Hỏi:
Các
giới trẻ thanh thiếu niên ở nước Mỹ, muốn có một cái
gì thích thú vui vẻ trong đời sống hằng ngày, cũng như trong
việc tu tập. Nếu bảo các em các cháu tham thiền đi, không
biết các em các cháu làm được điều đó hay không. Kính
xin Thầy khai thị thêm?
Đáp:
Phật
pháp là để giải quyết tất cả khổ sanh tử luân hồi,
đây chỉ Phật giáo mới có, các tôn giáo khác không có. Giải
thoát tất cả khổ đạt đến tự do tự tại là điểm chính
của Phật pháp. Những cái hứng thú ở ngoài đời có thiếu
gì! Như âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, đánh banh, đá banh…
Chuyện
Trương Quốc Anh thủ môn đang tham thiền, trái banh nào đến
cầu môn đều chụp được. Không những chỉ cái này mà bất
cứ làm cái gì cũng vậy. Trước kia chưa tham thiền, một
ngày may một bộ; lúc đang tham thiền, một ngày may được
hai bộ.
Bao
hàm niệm Phật, niệm chú, giới định huệ, lục độ vạn
hạnh và tất cả pháp thế gian đều ở trong nghi tình. Vì
tự tánh của mình cùng khắp không gian thời gian, năng lực
vô lượng vô biên; chỉ cần mình phát hiện thì dùng chỗ
nào cũng được. Lúc dùng ra mà bộ óc không biết, nếu bộ
óc biết thì không hiện ra để dùng.
Hỏi:
Xin
Thiền sư bình phẩm các vị tu ở Tây Tạng, dùng trí nào
tu để thay đổi sinh lý có thể tăng sức nóng của cơ thể
lên 50 độ, có thể ở trần trên núi Hy mã lạp sơn lạnh
lẽo dưới 0 độ mà không sao?
Đáp:
Trương
Quốc Anh ở Việt Nam qua Ba Lê, đi xe về nhà chị bị lật
xe, cả xe đều bị thương, lúc y đang tham thiền nên bộ óc
không biết. Nhân viên hồng thập tự lại cứu ra, y còn không
biết, lại hỏi “việc gì vậy?” Người nào cũng bị thương,
phải chở đến bệnh viện rọi kiến; bảo y rọi kiến, y
nói “khỏi, tôi không có bị thương”. Nhân viên bệnh viện
nói “tuy bên ngoài không thấy, nhưng bên trong có thể bị
thương”. Rồi y rọi kiến, nhưng không bị thương chỗ nào.
Hôm qua, tôi nói đài 50 cũng chứng tỏ như vầy.
Do
lý này mà bộ óc không biết thì lạnh cũng không biết, nóng
cũng không biết. Nếu không biết làm sao biết lạnh! Làm sao
biết nóng! Nhà khoa học nói những người không biết dù đi
trên đinh chông, không bị đinh đâm lũng chân; lúc biết thì
bị đâm lũng. Giữ được không biết của óc tự nhiên hiện
ra cái dụng của tự tánh, khỏi cần mình mong; nếu mình mong
tức là mình biết, biết rồi không thấy lạnh rất khó.
Mục
đích của Phật pháp là giải thoát tất cả khổ, để đạt
đến sanh tử tự do vĩnh viễn; chứ không phải dùng làm mấy
cái này, đó chỉ là tạm thời. Chú trọng mấy cái này làm
mất tác dụng căn bản, tức là được cái nhỏ mà mất cái
lớn. Như mình mua vé số là muốn trúng độc đắc, nhưng
lại trúng an ủi.
Hỏi:
Xin
thầy giảng rõ nghi tình và sự không biết, nếu như biết
nhiều quá thì bị sở tri chướng. Vậy một đứa trẻ không
biết gì, có phải là nhiều nghi tình và dễ ngộ hay không?
Lại nữa, theo Thiền tông tránh dùng cái biết của bộ óc,
đối với thanh thiếu niên phải giải thích như thế nào về
thế học và Phật học?
