.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
06
-Phản văn văn Tự tánh
-Ở nhà giữ cháu
-Thế nào là tham thiền
-Tâm tánh - Chuyện cần
-Cần ngồi thiền không
-Chết trẻ và chết già
-Không tội lại chết sớm
-Tự tử - Đầu thai
-Chánh niệm - Khó truyền 
-Mật  tông - Thiền quán
-Điên đảo của Nhị thừa
-Bình thường tâm - Chánh pháp nhãn
-Hiện lượng 
-Đương thể - Đuổi vọng tưởng
-Lập đi lập lại câu thoại đầu
-Bồ tát - Sau có Bát nhã
-Thiền Phật với ngoại đạo
-Tu giống như cây khô
-Điều thân
-Bảy tuần thất thừa
-Độ chúng sanh không chúng sanh
-Bốn loài chúng sanh
-Minh và vô minh
-Luật   tông
-Giới luật
-Thường kiến và đoạn kiến
-Không biết pháp mà biết đạo
-Không phương tiện sao đi
-Chấp thật phá chấp thật
-Thiên thượng thiên hạ
-Nói hay nín - Tri chi nhứt tự
-Thiên thai và Duy thức
-Long Thọ
-Thực hành vô trụ
-Cành hoa - Công án 
-Ngộ Bồ tát và Phật
Hỏi:
Phương pháp “phản văn văn Tự tánh” có khác gì với Tổ sư thiền không?

Đáp:
Ngài Hư Vân nói “phản văn văn Tự tánh chính là tham Tổ sư thiền”. Vì có âm thanh mới đặt  tên nghe (văn), phản văn là lìa âm thanh, vậy còn đặt tên nghe cho ai nữa? Người ta hiểu lầm cho là không nghe âm thanh ở ngoài, nghe trở về Tự tánh. Nếu dùng cái nghe thì không nghe động cũng nghe tịnh, không nghe thiện cũng nghe ác, không nghe khen cũng nghe chê… tất cả vẫn còn tương đối.
Bởi vì, còn dùng cái nghe thì nằm trong tương đối, nên Bát Nhã Tâm Kinh quét sạch là “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”. Dùng chữ vô, vô là không có, không phải là không có, không có thật; tức là đừng nghe, xem nữa… Vì không có thật, không phải chấp giả; giả cũng không thật giả, chứ đừng chấp cái giả là thật. Chấp chơn là thật thì bệnh dễ trị, chấp giả là thật thì bệnh khó trị. Nên kinh Lăng Nghiêm nói “chơn với vọng là hai thứ vọng”, vì đối với vọng mà lập chơn thì chơn cũng là vọng.
Tôi dịch kinh Lăng Nghiêm là phản văn bản tánh văn, bản tánh văn là Tự tánh. Tự tánh là bất nhị, không có năng nghe và sở nghe. Tự tánh không phải là sở nghe, nếu có năng nghe để nghe Tự tánh là nhị. Phản văn là lìa âm thanh thì cái nghe mất, âm thanh động và tịnh đều hết, mới đúng nghĩa phản văn; tức là hiện bản tánh nghe, bản tánh này là Tự tánh. 
Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc, tánh biết đều là cái dụng trong Tâm linh không chết mất, tồn tại vĩnh viễn. Bản tánh văn hiện ra thì Phật tánh làm chủ, tất cả đều không dính dáng, nên được tự do tự tại.
Cuộc sống hàng ngày là do bộ óc làm chủ, cái nào thích thì mình siêng năng; cái nào không thích thì mình làm biếng, việc tu hành cũng vậy. Vì tiền mà bỏ tu hành là việc đó thông thường, vì tu hành mà bỏ tiền thì việc này rất ít có. Như Bàn Uẩn vì tu hành mà bỏ tiền, nên cả gia đình đều được kiến tánh.

Hỏi:
Con muốn đến chùa để nghe Thầy giảng, nhưng chồng của con muốn con ở nhà giữ cháu. Vậy con phải làm thế nào?

Đáp:
Đến chùa là để tu học giải thoát, ở nhà giữ cháu có giải thoát không? Tự mình suy nghĩ coi sao! Như bây giờ giữ cháu có được một số tiền cũng không bằng tu, hay vì tình thương mà giữ cháu. Mình soi kiến thấy mặt mũi của mình là chỉ thấy ngoài da. Sự thật, thể xác này chỉ là chiếc xe chở sinh mạng, không phải chủ nhân chở sinh mạng; sinh mạng là Tâm linh.

Hỏi:
Mình đi nghe giảng là tốt, nhưng chồng con nói là bỏ bổn phận. Vậy phải làm thế nào?

Đáp:
Bổn phận thì có phạm vi. Như tu sĩ làm Sa di có bổn phận làm Sa di, Tỳ kheo có bổn phận Tỳ kheo, người tại gia làm chồng có bổn phận làm chồng, làm vợ có bổn phận làm vợ, làm cha mẹ có bổn phận làm cha mẹ, làm con cái có bổn phận làm con cái.
Cháu có cha mẹ phải không? Nếu vậy cháu sanh ra con là chắc, cứ tiếp tục giữ hoài biết bao giờ hết được! Cha mẹ có bổn phận với con, khi làm việc có thể gởi con ở nơi giữ trẻ, lúc về nhận con về. Trong xã hội có chế độ như vậy. Đi làm để kiếm tiền nuôi sống, nhưng mình không phải bỏ nuôi sống. Một tuần lễ đi chùa có mấy tiếng đồng, ngày chủ nhật thì cha mẹ của cháu đã rảnh rỗi. Tại sao đổ trách nhiệm cho bà nội? Ông nội muốn thì ông nội giữ cháu, bởi vì đã ngoài bổn phận.
Có một bà ở Việt Nam ra lịnh cho con cháu, không ai dám cãi lại. Khi qua Mỹ thì ngược lại, con cháu chỉ cho ăn ở. Nhưng bà ấy tuy chưa đến tuổi, mà đăng ký trước vào nhà dưỡng lão là muốn rời khỏi nhà con cháu, có nhiều người như vậy. Như ở New york, một bà có con dâu, trước mặt bà tỏ ra có hiếu, nhưng vắng bà thì con dâu không vừa ý. Khi bà biết vậy, không thể ở chung được, phải ở nơi khác.

Hỏi: 
Thế nào là tham thiền?

