Hỏi:
Lục
Tổ được truyền y bát, rồi sau 15 năm bảo nhậm là chứng
đạo chưa?
Đáp:
Bảo
nhậm là dứt tập khí, cái ngộ của Lục Tổ bằng Phật;
nhưng cái dụng không bằng, còn cách nhau xa lắm. Sau khi Lục
Tổ bảo nhậm 15 năm thì cái dụng và ngộ đều bằng Phật.
Có lần một người đến ám sát thì Lục Tổ đưa đầu cho
chém, nhưng không chém được. Đó là hiển bày ra cái dụng.
Mà người chém té ra chết giấc, Lục Tổ nói “ta chỉ thiếu
ngươi vàng, chứ không thiếu thân mạng”. Rồi đưa vàng
cho người ấy, bảo phải đi mau và sau này trở lại.
Hỏi:
Tập
khí xuất thế gian là gì?
Đáp:
Tập
khí xuất thế gian là chấp cái quả của mình chứng. Kinh
Kim Cang nói “ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ
giả tướng”. Bốn tướng này của phàm phu là tập khi thế
gian, bực thánh có bốn tướng này là tập khí xuất thế
gian, tức chấp sở chứng, sở ngộ, cho đến chứng Niết
bàn cũng còn chấp là ta chứng thì cũng còn ngã chấp, nên
gọi là thọ giả tướng.
Hỏi:
Thế
nào là bất lạc nhân quả và bất muội nhân quả?
Đáp:
Tăng
hỏi ông già: người đại tu hành còn lọt vào nhân quả không?
Ông
già đáp: bất lạc (lọt) nhân quả.
Cho
nên, Ông già bị đọa năm trăm kiếp chồn. Ông già này trước
kia làm trụ trì ở núi Bá Trượng. Ông già gần mãn kiếp
chồn rồi biến thành người đến đạo tràng của ngài Bá
Trượng nghe pháp. Một hôm, ông già nói với ngài Bá trượng:
tôi là thân con chồn, xin ngài khai thị cho tôi được thoát
thân chồn?
Bá
Trượng nói: Ông cứ hỏi.
Ông
già hỏi: người đại tu hành còn lọt vào nhân quả hay không?
Bá
Trượng đáp: bất muội nhân quả (nhân quả rõ ràng).
Ông
già nghe liền ngộ, thoát được thân chồn.
Hỏi:
Tại
sao đức Phật Thích Ca cũng bị nhân quả?
Đáp:
Vì
hoằng pháp cho người còn ở trong chiêm bao thì phải nói nhân
quả, nếu người đã thức tỉnh trong chiêm bao, thì không
có dính dáng đến nhân quả trong chiêm bao. Vì Phật Thích
Ca vô trong chiêm bao để độ chúng sanh, nên nói còn phải
chịu nhân quả.
Hỏi:
Tiền
kiếp của Phật Thích Ca gõ đầu con cá ba cái, sau bị nhân
quả đau đầu ba ngày. Việc ấy như thế nào?
Đáp:
Chỗ
này, Phật Thích Ca nói “tôi bị đau đầu ba ngày”, ở kinh
khác, lại nói “tôi không bị đau đầu”. Nói đau đầu
chỉ là phương tiện. Như Phật thị hiện bệnh, sai A Nan đi
xin sữa, gặp Duy Ma Cập quở.
A
Nan nói: Chính tôi nghe Phật nói mà!
Duy
Ma Cật bảo: A Nan nên về đi, Phật làm sao có bệnh?
Vì
trình độ của A Nan có khác, Duy Ma Cật biết Phật không có
bệnh.
Hỏi:
Chúng
con ở trong chiêm bao, muốn thức tỉnh phải dùng biện pháp
trong chiêm bao để đến chỗ thức tỉnh, vậy được không?
Đáp:
Làm
sao được! Nhắm mắt chiêm bao thì ông cũng có kinh nghiệm.
Lúc thức tỉnh thì không có dính dáng đến chiêm bao nữa.
Nhắm mắt chiêm bao thì ngủ đã tự thức, nhưng thức rồi
sẽ chiêm bao lại; còn mở mắt chiêm bao không bao giờ tự
thức, chỉ có tham thiền mới thức tỉnh, nhưng khi thức tỉnh
thì không bao giờ bị chiêm bao lại nữa.
