiếng gì, tiếng người, tiếng chim, tiếng
đàn bà, tiếng đàn ông… đều không biết; phải có thức
thứ 6 đồng thời nổi lên, mới phân biệt được tiếng
đàn ông, tiếng đàn bà, tiếng chim…Nếu chỉ có thức thứ
6 thì không nghe được tiếng, lấy cái gì để phân biệt?
Cho nên phải có nhĩ thức nghe tiếng, rồi thức thứ 6 phân
biệt. Hai cái thức đồng thời nổi lên biến hiện mở mắt
chiêm bao.
Nhưng
nhắm mắt chiêm bao, mình ngủ đã rồi tự thức dậy; còn
mở mắt chiêm bao không bao giờ thức tỉnh, phải trải qua
tu đúng lời dạy của Phật Thích Ca (pháp thiền trực tiếp
là Tổ sư thiền), sau này tự thức tỉnh gọi là kiến tánh
thành Phật.
Chưa
thức tỉnh tiếp xúc cái gì cũng thấy thật chất, như nhắm
mắt chiêm bao vậy. Dẫu cho Phật Thích Ca giải thích cái này
cái kia đều không thật, chúng ta không thể tin. Như Phật
nói trong Bát Nhã Tâm Kinh “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,
ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Cái nào cũng không
có, nhưng tuyệt đối không phải không có. Chữ vô là không
thật, có mà không thật. Lục căn, lục trần, lục thức đều
chẳng thật; cho đến Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo)
của Phật dạy chẳng thật, Thập Nhị Nhân Duyên (từ vô
minh đến lão tử) dùng chữ vô quét sạch là không thật,
trí huệ Bồ tát cũng vô (vô trí diệc vô đắc); tức theo
bộ óc nhận thức đều phải tẩy sạch.
Cái
biết chân thật của Phật tánh, gọi là chánh biến tri. Tại
sao gọi là chánh biến tri? Chánh là đúng với thực tế, biến
là phổ biến khắp không gian thời gian, tri là biết. Cái biết
của bộ não biết được chỗ này lại không biết chỗ kia,
nên không cùng khắp không gian thời gian. Biết cùng khắp không
gian không có khứ lai, gọi là Như lai; biết cùng khắp thời
gian không có gián đoạn, không có sanh diệt nên gọi là Niết
bàn.
Tại
sao Thiền tông phải tự ngộ? Phật Thích Ca đã ngộ nói cho
biết được thì mình khỏi tu. Vì cái này không thể nói,
tự mình phải tự ngộ. Như ở trong chiêm bao tự thức tỉnh,
tất cả khổ trong chiêm bao tự dứt, đạt đến tự do tự
tại.
Sơ
lược phương pháp tự ngộ, cơ bản có 2 yếu tố: tin tự
tâm và phát nghi tình.
Thế
nào là tin tự tâm? Mình phải tin tự tâm như lời Phật Thích
Ca nói “Phật tánh bình đẳng bất nhị”, Phật tánh của
mình và Phật tánh của Phật Thích Ca bằng nhau, không khác.
Cho nên, tất cả thần thông trí huệ của Phật tánh mình
bằng với Phật Thích Ca, không kém hơn một chút nào. Nếu
kém hơn một chút thì có cao thấp là không bình đẳng. Có
cao thấp là nhị, trái với lời Phật Thích Ca. Vì vậy, mình
phải tin tự tâm đầy đủ, mới phát huy hết tự tâm. Nếu
không tin làm sao phát huy hết tự tâm, phát hiện tự tâm gọi
là tự ngộ.
Muốn
phát hiện tự tâm phải làm sao? Yếu tố thứ nhì là khởi
nghi tình. Tại sao gọi là nghi tình? Nghi là không hiểu không
biết, một việc gì đã hiểu đã biết thì hết nghi, hết
nghi không phải tham thiền. Tham thiền rất chú trọng cái nghi,
Thiền tông gọi là nghi tình. Cho nên, tham là nghi, nói một
cách khác là dùng cái không biết của bộ óc, để chấm dứt
tất cả biết của bộ óc.