Đáp:
Tham thiền là dùng cái không biết để tu, chỉ cần không biết.
Ba năm trước, tôi đi Canada có 10 Phật tử đi cùng, trong đó có hai mẹ con, đứa con mới 3 tuổi cũng tham thiền, tham câu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Đã tham mấy tháng. 
Đến thành phố lớn nhất của Canada là Toronto, vào Quán khoa học có máy tính để coi hoạt động của bộ óc. Máy đó được chia ra ba mươi mấy cấp, có cái bàn để cho tay đặt lên thì đèn báo hiện. Những người tham thiền đề câu thoại đầu và nhìn chỗ không biết, xem chỗ không biết là cái gì, bộ óc hoạt động giảm bớt lại thì đèn xuống dần rồi tắt luôn.
Bình thường, tôi thuyết pháp là con nít 6, 7 tuổi mới tham thiền, bà già 8, 9 chục tuổi cũng được tham thiền. Nhưng 3 tuổi thì tôi không tin nổi, sẵn có cái máy thử coi; tôi ẵm nó để trên đầu gối, lấy tay nó đặt trên máy thì đèn sáng ở trên; tôi bảo nó tham thiền đi, đèn từ từ xuống rồi tắt. 
Mấy người da trắng đứng một bên thấy vậy ngạc nhiên cho lạ quá! Sao các người đều làm được, luôn cả thằng bé cũng làm được? Tại sao chúng tôi làm không được? Tôi nói “phải bớt suy nghĩ mới được”. Người ấy nói “tôi không suy nghĩ, sao đèn không xuống?”
Họ nói vậy, nhưng bộ óc không nghe lời, khó khống chế nên không thể làm. Còn các Phật tử đều có tập tham thiền, có người theo tôi tham thiền mười mấy năm rồi. 3 tuổi cũng tham thiền, có máy đã chứng tỏ. Tại sao? Vì dùng cái không biết, không biết sẵn, nên nó tham thiền được. Bé còn dạy tham thiền cho các bé lớn hơn nó. Hỏi nó: sao không dạy tham thiền cho bé bằng mày? Bé trả lời: mấy đứa đó không biết.
Hỏi “khi chưa có trời đất, ta là cái gì?” Cảm thấy không biết; nhìn chỗ không biết, xem chỗ không biết đó là cái gì? Vừa hỏi vừa nhìn, vừa nhìn vừa hỏi, nhìn với hỏi một lượt. Nhìn đến biết được, gọi là kiến tánh. Mặc dù, nhìn muốn biết, nhưng không cho suy nghĩ tìm hiểu để biết, không cho giải thích để biết, cứ hỏi và nhìn hoài; rất dễ, vì thằng bé 3 tuổi cũng làm được, mình là người lớn sao không làm được? Giờ nào rảnh thì tham thiền, tham cho đến được tự động, có khi quên tham nó cũng khởi lên.
Nếu chỉ hỏi “ta là ai?” thì dễ có đáp án. Còn “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì không thể hiểu, phải thật không hiểu mới được. Cần cái không biết và nhìn chỗ không biết là cái gì? Muốn biết chỗ không biết là cái gì, mà không biết nổi. Nếu một ngày kia thình lình biết được là kiến tánh thành Phật, thì tất cả khổ đều chấm dứt hết. Ngộ rồi biết khắp không gian thời gian, không chỗ nào mà không biết, không lúc nào mà không biết.
Cái biết của bộ óc thì ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết; còn cái biết Phật tánh cùng khắp thời gian thì ngủ mê cũng biết, chết giấc vẫn biết, chết rồi cũng biết. Nếu chết rồi không biết thì có gián đoạn, không phải cùng khắp thời gian. Biết khắp không gian thì bao nhiêu tỷ chúng sanh nổi lên một niệm cũng biết, nếu không biết thì còn thiếu sót, không phải cái biết của Phật tánh.
Nhưng bây giờ cái gì cũng không biết, tất cả không biết gom lại một cái không biết; rồi nhìn chỗ không biết đó, xem chỗ không biết đó là cái gì; không cho suy nghĩ, nếu suy nghĩ là sai; chỉ giữ cái không biết, mà muốn biết chỗ không biết. 

Hỏi:
Vậy tâm tánh mình cần sửa không?

Đáp:
Tham thiền thì tâm tánh không cần sửa mà nó tự sửa, nếu không tham thiền có muốn sửa cũng không được. Như người ta thích xem hát, tham thiền một thời gian không thích xem hát; thích đi nhà hàng ăn uống, tham thiền một thời gian không thích đi nhà hàng ăn uống.

Hỏi:
Có chuyện gì cần thiết để làm cho đúng không?

Đáp:
Không có cần thiết hay không cần thiết, là tùy duyên, duyên đến thì làm, duyên tan thì thôi, không để trong tâm. Tùy duyên là không nghịch duyên, chứ không phải nên hay không nên. Nhưng tùy duyên cũng có cái bất biến, bất biến là đường tu của mình không bị ảnh hưởng. Nên mình cứ giữ nghi tình, còn gặp các việc thì làm.

Hỏi:
Có cần ngồi thiền không?

Đáp:
Tham thiền khỏi cần ngồi, làm công việc đều tham thiền được, không nhất định phải ngồi. Đông người cần có trật tự, nên ở đây ngồi 40 phút đi 20 phút. Ở nhà tham thiền đi khi nào mỏi lại ngồi, ngồi tê chân lại đi. Không phải cần ngồi hay cần đi, việc ấy là để điều thân vì sức khỏe của mình. 
Pháp môn khác chú trọng ngồi, tham thiền không chú trọng ngồi; mới tập tham thiền lúc làm việc thì ngưng tham, tập trong khi không làm việc; sau này tham thiền quen thuộc, khi làm việc tự động khởi câu thoại và nghi tình.
Tham thiền khỏi cần gắng sức, khỏi cần tập trung; cứ hỏi và nhìn, nhìn chỗ không biết. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không biết; nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là cái gì, muốn biết chỗ không biết. Vì không biết nên không có chỗ để nhìn, thành ra mới khó. Nhưng khó cũng phải nhìn, dùng tâm để nhìn. Không có chỗ thì nói nhìn không được, nhưng nhìn không được là được rồi.

Hỏi:
Tại sao có người chết trẻ và có người chết già?

Đáp:
Tùy theo nghiệp của mỗi người, hết duyên chết sớm, còn duyên ở lại chết sau. Các Tòng Lâm Trung Quốc của mười phương, trụ trì do chính quyền địa phương mời. Như Tỉnh trưởng có quyền mời trụ trì, có quyền thôi trụ trì. Biết vị nào kiến tánh mời làm trụ trì, vị nào nhậm chức trụ trì, Tỉnh trưởng không can thiệp việc Tòng Lâm.
Vị trụ trì kiến tánh có nhân duyên gì không thích hợp với Tỉnh trưởng, nên Tỉnh trưởng kiếm chuyện làm khó dễ. Vị trụ trì biết mình ở cõi này được 6 năm, muốn tránh khỏi ông Tỉnh trưởng, rồi gửi thư cho đệ tử là Quách Công Thổ: “Tôi muốn đầu thai vào nhà ông, làm con ông được không?” Ông ấy nhận thư và bằng lòng, chưa nói cho vợ biết; nửa đêm hôm đó, người vợ nằm mơ lớn tiếng; người chồng hỏi: làm gì la om sòm vậy?
Vợ nói: Hồi nảy, thấy ông Tăng vô trong phòng, tôi nói chỗ này vô không được.
Ông chồng cười, lấy thư cho vợ coi; sau này sanh ra đứa con được 6 tuổi rồi chết. Đứa bé lúc lên 3 tuổi, có sư Trạch đến thăm hỏi: mình chia tay bao lâu rồi?
Bé trả lời: 4 năm rồi.
Người kiến tánh được sanh tử tự do, còn người chưa kiến tánh phải theo nghiệp lực mà đầu thai. Ngài Bá Trượng nói “người không tu phải theo nghiệp, trước khi chết thích nhà lầu, cái này cái kia… thích nhà lầu nhiều hơn thì sau khi chết thấy nhà lầu đẹp, đi vô đi ra làm heo chó”.

Hỏi:
Tại sao người không có tội lại chết sớm?