Đáp:
Tham
thiền là nhờ câu thoại đầu tự hỏi trong bụng cảm thấy
không biết, không biết này đụng với với tánh ham biết
của mình thành nghi tình; nhưng không để ý đụng chạm, chỉ
cần cái không biết. Cho nên, nghi tình khác hơn người ngủ
mê không biết, chết giấc không biết, bệnh tâm thần không
biết, khờ ngốc không biết, những cái không biết này không
phải là nghi tình.
Hỏi:
Giữa
hai ý niệm là khoảng không tức là vô niệm, vô niệm này
chân hay giả vô niệm?
Đáp:
Trong
Pháp Bảo Đàn giải thích hai chữ vô niệm: vô niệm không
phải không có một niệm nào hết, tức là bản niệm không
sanh diệt. Thiền tông nói vô tâm là vô niệm: Chớ nói vô
tâm là cao nhất, vô tâm cũng còn cách rất xa.
Nếu
trụ chỗ vô niệm thì không thể đến chỗ giác ngộ cuối
cùng. Vô niệm là vô thỉ vô minh, chỗ này không có khởi
lên một niệm. Khi vô thỉ vô minh bị kích thích thì nổi
lên một niệm, gọi là nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô
minh đã khởi thì có cuộc sống hằng ngày.
Ngài
Nguyệt Khê nói trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận “mình gặp
việc vui cho vui là nhất niệm vô minh, gặp việc buồn cho
buồn là nhất niệm vô minh”, tức là gặp việc gì cho là
gì là hóa thân của nhất niệm vô minh. Dứt hết nhất niệm
vô minh trở về vô niệm thành vô thỉ vô minh.
Thiền
tông đến chỗ vô thỉ vô minh cần phải tiến lên một bước,
phá tan vô thỉ vô minh được kiến tánh thành Phật, tức
giác ngộ cuối cùng; cũng là bản tánh của mình hiện ra cùng
khắp không gian thời gian, bằng như chư Phật không hơn kém
một chút nào cả.
Hỏi:
Ca
Diếp nhìn thấy cành hoa rồi mỉn cười có ý gì? Vì sao một
mình Ngài thấy mà các vị khác không thấy?
Đáp:
Tất
cả hơn triệu người, người nào cũng thấy, không phải chỉ
ngài Ca Diếp mới thấy. Ngài Ca Diếp đã có nghi tình sẵn,
lúc thấy thì nghi tình bùng vỡ được ngộ. Những người
kia tuy thấy nhưng nghi tình chưa đến mức, nên không ngộ.
Có người chưa có nghi tình cũng không thể ngộ.
Chư
Tổ, có người thấy con khỉ leo cây được ngộ, có người
thấy hoa nở được ngộ, có người nghe người ta ca hát được
ngộ, có người đi ngang chỗ bán thịt thấy người mua thịt
nói “bán cho tôi một miếng thịt nạt”, người bán thịt
chặt mạnh con dao xuống bàn, nói “chỗ nào không phải thịt
nạt!” Người đi ngang nghe người bán thịt nói liền ngộ.
Nghi
tình đến mức thì bất cứ gặp nhân duyên nào cũng ngộ.
Có một vị thăm Mã Tổ, Mã Tổ nói: đảnh lễ đi. Người
ấy vừa lạy xuống, Mã Tổ đá một cái thì người ấy liền
ngộ. Ở trong Thiền tông đủ thứ, như thấy cành hoa, nghe
tiếng hát, bị đá… đều ngộ, ngộ không phải do những
cảnh ấy; vì nghi tình đến mức nên ngộ, những cảnh ấy
tạm thời trợ duyên.
Hỏi:
Đức
Thế Tôn tu pháp môn nào ngồi dưới gốc cây bồ đề 6 ngày
đắc đạo?
Đáp:
Phật
Thích Ca là Phật xưa trong kinh Pháp Hoa có nói, đã tự nói
thành Phật không biết bao nhiêu kiếp rồi, gọi là trần điểm
kiếp. Thí dụ trần điểm kiếp là: đem tam thiên đại thiên
thế giới mài thành mực, một ngàn tam thiên đại thiên thế
giới thì chấm một giọt mực, chấm hết mực này không biết
bao nhiêu thế giới, mình không thể đếm được.
