Hỏi:
Tham
Tổ sư thiền đời này chưa giải thoát, mất thân người
phải đọa thì làm sao?
Đáp:
Đối
với Phật pháp phải tin nhân quả, nhân nào quả nấy; như
kinh Pháp Hoa nói “như thị nhân như thị quả”. Tổ sư thiền
do Phật Thích Ca truyền là chánh nhân, chánh nhân đã gieo thì
chánh quả sẽ đến. Ở Việt Nam, có Phật tử cũng hỏi vậy
“ngày nay tôi tu thiền rồi ngày mai chết làm sao?” Tôi nói,
mặc dù chỉ tu một ngày, nhưng chánh nhân đã gieo thì chánh
quả sẽ đến, kiếp sau sẽ tiếp tục tu.
Thí
dụ mục đích kiến tánh là Sài Gòn, Chợ Lớn đi Sài Gòn
là 100 bước; tuy mình đi 1 bước thì kiếp sau đi thêm 99 bước,
chứ khỏi cần đi 100 bước. Nếu mình đi được 50 bước
thì kiếp sau đi thêm 50 bước, kiếp này đi 99 bước thì kiếp
sau đi 1 bước là đến nơi. Cho nên, tham thiền không nói sơ
tham hay lão tham, sơ tham có thể mau kiến tánh hơn lão tham.
Vì kiếp trước đã tu gần tới nơi thì kiếp này chỉ tu
thêm ít sẽ tới nơi.
Hỏi:
Tại
sao phương pháp thiền này không được thông dụng như trước
kia?
Đáp:
Phương
pháp thiền thực hành rất dễ, mà tin tự tâm rất khó. Pháp
môn này phải tin tự tâm, tức là phải tin tự tâm mình với
tâm của Phật Thích Ca bằng nhau (Phật Thích Ca nói Phật tánh
bình đẳng bất nhị). Nhưng người ta khó tin, nếu không tin
tự tâm thì không phát hiện tự tâm.
Tham
Tổ sư thiền là phát hiện tự tâm mình, gọi là kiến tánh
thành Phật. Bây giờ tất cả thần thông trí huệ của mình
bằng với Phật Thích Ca, cùng khắp không gian thời gian, siêu
việt số lượng; nhưng vì bị chôn vùi ở vô thỉ vô minh
lâu đời, không thể lấy ra dùng.
Như
kinh Pháp Hoa nói “mình có hạt châu như ý để trong chéo
áo, cho mình nghèo phải đi ăn xin; được người trí chỉ
ra thì được giàu sang”. Nhưng việc này rất khó tin, nên
người thực hành rất ít. Mặc dù, rất ít nhưng đời nào
cũng có người kiến tánh.
Trước
đời nhà Tống của Trung Quốc có người kiến tánh rất nhiều,
chùa phần nhiều thuộc về Thiền tông. Sau này Truyền Đăng
Lục ra đời, các cơ xảo của Tổ sư ghi trong đó, người
tham thiền biết nên cơ xảo của Tổ không dùng được. Bất
đắc dĩ dạy người ta tham công án tham thoại đầu, nên người
kiến tánh ít lại.
Tuy
ít người kiến tánh, nhưng đời nào cũng có người kiến
tánh. Như gần đây theo mình biết ngài Hư Vân, ngài Lai Quả,
ngài Nguyệt Khê đều kiến tánh. Ngài Nguyệt Khê tịch năm
1965 để lại nhục thân ở Cửu Long (Hồng Kông). Mặc dù
người ta tu ít, vì ít người hoằng dương; đó cũng là do
tánh của con người, như bây giờ tôi hoằng Tổ sư thiền
rất khó khăn.
Ở
Việt Nam hoằng Tổ sư thiền có nhiều người công kích, vì
tôi dạy tông chỉ Tổ sư thiền là phá ngã chấp (vô
sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ), còn các chùa cần phải
nuôi sống nên dạy người ta cầu.
Người
ta nói tôi làm như vậy phải bị nhịn đói, hoằng Tổ sư
thiền rất khó vì người tin rất ít; nhưng vì hoằng dương
chánh pháp, nên tôi phải vậy, nếu có nhịn đói cũng hoằng
dương. Tánh của con người rất khó làm theo vô sở đắc,
vô sở cầu, vô sở sợ. Vì vậy, người tu Tổ sư thiền
rất ít.
Hỏi:
Mười
mấy năm Thầy tu Tịnh độ có thành tựu được gì không?