Hỏi:
Sau
đời nhà Tống ở Trung Quốc mới có công án và thoại đầu
để tu, vì thích hợp nền nông nghiệp lúc đó; nhưng bây
giờ thời đại khoa học máy móc phức tạp, có phương pháp
nào khác để tu cho thích hợp không?
Đáp:
Công
án không bị không gian thời gian hạn chế, khác hơn khoa học;
khoa học thì dần dần tiến bộ. Công án là để phát hiện
Tâm linh, nói dễ hiểu là Phật tánh; Phật tánh không thể
tiến bộ, nếu Phật tánh có tiến bộ thì Phật tánh cũng
bị sanh diệt.
Phương
tiện là tùy căn cơ, chứ không phải có nhất định. Ngày
xưa cũng tùy căn cơ mà thay đổi phương tiện.
Như
công án “vô” (không) của Triệu Châu:
Tăng
hỏi: con chó có Phật tánh không?
Triệu
Châu đáp: Không.
Tăng
khác hỏi: con chó có Phật tánh không?
Triệu
Châu đáp: có.
Rõ
ràng như thế đã khác, đâu có cố định!
●
Công
án “uống trà” của Triệu Châu:
Triệu
Châu hỏi Tăng: trước kia có đến đây chưa?
Tăng
đáp: chưa.
Triệu
Châu nói: uống trà đi.
Triệu
châu hỏi Tăng khác: trước kia có đến đây chưa?
Tăng
đáp: đến rồi.
Triệu
Châu nói: uống trà đi.
Có
người thắc mắc, sao Triệu Châu trả lời cho hai vị Tăng
đã đến rồi và chưa đến đều là “uống trà đi”?
Triệu
Châu gọi: Viện chủ!
Viện
chủ: dạ.
Triệu
Châu nói: uống trà đi.
Có
chỗ Triệu Châu trả lời cho ba người đều “uống trà”,
có chỗ trả lời cho hai người, người trả lời có, người
trả lời không. Đó là tùy căn cơ, chứ không phải thời
xưa khoa học kém, bây giờ khoa học tiến bộ mà sửa lại.
Nếu
bây giờ có người kiến tánh cũng tùy căn cơ vậy. Tùy căn
cơ đó theo Giáo môn gọi là trên thì hợp ý Phật, dưới
khế hợp người hỏi pháp. Phù hợp Phật ý không có tiến
bộ, khế hợp đương cơ cũng không có tiến bộ; ngày xưa
và bây giờ cũng vậy.
Hỏi:
Có
câu “tùy duyên bất biến” là Phật pháp bất biến, nhưng
tùy theo hoàn cảnh bây giờ có khác. Vậy thế nào?
Đáp:
Tùy
duyên không phải bây giờ mới khác, hồi xưa cũng khác! Tôi
mới vừa nói là người này nói là có, người kia nói là
không thì mỗi người nhân duyên có khác.
Hỏi:
Kính
xin Thầy khai thị “chỗ nào có Phật thì tránh, chỗ nào
không có Phật thì tới”?
Đáp:
Đó
là muốn mình phát nghi. Tất cả lời của chư Phật chư Tổ
để cho mình ngộ, ngộ không được thì nghi; có người nghe
thì ngộ liền, có người không được thì không hiểu, không
hiểu tức phải phát nghi là tại sao vậy? Rồi giữ cái nghi
đó, sau này sẽ được ngộ.
Hỏi:
Theo
các Tôn giáo thì trong người mình có cấm địa phải không?
Đáp:
Các
Tôn giáo có tư tưởng chấp thật, còn Phật giáo là phá chấp
thật. Vậy không thể dùng Tôn giáo để thí dụ. Tối thượng
thừa của Phật pháp cũng không thí dụ được, vì không có
lý nên không thể logic, thí dụ được là Đại thừa, Trung
thừa, Tiểu thừa. Chư Phật chư Tổ là muốn mình ngộ, vô
lý mới chấm dứt suy nghĩ của mình. Nếu có lý thì cứ đuổi
theo cái lý, nên Thiền tông mắng là “con chó đuổi theo cục
xương”.
Hỏi:
Những
người phát minh hơi nước và các phương tiện tối tân để
giúp mọi người dùng, vậy có coi là Bồ tát không?