Muốn
phát khởi nghi tình, phải hỏi câu thoại đầu. Như “khi
chưa có trời đất ta là cái gì?” Bây giờ có trời đất
có ta ở đây, khi chưa có trời đất ta là cái gì? Không biết,
không biết là nghi tình. Thiền tông chỉ giữ cái không biết
của bộ óc để chấm dứt tất cả biết của bộ óc, đến
chừng cái biết của bộ óc chấm dứt hết, cuối cùng cái
không biết của bộ óc bùng vỡ thì cái không biết của bộ
óc cũng tan rã, biết và không biết đều sạch hết thì cái
biết Phật tánh hiện lên, gọi là kiến tánh thành Phật.
Cái
biết của bộ óc là tướng bệnh, nên không cùng khắp, biết
chỗ này không biết chỗ kia. Cái biết Phật tánh cùng khắp
không gian thời gian. Cái biết bộ óc ngủ mê không biết,
chết giấc không biết, chết rồi không biết. Cái biết Phật
tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc cũng biết, chết rồi
cũng biết.
Nếu
chết rồi không biết thì không cùng khắp thời gian, cùng
khắp thời gian nên lúc nào vẫn biết. Cùng khắp không gian
cũng vậy, như kinh Phật nói “ở ngoài hằng sa thế giới,
có một giọt mưa cũng biết; vô lượng chúng sanh có một
chúng sanh nổi lên một niệm cũng biết”. Nếu không biết
là thiếu sót, không phải cùng khắp không gian.
Phương
pháp tự ngộ Thiền tông rất giản dị, rất dễ. Trong lịch
sử Thiền tông có “con nít sáu bảy tuổi và bà già tám
chín chục tuổi đều tham thiền được”. Vì muốn biết
rất khó, còn không biết rất dễ, người nào cũng làm được;
chỉ giữ cái không biết là hỏi câu thoại đầu.
Nếu
giữ cái không biết được một phút thì một phút không phiền
não, giữ được một tiếng thì một tiếng không phiền não…
Tại sao? Vì Bộ óc không biết, làm sao có phiền não để
cho mình biết! không biết phiền não tự nhiên không có phiền
não.
Nhưng
lúc thực hành phải hỏi khít khít, vừa hỏi dứt hỏi nữa;
nếu hỏi rồi một hồi hỏi nữa thì có kẻ hở, phiền não
ở nơi kẻ hở nổi lên. Vọng tưởng nổi lên không được
thì tâm mình được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh hiện ra cái
dụng, cái dụng là do cái tâm.
Người
đời coi “không môn” là tiêu cực, cho rằng tu sĩ chán đời
đi xuất gia. Sự thật, chữ không của Phật pháp rất tích
cực hiển bày cái dụng. Nếu không có không thì không có
dụng. Cho nên, ngài Long Thọ nói “vì có nghĩa không nên được
thành tựu tất cả pháp”.
Như
cái tách lấp bít, không có khoảng trống thì không để đựng
nước, sữa… vì có cái không mới dùng được. Cái bàn không
có cái không chẳng thể để đồ, cái ghế không có cái không
chẳng thể ngồi… Muốn dùng phải có cái không, không rộng
chừng nào thì cái dụng nhiều chừng nấy.
Tin
tự tâm cùng khắp không gian thời gian, không gian thời gian
mênh mông, làm sao chứng tỏ cùng khắp. Tâm mình không có
hình tướng, không có âm thanh, làm sao cho mình biết cùng khắp?
Tôi mượn ánh sáng đèn thí dụ cho quý vị hiểu được cùng
khắp không gian thời gian. Ánh sáng đèn ở đây có một hai,
ba, bốn… mỗi cây đèn có ánh sáng đều cùng khắp không
gian (người học khoa học cũng biết ánh sáng cùng khắp không
gian).