Sau khi chuyển sang Thiền tông, Thầy bảo là thành tựu hơn.
Vậy thành tựu của Thầy là thế nào?
Đáp:
Thành
tựu của tôi vừa rồi tôi đã kể, tôi chỉ được giải
ngộ và tận sức hoằng đúng theo tông chỉ Tổ sư thiền.
Trước kia mười mấy năm tôi hoằng Tịnh độ, chính tôi
niệm Phật sáng đêm không ngủ, muốn ngưng câu niệm Phật
cũng không ngưng được. Ngài Lai Quả ban đầu cũng niệm Phật,
ngủ quên niệm lớn tiếng, rồi chuyển qua Tổ sư thiền lúc
28 tuổi kiến tánh.
Những
người theo tôi học thiền, trước kia đã tu Tịnh độ rồi
chuyển sang Tổ sư thiền. Nếu niệm Phật được vãng sanh
Tịnh độ cũng phải chuyển sang Tổ sư thiền mới kiến tánh
thành Phật. Mình đợi tới chết rồi chuyển, không bằng
mình còn sống chuyển sang thì tốt hơn.
Hỏi:
Tâm
hồn con đòi hỏi có một đời sống nội tâm an lành trong
sáng hữu ích và giải phóng, nhưng đời sống còn cạnh tranh,
tranh chấp, thấp hèn, tàn nhẫn. Con nghĩ rằng giằng co, rách
nát giữa tâm, trí tuệ và sự thật đời sống. Kính mong
Thầy giúp đỡ?
Đáp:
Cuộc
sống hàng ngày của mình do bộ óc làm chủ, bộ óc làm chủ
phải dựa theo ngã chấp. Vì bộ óc thì có tương đối, sống
trong thế giới tương đối, có lợi phải có hại. Khoa học
phát minh xe hơi để tiện lợi cho giao thông, nhưng xe hơi rất
nhiều nên giao thông dễ bị tắt nghẽn; có khi có chỗ xe
hơi đi còn chậm hơn đi bộ, mỗi ngày toàn nước Mỹ chết
vì xe hơi hơn 50 người; chưa kể người bị thương, số này
có thể tiếp tục tăng thêm.
Do
bộ óc làm chủ phải tranh giành với nhau, như con mắt muốn
sắc đẹp, lỗ tai thích nghe âm thanh khen ngợi hay âm nhạc,
cái lưỡi muốn ưa đồ ngon… Muốn thỏa mãn dục vọng của
mình phải tranh giành với người khác. Anh chị em ruột trong
gia đình cũng có tranh giành với nhau, gia đình này với gia
đình kia cũng tranh giành với nhau, đoàn thể này với đoàn
thể kia cũng tranh giành với nhau, chủng tộc này với chủng
tộc kia cũng tranh giành với nhau, quốc gia này với quốc gia
kia cũng tranh giành với nhau.
Cho
nên, từ chửi mắng, đánh lộn, xung đột đổ máu, chiến
tranh nhỏ đến chiến tranh lớn đều do ngã chấp (bộ óc
làm chủ). Phật Thích Ca dạy phát hiện Phật tánh của mình
để cho Phật tánh làm chủ, Phật tánh làm chủ chỉ làm lành
chứ không có làm ác, mà thông qua bộ óc để dùng, không
cho bộ óc làm chủ, bộ óc làm nô lệ cho Phật tánh. Bây
giờ Phật tánh bị bộ óc che khuất nên không được hiện
ra. Vì vậy, Phật Thích Ca nói trong Bát Nhã Tâm Kinh là phủ
định lục căn, lục trần, lục thức.
Hỏi:
Cách
nào để giữ nghi tình khỏi quên?
Đáp:
Ngài
Nhuyệt Khê nói “một niệm chưa sanh khởi gọi là vô thỉ
vô minh, đã sanh khởi một niệm rồi gọi là nhứt niệm vô
minh”, sanh khởi một niệm thì kế tiếp niệm thứ hai, thứ
ba tiếp tục hoài tới ngày sáng đêm, cũng trong phạm vi nhứt
niệm vô minh.
Tham
thiền là phá vô thỉ vô minh, vô minh là đen tối, tham thiền
là nhìn ngay chỗ mịt mù chỗ đen tối, không biết là cái
gì, tức là nhìn ngay vô thỉ vô minh, cũng gọi là thoại đầu.