Đáp:
Thiền sư Thủ Đoan được 48 tuổi mà chết, Thiền sư Hư Vân được 120 tuổi mà chết. Lúc ngộ rồi thấy không có sanh tử, tại bây giờ mình chấp thật thân này thì cho sanh tử có thật. Chết sớm chết trể đâu phải do thiện ác là nghiệp của mỗi người.

Hỏi:
Mấy người tự tử là sao?

Đáp: 
Tự tử theo giới luật nhà Phật cũng là tội sát sanh, nếu có thọ giới.

Hỏi:
Tham thiền chưa kiến tánh cũng theo nghiệp đi đầu thai phải không?

Đáp:
Phải rồi! Gieo nhân thì được quả, tham thiền là gieo chánh nhân sẽ được chánh quả. Tham thiền làm cho tâm lực mạnh. Như mình thiếu nợ, chủ nợ có thế lực mạnh phải trả trước, chủ nợ có thế lực yếu thì trả sau. Nhân quả cũng vậy, tâm lực mạnh tạo nhân nên quả đến trước, dù trước có làm ác, nhưng lúc đó tâm lực yếu nên kéo lại sau. 
Bây giờ, mình làm chánh nhân là tham thiền thì kiếp sau cũng gặp duyên, tiếp tục tham đến kiến tánh.

Hỏi: 
Thế nào là giữ chánh niệm?

Đáp:
Pháp Bảo Đàn nói “hữu niệm là niệm tà, vô niệm là niệm chánh; tà chánh đều quét sạch, thanh tịnh đến cùng tột”. Nếu bỏ tà niệm mà còn giữ chánh niệm cũng chưa được. Tham thiền giữ được nghi tình là giữ được chánh niệm. Vì nghĩa thoại đầu là chưa có khởi niệm lên, tức là vô niệm. Nếu đã khởi niệm là thoại vỉ, chứ không phải thoại đầu.

Hỏi:
 Tại sao Mật giáo dễ truyền qua Tây phương, Thiền tông khó truyền qua Tây phương?

Đáp:
 Vì Mật giáo dễ có thần thông, do người ham thần thông. Nhưng bây giờ Mật giáo giả nhiều hơn Mật giáo thật. Mật giáo ở Việt Nam là giả, nhưng cũng có thần thông.
Mật giáo là bí mật truyền thụ, tức một người truyền cho một người, không cho người khác biết. Họ tập trung tinh thần gọi là tam nghiệp gia trì. Tam nghiệp là thân, khẩu, ý. Thân bắt ấn, khẩu niệm chú, ý quán tưởng, 3 thứ một lượt thì không có vọng tưởng để suy nghĩ việc khác, nên mau có thần thông. Người Tây Tạng coi thần thông không ra gì, vì người nào cũng có; còn người Trung Quốc, Việt Nam cho có thần thông là kiến tánh.
Thái Hư Đại Sư cho 3 người đệ tử qua Tây Tạng học Mật giáo, được mấy năm có thần thông về Thượng Hải; có thần thông nên mọi người đến cúng dường nhiều tiền, do vì có thần thông nên 3 người đều bị hại chết. Tại không phá ngã chấp, dùng tiền để thỏa mãn dục vọng của mình, phá giới chết hết. 
Thầy bên Thiền tông phát giác đệ tử có thần thông thì đuổi liền. Nếu Thiền sư có hiện thần thông, sau đó liền tịch; vì sợ người ta mê chấp thần thông, mà quên chánh pháp.

Hỏi:
 Tại sao có Thiền tông rồi mà lại có Mật tông?

Đáp:
Mật tông ban đầu là ngoại đạo, do ngài Long Thọ sửa Mật tông lại thành chánh pháp, sau khi Phật nhập Niết bàn mấy trăm năm. Ngài Long Thọ là Tổ thứ 14 của Thiền tông, sửa pháp ngoại đạo thành chánh pháp, ngài là Sơ tổ của 6 phái.

Hỏi:
 Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy thức quán, đại khái như thế nào?

Đáp:
 Chỉ quán là Thiền quán của tông Thiên thai, tông này căn cứ kinh Pháp Hoa, nên cũng gọi là Pháp Hoa tông. Cách tu của Pháp Hoa tông có chỉ quán thiền, trong đó có tam chỉ tam quán. Tam chỉ là: hệ duyên chỉ, tùy duyên chỉ, thể chơn chỉ; tam quán là: giả quán, không quán, trung quán. Có 6 thiền quán gọi là chỉ quán thiền (chỉ là ngưng suy nghĩ).
 Pháp giới quán thiền thuộc tông Hiền Thủ là căn cứ kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm tông, có 4 pháp giới: Lý pháp giới, Sự pháp giới, Lý sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới. Cách tu là pháp giới quán.
 Tông Duy thức là tu Duy thức quán, dựa vào luận: Thành Duy Thức luận, Duy Thức Nhị Thập Tụng, Duy Thức Tam Tam Thập Tụng. Như Tam Luận tông dựa vào luận, kinh Lăng Già là Duy thức, mục đích phá chấp của ngoại đạo cũng có dựa thì đâu có khác! Tất cả Phật pháp, lời nói có khác nhưng bản thể không khác, bản thể chỉ là một Tâm linh.

Hỏi:
 Sao nói “thường, lạc, ngã, tịnh” là điên đảo của Nhị thừa?

Đáp:
 Vì họ còn chấp pháp, có chấp gọi là điên đảo; cho là thật hay giả đều là điên đảo; tức là điên đảo của Nhị thừa chấp xuất thế gian, còn tập khí xuất thế gian. Điên đảo của phàm phu là tập khí thế gian, điên đảo của bậc thánh cũng là ngã chấp vi tế. Như phá được thân này là không phải ta, thân này do ngũ uẩn, nhưng chấp Niết bàn là ta chứng cũng là ngã; tức là bỏ ngũ uẩn ngã, rồi ôm Niết bàn ngã. Cho nên vẫn là điên đảo.

Hỏi:
 Thế nào là bình thường tâm?

Đáp:
 Bình thường tâm là đã kiến tánh, chứ không phải cuộc sống hàng ngày của mình. Đời sống hàng ngày của mình là điên đảo. Bình thường tâm không dính mắc cái gì giống như hư không, nếu tâm giống như hư không mới được bình thường. Vì bom nguyên tử nổ làm tiêu tan hết, nhưng hư không vẫn bình thường. Tâm của người chưa kiến tánh không được bình thường.

Hỏi:
 Thế nào là Chánh pháp nhãn tạng?

Đáp:
 Chánh pháp nhãn tạng là Tâm linh của mọi chúng sanh, tức là Tự tánh không có gì dính mắc nên gọi là chánh pháp. Như Bồ đề, Niết bàn, Như lai, giải thoát, vô sanh, vô thỉ, vô trụ, bình thường tâm, chủng trí… nhưng ý không khác nghĩa. Hiện lượng có khác, cũng nói hiện ra số lượng. Tâm linh (bổn tâm) không có số lượng, nên số lượng khác với bổn tâm, mặc dù số lượng cao nhất cũng là khác. 

Hỏi:
 Người đã chứng ngộ hiện được khắp không gian thời gian, cái thật tướng là hiện lượng, cái dụng là hiện lượng kiến. Xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Đây là đối với tỷ lượng, phi lượng rồi nói hiện lượng. cũng như đối với tương đối mà nói tuyệt đối thì có hơi khác. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô trí diệc vô đắc”, đã không có trí, nếu có hiện lượng trí không phải là trí.