Bây
giờ, chỉ nói ánh sáng cùng khắp hội trường này. Nếu đã
cùng khắp thì sự tương đối không có (Đại Thừa Tuyệt
Đối Luận nói là tuyệt đối). Nguồn gốc của tương đối
là có và không có, tất cả phát sanh tai họa do có ngã chấp,
ta muốn hơn người, ta muốn hưởng nhiều hơn người, cái
gì cũng muốn hơn người, nên tranh giành với nhau, xẩy ra
xung đột đổ máu.
Phát
hiện được bản thể cùng khắp không gian thời gian thì sự
tương đối không còn. Như ánh sáng đèn nào cũng cùng khắp,
có ngã và vô ngã không thể thành lập. Tại sao? Thay cho đèn
số 1 là ta (ngã), nếu có ngã thì quý vị chỉ ra ánh sáng
nào thuộc về cây đèn số 1 của ta? Vì ánh sáng cùng khắp
nên chỉ không ra, vậy ngã không thể thành lập. Nói vô ngã
thì chỉ chỗ nào không có ánh sáng đèn số 1 của ta? Cũng
chỉ không ra, vì đã cùng khắp.
Hiện
nay, có một hai trăm người là một hai trăm Phật tánh, một
hai trăm cái đều cùng khắp như ánh sáng đèn vậy, khi cùng
khắp thì không có chỗ để chỉ. Cái biết của Phật tánh
là chánh biến tri cùng khắp không gian thời gian, không có
hình tướng để nhận biết. Cái biết của bộ óc không cùng
khắp không gian thời gian.
Tôi
lấy cơ thể này mà quý vị thấy trước mắt, có thể nhận
biết được. Cái biết của lớp da là cảm giác của lớp
da. Cảm giác lớp da của cơ thể có cùng khắp cơ thể không?
Cảm giác lớp da có phải là biết không? Nếu cảm giác lớp
da là biết cùng khắp cơ thể này thì không có chỗ búng.
Tại sao? Nếu có chỗ búng, vậy búng tay tay biết, búng đầu
đầu biết, những chỗ không búng không biết. Những chỗ
không búng mà không biết, làm sao gọi là cùng khắp! Đây
thuộc về không gian.
Cùng
khắp thời gian thì không có lúc búng. Nếu lúc búng mới biết,
không búng không biết không được gọi là cùng khắp thời
gian. Do nhận thức của bộ óc sai lầm cho là chỗ búng mới
có cảm giác, chỗ không búng thì không có cảm giác. Kỳ thật,
chỗ búng có cảm giác, chỗ không búng cũng có cảm giác;
luôn luôn ngày đêm có cảm giác, búng hay không búng cũng có
cảm giác khắp không gian của cơ thể.
Nhưng
bộ óc có thói quen cho là chỗ búng mới biết, chỗ không
búng không biết; lúc búng mới biết, lúc không búng không
biết. Đó là do bộ óc nhận thức sai lầm. Cái biết của
Phật tánh cũng vậy, luôn luôn cùng khắp, không có lúc nào
không biết, không có chỗ nào không biết.
Quý
vị muốn thực hành phương pháp tự ngộ của Thiền tông,
phải tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian, tất cả thần
thông trí huệ năng lực sẵn sàng, không kém hơn Phật Thích
Ca một chút nào. Nhưng Phật Thích Ca dùng ra cùng tột khắp
không gian thời gian, vì không có cái gì làm chướng ngại.
Còn của mình mặc dù có sẵn đầy đủ, nhưng có cái không
thể dùng ra; vì bị tham sân si, phiền não nhét đầy; không
còn chỗ trống để hiện ra cái dụng.
Tham
Tổ sư thiền là hỏi câu thoại đầu khởi lên nghi tình (không
biết), là cây chổi tự động quét trống tất cả; mình khỏi
cần khởi niệm muốn quét. Quét trống bao nhiêu có sức dụng
hiện bấy nhiêu.