Thoại
đầu là khi chưa nổi một niệm. Đã nổi niệm muốn nói
mặc dù chưa nói ra gọi là thoại vỉ, chứ không phải thoại
đầu. Tham thiền là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh khởi,
tức là chỗ vô thỉ vô minh, nhìn ngay chỗ mịt mù không biết
là cái gì, mà vừa nhìn vừa đề câu hỏi “khi chưa có trời
đất ta là cái gì?” để tăng cường cái không biết (nghi
tình). Đó là thực hành Tổ sư thiền.
Khi
hỏi phải hỏi liên tiếp, không có cho kẽ hở; tức là vừa
hỏi dứt phải hỏi nữa, nếu hỏi rồi cách một hồi hỏi
nữa thì có kẽ hở; có kẽ hở thì vọng tưởng phiền não
từ kẽ hở nổi lên. Nếu hỏi khít khít thì phiền não vọng
tưởng, không có kẽ hở để nổi lên. Phiền não không nổi
lên thì tâm mình được thanh tịnh.
Cho
nên, tham thiền được 5 phút thì 5 phút này hết phiền não,
tham thiền 1 tiếng thì 1 tiếng này hết phiền não, tham thiền
được 1 ngày thì 1 ngày không có phiền não. Tâm thanh tịnh
lâu ngày sẽ phát trí huệ. Như có nhiều Phật tử, trước
khi chưa tham thiền coi kinh không hiểu, tham thiền một thời
gian rồi coi kinh tự nhiên hiểu.
Ở
chùa Từ Ân đả thiền thất, thanh niên theo cha dự thiền
thất, người mẹ khuyên y ở nhà học bài để thi, nếu không
lên lớp phải đi lính. Nhưng y không chịu nghe, cứ đến dự
thiền thất. Qua thiền thất không có thời giờ học bài,
lúc làm bài mà y không biết (vì không có học làm sao biết),
rồi y tham thiền được 10 phút, tự nhiên làm được bài
và nộp lên trước.
Kỳ
thật, mình có công phu đến mức thì cái dụng của tự tánh
hiện ra. Như Trương Quốc Anh không thấy trái banh mà chụp
được trái banh, bác sĩ Thuận không thấy xe mà không đụng
xe, cô Hằng Thiền không cần qua bộ óc mà cắt được cái
áo.
Sự
thật chứng tỏ cái biết của tự tánh dùng ra hay hơn trí
huệ của bộ óc rất nhiều. Có hai tài xế lái xe khách Sài
gòn - Chợ Lớn, trước khi chưa tham thiền thường hay bị
cảnh sát thổi phạt, sau này tham thiền không đụng xe và
không bị cảnh sát thổi phạt.
Đang
lái xe mà tham thiền rất nguy hiểm, công phu của mình chưa
đến mức là còn sợ, còn biết thì làm không được, nên
phải đụng xe. Lúc nghi tình liên tục là lúc đó tự mình
không biết nên không biết sợ, tự nhiên không đụng xe, chứng
tỏ tự tánh được dùng ra.
Tự
tánh được dùng ra là nghĩa không của nhà Phật. Thường
thường người ta nói tu sĩ là chán đời mới vô cửa không
đi tu. Chữ không của Phật pháp rất tích cực, bởi vì có
nghĩa không mới hiển bày cái dụng.
Trung
Quán Luận nói “vì có nghĩa không nên tất cả pháp mới
được thành tựu”. Như cái tách lấp bít hết, không có
cái không (trống rỗng), không phải không có gì hết. Nếu
cái tách không có cái không thì không đựng sữa, nước, trà…
được, vì là cái tách chết. Cái tách có cái không nên hiển
bày cái dụng. Cái bàn có cái không nên để đồ được,
cái ghế có cái không nên ngồi được, cái nhà có cái không
nên ở được.
Cái
không rộng chừng nào thì dụng rộng chừng nấy. Tại sao
dụng của Phật Thích Ca có vô lượng vô biên? Vì Phật Thích
Ca đã không có cái không nào để không nữa, nên cái dụng
cùng khắp không gian thời gian. Còn cái không của mình nhét
đầy tham sân si… nên cái dụng không hiện ra.
Tham
câu thoại đầu khởi lên nghi tình tự động quét tất cả.
Quét không bao nhiêu thì cái dụng hiện ra bấy nhiêu. Có nghi
tình là bao gồm giới, định, huệ, lục độ vạn hạnh, cho
đến công thương kỹ nghệ thế gian, không có cái nào thiếu
sót.
Hỏi:
Khối
nghi tình đến lúc nào bùng vỡ?