Hỏi:
 Thế nào là “đương thể tức không”?

Đáp:
 Như cái tách này có cái thể. Giáo môn nói “do nhân duyên hòa hợp thành cái tách”. Nếu phân tích nhân duyên ra, vốn là không có cái tách. Khi mình đang thấy cái tách vốn là không, không phải tiêu diệt cái tách rồi thành không. Theo lý của Nhị thừa phải diệt cái tách rồi thành không. 

Hỏi:
 Con có vọng tưởng nhiều, nên chú ý tham thoại đầu để đuổi vọng tưởng. Vậy có được không? 

Đáp:
 Không cần đuổi vọng tưởng, không cần biết vọng tưởng; vì nghi tình là không biết, nếu có vọng tưởng nổi lên cũng mặc kệ; chỉ cần giữ nghi tình thì vọng tưởng tự tiêu diệt. Do biết vọng nên vọng mới có, không biết vọng thì vọng làm sao có!

Hỏi:
 Lập đi lập lại câu thoại đầu phải không?

Đáp:
Không phải lập đi lập lại, mà hỏi liên tiếp và nhìn liên tiếp. Như hỏi “khi chưa có trời đất, ta là cái gì?” Không biết. Rồi nhìn chỗ không biết, xem chỗ không biết là cái gì; chỗ không biết là thoại đầu, nếu phá được thoại đầu (vô thỉ vô minh) thì tất cả đều biết; không còn một cái gì mà không biết, cho nên cắt đứt gốc nghi. Tại không biết nên có nghi, tất cả đều biết thì không có nghi.
 Đề câu thoại đầu, rồi nhìn chỗ không biết, xem chỗ không biết là cái gì; nhưng không cho tìm hiểu, suy nghĩ, giải thích; tức là muốn ngưng cái biết của bộ óc. Đến chừng kiến tánh rồi biết, đó là ngộ chứ không phải cái biết của bộ óc. Ngộ triệt để thì cái gì cũng biết, nếu thiếu sót một cái gì chưa biết nên không phải triệt ngộ.

Hỏi: 
 Chủ yếu của kinh Địa Tạng là thế nào?

Đáp:
 Kinh Địa Tạng là kinh bất liễu nghĩa, tức là có tư tưởng chấp thật; còn kinh liễu nghĩa phá chấp thật. Kinh Di Đà, Dược Sư… đều là bất liễu nghĩa.

Hỏi:
 Bồ tát là những vị đã chứng ngộ, rồi trở lại Ta Bà để độ chúng sanh phải không?

Đáp:
 Bồ tát là tên gọi, phàm phu có thọ giới Bồ tát cũng gọi là Bồ tát; nhưng chỉ học hạnh Bồ tát, do học hạnh Bồ tát mà dần dần tiến lên quả vị Bồ tát. Quả Bồ tát bắt đầu từ sơ quả, nhị quả, tam quả… có 10 cấp, tới Thập địa Bồ tát, đến Đẳng giác là Bồ tát, Diệu giác mới là quả Phật. Tất cả pháp môn gặp nhau ở Đẳng giác, từ Đẳng giác tiến lên một bước nữa là quả Phật.

Hỏi:
 Thời khóa tụng thường có kinh bất liễu nghĩa, rồi sau có bài Bát nhã. Xin Thầy giảng cho? 

Đáp:
 Sau khi tụng bất liễu nghĩa xong, rồi tụng Bát nhã là để quét sạch bất liễu nghĩa; tức luôn luôn diễn bất liễu nghĩa đi tới liễu nghĩa, không phải đứng lại một chỗ. Cho nên, mỗi thời kinh sau cùng đều có tụng bài Bát nhã. 
 Kinh Bát nhã quét sạch tất cả hiểu biết: “vô ngũ uẩn, vô lục căn, vô lục trần, vô lục thức, vô tứ diệu đế, vô thập nhị nhân duyên, vô trí cũng vô đắc, cho đến xa lìa điên đảo cứu cánh Niết bàn”. Không phải chấp thật của ngoại đạo là thật vĩnh viễn. Vì vậy, mỗi lần tụng, cuối cùng đều có phá.

Hỏi:
 Tất cả Tôn giáo đều có thiền, thiền của Phật giáo khác với thiền của ngoại đạo như thế nào?

Đáp:
 Ngoại đạo đều có thiền, như Thiên chúa có tu viện; nhưng người tu ở trong đó, không cho đi ra ngoài; họ cũng ngồi thiền nhưng không bằng thiền Phật giáo. Phật giáo có điều thân là ngồi và đi, từ Phật Thích Ca đến bây giờ. 
 Những người ngồi mà không đi lâu ngày thành bệnh. Ban đầu có bệnh, ngồi một thời gian hết bệnh; đến chừng ngồi lâu thành bệnh thì không hết bệnh, mà trị không được. Đến bác sĩ khám, không phát hiện ra bệnh. Theo tôi biết ở Việt Nam, có những bệnh như vậy, đi Nhật đi Mỹ để trị. Nhưng rồi trị không được, vì bác sĩ khám không thấy bệnh, tại bệnh là do tâm sanh.
 Những người có bệnh là khổ công tu, phần nhiều ở phái Khất sĩ. Một mình tu trong núi rừng có các kết quả như: ói máu, phát điên, phá giới. Như có sư ở núi Tô Châu bị ói máu, nhưng người ta bị ói máu thường bị chết; còn sư ấy bị ói máu mà không chết. Sư tu trên núi có thần thông, người ta ở Hà Tiên đem lương thực cúng dường thì sư biết trước. Sư ấy mấy lần muốn gặp tôi nhưng không được, có lẽ tôi với sư không có nhân duyên.
 Sư Ngọc được một thầy dạy tham thoại đầu, thời gian bị ói máu, rồi đến thầy ấy giải quyết không được. Sau này nghe tôi hoằng thiền, sư mới tìm đến tôi; tôi nói “tham thiền phải cho đúng, có ngồi có đi”, qua một thời gian hết bị ói máu.
 Có vị Khất sĩ tu trong rừng không muốn gặp ai, đến chỗ có chim kêu tìm trái cây ăn để sống; nhưng thiếu muối, rồi đốn củi để đổi; bằng cách bó củi để ngoài đường và viết “ai lấy củi để lại một gói muối”, đêm sau ra lấy. Qua mấy năm, không còn sư ấy nữa.
 Vì tụng chú, niệm Phật hay quán một cái gì, để nhiếp tâm đè nén vọng tưởng. Nhưng chỉ đè nén mà không phá ngã chấp, theo vật lý đè mạnh chừng nào thì phản lực mạnh chừng nấy. Như đánh banh vào tường mạnh chừng nào thì dội lại mạnh chừng nấy. Đè nén đến mức cao thường có thần thông, nên tham sân si nổi lên; nhất là tâm tham nổi lên không thể kiềm chế được, vì sức nó quá mạnh. Tu mức thấp có thể đè nén được, tu đến mức cao thì đè nén không nổi. Do đó có 3 kết quả: ói máu, phát điên, phá giới. Người ta nói là tẩu hỏa nhập ma.