Như
Trương Quốc Anh là túc cầu viên làm thủ môn, lúc khởi nghi
tình thì bộ óc không biết, không thấy trái banh mà chụp
được trái banh, nên không có trái nào lọt vào cửa.
Cô
Hằng Thiền thợ may, vừa cắt vải vừa tham thiền khởi nghi
tình mà không cắt lộn; người em hỏi mấy phân mấy tấc,
cô trả lời không biết. Vô lý! Không biết làm sao cắt? Sự
thật, bộ óc không biết nhưng không cắt lộn.
Chứng
tỏ cái biết của Phật tánh hiện ra dùng, không qua bộ óc
mà hoàn thành công việc của bộ óc. Như Ở Việt Nam có Phật
tử đang tham thiền mà dạy anh văn, tự mình giảng bài không
biết giảng cái gì; nhưng học trò nghe giảng rất hay, không
có giảng lộn.
Vì
vậy, Phật Thích Ca đích thân truyền pháp môn này, gọi là
pháp thiền trực tiếp, rất giản dị, dễ thực hành, thấy
mau có kết quả, cuối cùng được tự do tự tại, giải thoát
tất cả khổ. Bây giờ, mình không được tự do tự tại,
vì không biết mình là gì? Tham thiền đến giác ngộ, biết
mình là gì thì làm chủ được mình, nên tự do tự tại.
Ông
Newton phát minh lực hấp dẫn, chỉ có giá trị ở thế gian;
nhưng không phát minh chính mình, nên không tự chủ được,
không giải thoát tất cả khổ. Thiền tông phát minh được
chính mình, làm chủ cho mình thì tự do tự tại, giải thoát
tất cả khổ.
Hỏi:
Làm
sao thoát khỏi Thập Nhị Nhân Duyên?
Đáp:
Thập
Nhị Nhân Duyên ở trong bốn thừa, thuộc Trung thừa, thừa
này còn ở trong giai đoạn không chấp. Nếu tham Tổ sư thiền
được một thời gian ngắn vượt qua Thập Nhị Nhân Duyên.
Thập Nhị Nhân Duyên gồm có 2 thứ: Độc giác và Duyên giác.
Độc
giác là ở trong thời kỳ không có Phật, tự mình quán hiện
tượng vũ trụ đều xoay chuyển trong 12 nhân duyên từ vô
minh đến lão tử. Phật nói trong Bát Nhã Tâm Kinh “vô vô
minh, diệc vô vô minh tận; vô lão tử, diệc vô lão tử tận”.
Vốn không có vô minh làm sao có vô minh hết! Có vô minh là
chúng sanh, vô minh hết là thành Phật. Phật nói rõ ràng không
có vô minh, cũng không có vô minh hết; không có lão tử, cũng
không có lão tử hết. Có lão tử là sanh tử luân hồi, hết
sanh tử luân hồi gọi là Niết bàn.
Nhưng
sự thật, vốn không có vô minh, không có lão tử thì lấy
cái gì để hết! Phương tiện của Phật đối với những
người không tin Đại thừa, nên bất đắc dĩ giảng Tứ Diệu
Đế và Thập Nhị Nhân Duyên. Nếu tham Tổ sư thiền là vượt
qua Thanh văn, Duyên giác, vì bước đầu tiên là nhìn chỗ
thoại đầu. Tại sao gọi là thoại đầu? Thoại là một lời
nói, đầu là trước khi chưa khởi niệm muốn nói câu thoại,
gọi là thoại đầu; tức là trước khi một niệm chưa sanh
là thoại đầu.
Khi
một niệm chưa sanh, ở trong Phật pháp gọi là vô thỉ vô
minh. Tham thiền là nhìn ngay vô thỉ vô minh, vô minh là không
sáng (đen tối), nhìn chỗ mịt mù đen tối, rồi đề lên
câu thoại đầu. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái
gì?” để kích thích niệm không hiểu không biết (nghi tình).