Vậy
Phật đã thành Phật không biết bao nhiêu kiếp, không phải
Phật mới thành Phật cách 2534 năm. Kiếp này Phật Thích Ca
thành Phật chỉ là thị hiện.
Trong
kinh có tám thứ thị hiện: 1-Trên Trời Đâu Suất giáng sanh
xuống thọ thai, 2-Xuất thai, 3-Đi học, 4-Đi tu, 5-Xuất gia,
6-Thành đạo, 7-Thuyết pháp, 8-Nhập Niết bàn. Phật nói trong
kinh “không phải chỉ làm giáo chủ cõi Ta Bà này, mà làm
giáo chủ thiên bá ức thế giới cùng một thời gian, cùng
một thời gian thuyết pháp”, nên gọi là thiên bá ức hóa
thân. Việc này mình ngộ rồi mới chứng tỏ được.
Hỏi:
Pháp
thiền đầu tiên của Phật là gì?
Đáp:
Phật
truyền pháp môn Tổ sư thiền có bốn chữ là “từ nghi đến
ngộ”, nghi là nhân, ngộ là quả; nên nói bất nghi bất ngộ
là không có nhân thì không có quả; nghi nhỏ ngộ nhỏ, gọi
là tiểu nghi tiểu ngộ, tức là nhân nhỏ thì quả nhỏ; nhân
lớn thì quả lớn, nên nói đại nghi đại ngộ.
Đầu
tiên truyền pháp này chỉ đưa cành hoa, chứ không nói gì,
Ma Ha Ca Diếp được ngộ, Phật phó chúc “Chánh pháp nhãn
tạng cho Ma Ha Ca Diếp để truyền cho đời sau”.
Hỏi:
Con
người sau khi chết phải cúng 7 thất. Tại sao mỗi thất linh
hồn phải chết thêm một lần nữa? Chết rồi linh hồn như
thế nào? 49 ngày là định nghiệp, mà sao còn cúng 100 ngày?
Đáp:
Làm
tuần 49 ngày (7 tuần), nếu có thân trung ấm thì 7 ngày thay
đổi một lần. Cho nên, người ta căn cứ theo chỗ đó mới
có làm tuần từ tuần đầu đến tuần thứ bảy. Còn 100
ngày hay 3 năm là do con cháu muốn kỷ niệm thêm cho đến ngày
giỗ. Việc đó là theo phong tục ngày xưa, chứ không phải
Phật pháp có nghi lễ quy định như vậy.
Hỏi:
Khi
nào linh hồn đi đầu thai làm kiếp người vào tháng thứ
mấy trong bào thai mẹ?
Đáp:
Đầu
thai có hai thứ: khi có thai thì thức thứ 8 (a lại da thức)
vào thai và có thai đến gần sanh ra thì thức thứ 8 mới vào.
Thường thường ở đây chết ở kia sanh là cùng một thời
gian.
Huỳnh
Đình Kiên lúc 26 tuổi làm huyện trưởng, ở dinh huyện ăn
sinh nhật, rồi ngủ trưa thấy chiêm bao, một mình đi ra ngoài
không có ai theo, đi trên con đường nhỏ đến một làng quê,
gặp một bà già mời vô nhà ăn cơm, ăn xong rồi về.
Lúc
thức tỉnh chiêm bao, sao thấy việc này rõ ràng quá, không
biết có sự thật như vậy không! Một mình đi, cũng có con
đường đó đến một làng xóm gặp bà già đó, hỏi bà già:
hôm nay nhà bà có làm gì không?
Bà
già nói: có đám giỗ con gái, con gái đã chết 26 năm; lúc
chưa chết nó tu và trước khi chết dặn tôi “kiếp sau con
sẽ mở cái rương này”, rồi tự mình cất chìa khóa.
Huỳnh
Đình Kiên nghe đến chỗ này liền nhớ lại kiếp trước,
hỏi: Bà biết chìa khóa để chỗ nào không?
Bà
già đáp: không biết.
Huỳnh
Đình Kiên nói: tôi biết.