Hỏi:
 Có một vị tu giai đoạn đầu giống như cây khô. Xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Công án này muốn cho người ta biết là không có lý, mà lại sanh ra nghĩa lý thuộc sản phẩm của bộ óc là không phải kiến tánh. Ban đầu ông Tăng đó giải ngộ, ngộ được cái lý, không phải thật chứng. Bà già sai con gái ôm chặt sư mà nói “nói đi! Nói đi!”
 Sư tỏ tâm trạng nói: Cây khô dựa đá lạnh, cuối đông chẳng hơi ấm. (khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí).
 Nghĩa là cuối mùa đông trời rất lạnh, khiến cho cây, đá đều lạnh; tức là cảm tình của sư không còn chút nào, dù con gái ôm nhưng sư thấy không rung động. Tâm trạng đó thì người thường rất khen ngợi, bà già đã kiến tánh biết chưa kiến tánh rồi đuổi sư đi và đốt cái am.

Hỏi:
 45 phút ngồi thiền, sau 15 phút điều thân là thế nào?

Đáp:
 15 phút điều thân là thiền của Nhật Bản, đúng ra ngồi bao lâu thì đi bao lâu, ngồi nửa tiếng thì đi nửa tiếng. Tôi đến trung tâm thiền của Thái Lan là nguyên thủy Phật giáo, họ ngồi bao lâu rồi đi bao lâu; tức là hình thức từ Phật Thích Ca đến bây giờ họ không sửa đổi. Ở Trung Quốc cũng vậy, thời xưa không có đồng hồ thì đốt cây nhang để ngồi, hết cây nhang rồi đốt cây nhang khác để đi.
 Thiền của Nhật Bản theo tánh con người ham ngồi hơn đi, thành ra họ chìu theo người ta là ngồi 45 phút đi 15 phút. Ban đầu ở Việt Nam, tôi sửa lại là ngồi 40 phút đi 20 phút; vì tánh người ta ham ngồi hơn đi. Sau này, người ta đã biết được pháp môn này, tin được tự tâm; rồi sửa lại là đi 30 phút đi 30 phút. Nhưng ở chỗ này vẫn còn ngồi 40 phút đi 20 phút, vì đây là xã hội Hoa Kỳ.

Hỏi:
 Sao người chết có tuần thất thứ nhất cho đến tuần thất thứ bảy?

Đáp:
 Đó là do thân trung ấm mới có, thường thường người chết đi đầu thai liền; giờ chết và giờ sanh cùng một giây phút đó. 
 Cho nên, người Tây Tạng đi tìm Phật Sống đã chết, không biết sinh ở đâu? Căn cứ vào ngày giờ chết của Phật Sống trước, nên đi tìm con nít sanh ra đúng vào ngày giờ đó. Mấy năm mới tìm được 5, 6 đứa bé, không biết bé nào trong số đó là Phật Sống đầu thai? Vì vậy, đem các đồ của Phật Sống trước để lộn chung với các đồ khác, rồi cho các bé lấy ra. Bé nào lấy đồ ra nhiều nhất thì bé đó là Phật Sống đầu thai. 
 Việc này giống như hên xui, nếu bé nào được coi là Phật Sống đầu thai thì cả gia đình của bé được vinh hoa phú quý. 
 Những người ở trong Thiền tông kiến tánh, được sanh tử tự do; muốn đầu thai chỗ nào cũng được, như đầu thai vào con gái không có chồng: Có ông già trồng cây tùng xin Tứ Tổ ấn chứng để kế thừa hoằng pháp. 
 Tứ Tổ nói: ông già quá đâu có bao nhiêu thời gian để hoằng pháp! Ông đi đầu thai, tôi sẽ đợi ông.
 Ông già đi dọc bờ sông thấy cô gái đang giặt đồ, đến hỏi: tôi muốn ở đậu nhà cô được không?
 Cô gái đáp: hãy hỏi cha mẹ của tôi.
 Ông già nói: cô hứa rồi, tôi đến hỏi cha mẹ cô.
 Cô gái bằng lòng, thời gian sau cô có thai. Cha mẹ của cô thấy có thai, rồi đuổi ra khỏi nhà đi ăn xin. Cô sanh ra đứa bé trai đem bỏ dưới sông, nhưng đứa bé nổi trên nước và trôi ngược lại. Cô gái ẵm lên nuôi được 14 tuổi dẫn đến Tứ Tổ làm đệ tử, sau này là ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

Hỏi: 
 Tiểu thừa là quả vị A la hán, Trung thừa là quả vị Bích chi phật, Đại thừa là hướng về quả vị Phật, Tối thượng thừa là quả vị Phật. Kính xin Thầy giảng rõ? 

Đáp:
 Phật là Giác, Bích chi là Độc giác, không phải Phật, vì cái này chưa phải là Diệu giác. A la hán cũng là Giác. Câu “vô thượng, chánh đẳng, chánh giác”, A la hán được chánh giác rồi, khác xa với ngoại đạo. Ngoại đạo cũng gọi là giác ngộ, gọi là tà giác, tức là chưa phá ngã chấp. 
 Còn A la hán phá được nhân ngã chấp, nên gọi là chánh giác; nhưng chưa được chánh đẳng mà giác ngộ vẫn chưa bằng Phật, và Bích chi phật cũng vậy. Đến bực Bồ tát được chánh đẳng (giác ngộ bằng Phật gọi là chánh đẳng), mà chưa được vô thượng, vì trên là quả vị Phật cao hơn (không có cao hơn gọi là vô thượng). Cho nên, gọi Phật là vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.

Hỏi:
 Kinh Kim Cang nói “Độ hết thảy chúng sanh, nhưng không thấy có một chúng sanh nào để được độ”. Vậy như thế nào?

Đáp:
 Nếu chấp thật có chúng sanh thì mới thấy có độ chúng sanh. Chúng sanh vốn không có, như Phật nói “chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh”, chúng sanh chỉ là giả danh, chứ không phải chân thật; bây giờ theo sự hiểu biết của mình cũng chứng tỏ được. 
 Làm sao để chứng tỏ? Nếu chúng sanh là thật thì mỗi người là một đơn vị, đơn vị đó nhiều chừng nào thì số lượng ấy có thể hết, như đếm thì sẽ hết. Nếu có đơn vị thì bây giờ không có chúng sanh. 
 Tại sao? Như một đại kiếp có một ngàn chúng sanh thành Phật thì hết một ngàn đơn vị (bớt hết một ngàn, Phật tăng thêm một ngàn). Thời gian cứ trước hoài không hết, một đại kiếp trước nữa thì bớt hết một ngàn chúng sanh nữa; cứ trước hoài thì bây giờ hết chúng sanh, vì thời gian cứ trước hoài không bao giờ hết.
 Nhưng chư Phật không có thêm, chúng sanh không có bớt. Vì chúng sanh không thật, nên chư Phật cũng không thật. Cho nên, độ tất cả chúng sanh mà không thấy có một chúng sanh nào được độ, tức là Tâm linh của mình vốn như vậy. 
 Về sau, cứ một đại kiếp có một ngàn chúng sanh thành Phật, cho đến nhiều đại kiếp; nhưng chúng sanh vẫn y như cũ, không có bớt, chư Phật vẫn y như cũ, cũng không có thêm; đến tận cùng vị lai cũng vậy, nên Tâm Kinh nói “bất tăng, bất giảm”. Do mình có tập khí tư tưởng chấp thật là không đúng thực tế.