Hỏi:
Có
bao nhiêu loại thiền? Có người ngồi thiền, thân xác bay
bổng trên mặt đất, việc ấy ra sao? Làm sao để biết tu
có kết quả?
Đáp:
Tổ
sư thiền khác hơn tất cả thiền, gọi là pháp thiền trực
tiếp. Còn các thiền kia phải qua văn tự lời nói và thường
ngồi. Tổ sư thiền không qua văn tự lời nói, như Phật Thích
Ca truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, chỉ đưa lên một cành
hoa không nói, rồi Ma Ha Ca Diếp ngộ cũng không nói, chỉ mỉn
cười.
Pháp
thiền gián tiếp rất nhiều, người ta thường nói là ngồi
thiền; Tổ sư thiền không cần ngồi, đi đứng năm ngồi,
làm việc bằng tay chân hay làm việc bằng trí óc đều tham
thiền được, cho đến ăn cơm, đi cầu, ngủ mê vẫn tham.
Như
Trương Quốc Anh đang đá banh vẫn tham, cô thợ may đang cắt
vải cũng tham, bác sĩ Thuận đang lái xe vẫn tham, từ Rạch
Giá đến Sài Gòn, không để ý xe nhưng không bị đụng xe.
Tôi biết có 2 tài xế lái xe khách Sài Gòn - Chợ Lớn chở
mười mấy người, khởi lên nghi tình không để ý xe, nhưng
không bao giờ đụng xe. Trước kia chưa tham thiền thường
bị bị cảnh sát thổi phạt, sau này tham thiền không những
không đụng xe, mà không bị thổi phạt.
Hỏi:
Thế
nào phiền não tức Bồ đề?
Đáp:
Tự
tánh bình đẳng bất nhị, Phật tánh của mình cùng khắp
không gian thời gian; ngoài không gian không có không gian, ngoài
thời gian không có thời gian. Nói bất nhị không phải là
một, nếu có một thì phải có hai, có ba cho đến muôn
ngàn. Phiền não do bộ óc nhận thức rồi biết thành có phiền
não. Nếu tham thiền có nghi tình thì bộ óc không biết nên
không có phiền não, Bồ đề cũng không biết thì không có
Bồ đề. Vậy phiền não và Bồ đề không khác.
Do
bộ óc nhận biết phân biệt thành ra khác, giữ được nghi
tình thì phiền não tức Bồ đề, Bồ đề là phiền não.
Vì không biết nên không còn phân biệt, không có tương đối;
như ánh sáng của đèn vậy. Ánh sáng cùng khắp, không còn
tương đối; Bồ đề, sanh tử, Niết bàn, có và không… đều
là tương đối. Cho nên, nói phiền não tức Bồ đề.
Hỏi:
Trên
đường muốn chứng ngộ thiền, hành giả phải vựợt qua
3 trở ngại là 3 quan ải: Đối thiện quan, Sơn hải quan và
Nhạn môn quan. Xin Thiền sư cho biết có phải đúng như vậy
hay không? Nếu đúng, nói như thế có nghĩa gì? Về lý, tại
sao đặt ra những cái tên gọi như vậy? Về sự, khi vượt
chướng ngại thì món chứng cảnh là những món gì, mà cho
là ngộ thiền hay là chứng thiền?
Đáp:
Ba
danh từ đó là những người không biết Tổ sư thiền mà
nói, chứ không phải Tổ sư thiền. Ba cửa ải của Tổ sư
thiền là Sơ quan, Trùng quan, Mạt hậu lao quan. Trong Thiền
Thất Khai Thị Lục của ngài Lai Quả có nói 3 quan ải này.
Tham câu thoại đầu đến nghi tình bùng vỡ được phá Sơ
quan, cũng gọi là phá bổn tham; rồi tiến lên một bực nữa
là phá Trùng quan, tiến lên một bực nữa là phá Mạc hậu
lao quan.