Rồi
lấy chìa khóa mở cái rương ra, trong đó chỉ có những văn
chương tú tài, cử nhân giống như kiếp trước của ông đã
làm. Ông biết bà già này là mẹ kiếp trước của ông, bà
già không có con cháu nên ông đưa bà già về dinh huyện trưởng
để nuôi.
Việc
này chứng tỏ ngày sinh nhật là ngày chết, tức là chỗ này
chết chỗ kia sanh, cùng một thời gian. Sau này Huỳnh Đình
Kiên tham thiền cũng được kiến tánh, pháp danh là Sơn Cốc.
Hỏi:
Khi
người chết có mang theo chuổi tràng hạt mà lúc sống đã
từng niệm Phật?
Đáp:
Đúng
theo tông chỉ Tịnh độ thì sợi chuổi dùng để tập cho
lúc đầu tiên, nếu đã quen thuộc chớ nên dùng, huống là
chết còn muốn đem theo! Tôi muốn giải thích phải nói đến
hành của Tịnh độ: ngài Ấn Quang là Tổ thứ 13 của tông
Tịnh độ dạy có 2 thứ hành: nhiếp tâm niệm Phật và tán
tâm niệm Phật.
Tán
tâm niệm Phật một ngàn tiếng không bằng nhiếp tâm niệm
Phật một tiếng.
Làm
sao được nhiếp tâm? Ngài dạy ghi nhớ niệm Phật, tức là
nhớ số, từ 1 nhớ tới 10. Niệm A Di Đà Phật nhớ 1, niệm
A Di Đà Phật nhớ 2, niệm A Di Đà Phật nhớ 3. Người ta
thường tới 3 hay 4 là quên, quên phải từ đầu lại; nếu
quên hoài phải chia làm 2 đoạn: là từ 1 nhớ tới 5, từ
6 nhớ tới 10; nếu còn hay quên thì chia làm 3 đoạn: từ 1
nhớ tới 3, từ 4 nhớ tới 6, từ 7 nhớ tới 10. Như vậy
đã ngắn không thể bị lộn, 3 đoạn quen rồi tiến lên 2
đoạn; 2 đoạn quen rồi tiến lên từ 1 tới 10.
Từ
1 tới 10 thì trở ngược lại, là nhớ 10, 9, 8, 7… Trở ngược
quen thuộc, khỏi cần nhớ nữa. Một thời gian tiến tới
không niệm nó vẫn niệm, tức là miệng không niệm nhưng
bốn chữ A Di Đà Phật ở trong tâm không mất, không niệm
mà niệm, niệm mà không niệm thì tiến đến nhất tâm bất
loạn.
Đó
là cách thực hành niệm Phật rõ ràng, tôi hoằng Tịnh độ
mười mấy năm dạy cho người ta thực hành. Nếu cứ nhờ
sợi chuổi thì vĩnh viễn không đến chỗ nhất tâm bất loạn,
không thể tiến lên được. Dùng sợi chuổi để thực hành,
chưa đến lâm chung đã bỏ trước; huống là lâm chung còn
muốn đem theo!
Hỏi:
Tham
thoại đầu là nhìn chỗ hầm sâu đen tối tức là chỗ vô
thỉ vô minh mà đề câu thoại đầu, chỗ hầm sâu đen tối
là chỗ nào, xin Thầy giảng rõ?
Đáp:
Chỗ
hầm sâu đen tối là thoại đầu, ngài Hư Vân giải thích:
tại sao gọi là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu
là trước khi muốn nói một lời nói này, gọi là thoại đầu.
Bởi vì, mình muốn nói một lời nói phải khởi niệm lên
mới nói ra miệng, khi chưa khởi niệm muốn nói câu thoại
gọi là thoại đầu. Nếu đã khởi niệm muốn nói, mặc dù
chưa nói ra miệng gọi là thoại vỉ (đuôi). Vậy nghĩa thoại
đầu là một niệm chưa sanh khởi, cũng là vô thỉ vô minh;
tức không có niệm, chỉ là thanh thanh tịnh tịnh.
Chỗ
đó không có gì gọi là vô minh, nên chư Tổ gọi đó là hầm
sâu đen tối. Nói chỗ hầm sâu đen tối tại mình không biết,
không biết cho đó là hầm sâu đen tối, vì đen tối là không
thấy gì. Tham thiền là dùng tâm nhìn ngay chỗ hầm sâu đen
tối (chỗ không biết), chỗ một niệm chưa sanh là cái gì?