Đáp:
Bồ
tát là giúp người ta đạt đến chỗ tự do tự tại vĩnh
viễn, không còn một chỗ nào khổ. Còn người phát minh hơi
nước làm năng lượng để cho tàu chạy, xe chạy thì không
thể giải thoát cho người ta. Trái lại, toàn nước Mỹ mỗi
ngày vì tai nạn xe hơi khoảng 57 người chết, chưa kể người
bị thương. Hiện thực không có lợi ích giải thoát cái khổ,
mà sanh ra tai hại, làm sao gọi là Bồ tát được!
Bây
giờ, phát minh cái máy và làm cái xưởng sản xuất đồ cho
mọi người, ông nói là Bồ tát cũng được; nhưng các phế
thải của xưởng làm cho không khí ô nhiễm, bỏ xuống biển
là cho nước biển ô nhiễm, làm cho người và vật thiếu
nước uống. Nhà khoa học hiện nay đang lo sự ô nhiễm này,
không biết làm sao!
Các
nước tân tiến biết nguyên nhân của sự ô nhiễm, nhưng
muốn kiếm tiền, nên đem các xưởng đến các nước lạc
hậu, mang danh là giúp đở. Sự thật là muốn nước mình
khỏi bị ô nhiễm. Như vậy là hại người, chứ đâu phải
giúp cho người mà gọi là Bồ tát!
Hỏi:
Một
người làm chính trị cho một quốc gia họ, nếu như vì cá
nhân của họ thì việc đó không tốt; còn làm để cho quốc
gia của họ được nâng cao đời sống, thì có thể coi là
Bồ tát không?
Đáp:
Lương
Võ Đế bố thí, cúng dường các chùa và trai tăng hỏi Đạt
Ma: Tôi làm vậy có công đức không?
Đạt
Ma đáp: không có công đức.
Lương
võ Đế nghe rồi không vừa ý, Đạt Ma đi khỏi. Sau này, nghe
Tế Công nói muốn thỉnh về nhưng không được.
Mục
đích của Đạt Ma muốn người ta giải thoát vĩnh viễn tất
cả khổ, còn Lương Võ Đế là tư tưởng thế gian chỉ giúp
đở người ta, nhưng người ta không thể giải thoát được.
Ông chỉ được phước đức, chứ không phải công đức;
công đức như tổ Đạt Ma nói ở tự tánh Phật đầy đủ.
Hỏi:
Ai
làm ra luật nhân quả?
Đáp:
Luật
vũ trụ không ai làm ra được, tất cả đều tự như vậy.
Vô sanh là không có sự sanh khởi, vô thỉ là không có sự
bắt đầu. Phật đã nói trắng cho mình hiểu vậy, chứ không
phải như các nhà Triết học tây phương cho là phải có cái
nhân gì lập ra! Không thể được. Nếu có thể lập ra thì
có thành phải có hoại, có sanh phải có diệt, có bắt đầu
phải có cuối cùng, đều nằm ở trong tương đối.
Hỏi:
Con
gà có trước hay trứng gà có trước?
Đáp:
Con
gà không thể có trước, trứng gà cũng không thể bắt đầu.
Không những con và trứng gà, mà tất cả vũ trụ vạn vật
đều cũng như vậy. Như trái cam có trước hay cây cam có trước?
Không được, cũng như trứng gà và con gà vậy. Nếu muốn
thành lập cái gì thì cũng không thành lập được.
Hỏi:
Thế
nào là kiếp không?
Đáp:
Kiếp
không là chưa có cái gì hết, vũ trụ chưa có cũng gọi là
kiếp không. Đó là một khái niệm chưa có trời đất vũ
trụ.
Hỏi:
Tham
thiền và theo dõi hơi thở ra hay vào, vậy như thế nào?
Đáp:
Đó
là không phải tham thiền, điếm hơi thở là thiền Tiểu thừa
gọi là Sổ tức quán. Thiền quán của Tiểu thừa có 5 thứ:
Sổ tức quán, Bất tịnh quán, Nhân duyên quán, Lục thức
quán, Từ bi quán. 5 thứ thiền quán gọi chung là Ngũ đình
tâm quán. Nhưng phần nhiều tu Sổ tức quán, cũng có một
số ít tu Bất tịnh quán, còn các thứ quán kia ít người
ta tu.