Đáp:
Khối
nghi tình cuối cùng sẽ bùng vỡ tức là kiến tánh. Ví dụ
đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết
là thoại vỉ. Bắt đầu tham là từ thoại vỉ đến thoại
đầu, khởi lên nghi tình là rời khỏi thoại vỉ, nhưng chưa
đến thoại đầu, đang đi ở giữa đường.
Một
ngày kia đến thoại đầu (nguồn gốc của ý thức, Thiền
tông gọi là đầu sào trăm thước, cũng là vô thỉ vô minh)
thì đường đi ý thức đã hết, trước mắt không còn cái
gì, chỉ có thanh thanh tịnh tịnh; ngoại đạo đi tới chỗ
này cho là Niết bàn. Nhưng sự thật chưa phải, còn dính líu
với ý thức.
Cho
nên, Thiền tông từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước
nữa mới rời khỏi ý thức. Rời khỏi ý thức, ngài Lai Quả
nói là lọt vào hư không té xuống, té phải cho chết; chết
rồi sống lại gọi là “tuyệt hậu tái tô”. Sống lại
có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.
Té
xuống chết rồi sống lại nhưng còn cái xác, gọi là tiểu
tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt thì luôn cái xác cũng
không còn, rồi sống lại gọi là đại tử đại hoạt.
Đây
là thí dụ, không phải xác thân này; tức là tiểu ngộ còn
ôm cảnh giới ngộ cho mình đã ngộ, không buông cảnh giới
ngộ. Do trụ cảnh giới ngộ nên bị chướng ngại, cái dụng
không được dùng ra.
Đại
tử đại hoạt là cảnh giới ngộ cũng tan rã, Thiền tông
gọi là ngộ rồi đồng như chưa ngộ. Vì có ngộ thì còn
mê, tại sao? Có mê nên mới có ngộ. Đã ngộ rồi hết mê,
hết mê phải hết ngộ.
Cái
tay ví dụ Phật tánh của mình hoạt bát vạn năng, muốn lấy
cây viết, cái máy, cái tách… đều được. Nếu trụ cây
bút thì hoạt bát vạn năng bị mất, muốn lấy cái gì không
được. Cho nên, tay trụ cây viết cần buông ra, khôi phục
hoạt bát vạn năng của tay, muốn lấy cái gì cũng được.
Đây là trụ nơi có làm chướng ngại cái dụng. Lại chấp
trụ nơi không, tức trong tay không có gì thành chướng ngại,
muốn lấy cái gì cũng không được. Vì vậy cái không phải
quét để khôi phục hoạt bát vạn năng của tay.
Cái
dụng của tự tánh cũng vậy, nên Pháp Bảo Đàn nói “lấy
vô trụ làm gốc”, kinh Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ
lập tất cả pháp”. Nếu có sở trụ thì chướng ngại dụng
của tự tánh. Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang “ưng
vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ đạo. Ưng vô sở
trụ là bản thể của tự tánh, sanh kỳ tâm là hiển bày
cái dụng. Nếu có sở trụ, mặc dù trụ nơi Niết bàn cũng
quét (xa lìa điên đảo cứu kính Niết bàn), nếu còn trụ
Niết bàn cũng là điên đảo mộng tưởng. Bản thể Phật
tánh là bất nhị, nghĩa bất nhị là vô trụ.
Tất
cả tên gọi của Phật đều do cái dụng mà lập danh, như
Phật tánh cùng khắp không gian không khứ lai, nên gọi là
Như lai; Phật tánh cùng khắp thời gian không gián đoạn (không
sanh diệt), nên gọi là Niết bàn. Vô trụ, Bát nhã, tánh không…
đều như vậy. Tuy nói danh từ muôn ngàn sai biệt nhưng nghĩa
không khác, chỉ muốn hiển bày cái dụng của Phật tánh.
Phật
Thích Ca muốn mỗi chúng sanh đều được tự ngộ, để hiển
bày cái dụng của mình sẵn có từ lâu đời. Nếu cứ chôn
vùi hoài rất uổng, Phật Thích Ca dạy thực hành Tổ sư thiền
cho mọi người hiển bày cái dụng của mình sẵn có bằng
như Phật. Cho nên, nói bình đẳng bất nhị là vậy.
Hỏi:
Câu
tuyên bố bất hủ của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma “giáo ngoại
biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến
tánh thành Phật”. Xin Thượng tọa giảng cho về tâm và tánh
theo Phật giáo trong câu trên?