Đó
là tùy theo mỗi người mỗi khác, có người ngộ một cái
là thấu 3 cửa; tức là thấu qua Mạc hậu lao quan. Có người
chia làm 3 lần, Sơ quan, Trùng quan rồi Mạc hậu lao quan. Có
người thấu trước 2 quan rồi thấu 1 cái, có người thấu
trước 1 cái rồi sau thấu thêm 2 cái, mỗi người mỗi khác.
Nói
đến chỗ này phải nói đại ngộ và tiểu ngộ. Ví dụ cây
viết, đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây
viết là thoại vỉ. Bắt đầu tham là rời thoại vỉ nhưng
chưa đến thoại đầu, ở giữa đường, đường này là đường
đi ý thức. Một ngày kia đến thoại đầu, câu thoại tự
mất, chỉ còn có nghi tình, đến chỗ này là đường đi ý
thức đã hết, ở trước thanh thanh tịnh tịnh, không còn
cái gì, chỗ này gọi là vô thỉ vô minh, cũng là nguồn gốc
của ý thức, Thiền tông gọi là đầu sào trăm thước.
Chỗ
này còn dính líu ý thức, nhưng ngộ thì lìa ý thức. Lúc
sát na lìa ý thức là kiến tánh, ngài Lai Quả nói “lìa ý
thức là lọt vào hư không té xuống cho chết, rồi sống lại”,
Thiền tông gọi là “tuyệt hậu tái tô”.
Chết
có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.
Tại
sao gọi là tiểu tử tiểu hoạt? Tức là tiểu ngộ chỉ phá
Sơ quan hay Trùng quan, té mặc dù chết nhưng còn xác, rồi
sống gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt là
té xuống chết, cái xác tan rã hết.
Cái
xác không phải cái xác thật là để thí dụ cảnh giới ngộ,
nhưng ngộ rồi còn ôm cảnh giới ngộ, nên chướng ngại
cái dụng, gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt
là ngộ triệt để không còn cảnh giới ngộ. Cho nên, nói
ngộ rồi đồng như chưa ngộ.
Vì
có ngộ phải có mê, đã triệt ngộ là hết mê thì hết ngộ;
nếu còn ngộ tức còn mê, còn tương đối. Đại ngộ không
còn ngộ là không trụ nơi Niết bàn, vì có sanh tử nên có
Niết bàn.
Đến
chỗ cứu kính, Niết bàn cũng không còn. Trụ nơi Niết bàn,
kinh Kim Cang gọi là thọ giả tướng, kinh Viên Giác gọi là
thọ mạng tướng, trong Thiền tông gọi là mạng căn chưa
dứt (mạng căn còn ở trong thời gian). Người triệt ngộ
được vô sở trụ hiển bày cái dụng.
Cái
tay dụ cho Phật tánh của mình là hoạt bát vạn năng, muốn
lấy cái tách, mặt kiến… đều được. Nếu tay có sở trụ,
như trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng bị mất, lấy
cái tách, cái bóp… đều không được. Tay buông mặt kiến
để khôi phục hoạt bát vạn năng lại, lấy cái gì cũng
được.
Cái
này là pháp có, nhưng lại trụ nơi không, trong tay không có
cái gì, cũng là đánh mất hoạt bát vạn năng của tay, nên
muốn lấy cái gì không được. Cho nên, cái không cũng phải
quét, mới khôi phục hoạt bát vạn năng trở lại.
Không
trụ chỗ nào thì dùng ra cái hoạt bát vạn năng của tự
tánh, nếu có sở trụ thì cái hoạt bát vạn năng tự tánh
bị mất. Vì vậy, Pháp Bảo Đàn nói “lấy vô trụ làm gốc”,
Vô trụ là bản thể của Phật tánh cùng khắp không gian thời
gian, dụng cũng cùng khắp không gian thời gian. Nếu có sở
trụ nên bị chướng ngại, ngộ rồi còn trụ nơi ngộ bị
cái ngộ làm chướng ngại, gọi là tiểu tử tiểu hoạt.