Tham
thiền là thuộc về Tối thượng thừa, không thuộc về tam
thừa; khác hơn tất cả thiền, gọi là “giáo ngoại biệt
truyền, bất lập văn tự”.
Hỏi:
Ngồi
thiền là nghĩ đến công án phải không?
Đáp:
Không
cho nghĩ, chỉ là hỏi và nhìn, không cho suy nghĩ, tìm hiểu,
giải thích; chỉ là giữ cái không hiểu, muốn hiểu mà hiểu
không nổi, gọi là nghi tình; ngoài nghi tình không biết cái
khác. Đi, đứng, nằm, ngồi đều tham thiền được. Các thiền
khác thì họ chủ trương ngồi, còn tham thiền không nhất
định phải ngồi.
Giữ
nghi tình là ngưng suy nghĩ, tức ngưng tất cả hoạt động
của bộ óc, là chỉ giữ cái không biết của bộ óc. Đến
giờ phút cuối cùng ngộ thì cái không biết của bộ óc cũng
tan rã. Lúc đó, biết và không biết của bộ óc sạch hết
thì cái biết Phật tánh toàn diện hiện lên khắp không gian
thời gian, chỗ nào cũng biết.
Hỏi:
Lục
Tổ dạy đồ chúng như thế nào?
Đáp:
Căn
bản của Lục Tổ dạy là đừng thêm vô Tâm linh và đừng
bớt ra Tâm linh, thì chỉ y như vậy. Như giới, định, huệ
của Lục Tổ nói “Tâm địa chẳng quấy, tự tánh giới.
Tâm địa chẳng loạn, tự tánh định. Tâm địa chẳng si,
tự tánh huệ”. Đó là nói về giới, định, huệ. Nếu nói
tất cả đều được hết, như Bát Nhã Tâm Kinh nói “chẳng
dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt”.
Rất
là đơn giản, mà người ta muốn giải đủ thứ lý; nhưng
không có lý gì, chỉ là chẳng nổi cái tâm xen vô, Lục Tổ
gọi là vô niệm; vô niệm không phải là không có cái tâm,
cái tâm vẫn y như cũ. Cho nên, tất cả đều chẳng… là
được, chứ không phải chỉ nói giới, định, huệ thôi!
Cái khác cũng vậy, chẳng tốt, chẳng xấu, chẳng trước,
chẳng sau… là nghĩa của tâm là như như bất động.
Hỏi:
Tối
thượng thừa thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?
Đáp:
Tối
thượng thừa thiền tức là Tổ sư thiền, tam thừa có giáo
lý, rồi theo giáo lý để tu, có pháp thiền mà mỗi mỗi khác.
Tối thượng thừa không có giáo lý, nhưng thực hành không
trái với giáo lý; tức là ở ngoài tam thừa, gọi là giáo
ngoại, đặc biệt truyền pháp môn này; mà pháp môn này không
nhờ văn tự lời nói, nên gọi là bất lập văn tự. Vì khác
hơn tam thừa nên nói là Tối thượng thừa.
Hỏi:
Như
lai thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?
Đáp:
Thực
hành theo giáo lý Đại thừa là dùng cái biết, gọi là Như
lai thiền; dùng cái không biết để tu gọi là Tổ sư thiền,
do từ Tổ từ Tổ truyền xuống.
Hỏi:
Hư
không vô sở hữu phải là Như lai thiền không?
Đáp:
Hư
không vô sở hữu thì Như lai thiền và Tổ sư thiền đều
không có. Vô sở hữu thì không có hư không, nhưng tất cả
đều ở trong hư không, tất cả nhờ hư không hiển bày cái
dụng. Tổ sư thiền cũng vậy, mục đích của Tổ sư thiền
là muốn đạt đến vô sở hữu, chỗ dùng không có gì hạn
chế; tức là không có chỗ để đứng chân, nhưng con người
chấp có cái ta để đứng chân.