Vừa nhìn vừa đề câu thoại đầu để tăng cường nghi tình,
nhìn chỗ không biết. Đó là thực hành Tổ sư thiền.
Hỏi:
Vô
sở sợ là gì? Nếu mình không sợ làm điều sai làm sao đi
đúng chánh pháp, xin Thầy giảng rõ và thí dụ cụ thể?
Đáp:
Chín
chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” là để phá
ngã chấp. Phàm chánh pháp: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa
đều lấy phá ngã chấp làm gốc. Tiểu thừa phá nhân ngã
chấp chứng quả A la hán, Đại thừa phá nhân ngã chấp và
pháp ngã chấp (pháp của mình tu chứng được).
Nếu
tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian thì tất cả đồ
vật tài sản đều của mình, không phải của người khác.
Vì ngoài không gian không có không gian, ngoài thời gian không
có thời gian. Mình muốn đắc là đắc ở ngoài, muốn cầu
là cầu ở ngoài. Đã hoàn toàn không có thì mình muốn đắc
cái gì? Cầu cái gì? Nếu không có đắc có cầu thì đâu
còn sợ! Tự nhiên không có sợ.
Tin
tự tâm cùng khắp không gian thời gian tự nhiên thực hành
được 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”.
Nếu không tin tự tâm có muốn miễn cưỡng thực hành 9 chữ
này cũng rất khó. Tin tự tâm mà không thực hành thì tự
động thực hành được. Tin tự tâm và giữ nghi tình thì
không biết đắc, không biết cầu, không biết sợ. Cho nên,
có nghi tình khi lái xe không bị đụng xe, nếu sợ đụng xe
thì sẽ đụng xe.
Hỏi:
Theo
con biết có 5 trình độ chứng quả tùy theo căn cơ của người
Phật tử, thứ nhất là nhập lưu, thứ nhì là nhất lai, thứ
ba là bất lai, thứ tư là A la hán và thứ năm là Bồ tát.
Người Phật tử theo thiền Tổ sư, khi kiến tánh đã được
chứng quả ở trình độ nào?
Đáp:
Sơ
quả là Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Tại sao gọi là nhập
lưu? Nhập thánh lưu, nếu chạy ra ngoài là đuổi theo lục
trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không đuổi theo
lục trần lại trở về gọi là nhập lưu, tức là dứt được
lục trần. Quả vị này dứt được kiến hoặc trong Dục
giới và còn thọ sanh 7 lần trong Dục giới.
Nhị
quả là Tư đà hàm gọi là nhất lai. Tại sao gọi là nhất
lai? Là hết tư tưởng sai lầm (tư hoặc) của Dục giới,
nhưng chỉ được 6 phẩm trong 9 phẩm, còn lại 3 phẩm chưa
dứt được, nên phải đến Dục giới thọ sanh thêm một
lần.
Tam
quả là A na hàm gọi là bất lai. Tại sao gọi là bất lai?
Là dứt luôn cả 3 phẩm sau, tức là kiến hoặc và tư hoặc
không còn, nên không trở lại Dục giới thọ sanh; có thể
thọ sanh Sắc giới hay Vô sắc giới.
Tứ
quả là A la hán dứt hết kiến hoặc và tư hoặc của tam
giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới).
Đây
là pháp Tiểu thừa (thừa Thanh văn có 4 cấp).
Bồ
tát là Đại thừa gồm có từ Sơ địa đến Thập địa.
Pháp môn Tổ sư thiền không qua Tiểu thừa hay Đại thừa.
Đại thừa có Thập trụ, Thập tín, Thập hạnh, Thập hồi
hướng, Thập địa, tổng cộng gồm 50 cấp, rồi đến Đẳng
giác, Diệu giác là từ cấp từ cấp tiến lên. Tổ sư thiền
là giáo ngoại biệt truyền, ở ngoài Giáo môn, nên không có
từ cấp từ cấp, mà từ địa vị phàm phu thẳng chứng Đẳng
giác, giác ngộ bằng Phật.