Hỏi:
Thiền
sư nói phương pháp tự ngộ của Thiền tông rất dễ thực
hành, xin Thiền sư cho biết muốn thực hành mỗi ngày phải
làm thế nào?
Đáp:
Cách
thực hành tham thiền rất giản dị, chỉ tối ngày sáng đêm
tự hỏi câu thoại đầu, hỏi chứ không phải niệm. Như
hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không
biết, gọi là nghi tình. Không biết này khác hơn không biết
của người ngủ mê, người bệnh tâm thần, người chết
giấc.
Những
cái không biết kia không phải nghi tình. Không biết phối hợp
với tánh ham biết của mình, tánh con người tự nhiên ham
biết; hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết, mà không
biết đụng chạm với tánh ham biết thành nghi tình; cho nên
khác hơn không biết kia.
Không
biết của ngủ mê, chết giấc, bệnh tâm thần đều không
phải không biết của tham thiền. Đi cầu, tắm rửa, ăn cơm,
ngủ mê, làm công việc bằng tay chân hay trí óc đều hỏi
câu thoại. Rất khó là tính sổ, ở Việt Nam có một Phật
tử tính sổ vẫn tham được, không lộn số.
Tính
sổ không có nguy hiểm, lái xe nguy hiểm, bác sĩ Thuận lái
xe mà tham thiền không bao giờ đụng xe. Không phải mới tham
mà làm được, phải tập qua một thời gian đến chừng nghi
tình liên tục thật không biết, tự nhiên lái xe không đụng
xe.
Hỏi:
Thiền
thoại đầu do Trung Hoa sáng lập hay đã có từ thời đức
Phật ở Ấn Độ?
Đáp:
Phật
ở Ấn Độ truyền từ nghi đến ngộ, cái nghi đó không phải
tham thoại đầu mới có nghi. Trước đời nhà Tống ở Trung
Quốc không có tham công án, tham thoại đầu. Chư Tổ dùng
cơ xảo đặc biệt để cho người tham thiền phát khởi nghi
tình. Phật giáo Việt Nam đều là dòng Lâm Tế, tổ Lâm Tế
tên là Thiền sư Nghĩa Huyền.
Ban
đầu Ngài ở trong hội Hoàng Bá, Hoàng Bá là thầy truyền
pháp của Lâm Tế. Ở đó 3 năm chuyên tham thiền không hỏi
pháp, có một ngày Ngài gặp Thủ tọa Mộc Châu. Mộc Châu
biết Lâm Tế sau này là một pháp khí lớn, nên ngày thường
Mộc Châu đối với Lâm Tế rất tốt, Lâm Tế lấy làm cảm
kích.
Mộc
Châu hỏi: đến đây bao lâu rồi?
Lâm
Tế đáp: được 3 năm.
Mộc
Châu hỏi: có đi hỏi Phật pháp với Hòa thượng Hoàng Bá
không?
Lâm
Tế đáp: không có.
Mộc
Châu hỏi: tại sao không đi hỏi?
Lâm
Tế đáp: không biết hỏi gì.
Mộc
châu nói: hỏi “thế nào là đại ý của Phật pháp?”
Lâm
Tế nghe lời đi hỏi: thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu
hỏi vừa dứt, Hoàng Bá đánh đập đuổi ra.
Lúc
bị đánh đập đuổi ra là phát khởi nghi tình, nhưng tự
mình không biết. Trong tâm cứ nghi tại sao tôi hỏi Phật pháp
có lỗi gì, mà đánh đập đuổi ra?
Hôm
sau gặp Mộc Châu, Mộc Châu hỏi: có đi hỏi không?
Lâm
Tế đáp: có.
|