Đối
với Tổ sư thiền muốn lập có ta (hữu ngã) hay không có
ta (vô ngã) đều không được. Vì hữu và vô là tương đối,
mà Tổ sư thiền là không có tương đối (nghĩa vô trụ),
không trụ nơi có và không trụ nơi không có, không trụ nơi
chẳng có chẳng không có, không trụ nơi cũng có cũng không
có; gọi là lìa tứ cú, tuyệt bách phi. Cho nên, chỗ nào cũng
không trụ thì không bị dính mắc. Dù ở bất cứ nơi nào
cũng định, gọi là Na già định.
Hỏi:
“Sắc
chẳng khác không, không chẳng khác sắc”. Xin Thầy khai thị?
Đáp:
Đó
là lời nói, kinh Lăng Nghiêm nói “phàm có lời nói đều
chẳng nghĩa thật”. Tất cả kinh điển đều dùng lời nói,
danh tự. Thiền tông là bất lập văn tự, không có thể
dùng lời nói. Nếu dùng lời nói thì không đúng thật tế.
Như kinh có thí dụ: người mù bổn sanh không thấy mặt trời,
hỏi mặt trời thế nào? Người mắt sáng trả lời là tròn
với nóng, người mắt sáng diễn tả đúng; nhưng người mù
cho tròn với nóng là mặt trời thì sai.
Tôi
biết
mặt mũi ông Trương, có người hỏi tôi “mặt mũi ông Trương
như thế nào?” Tôi diễn tả thật kỹ cho người ấy nghe,
nhưng người ấy gặp ông Trương ở ngoài đường vẫn không
biết. Tôi giới thiệu trước mặt ông Trương, lần sau người
ấy gặp ông Trương ở đâu cũng biết. Tại sao? Không phải
lời nói của tôi không đúng! Nhưng lời nói là lời nói,
thật tế là thật tế. Thật tế không phải dùng lời nói
để thay thế được. Cho nên, Phật nói “phàm có lời nói
đều chẳng có nghĩa thật”.
Nghĩa
thật là phải tự ngộ mới được, Phật muốn trị bệnh
mù của chúng sanh; hết bệnh mù thì tự thấy, khỏi cần
nhờ người mắt sáng. Người mắt sáng không muốn lừa gạt,
vì không hiểu nên bị lừa gạt; tức chấp lời của người
mắt sáng là bị lừa gạt, chính Phật Thích Ca rất sợ người
ta chấp lời của Phật.
Cho
nên, kinh Kim Cang nói “ai nói Phật có thuyết pháp là người
ấy phỉ báng Phật”. Vì vậy, chỗ này rất là mâu thuẩn.
Chính kinh Kim Cang của Phật thuyết, mà Phật lại nói “ai
nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”.
Thật tế là vậy.
Thật
tế nhờ vô sở hữu là hư không này, ứng dụng hàng ngày
mà không biết. Bây giờ tôi nói cho biết, rồi cũng không
nhìn nhận; cũng muốn sở hữu cho nhiều, chứ không chịu
vô sở hữu. Chỉ Thiền tông có Bàng Uẩn là tỷ phú đem
tất cả gia tài bỏ xuống biển, rồi hàng ngày làm giỏ tre
sai con gái ra chợ bán để đổi gạo ăn.
Có
người hỏi: tại sao không đem tiền cứu giúp người nghèo
để có phước đức?
Bàng
Uẩn trả lời: tôi đã bị hại nhiều rồi, sao lại đem hại
người khác!
Người
ấy nói: sao không để lại một ít tiền để ăn mà tu?
Bàng
Uẩn nói: tôi đã biết bị hại, sao tôi tiếp tục bị hại
nữa!
Cho
nên, cả gia đình gồm có 4 người đều được kiến tánh.
Nói
thì dễ, nhưng làm rất khó. Vì vậy, Phật dạy có 84.000 pháp
môn để tu từ từ.
Hỏi:
Thế
nào là Kiến tánh rồi khởi tu theo thập mục ngưu đồ?
Đáp:
Ở
Việt Nam có người đem thập mục ngưu đồ để tu, ngài Nguyệt
Khê nói tu theo thập mục ngưu đồ là sai lầm. Mục ngưu là
bảo nhậm sau khi ngộ, trong Thiền tông thì “bất phá trùng
quan bất bế quan” là sau khi ngộ, rồi bảo nhậm dứt trừ
tập khí. Như Lục Tổ sau khi ngộ còn phải trải qua 15 năm
ở chung với thợ săn để bảo nhậm.