Hỏi:
 Sao có bốn loài chúng sanh: thai sanh, thấp sanh, noãn sanh, hóa sanh?

Đáp:
 Đó là do tâm của chúng sanh hoạt động sanh ra 12 loài chúng sanh, nhưng đều là ảo tượng, đều là chiêm bao; trong lúc chiêm bao thì thấy, thức dậy thì hết (thức dậy tức là thành Phật).
 Nói độ thì không có độ, nói đắc cũng không có đắc. Như nói đắc đạo, nếu thật có đắc đạo không phải đắc đạo, vì Phật không phải tu mà thành, không phải chứng mà đắc. Cho nên, cuối cùng nói là vô tu vô chứng. Đã vô tu vô chứng, làm sao có độ? Nếu nói độ phải có năng độ và sở độ, vậy ai là năng độ, ai là sở độ, có pháp gì để độ? 
 Có người hỏi “Phật có trước hay là pháp có trước?” Do có pháp mới tu thành Phật, Phật đầu tiên thì ai độ? Lúc đó chưa có pháp mà tu pháp nào để thành Phật? Là vô lý. Còn nói pháp có trước, pháp là do Phật thuyết; chưa có Phật thì ai thuyết pháp đó để độ chúng sanh? Cũng vô lý. Như con gà có trước hay trứng gà có trước. Vì vậy, Phật nói là vô thỉ vô sanh.
 Bản thể Tâm linh là vô trụ, không dính mắc chỗ nào; vô trụ nên hiển bày cái dụng, vô trụ cũng là thể, vô trụ cũng là dụng. Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, về cái dụng thì Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Nếu mình thực hành được vô trụ, tuy chưa kiến tánh cũng thoải mái, không có gì phải đáng lo, đáng phiền não. Tất cả vọng tâm mình làm ra cái chuồng rồi tự nhốt trong đó, gọi là chuồng người.
 Muốn kiến lập cái ta là thân này, thân này từ cha mẹ sanh ra, rồi nhiều đời cha mẹ sanh ra nữa, nhưng cuối cùng không thể tìm có cha mẹ đầu tiên, tức là không có cha mẹ bắt đầu. Như Phật tánh ai cũng đều có, vậy Phật tánh này làm sao thành lập? Thành lập từ chỗ nào? Không có chỗ; thành lập từ lúc nào? Không có lúc. Không có chỗ và không có lúc, làm sao thành lập Phật tánh được! 
 Bây giờ mình đã chấp có thì cái có này là cái chuồng, nên bị nhốt trong cái chuồng này, ra không được; mình đi tới đâu thì cái chuồng đi đến đó, mặc dù có đi đến chân trời gốc biển mà mình vẫn ở trong cái chuồng này. Cái chuồng này ai cho mình? Đó là do mình tự tạo ra. Phật muốn mình phá cái chuồng này, đừng tự nhốt mình vào. Kỳ thật rất là giản dị nhưng mình không chịu, cứ chui vô cái chuồng đó rồi không chịu ra!
 Phật đã dùng nhiều thứ phương tiện, thí dụ giải thích; như kinh Pháp Hoa thí dụ nhà lửa, chúng sanh là mấy đứa nhỏ chơi trong nhà lửa không sợ đau khổ của sự chết thiêu, mà không chịu ra. Ông Trưởng giả (đức Phật) nói gạt với mấy đứa nhỏ rằng: “Ở ngoài cửa có đủ thứ xe, nào xe trâu, xe dê, xe nai… sao không chịu ra lấy để mà chơi?” Rồi mấy đứa nhỏ ra ngoài cửa chỉ được xe trâu (Đại thừa).

Hỏi:
 Thế nào gọi là minh và vô minh?

Đáp:
 Minh là sáng, vô minh là không có sáng. Tâm linh của mình không có minh và vô minh, minh và vô minh là pháp sanh diệt; lúc sáng thì không có tối, lúc tối thì không có sáng. Đó là chỉ là giả lập mà thôi. Thập nhị nhân duyên không có thật, nên dùng chữ vô là phá sạch hết (vô vô minh đến vô lão tử). 
 Tất cả các pháp bắt đầu từ vô minh, nhưng vốn không có vô minh. Bây giờ có ánh sáng mặt trời gọi là minh, đến tối thì không có ánh sáng mặt trời gọi là tối, vậy lúc đó không phải là không có ánh sáng mặt trời! Lúc đó ánh sáng mặt trời vẫn chiếu bình thường, tại bị trái đất che nên không thấy, rồi cho là lúc tối; sự thực thì không có, ánh sáng vẫn còn. Vì ánh sáng mặt trời chiếu soi không ngừng.
 Bây giờ mình nói trời sáng, mà trời không có sáng! Nói trời tối, trời cũng không có tối! Trời không có dính dáng đến sáng và tối, trời là hư không tức Tâm linh của mình. Sáng và tối ở trong hư không sanh diệt, không dính líu đến hư không. Minh và vô minh ở trong Tâm linh của mình hoạt động không có dính líu với tâm mình. Tất cả đều không dây mà tự trói, kinh Lăng Nghiệm nói “tự tâm buộc tự tâm”, tự mình tạo ra cái chuồng người rồi chui vô cái chuồng đó.
 Trang Tử có thí dụ, con rùa biển bò đến cái giếng rơi xuống giếng gặp một con rùa ở dưới giếng từ lúc nhỏ. Rùa giếng chỉ biết cái giếng của mình ở là lớn và nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời lớn hơn cái giếng một chút.
 Rùa giếng hỏi rùa biển: Chỗ anh ở đâu?
 Rùa biển nói: Tôi ở biển.
 Rùa giếng hỏi: Biển của anh bao lớn?
 Rùa biển nói: Lớn lắm.
 Rùa giếng lội 1/3 giếng rồi hỏi: Có lớn bằng như vậy không?
 Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều.
 Rùa giếng lội 2/3 giếng rồi hỏi: Có lớn bằng như vậy không?
 Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều.
 Rùa giếng nói: Vậy có lớn bằng cái giếng này không?
 Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều.
 Rùa giếng nói: Anh đã nói láo nói bậy rồi. Cái biển của anh có phải ở dưới bầu trời này phải không? Bầu trời này lớn hơn giếng của tôi một chút, mà làm sao dung nạp cái biển của anh lớn hơn cái giếng của tôi được?
 Lời nói của rùa giếng có đủ lý do chứng tỏ trước mắt, còn rùa biển không có lý nào, không có cái nào để chứng tỏ, chỉ nói là “lớn hơn nhiều”, lớn hơn bao nhiêu cũng không nói được. Vậy bảo rùa giếng làm sao tin cho nổi! Để cho rùa giếng tin biển lớn hơn giếng nhiều, theo quý vị phải làm thế nào? Đối với những người không tin tự tâm, vì họ là tâm rùa giếng chỉ biết trong phạm vi cái giếng thôi.

Hỏi:
 Thế nào là Luật tông?

Đáp:
 Luật tông là giữ giới luật đến cuối cùng cũng chứng quả, như Lục Tổ nói “Tâm địa chẳng quấy là tự tánh giới, Tâm địa chẳng loạn là tự tánh định, Tâm địa chẳng si là tự tánh huệ”. Giữ được giới luật thì có được giới, định, huệ.
 Giới luật của Tiểu thừa khác với giới luật của Đại thừa, Tiểu thừa còn chấp người nữ không thể chứng quả, cho là người nữ có năm thứ chướng. Còn Đại thừa không có chấp thứ đó, người nữ chứng quả cũng như người nam.