Bồ
tát Thập địa chứng Đẳng giác và phàm phu chứng Đẳng
giác, cái ngộ bằng nhau, nhưng cái dụng cách xa rất nhiều.
Bồ tát Thập địa đã dứt hết tập khí thế gian và tập
khí xuất thế gian còn ít, nên có thần thông diệu dụng rất
nhiều. Phàm phu chứng Đẳng giác, nhưng tập khí thế gian
và xuất thế gian còn nguyên. Có người dứt tập khí
thế gian được phần nào thì cái dụng hiển bày phần nấy.
Như bác sĩ Thuận và Trương Quốc anh, do sự tinh tấn quét
không bao nhiêu thì hiện ra dụng bấy nhiêu.
Hỏi:
Xin
Thầy giảng câu “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại
tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”?
Đáp:
Trong
Thiền tông có công án Đức Sơn Phản (người hỏi đạo vào
cửa, cây gậy liền đập trên đầu): Đức Sơn lúc chưa tham
thiền là một Pháp sư rất danh tiếng, nhất là về kinh Kim
Cang mà ngài thông suốt hết, có làm sớ giải kinh Kim Cang,
tự cho mình hay hơn mọi người, mọi người cũng biết Ngài
giảng kinh Kim Cang rất hay. Ngài họ Châu, nên người ta gọi
là Châu Kim Cang.
Ngài
ở miền bắc Trung Quốc, nghe người tham thiền ở miền nam
chỉ tham câu thoại đầu được ngộ, hay do cơ xảo của Tổ
sư làm cho ngộ; trong tâm rất giận, Ngài nói “muôn kiếp
học oai nghi và tế hạnh của Phật, làm sao người tham thiền
nói sát na thành Phật? Bây giờ tôi phải đi tảo thanh những
người ấy mới được”. Rồi Ngài gánh sớ giải kinh Kim
Cang từ miền bắc xuống miền nam, đến nửa đường gặp
bà già bán điểm tâm hỏi mua.
Bà
già hỏi: Ngài gánh gì vậy?
Đức
Sơn đáp: Sớ Giải Kinh Kim Cang.
Bà
già hỏi: để làm gì?
Đức
Sơn đáp: Dạy người ta tu thành Phật.
Bà
già nói: nếu Ngài trả lời được thì tôi cúng dường điểm
tâm, trái lại không trả lời được thì tôi không cúng dường
và cũng không bán!
Đức
Sơn đáp: xin bà cứ hỏi.
Bà
già nói: Trong kinh Kim Cang nói “quá khứ tâm bất khả đắc,
hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”,
xin hỏi Thượng tọa muốn điểm tâm nào?
Đức
Sơn không trả lời được, mặt đỏ hết, ban đầu muốn
đi tảo thanh những người tham thiền; nhưng gặp bà già hỏi
không trả lời được, Ngài gánh sớ giải Kim Cang trở về,
không đi miền nam nữa.
Bà
già gọi lại và nói: Tôi giới thiệu Ngài đến Thiền sư
Sùng Tín sẽ có ích lợi.
Sau
này Ngài được ngộ, rồi dùng cây gậy độ người rất
có danh tiếng, nên gọi là Đức Sơn phản.
Ba
câu này là phá chấp thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai).
Không gian, thời gian, số lượng là ba danh từ, nhưng chúng
sanh cho đến nhà khoa học, triết học đều chấp thật. Chấp
thật ba danh từ nên bị ba danh từ này trói buộc, không được
tự do tự tại. Sự thật ba danh từ này là cái gì? Chỉ là
ba khái niệm ở trong vọng tâm của mọi người. Thời gian,
không gian và số lượng đều không có bản thể, chỉ là
tên gọi.
Vũ
trụ không có ba khái niệm này thì phải sụp. Vũ trụ ví
như một căn nhà, ba khái niệm là ba cột nhà; nếu ba cột
nhà rút ra thì căn nhà liền sụp. Như tôi ngồi đây, nếu
rời khỏi ba khái niệm này thì không có tôi. Tại sao? Chỗ
ngồi của tôi là không gian, năm nay tôi 68 tuổi, 68 là số
lượng, tuổi là thời gian. Ba khái niệm này rút ra thì tôi
ở đâu? Vì nhờ ba khái niệm nên có tôi đây.