Đáp:
Bất
lập văn tự không phải phế bỏ văn tự, mà không qua văn
tự lời nói, gọi là pháp thiền trực tiếp; cho nên chỉ
cần cái nghi tình (không biết). Giáo ngoại biệt truyền là
ở ngoài Giáo môn, vì Giáo môn có giai cấp từ Thập tín,
Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Đẳng
giác, Diệu giác.
Pháp
thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền không
có giai cấp, phàm phu ngộ và Thập địa Bồ tát ngộ bằng
nhau, chỉ là cái dụng không bằng (cái lý thì bằng, cái sự
không bằng). Cái dụng không bằng do phàm phu có tập khí thế
gian và xuất thế gian còn nguyên. Thập địa Bồ tát hết
tập khí thế gian, tập khí xuất thế gian còn ít, nên cái
dụng lớn hơn nhiều, chỉ không bằng Phật. Phàm phu bị tập
khí phiền não nhét đầy nên không hiển bày cái dụng. Phàm
phu kiến tánh, những tập khí dứt lần lần sẽ bằng dụng
của Phật.
Hỏi:
Nếu
bất lập văn tự, sao Thầy thông thuộc kinh điển? Tại sao
Tổ sư thiền trái lại đã viết rất nhiều sách vở nhất
so với các tông phái khác?
Đáp:
Trong
Tục tạng kinh có tác phẩm của Tổ sư thiền rất nhiều.
Bất lập văn tự chứ không phế bỏ văn tự, chỉ là không
qua văn tự, trực tiếp ngộ. Trực chỉ nhân tâm là phải
tin tự tâm là Phật, ngoài tâm không có Phật. Mặc dù nói
kiến tánh thành Phật, nhưng chưa phải quả vị Phật. Phàm
phu và Bồ tát Thập địa đều ngộ tới Đẳng giác bằng
nhau, cái dụng cách nhau rất xa.
Cái
dụng quả Phật vô lượng vô biên, vì tất cả tập khí phiền
não không còn. Có người kiến tánh chưa có thần thông, nhưng
thần thông bản thể của mình sẵn có bằng với Phật Thích
Ca; chỉ là chưa hiển bày để dùng, khi nào tập khí mình
quét sạch bao nhiêu hiện ra cái dụng bấy nhiêu.
Hỏi:
Mười
sáu năm nay, con tụng kinh niệm Phật vừa thiền và quán. Con
được biết các chư Tổ nói “gặp Phật giết Phật, gặp
ma giết ma”, nghĩa là không trụ các cảnh giới để tu lên,
nhưng con không gặp cảnh giới đó, mà con chỉ điều tâm
vào chỗ không để được an lạc. Vậy con có thể giữ mãi
trạng thái đó hay là phải bỏ để đi lên, nếu bỏ thì
làm sao?
Đáp:
Theo
chánh pháp, nếu tu pháp môn nào phải đúng tông chỉ của
pháp môn đó. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác
có 3 thứ thiền quán: Sa ma tha, Tam ma bát đề, Thiền na. Giáo
môn của Trung Quốc có: tông Thiên thai có Chỉ quán thiền,
tông Hiền thủ có Pháp giới quán thiền, tông Duy thức
có Duy thức quán thiền…
Nếu
tự mình coi sách mà tu rất nguy hiểm. Ở Việt Nam, tôi gặp
những người tự coi sách để tu xẩy ra rất nguy hiểm, có
sự thật chứng tỏ. Nhiều khổ công tu phát được thần
thông, đến mức độ cao xẩy ra nguy hiểm là: ói máu, phát
điên, phá giới.
Có
một tu sĩ ở Rạch Giá phá giới. Tại sao? Người ấy không
tu đúng theo chánh pháp, tức là không phá ngã chấp, nên tham
sân si chỉ là đè nén, do dùng lục tự Di Đà để đè nén,
niệm chú để đè nén hoặc dùng quán tưởng đề đè nén
vọng tưởng. Theo vật lý, nếu đè nén mạnh chừng nào thì
phản lực mạnh chừng nấy. Đè nén lâu ngày đến mức độ
cao bộc phát lên không thể kiềm chế được, xẩy ra 3 kết
quả trên.
Hỏi:
Thế
nào là sở tri chướng và phiền não chướng?
Đáp:
Tất
cả do bộ óc nhận thức được gọi là sở tri chướng, cho
nên Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,
ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn thức giới
cho đến ý thức giới, cho đến vô khổ, tập, diệt, đạo
(Tứ Diệu Đế của thừa Thanh văn); cho đến vô vô minh tới
lão tử (Thập Nhị Nhân Duyên của thừa Duyên giác); cho đến
trí huệ của Bồ tát; cho đến cứu kính Niết bàn, tất cả
đều quét”.