Hỏi:
 Tại sao giới luật Tiểu thừa khác với giới luật Đại thừa?

Đáp:
 Vì nói theo Đại thừa thì người có căn cơ Tiểu thừa không tin, bỏ đi; như Phật thuyết kinh Pháp Hoa có năm ngàn người bỏ đi không chịu nghe. Phật nói là họ không có trí huệ nghe, gọi là tín huệ chưa có; vì họ còn chấp thật.
 Năm giới của cư sĩ, mười giới của Sa di và Sa di ni, Tỳ Kheo có 250 giới, Tỳ kheo ni có 348 giới đều là giới của Tiểu thừa. Đại thừa gồm có giới Tiểu thừa và giới Bồ tát. Đại thừa gồm có cả Tiểu thừa, Tiểu thừa không nhìn nhận Đại thừa.

Hỏi:
 Thế nào là thường kiến và đoạn kiến của ngoại đạo?

Đáp:
 Tất cả tương đối đều lọt vào tứ cú, Phật tánh bất nhị không có tương đối. Nếu có chấp bên nào đều là biên kiến, biên kiến là ở trong năm thứ ác kiến: thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới thủ kiến, cấm thủ kiến. 
 Giới thủ kiến như ở Ấn Độ có một ngoại đạo chấp trâu bò là thánh, cho nên người trồng trọt bị trâu bò phá, mà không có ai đuổi đi. Cấm thủ kiến là như không cho người ăn thịt heo, mà các thịt khác lại được ăn.

Hỏi: 
 Cư sĩ hỏi ngài Nam Tuyền rằng: trong hội của Ngũ Tổ có trên 500 người, người nào cũng thông thái cả, tại sao Ngũ Tổ truyền y cho ngài Huệ Năng? 
 Ngài Nam Tuyền trả lời: Sở dĩ truyền y bát cho ngài Huệ Năng, bởi vì ngài không biết Phật pháp, nhưng mà biết đạo.
 Kính xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Phật Thích Ca nói trong kinh Kim Cang: “Không có pháp gọi là Phật pháp, pháp phi pháp phi phi pháp, ai nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật, không có pháp để thuyết gọi là thuyết pháp”. Vậy không có pháp, làm sao để biết Phật pháp? Ngài đã ngộ được vốn không có pháp nào, nhưng không phủ định tất cả pháp, pháp nào vẫn y như cũ thôi, chứ không có ý cá nhân xen vào. Cái tách vẫn là cái tách, trái nho vẫn là trái nho, trái cam vẫn là trái cam…

Hỏi:
 Thế nào là đạo?

Đáp:
 Theo Thìền tông thì nói thiền nói đạo cũng không cho. Đạo là đường đi, nếu muốn ngộ cuối cùng phải đi đúng đường, nên nói là đạo. Cũng như mình tham Tổ sư thiền, Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền là đạo.
 Đạo nói ra được là không phải đạo. Đạo không có nhất định, như đạo của Tịnh độ khác, đạo của  tông Thiên thai khác, đạo của  tông Duy thức khác. Nhưng cuối cùng cũng đến chỗ đó, chỗ đến không có khác; mà đường đi thì mỗi mỗi có khác. 
 Như Phật nói có 84.000 pháp môn, tức là 84.000 con đường, cuối cùng cũng đến chỗ đó, con đường đó gọi là đạo. Đến chỗ cuối cùng rồi mới ngộ được không có Phật để thành, không có pháp để đắc, mà cũng không có đạo để đi.

Hỏi:
 Phàm phu nếu không dùng phương tiện, làm sao đi đến chỗ?

Đáp:
 Có người hỏi Mã Tổ: Tại sao ngài nói là tức tâm tức Phật?
 Mã Tổ đáp: Tại tôi muốn gạt cho con nít nín khóc.
 Người ấy hỏi: Khóc nín rồi sao?
 Mã Tổ đáp: Phi tâm phi Phật.

Hỏi:
 Nếu không dùng phương tiện chấp thật để phá chấp thật, làm sao đến chỗ phá chấp được?

Đáp:
 Phương tiện của Phật giáo khác với Thiên chúa, Thiên chúa không có phá ngã chấp.
 Phương tiện của Thiên chúa là bác ái có ngã chấp. Mặc dù, bác ái là thương mến rộng, nhưng phải có ta mới được. Tất cả vì của ta, ta thương người này thì cho người này, ta thương người kia thì cho người kia. Nếu không tin ta, không những ta không thương, mà bắt xuống Địa ngục.
 Phật giáo lại khác, gọi là từ bi, không có ta từ bi và không có người để từ bi. Từ bi là phá hết ngã chấp, phá hết ngã chấp gọi là từ bi.

Hỏi:
 Phá ngã chấp, mà sao nói “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”?

Đáp:
 Đó cũng là phá ngã chấp, trong công án của Thiền tông có vị Tăng hỏi Vân Môn: Tại sao Phật Thích Ca nói “thiên thượng thiên ha, duy ngã độc tôn” cũng chấp ngã vậy?
 Vân Môn nói: lúc ấy, ta thấy thì đánh chết cho chó ăn.
Chính Vân Môn cũng như Phật Thích Ca vậy! Là bất nhị. Tại sao? Nếu có Phật Thích Ca, có Vân Môn là nhị. Dẫu cho đánh Phật Thích Ca chết, nhưng còn cái xác vẫn là nhị. Cho nên phải cho chó ăn hết xác, chỉ còn có Vân Môn mới là bất nhị. Phật Thích Ca muốn hiển thị nghĩa bất nhị, nên nói “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Vân Môn muốn hiển bày nghĩa bất nhị, nên nói “đánh chết cho chó ăn”.

Hỏi:
 Có người hỏi Duy Ma Cật về nghĩa bất nhị thì ngài làm thinh. Vậy nói hay nín đều là nhị. Tại sao vậy? 

Đáp:
 Vì Giáo môn chưa đến cứu cánh, Thiền môn mới đến cứu cánh. Cho nên, kinh Ma Cật nói “lấy vô trụ làm gốc. Vô trụ lấy gì làm gốc? Vô trụ chẳng có gốc”. Sợ người ta chấp vô trụ chẳng có gốc, nên ngài nhấn mạnh “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Vô rụ là thể cũng là dụng của Phật tánh. 
 Hiểu biết của bộ óc đều là nhị, nên biểu thị nghĩa bất nhị thì Thiền tông không có xuyên qua lời nói, gọi là bất lập văn tự. Nếu xuyên qua lời nói đều là nhị, nên phải ngộ; vì thế nói “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Hỏi:
 “Tri chi nhứt tự, chúng diệu chi môn” là như thế nào?

Đáp:
 Thiền tông thì “tri chi nhứt tự, chúng họa chi môn”, tức là tất cả tai họa đều do chữ tri. Kinh Lăng Nghiêm nói “tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn” (kiến lập tri là căn bản vô minh, không kiến lập tri là Niết bàn). Nói “tri chi nhứt tự, chúng diệu chi môn” của Tông Mật. Tông Mật là tổ thứ năm của tông Hoa nghiêm, chứ không phải của Thiền tông.

Hỏi: 
 Tu theo tông Thiên thai hay Duy thức phải đi từ tri phải không?