Bây
giờ, mọi người đều bị ba khái niệm này trói buộc. Cho
nên, Thiền tông kiến tánh là đập bể hư không là phá khái
niệm không gian. “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại
tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” là phá khái
niệm thời gian. Giáo môn nói “nhứt niệm muôn năm, muôn
năm nhứt niệm” là phá khái niệm số lượng.
Người
kiến tánh là phá khái niệm không gian thì khái niệm thời
gian và số lượng cũng tan rã. Kinh Lăng nghiêm nói “người
phát chân quy nguyên thì tất cả vũ trụ đều tiêu diệt”,
cũng là phá khái niệm không gian.
Hỏi:
Câu
thoại đầu là dùng để ngăn chận các vọng niệm, nhưng
theo con hiểu câu thoại đầu cũng từ bản chất vọng niệm.
Kính xin thầy giải thích?
Đáp:
Nhờ
câu thoại đầu để khởi lên nghi tình tức là không biết
của bộ óc, chứ không phải để dẹp vọng niệm. Bởi vậy,
Thiền tông không cho dẹp vọng niệm và không cho biết vọng
niệm, vọng niệm nổi lên cứ mặc kệ cho nổi lên, chỉ
cần hỏi câu thoại đầu. Nếu giữ được nghi tình thì vọng
niệm tự nhiên sẽ hết, vì không biết vọng niệm làm sao
có vọng niệm! Cho nên dẹp vọng niệm không đúng cách tu
của Phật.
Ý
của Phật muốn mình giữ nghi tình, Phật nói từ nghi đến
ngộ, nghi là nhân, ngộ là quả, có nhân mới có quả; pháp
thế gian cũng phải do nghi rồi có ngộ, pháp thế gian dùng
bộ óc đi nghiên cứu suy tìm; mặc dù ngộ được chỉ có
giá trị thế gian, không phát minh được chính tâm mình; nên
không làm chủ tâm mình, không được sanh tử tự do; tự do
tự tại dứt hết tất cả khổ.
Nghi
của Thiền tông không phải muốn giải thích câu thoại đầu,
chỉ nhờ câu thoại đầu phát lên nghi tình để phát hiện
bản tâm của mình. Còn vọng tưởng hay phiền não nổi lên
đừng biết tới. Vì không biết tự động quét tất cả vọng
tưởng hay không vọng tưởng. Cho nên Thiền tông không cho
quét vọng tưởng, không cho đè nén vọng tưởng, không cho
buông bỏ vọng tưởng.
Nghi
tình là không biết thì chân lý không biết, vọng tưởng cũng
không biết; không biết thì không thành lập vọng tưởng,
không biết chân lý thì không thành lập chân lý, không biết
năng thì không thành lập năng, không biết sở thì không thành
lập sở. Đã nói là không biết thì cái này cái kia, tất
cả đều không biết. Cho nên tất cả không thành lập, vọng
tưởng cũng không thành lập.
Hỏi:
Thế
nào là nổi nghi tình?
Đáp:
Tham
câu thoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?”
Cảm thấy không biết, cái không biết đó là nổi nghi tình
rồi. Hôm qua tôi coi đài 50, thấy nhà khoa học nghiên cứu
bộ óc của con người, nghiên cứu động vật, thực vật,
trên bờ, dưới biển đều chứng tỏ cái không biết này
rất hay. Tham thoại đầu chỉ cần nổi lên cái không biết.
Hỏi:
Phật
giáo Thiền tông chế ra thập ngưu đồ, xin Thượng tọa giải
thích và áp dụng cho lối thiền này?
Đáp:
Thập
Ngưu Đồ do một Thiền sư tự làm tài khôn đặt ra, rồi
Giáo môn không hiều, lấy cái đó để tu; nhưng sự thật
không đúng. Tại sao? Ngưu là con trâu, họ dụ con trâu là
vọng tưởng, người giữ trâu dụ cho Phật tánh, như vậy
là không đúng. Nếu dụ trâu là lục căn, người giữ trâu
là nhứt niệm vô minh, về tới nhà là vô thỉ vô minh thì
đúng. Nhưng tu hành không nhờ cái đó tu được.
Giữ
trâu là sau khi ngộ, tức là ngộ rồi dứt tập khí. Con trâu
đi trên đường, giữ cho không cho ăn lúa mạ; tức là không
cho tập khí tiếp tục nữa, Thiền tông gọi là bảo nhậm
(giữ trâu), chứ không phải chưa ngộ mà nhờ giữ trâu để
tu là không đúng. Ngài Nguyệt Khê cũng có nói về vấn đề
này.
Hỏi:
Kính
xin Thượng tọa cho biết phải đọc chú nào trong lúc thiền?
Đáp:
Thần
chú là pháp môn Mật tông, Thiền tông chỉ nhờ câu thoại
đầu khởi lên nghi tình, tức là tâm không biết; mà lại
nghi tình có dấu hỏi là nhân, đến chừng ngộ là phá dấu
hỏi này là quả, đúng với nhân quả. Niệm chú có tác dụng
cho bộ óc không biết, vì tất cả chú đều không cho dịch
nghĩa; những thần chú đều là tên của Phật, Bồ tát, muốn
cho người ta niệm để cho bộ óc không biết, tác dụng cũng
giống như tham thiền.
Nhưng
tham thiền có cái nhân nghi, từ nghi mới đến ngộ. Niệm
chú dẹp được vọng tưởng nhưng không có nghi, nên không
thể ngộ. Sau này đến một mức nào chuyển thành cái nghi
rồi được ngộ. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, muốn giác
ngộ phải nghi. Cho nên, Phật Thích Ca truyền từ nghi đến
ngộ là vậy.
Hỏi:
Trong
các bộ kinh của Phật pháp, như các kinh: Bát Nhã Ba La Mật,
Diệu Pháp Liên Hoa, có phải được viết với hình thức và
nội dung bằng những phương pháp tổng hợp và phân tích.
Kính mong Thượng tọa giải thích chứng minh cụ thể?
Đáp:
Phật
thuyết pháp theo khế cơ, tức là khế hợp đương cơ; cho
nên tiếng phạn gọi là Tu đa la, dịch nghĩa chữ Hán là khế
cơ. Chữ khế là khế hợp đương cơ (những người nghe).
Có cái đối với Tiểu thừa mà thuyết, có cái đối với
phàm phu mà thuyết, có cái đối với ngoại đạo mà thuyết;
không phải có nghĩa tổng hợp. Thật ra không có một pháp
nào gọi là Phật pháp, nên kinh Kim Cang nói “không có pháp
nhất định để cho Như lai thuyết, ai nói Phật có thuyết
pháp là người ấy phỉ báng Phật”.
Nghe
như vậy thấy mâu thuẩn quá! Chính kinh Kim Cang của Phật
thuyết, tại sao nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật?
Vì không có một pháp nào gọi là Phật pháp, chỉ do chúng
sanh có bệnh thì Phật lập ra thuốc để trị. Nếu bệnh
hết thì thuốc phải bỏ, nên kinh Kim Cang nói “ pháp của
ta như chiếc bè để qua sông, đến bờ phải bỏ bè”. Vì
dùng chiếc bè tạm thời để qua sông, không phải chiếc bè
là chân lý, khi đến bờ thì chiếc bè không còn tác dụng
nữa.
Cho
nên không có ý tổng hợp, chỉ là chúng sanh chấp cái này
thì Phật phá cái này, chúng sanh chấp cái kia thì phá cái
kia; tùy theo bệnh chấp của chúng sanh mà phá chấp, chứ không
phải có pháp nhất định để cho Phật thuyết. Nếu chúng
sanh chấp Phật thì Phật phá Phật, chúng sanh chấp Bồ tát
thì Phật phá Bồ tát. Vì vậy, Thiền tông nói “ma đến
chém ma, Phật đến chém Phật”. Chém Phật là không phải
chém đức Phật mà chém tâm chấp Phật; chứ không phải phỉ
báng Phật hay khinh Phật, nên nói là chém Phật.