Vì
do cái biết của bộ óc là sở tri chướng làm chướng ngại,
nên tự tánh không được hiện ra. Cứ cho bộ óc làm chủ
thì ở trong tương đối, có lợi phải có hại; thường hại
nhiều hơn lợi. Cho nên, Phật dạy mình phải quét sạch sở
tri chướng thì chánh biến tri của Phật mới hiện ra.
Phiền
não chướng là tất cả tham sân si, mình ham thích cái gì đều
là phiền não chướng; ham thích ăn ngon, mặc đồ đẹp, muốn
thỏa mãn dục vọng của mình đều là phiền não chướng.
Hỏi:
Xin
Thầy giải thích sự lợi ích giữa công đức và phước đức?
Đáp:
Phước
đức có thể hưởng hết, như trong kinh cuối cùng đều có
thí dụ: lấy tiền tài thất bảo chất đầy tam thiên đại
thiên để bố thí, chỉ được phước đức chứ không phải
công đức; cho đến vô biên thế giới thất bảo để bố
thí được phước đức, nhưng phước đức có thể hưởng
hết. Còn công đức của tự tánh sẵn có, chỉ cần mình
phát hiện; tự tánh không sanh không diệt nên công đức hưởng
không bao giờ hết.
Lương
Võ Đế hỏi tổ Đạt Ma: Tôi cất chùa, bố thí, cúng ường
chư Tăng rất nhiều, vậy có công đức không?
Đạt
Ma đáp: không có công đức, chỉ là phước đức của trời
người.
Nhưng
phước báo đó hưởng lâu ngày cũng phải hết, còn công đức
hưởng không thể hết. Vì công đức là tự tánh không sanh
diệt, không diệt làm sao hết! Cho nên, công đức và phước
đức khác nhau.
Tham
thiền là muốn phát hiện công đức của mình, không muốn
phước đức. Muốn cứu kính vĩnh viễn, tức là giải thoát
tất cả khổ, cái khổ không thể trở lại; không phải kiếp
này hay kiếp sau, muôn triệu ngàn kiếp cũng không cần. Tại
sao? Nếu muôn triệu ngàn kiếp, khổ còn trở lại thì không
được gọi là chân thật bất hư.
Hỏi:
Trong
các sách có nói Tổ sư trong Thiền môn truyền tâm ấn, vậy
tâm ấn là cái gì? Và truyền tâm ấn là thế nào?
Đáp:
Bổn
tâm không có hình thể, không có âm thanh; dùng bộ óc không
thể tiếp xúc, văn tự lời nói cũng không diễn tả được.
Vậy làm sao lấy cái gì để truyền! Thiền tông nói truyền
tâm ấn là dùng tâm ngộ của thầy ấn chứng tâm của trò
đã ngộ, chứ không phải có tâm ấn để cho người này cho
người kia. Tâm vô hình vô thanh cùng khắp không gian thời
gian, như ánh sáng đèn cùng khắp không gian thời gian làm sao
truyền! Nếu có truyền được là không cùng khắp.
Hỏi:
Lục
Tổ nói “bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai”, thế
thì tu để làm gì? Thành Phật để làm chi?
Đáp:
Bài
kệ của Lục Tổ là để phá chấp bài kệ của Thần Tú,
lời nói của chư Phật chư Tổ là công cụ phá chấp; chứ
không phải chân lý.
Như
chúng sanh chấp cái có là thật có thì Phật nói không, dùng
cái không để phá cái có; nếu chúng sanh chấp cái không là
thật không thì Phật phải nói có, dùng cái có để phá chấp
không. Nếu chúng sanh thấy Phật phá có phá không, tưởng
là chẳng có chẳng không thì chấp vào chẳng có chẳng không,
nên Phật dùng cũng có cũng không để phá chấp chẳng có
chẳng không. Cuối cùng chúng sanh cho cũng có cũng không là
chân lý, còn chấp cũng có cũng không thì Phật thấy bệnh
chấp vẫn còn, phải dùng chẳng có chẳng không để phá cũng
có cũng không.
Tứ
cú đều phá, có cũng phá, không cũng phá, chẳng có chẳng
không cũng phá, cũng có cũng không cũng phá, gọi là lìa tứ
cú (vô sở trụ), không phải có câu nào là chân lý. Phật
nói có, không phải có là chân lý; Phật nói không, không phải
không là chân lý, chỉ là tạm mượn để phá chấp.
Lục
Tổ cũng vậy, vì Thần Tú chấp thật có cái tâm để dính
bụi nên cần phải quét sạch. Tâm vô hình tướng, tức là
không có chỗ đề dính bụi và vốn không có bụi để dính
cái tâm. Do bộ óc chấp thật có cái tâm để dính bụi, có
cái bụi để dính trong tâm. Đó là nghịch ý Phật và Tổ,
tức là nghịch với bản thể Phật tánh. Cho nên Lục Tổ
phải phá chấp đó.
Nếu
là bổn lai vô nhất vật (không có cái gì) thì muốn thành
Phật để làm gì? Kỳ thật, muốn hiển bày cái dụng vô
lượng vô biên, chứ không phải tiêu cực, nói là cửa không,
không có cái gì! Bởi vì có dụng là tích tực, nhà khoa học,
triết học có dụng tích cực không bằng cái dụng tích cực
của Phật, do tích cực của Phật không có cuối cùng.
Vừa
rồi tôi nói “hiển bày cái dụng muôn triệu ngàn kiếp cũng
không cần, là muốn hiển bày cái dụng vĩnh viễn”. Vậy
làm sao nói tất cả không có! Tại giải thích trên mặt chữ
cho là không có thì không đúng.
Hỏi:
Sau
đời Lục Tổ, các Tổ dùng phương tiện đánh hét, xô đẩy…
Vậy Thầy có chủ trương như vậy hay không? Và Thầy cũng
thuộc dòng Lâm Tế chăng?
Đáp:
Chủ
trương nói không được, chủ trương là do bộ óc. Pháp môn
là do Phật Thích Ca truyền cho ngài Ca Diếp chỉ đưa cành
hoa, không qua lời nói, mà ngài Ca Diếp ngộ chỉ mỉn cười
cũng không nói; nên nói pháp thiền trực tiếp bất lập văn
tự, nếu bất lập văn tự thì có chủ trương gì! Có chủ
trương là có sở trụ. Phật nói “không pháp để thuyết
mới là thuyết pháp, ai có nói Phật thuyết pháp thì người
ấy phỉ báng Phật”.
Tham
Tổ sư thiền là phát hiện cái dụng của mình từ lâu nay
sẵn có để dùng ra, chứ không để chôn vùi mãi mãi.
Hỏi:
Thầy
có đủ sáu thần thông chưa?
Đáp:
Có
người đã kiến tánh cũng chưa có thần thông, hết tập khí
hiện ra cái dụng, người ta không biết cho là thần thông.
Thần thông do bộ óc luyện ra không phải thần thông của
Phật tánh, thần thông của Phật tánh cùng khắp không gian
thời gian. Luyện thần thông từ Mỹ bay qua Việt Nam 5 phút,
chưa phải thần thông của Phật tánh. Thần thông của Phật
tánh không cần bay, vì cần bay không cùng khắp không gian.
Hỏi:
Căn
cơ chúng sanh ở đất Mỹ mà đời sống rất phức tạp, xin
Thầy chỉ dạy phương pháp tu công hiệu nhất?
Đáp:
Cách
tu công hiệu nhất là hỏi câu thoại đầu khởi lên nghi tình.
Đây là một công án để cho quý vị hiểu: Có một ni cô
tham câu thoại đầu “chẳng phải tâm, chẳng phải Phật,
chẳng phải vật là cái gì?” Tham nhiều năm không thấy gì,
thường hỏi thầy “có phương pháp nào để cho con kiến
tánh mau không?” Thầy lắc đầu không trả lời. Đến một
ngày, ni cô ấy cũng hỏi như vậy, thầy biết công phu của
ni cô ấy gần chín mùi, rồi nói: có.
Ni
cô nói: sao không nói cho con biết! Xin thầy nói cho biết.
Thầy
nói: chú ý nghe! Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng
phải vật là cái gì?
Ni
cô nghe liền kiến tánh, chính câu thoại đầu của ni cô tham;
nhưng cứ cho có pháp đặc biệt để cho mình kiến tánh, thành
ra tư tưởng đó làm chướng ngại nên không được kiến
tánh. Vì vậy, thầy lắc đầu không trả lời là tăng cường
nghi tình. Nghi tình đến gần bùng vỡ, thầy nói ra được
ngộ mới biết không có cách khác. Nói cách gì cũng là câu
thoại đầu, Phật Thích Ca truyền từ nghi đến ngộ, đến
trước đến sau là tùy theo mình, đi nhanh đến trước, đi
chậm đến sau.
Lời
khai thị II:
Phương
pháp tự ngộ của Thiền tông là pháp thiền trực tiếp, do
Phật Thích Ca đích thân truyền đến ngày nay. Phật tánh của
mình đầy đủ năng lực thần thông trí huệ bằng Phật Thích
Ca, không kém hơn một chút nào. Phật Thích Ca nói “Phật
tánh bình đẳng bất nhị”, nếu chúng sanh kém hơn Phật
một chút thì có cao có thấp là không bình đẳng, cao với
thấp là nhị.
Cho
nên, mình muốn tham Tổ sư thiền phải tin Phật tánh là tự
tâm của mình bằng như Phật. Nếu lòng tin đầy đủ mới
phát hiện được Phật tánh của mình, tức là cái dụng vô
lượng vô biên đã có từ vô thỉ.
Pháp
thiền tự ngộ, vì tổ Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, người
ta gọi là Đạt Ma thiền; từ Tổ từ Tổ truyền xuống gọi
là Tổ sư thiền. Tất cả thiền nói trong kinh điển đều
gọi là pháp thiền gián tiếp, khó tu khó chứng; còn pháp
thiền trực tiếp dễ tu dễ chứng hơn. Như các phái Giáo
môn như: tông Pháp hoa, tông Hoa nghiêm, tông Duy thức,
tông Tam luận… đều có thiền riêng.
Tông Pháp hoa còn gọi là tông Thiên thai, vì Đại sư Trí Giả
ở núi Thiên thai, nên gọi là tông Thiên thai; vì căn
cứ theo kinh Pháp hoa, nên người ta gọi là tông Pháp hoa. Tông
Pháp hoa có chỉ quán thiền, bây giờ người tông Thiên thai
chỉ học giáo lý của tông Thiên thai, mà không tu chỉ
quán thiền của tông Thiên thai; bởi vì phức tạp nên khó
tu, nếu tu cuối cùng cũng phải khởi lên nghi tình giống như
Tổ sư thiền.
Chỉ
quán thiền của tông này có tam chỉ tam quán. Tam chỉ là:
Hệ duyên chỉ, Tùy duyên chỉ, Thể chơn chỉ. Tam quán là:
Giả quán, Không quán, Trung quán. Ban đầu quán các pháp đều
giả, không có cái nào thật, quán riết thì giả cũng không
phải thật giả, rồi quán không, nhưng quán riết không chẳng
phải thật không, đến quán trung tức là chẳng phải giả,
chẳng phải không; trung cũng không có cái trung để trụ, lúc
đó tự nhiên phát khởi nghi tình “chẳng phải giả, chẳng
phải không, chẳng phải trung, vậy là cái gì?” do cái nghi
này mới đạt đến ngộ.
Như
thế đã trải qua bao nhiêu tinh thần khổ công phát nghi, còn
Tổ sư thiền là bắt đầu đã phát nghi; chỉ nhờ câu thoại
đầu, như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Không
biết. Cho nên giản dị mau hơn, các thiền khác cuối cùng
cũng phải phát nghi rồi được ngộ, vì nghi là nhân, ngộ
là quả. Tổ sư thiền do Phật Thích Ca dạy là từ nghi đến
ngộ.
Người
tu Tịnh độ đã vãng sanh Cực lạc, cũng phải chuyển qua
Tổ sư thiền là phát nghi được ngộ. Nghĩa chữ Phật là
tiếng Ấn Độ gọi Phật Đà, dịch ra tiếng mình là giác
ngộ; người nào giác ngộ thì người ấy là Phật. Có người
hỏi Phật “Ngài là người gì?” Phật trả lời “tôi là
người giác ngộ”. Đáng lẽ gọi Phật là người giác ngộ,
nhưng không gọi mhư vậy mà gọi là Phật.
Nhiều
người cho Phật là một thần linh, mình nói tu kiến tánh thành
Phật nhưng người ta không tin “tại sao ông dám nói kiến
tánh thành Phật!” Kỳ thật, đó là mục đích của Phật
độ chúng sanh, Phật muốn mọi chúng sanh đều kiến tánh
thành Phật; kiến tánh thành Phật được dứt tất cả khổ.
Nếu không kiến tánh thì vĩnh viễn không giải thoát tất
cả khổ. Bây giờ không tự do tự tại là không biết mình
là cái gì? Nên không làm chủ chính mình.