Đáp:
 Mà đi từ tri đến bất tri, đến tới chánh biến tri. Thiên thai tông có tam chỉ tam quán, ngài Trí Giả hoàn thành giáo lý tông Thiên thai, gặp chỉ phá chỉ, gặp quán phá quán, cũng là nghĩa vô trụ. Tam chỉ tam quán đến mức cao là tham Tổ sư thiền. Ba thứ quán là giả quán, không quán, trung quán. 
 Ban đầu thấy tất cả đều giả, nhưng quán riết thấy giả không phải thật giả; rồi quán không, không cũng không phải thật không; chẳng phải giả, chẳng phải không thì quán trung; nhưng trung cũng không có chỗ, vì hai bên không có, làm sao chính giữa để kiến lập! Giả không phải, không cũng không phải và trung cũng không phải, vậy là cái gi? Tức đến chỗ cao nhất là thể chơn chỉ phát lên nghi tình. 
 Chỉ là từ hệ duyên chỉ, tùy duyên chỉ, rồi đến thể chơn chỉ. Thể là thể cứu tức tham, chơn là chơn tánh, chơn như; tức là lúc đó bắt đầu tham thiền. Pháp nào cũng vậy, đến cuối cùng phát nghi, rồi từ nghi đến ngộ.

Hỏi:
 Công lao của ngài Long Thọ làm tất cả chuyện công thì họ coi là vô ích, không cần. Vậy Xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Nếu không cần thì họ cứ chấp hoài. Trung Quán luận có 27 phẩm của ngài Long Thọ đều phá chấp. Phá được cái không thì 26 phẩm kia không cần phá nữa, vì tất cả các pháp đều ở trong không. Tại sao phải cần phá nhiều vậy? Vì chỉ phá cái không thì người ta vẫn chấp những thứ kia, nên người ta chấp cái nào thì phá cái nấy, chấp Như lai thì phá Như lai, chấp nhân duyên thì phá nhân duyên… 
 Cho nên Phật thuyết có 84.000 pháp môn. Nếu phá cái không thì các thứ kia cũng phá, nhưng người ta không chịu, vì tâm lượng của họ hẹp chấp cái nào dính mắc cái đó. Vì vậy, Phật mới nói Tiểu thừa. Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa.

Hỏi:
 Chúng con là phàm phu ăn cơm thế gian, mặc áo thế gian, đi đường thế gian… làm sao thực hành vô trụ được?

Đáp:
 Làm sao vô trụ không được! Cũng như ăn cơm thì cứ ăn cơm, đừng cho cơm này là ngon hay không ngon, thơm hay là không thơm, mà ăn tới no thôi. Mặc áo thì cứ mặc áo, đừng cho áo này là đẹp hay cho áo này là xấu. Rồi thấy người ta mặc đồ đẹp, bắt chước cũng may đồ để mặc; nếu không có đủ tiền để may thì cảm thấy phiền não. 
 Nếu mình chỉ biết mặc áo, người ta mặc áo đẹp xấu cũng không biết và mình không biết mình mặc đồ đẹp hay xấu. Cuộc sống hàng ngày đều vậy, làm không được do mình chứ không tại người khác. Bởi vì, mục đích ăn cơm là để no, mặc áo là che thân ngừa lạnh; nhưng họ không chịu chỉ muốn no.

Hỏi:
 Trong hội Linh Sơn, đức Phật đưa cành hoa, ngài Ca Diếp mỉn cười. Con không hiểu việc ấy như thế nào?

Đáp:
 Nếu hiểu thì kiến tánh, không hiểu thì nghi, giữ cái nghi rồi sau này sẽ kiến tánh. Tất cả công án của chư Tổ, chư Phật đều muốn cho người ta ngộ ngay; nếu ngộ không được tức là không hiểu, giữ cái nghi thì sau này sẽ được ngộ. Không phải chỉ có công án niêm hoa thị chúng! Bây giờ, tôi dạy tham thiền cũng vậy.

Hỏi:
 Giải quyết được công án này rồi đến công án khác, cứ tiếp tục mãi phải không?

Đáp:
 Đó là thiền của Nhật Bản, gọi là thấu công án, họ dùng bộ óc suy nghĩ. Tổ sư thiền mà tôi đang hoằng dương là chấm dứt bộ óc suy nghĩ, tìm hiểu, chỉ cho phát nghi. Nếu ngộ thì hiểu hết tất cả, bây giờ không ngộ phải phát nghi. 
 Như công án này ngộ thì tất cả bao nhiêu công án đều hiểu hết, không những công án mà vũ trụ vạn vật không cái nào mà không thấu. Cho nên gọi là chánh biến tri, tức cái biết không còn thiếu sót, là chấm dứt gốc nghi. Nếu còn cái gì không biết thì phải nghi.

Hỏi:
 Cái ngộ của Bồ tát và cái ngộ của Phật khác nhau thế nào?

Đáp:
 Cái ngộ của Bồ tát Sơ địa thì chưa biết Nhị địa, những quả vị này còn biến dịch sanh tử; tức là Sơ địa chết thì biến Nhị địa, Nhị địa chết thì biến Tam địa, Tam địa chết thì biến Tứ địa…đến Thập địa, rồi đến Đẳng giác. Tất cả pháp tu nào đều gặp nhau ở Đẳng giác, từ Đẳng giác tiến lên một bực là Diệu giác.

Hỏi:
 Có nhiều tiểu ngộ, đến cuối cùng thì thế nào?

Đáp:
 Giáo môn có 52 cấp: Thập tín có 10 cấp, Thập trụ có 10 cấp, Thập hạnh có 10 cấp, Thập hồi hướng có 10 cấp, Thập địa có 10 cấp và Đẳng giác, Diệu giác.
 Giác ngộ của Thiền tông là từ địa vị phàm phu trực chứng Đẳng giác, không có giai cấp. Phàm phu ngộ thì tập khí thế gian và xuất thế gian vẫn còn, rồi từ từ dứt tập khí thế gian đến tập khí xuất thế gian. Hàng Bồ tát vẫn còn tập khí xuất thế gian, Thập địa Bồ tát còn tập khí vi tế xuất thế gian.
 
 
 
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

đà nẵng Thơm ngon các món ăn từ cốm 村上市お墓 护法 bản năng và lý trí theo quan niệm 倓虚法师 長谷寺僧堂安居者募集 อาจารอเกว bàn về vấn đề ăn chay 05 đưa tâm về nhà phần 2 giÕ บทความบรรยายธรรม cần phải tu trong mua bán kinh doanh ï¾ 达赖和班禅有啥区别 chỉ trong một chớp mắt Dăm 摩訶俱絺羅 證嚴上人第一位人文真善美 明月几时有 รบอปก Ai không nên thức khuya xem bóng đá niem tin chon chanh 12 câu hỏi lớn trong đời người bạn tốt đề chua kim cang học cách vui mật tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la 法事案内テンプレート nÃÆ Nguyên nhân nào làm tăng nguy cơ tim トO Giữ sức khỏe khi ôn thi Đậu hũ cay xốt nấm 栃木県 寺院数 ß Rau mùi Gia vị ngon thuốc quý tuc 元音老人全集 曹洞宗 お盆 名古屋流祭り方 こころといのちの相談 浄土宗 Phật đản nhớ Phật 今之儒者 自以为正心诚意之学者 积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm