Hỏi:
Tại
sao kinh Pháp Hoa cho Niết bàn Tiểu thừa là hóa thành?
Đáp:
Thanh
văn chứng Niết bàn Tiểu thừa là hóa thành, chưa phải là
bảo sở; như cất nhà ở giữa đường, mà họ cho là an ổn.
Ở giữa đường đâu có thể cất nhà được! Cho nên, Phật
bảo họ phải bỏ rồi tiến lên bảo sở. Những định tánh
Thanh văn không nghe lời Phật, vì họ đang say Niết bàn của
họ; đến chừng hết say họ chịu nghe, mới bỏ Niết bàn
Tiểu thừa tiến lên Niết bàn Đại thừa.
Hỏi:
Chứng
quả A la hán là được Niết bàn tịch diệt thì như thế
nào?
Đáp:
Niết
bàn gọi là tịch diệt (không sanh không diệt); nhưng Đại
thừa không trụ nơi tịch diệt, tức vô sở trụ. Tiểu thừa
trụ nơi tịch diệt là còn có sở trụ, bản thể thì vô
sở trụ. Còn có sở trụ không phải bản thể (bổn lai diện
mục).
Hỏi:
Vị
Tăng sửa đường lộ là để kết duyên với những người
đi đường phải không?
Đáp:
Vị
Tăng sửa đường lộ không có ý để gieo duyên, nhưng hành
vi đó sẽ được gieo duyên. Như mình ăn ba bữa, mà không
nghĩ ăn ba bữa để làm gì. Ăn ba bữa là cuộc sống hàng
ngày phải vậy, nhưng trong đó đã có gieo duyên; mà mình không
có nổi ý gieo duyên, cứ tới giờ là ăn. Bực thánh chỉ
có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng. Muốn giải
thích cho quý vị biết thì nói là gieo duyên.
Hư
không vô sở hữu dung nạp tất cả, hư không chẳng nói là
“tôi dung nạp tất cả”; thật tế hư không dung nạp tất
cả và dùng tất cả, hư không chẳng nói “tôi dùng tất
cả”. Kỳ thật, không có dùng mà nó dùng, không có dung nạp
mà nó dung nạp; vô sở hữu mới dùng, vô sở hữu mới dung
nạp.
Nếu
mình suy lý thấy mâu thuẩn, vô sở hữu là không có cái gì
thì lấy cái gì để dung nạp, nhưng vô sở hữu mới dung
nạp; vô sở hữu là không có cái gì thì lấy cái gì để
dùng, mà dùng tất cả.
Ngài
Long Thọ giải thích ra rất có lý, cái lý đó là vô lý; mặc
dù trước mắt là vậy, nhưng người ta không tin. Đâu có
nghĩ là mình ăn cơm, uống nước, mặc áo, nói năng, tiếp
khách đều nhờ vô sở hữu này! Có tiền mua đồ ăn, mà
không có vô sở hữu này thì mình cũng không ăn được; tất
cả trong cuộc sống hàng ngày đều phải nhờ vô sở hữu
này.
Hỏi:
Thế
nào là đại khai viên giải?
Đáp:
Giải
này là giải ngộ, viên là tròn tức là đầy đủ, đầy đủ
là hiểu được pháp bất nhị, pháp bất nhị là nguồn gốc
Phật pháp. Cho nên, có tư cách giảng kinh thuyết pháp, tuy
chưa kiến tánh nhưng giải ngộ đầy đủ. Kỳ thật, tôi
chỉ là giải ngộ, chứ chưa có chứng ngộ, nên tôi giảng
kinh được.
Gần
đây có ngài Lai Quả, ngài Hư Vân, ngài Nguyệt Khê… đều
là những người đã chứng ngộ. Những người chứng ngộ
không cần ai biết, nên mình không biết được. Người chưa
chứng ngộ cần cho người ta biết, viết ra sách để hình
mình ra trước đầu sách, với các chức vụ làm thế này
thế kia là sợ người ta không biết.
Có
Tăng sửa đường lộ tỉnh Vân Nam, vì ngài biết không có
duyên, từ lúc hai mươi mấy tuổi kiến tánh sửa đường
lộ đến tám mươi mấy tuổi gặp ngài Hư vân. Ngài Hư Vân
nói ra mới biết Tăng đó kiến tánh, nếu không gặp ngài
Hư Vân thì không biết Tăng đó kiến tánh. Tình hình giống
như Tăng đó rất nhiều, nhưng mình làm sao biết được! Ngài
Hư Vân cố tình sống chung với Tăng đó được mười mấy
ngày mới biết được.
Hỏi:
“Y
liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa” trong pháp tứ y là như
thế nào?
Đáp:
Liễu
nghĩa là triệt để, bất liễu nghĩa là không có triệt để.
Nói cho dễ hiểu: liễu nghĩa là phá chấp thật, bất liễu
nghĩa là chấp thật. Liễu nghĩa là vô sở trụ, bất liễu
nghĩa là có sở trụ. Phật coi chúng sanh bình đẳng, nhưng
tùy căn cơ trình độ của chúng sanh mà thuyết pháp.
Những
người căn cơ trình độ thấp kém nghe kinh liễu nghĩa không
được, cho nên phải giảng kinh bất liễu nghĩa. Bất liễu
nghĩa không đúng theo Phật pháp, mà chỉ là phương tiện để
hướng dẫn vô cửa Phật. Đến chừng vô rồi từ từ dẫn
đến liễu nghĩa.
Người
có tư tưởng chấp thật nghe liễu nghĩa phá chấp thật mà
họ không chịu, rồi bỏ đi; cũng như trong hội Pháp Hoa có
năm ngàn người bỏ đi, vì kinh Pháp Hoa là liễu nghĩa, mà
nhưng người đó không chịu liễu nghĩa, tại họ không đủ
thính huệ để nghe (không đủ trí huệ để nghe). Vì vậy,
Phật bất đắc dĩ phải nói bất liễu nghĩa, thì năm ngàn
người cũng được độ, sau này họ chuyển sang liễu nghĩa.
Hỏi:
Thế
nào là “y pháp bất y nhân”?
Đáp:
Mặc
dù, người đó, Pháp sư đó, Thiền sư đó địa vị cao, danh
tiếng khắp thế giới; nhưng họ giảng pháp bất liễu nghĩa,
mình y pháp liễu nghĩa chứ không y pháp bất liễu nghĩa. Nếu
người đó không có địa vị trong xã hội, không có danh tiếng
và không có ai biết; nhưng người đó giảng đúng pháp liễu
nghĩa nên theo pháp đó; tức là theo pháp chứ không theo người.
Hiện tại phần nhiều người ta theo người có danh tiếng
khắp thế giới, có địa vị cao hoặc có tín đồ nhiều.
Đó là “y nhân bất y pháp”.
Hỏi:
Thế
nào là “y trí bất y thức”?
Đáp:
Trí
là không có phân biệt, thức thì có phân biệt; thức là trí
huệ của bộ óc, trí là trí huệ của Phật tánh. Cho nên,
kinh Pháp Bảo Đàn nói “chuyển thức thành trí”, chuyển
tám thức thành bốn trí. Phân biệt là nhị, phải có đối
đãi.
Kiến
tánh chuyển thức thành trí, chưa kiến tánh vẫn là thức;
bất quá có kiến giải cao trong tương đối; giảng sư này
có kiến giải cao hơn giảng sư khác, nhưng so với người
trí thì còn xa lắm. Thức không thể giải thoát, trí mới
được giải thoát.
Trí
gọi là bất động trí, tức bát nhã ngày đêm không gián
đoạn; chứ không phải như thức lúc dùng mới có, lúc không
dùng thì không có. Còn trí luôn luôn dùng cùng khắp không
gian.
Hỏi:
Làm
sao biết các vị Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán
tu dứt được phiền não nhiều hay ít?
Đáp:
Chỗ
đó chỉ có những người chứng quả Bồ tát hiện tướng
Thanh văn để thuyết pháp. Như chứng sơ quả là Tu đà hoàn
lìa được lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
Nếu có Pháp sư nói chứng sơ quả mà còn dính mắc lục trần
thì không đúng. A la hán dứt hết tất cả phiền não; Tu đà
hoàn, Tư đà hàm, A Na hàm chưa dứt hết phiền não, chỉ dứt
đến mức nào, tức còn tư tưởng mê chấp (tư hoặc) trong
tam giới.
A
la hán hoàn toàn không có mê chấp tam giới, cho nên không sanh
tử luân hồi trong lục đạo, gọi là bất sanh. Tu đà hoàn
còn sanh Dục Giới 7 lần, Tư đà hàm còn sanh 1 lần Dục Giới,
A na hàm còn sanh trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Hỏi:
Thế
nào là nghĩa ba câu?
Đáp:
Nghĩa
ba câu nhiều nhất ở trong kinh Kim Cang: câu thứ nhất là chấp
thật, như Phật nói “thế giới”, chấp thế giới là thật;
câu thứ nhì là “tức phi thế giới”, chấp thế giới là
giả; câu thứ ba là “thị danh thế giới”, là câu thứ
nhất là thế giới giả danh, câu thứ nhì thế giới là giả
cũng là giả danh không phải thật giả, câu thứ ba giả danh
không phải là thật giả danh cũng là giả danh; tức là nghĩa
vô sở trụ, không trụ nơi câu thứ nhất, không trụ nơi
câu thứ nhì, cũng không trụ nơi câu thứ ba; thành ra mới
đúng với bản thể vô trụ.
Như
ban đầu chấp núi sông là thật, đến thứ nhì núi sông là
giả (không thật), tới thứ ba thì núi sông vẫn là núi sông.
Người ta không hiểu cho là câu thứ nhất và câu thứ ba giống
nhau, nhưng lại là khác. Vì câu thứ nhất có lấy ý của
mình xen vô cho núi sông là thật, còn câu thứ nhì cho núi
sông là giả, câu thứ ba là không đem ý mình xen vô cho là
thật hay là giả, núi sông vẫn là núi sông (chỉ có thế
lưu bố tưởng, chứ không có trước tưởng, còn câu thứ
nhất và câu thứ nhì có trước tưởng). Nghĩa ba câu là vô
sở trụ, là bổn thể của tâm.
Hỏi:
Người
đọc sách được có trí tuệ là như thế nào?
Đáp:
Đó
là trí của bộ óc của thế gian, còn y trí bất y thức tức
chuyển cái thức thành trí gọi là bát nhã (trí của Phật
tánh), chứ không phải cái trí của bộ óc. Thông thường
nói trí huệ là trí huệ của bộ óc, trí huệ của bộ óc
và trí huệ của Phật tánh khác nhau.
Vì
trí huệ của Phật tánh có khác nên người dịch không dịch
là trí huệ, nhưng cũng có nghĩa là trí huệ, nên dịch âm
là bát nhã. Trí huệ của bộ óc do mình tác ý mới dùng được,
bát nhã luôn luôn khắp không gian thời gian; không có ai tác
ý, tự động đang dùng; như cái dùng của hư không, ai cũng
nhờ hư không vậy.
Hỏi:
Những
người thích coi sách, đối với tham thiền như thế nào?
Đáp:
Tất
nhiên bị chướng ngại, nếu chưa tin tự tâm được 100% phải
nhờ đọc sách chánh pháp để tăng cường tin tự tâm 100%
là có ích. Nếu chấp thật lời Phật Thích Ca cho là chân
lý thì bị chướng ngại. Chính Phật Thích Ca nói “Ai nói
Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật
tế không thể dùng lời để nói, và cũng không thể dùng
bộ óc để suy nghĩ đến. Kinh Lăng Nghiêm nói “thân tâm
bất năng cập” (thân tâm không có thể đến được), còn
trí huệ của bộ óc thì thân tâm có thể đến.
Hỏi:
Người
ghiền đọc sách, làm cách nào để trừ?
Đáp:
Muốn
trừ thì đừng có trừ, tham Tổ sư thiền là hỏi câu thoại
kích thích niệm không biết; rồi khán thoại đầu là nhìn
chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là cái gì; nhưng
chỗ không biết thì không có chỗ để xem, nên không có mục
tiêu để nhìn; thành ra người ta nói “tôi nhìn không được”,
nhưng đã nhìn được rồi; tại nhìn không thấy gì, có nhìn
mới biết là nhìn không được.
Mặc
dù, nhìn không thấy gì, nhưng cứ tiếp tục hỏi và nhìn.
Hỏi dùng tâm hỏi, nhìn cũng dùng tâm nhìn; cứ hỏi và nhìn
đi song song, không có trước sau; lâu ngày trở thành thói quen
rồi thành khối, bất cứ ham thích cái gì thì tự động không
còn ham thích.
Như
ở Việt Nam có Phật tử thích xem hát, tham thiền một thời
gian tự động không thích xem hát; ham mặc đồ đẹp, tham
thiền một thời gian tự động không ham mặc đồ đẹp; ưa
đi ăn nhà hàng, tham thiền một thời gian tự động không
ưa đi ăn nhà hàng.
Ghiền
coi sách cũng vậy, giữ được nghi tình có ghiền đọc sách
cũng tự mất. Nếu cố ý muốn bỏ thì bỏ không được,
vì cố ý muốn bỏ là dùng cái biết. Chính cái biết mà Thiền
môn gọi là cửa tai họa, tức tất cả tai họa từ chữ biết
sanh ra.
Cho
nên, giáo lý tam thừa đều ngưng cái biết (hoạt động của
tâm). Như thừa Thanh văn có 5 thứ thiền quán để ngưng hoạt
động của tâm, phần nhiều tu Sổ tức, có một số ít tu
quán Bất tịnh, còn 3 thứ kia (quán Từ bi, quán Nhân duyên,
quán Lục thức) ít có người tu.
Đình
tâm là đình chỉ cái hoạt động của tâm, cái hoạt của
tâm là ham biết; tức là muốn đình chỉ tánh ham biết đó
thì phải có thiền quán. Trung thừa và Đại thừa đều như
vậy, chỉ là pháp thiền khác; nhưng mục đích là đình chỉ
cái tâm. Tối thượng thừa dùng cái không biết để đình
chỉ.
Hỏi:
Tâm
có thể chuyển về một, nhưng không ngưng được phải không?
Đáp:
Tam
thừa chuyển về một, Tối thượng thừa không có chuyển
về một.
Hỏi:
Nghi
tình có tiến tới vô thủy vô minh không?
Đáp:
Nói
theo thế lưu bố tưởng là tiến tới, sự thật không có
tiến hay thối; tức là không có sự tương đối, tuy nói bất
nhị nhưng không phải một. Vì không có thể dùng thí dụ
để giải thích, giáo lý tam thừa có dùng thí dụ để giải
thích. Thiền quán của tam thừa là thực hành giáo lý tam thừa.
Như
pháp thiền thừa Thanh văn là thực hành giáo lý của thừa
Thanh văn, pháp thiền thừa Duyên giác là thực hành giáo của
thừa Duyên giác, pháp thiền Đại thừa là thực hành giáo
lý của Đại thừa. Tối thượng thừa không có giáo lý, gọi
là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, chỉ có thực
hành. Tuy không có giáo lý, nhưng không nghịch với giáo lý;
cũng là đình chỉ tâm, nhưng có nuôi cái nhân nghi đưa đến
ngộ.
Hỏi:
Ngài
Lai Quả nói “từ đa tâm đến thiểu tâm, thiểu tâm đến
nhất tâm, nhất tâm đến vô tâm”. Vì tập khí mình nhiều
quá nên không thể bỏ một lần được, vậy thế nào?
Đáp:
Ngài
Lai Quả vì phương tiện để giảng cho người ta hiểu.
-Con
thấy đường đi cũng vậy phải không?
-Đường
đi không phải vậy, Giáo môn có 52 cấp, từ bực từ bực
mà tiến lên là vậy; Tối thượng thừa không có cấp bực,
từ địa vị phàm phu thẳng chứng Đẳng giác.
-Vì
có tạp niệm nhiều quá nên cần tu như vậy phải không?
-Cái
đó là của Giáo môn, Tối thượng thừa không có cái đó.
Hỏi:
Nghi
tình từ từ thành khối, chứ bây giờ làm sao được?
Đáp:
Nghi
tình thành khối là cái nghi tình, nói cấp bực lần lần tiến
lên thì không có cái đó. Như người mới nghe là ngộ liền,
hay bị đánh bạt tai là ngộ liền, hoặc bị đá nhào là
ngộ liền.
-Các
vị đó có sẵn công phu mới được như vậy mà?
-Có
sẵn công phu ở kiếp trước cũng có, nhưng kiếp này tất
cả vẫn bằng như mọi người, cho đến ngộ rồi nhưng không
biết mình đã ngộ. Như Thiền sư Diệu Tổng kiến tánh lúc
15 tuổi, nhưng tự mình không biết đã kiến tánh. Bây giờ
mình nói là tu từ từ, nhưng trong bản thể Phật tánh không
có từ từ; từ từ huân tập thì mới thành, còn cái này
đã thành sẵn không thể từ từ.
-Như
thân con có bệnh phải uống thuốc rồi từ từ sẽ hết,
như thế là sao?
-Đó
là pháp thế gian, pháp xuất thế gian nói được, còn của
Thiền môn không nói được. Chân như là như như bất động.
Bài giải thích hư không trong Đại Trí Độ luận, theo hiểu
biết của bộ óc thấy rất mâu thuẩn! Vô sở hữu là không
có, không có hư không nhưng dung nạp tất cả, dùng tất cả
là nhờ cái không có. Theo lý không đúng, vô sở hữu là không
có lấy gì để dung nạp! Nhưng thật tế lại dung nạp. Vô
sở hữu lấy cái gì để dùng! Nhưng cái nào cũng nhờ nó
để dùng. Đó là nghịch với lý của bộ óc, bộ óc kiến
lập lý đều là vọng.
Theo
sự hiểu biết của mình cũng dễ chứng tỏ: bây giờ, các
nhà triết học, nhà khoa học trên thế giới đều muốn kiến
lập, muốn kiến lập phải có sự bắt đầu thì có sự sanh
khởi. Họ đang nghiên cứu sự sanh khởi của vũ trụ, sanh
khởi của sanh mạng; nhưng thật tế, Phật đã nói là vô
thỉ (không có sự bắt đầu).
Giả
thiết có sự bắt đầu, không gian phải nói bắt đầu từ
chỗ nào? Nói bắt đầu từ chỗ này, nhưng chỗ này là một
chỗ trong không gian; rồi chỗ này bắt đầu từ chỗ nào?
Bắt đầu từ chỗ kia, cứ bắt đầu nhiều chỗ khác… cuối
cùng không có chỗ bắt đầu.
Về
thời gian, nói bắt đầu từ lúc nào? Bắt đầu từ một
triệu kiếp trước cho đến một trăm tỷ kiếp trước, con
số cứ tăng thêm không khi nào cùng tột. Nhà toán học nói
ra con số cao nhất được không? Không thể nói ra con số cao
nhất, làm sao tìm ra sự bắt đầu! Thời gian không có bắt
đầu, vì trước thời gian đó còn có thời gian nữa. Vậy,
lý do bắt đầu không thể thành lập.
Nhà
toán học nói bắt đầu thời gian xưa nhất cũng nói không
ra. Tại sao? Vì biên ra một con số, rồi thêm con số 0 phía
sau thì lớn hơn 10 lần, cứ thêm số 0 phía sau vô cùng tận,
bộ óc không thể biết. Cuốn sách nói về con sâu dép cỏ
rất nhỏ chỉ là một đơn tế bào, dùng kính hiển vi mới
thấy được. Một ngày đêm nó nứt thành 2 con đến ngày
90 thì nó thành một mét khối, đến ngày 130 thì thể tích
bằng quả đất, nếu thêm một ngày nữa là 2 quả đất…
Nếu
quả đất xẻ làm 2, rồi hai bên cũng xẻ làm 2, cứ xẻ tới
hoài tới 130 lần thì khôi phục lại con sâu dép cỏ. Nếu
tôi lấy toán học xẻ thêm 10 lần 130 lần hoặc trăm lần,
một ngàn lần, thì con số ấy vẫn còn biểu thị cơ thể
con sâu dép cỏ. Nhưng thật tế có cơ thể con sâu đó không?
Dẫu cho có, mà bộ óc không biết. Phân tích nhỏ lại, bộ
óc còn không biết, làm sao bộ óc truy cứu sự bắt đầu!
Hỏi:
Xin
Sư Phụ giảng chiêm bao theo Duy thức?
Đáp:
Khi
ngủ mê thì 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) ngưng
hoạt động, chỉ có thức thứ 6 hoạt động biến hiện (độc
đầu ý thức biến hiện) thân và thế giới chiêm bao; thân
chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao, tiếp xúc cái tách,
trái cam đều có thật chất, tiếp xúc nóng lạnh đều biết,
thân chiêm bao bị đánh biết đau.
Giả
sử trong chiêm bao có thiện tri thức thuyết pháp thật hay,
nói cái tách, trái cam, luôn cả thân ông đều không thật,
người chiêm bao không tin. Đến lúc ngủ đã thức dậy (Duy
thức gọi là tự chứng phần) tự mình chứng tỏ thân và
thế giới chiêm bao đều mất, chỉ còn thân nằm trên giường.
Nhưng
đang chiêm bao cho là thật, bởi đang chiêm bao khóc thức dậy
còn nước mắt. Thân chiêm bao thấy cảnh khủng bố sợ, thức
dậy nghe trái tim còn đập. Thật tế vốn không có, chỉ là
thức thứ 6 tạo ra, gọi là tâm tạo.
Mở
mắt chiêm bao, Duy thức gọi là đồng thời ý thức biến
hiện; vì 5 thức trước đang hoạt động, nên hai thức cùng
biến hiện. Như thấy sắc tướng thì nhãn thức và ý thức
cùng biến hiện, nghe âm thanh thì nhĩ thức và ý thức cùng
biến hiện.
Nhĩ
thức nghe âm thanh, nhưng không biết tiếng gì, phải có thức
thứ 6 cùng nổi lên mới biết tiếng người, tiếng chim, tiếng
chó… Nếu chỉ có thức thứ 6, không có nhĩ thức nên không
nghe được tiếng thì lấy gì để phân biệt. Cho nên, phải
hai thức cùng biến hiện thành mở mắt chiêm bao bây giờ.
Một
thức biến hiện cũng là tâm, hai thức biến hiện cũng là
tâm. Nhưng người ta chỉ cho nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao,
mở mắt chiêm bao không phải chiêm bao. Thật tế nhắm mắt
chiêm bao là một thức biến hiện, mở mắt chiêm bao do hai
thức cùng biến hiện. Kinh nói “tất cả đều do tâm tạo”,
nếu tâm không biến hiện thì tâm không tạo; biến hiện thì
không phải thật, nên nói là chiêm bao.
Nhắm
mắt chiêm bao ngủ đã tự thức, khỏi cần tu; nhưng tối
ngủ có chiêm bao lại, cứ chiêm bao mãi. Mở mắt chiêm bao
không bao giờ tự mình thức tỉnh, phải tu đến kiến tánh
tức là mở mắt chiêm bao thức tỉnh; sau khi thức tỉnh không
bao giờ có chiêm bao lại. Cho nên, thành Phật không bao giờ
trở lại chúng sanh; nếu trở lại chúng sanh thì thành Phật
cũng vô dụng.
Hỏi:
Người
đã phá Sơ quan rồi chết, sau đó họ dùng tâm thức để
tu tiếp như thế nào?
Đáp:
Nếu
người ấy phá Sơ quan còn ôm cái pháp, như ngài Cao Phong còn
ôm cái ngộ; có sở hữu thì có thể đi đầu thai. Như Đại
Huệ đầu thai rồi có nhân duyên kiến tánh triệt để, vì
kiếp trước đã phá Sơ quan.
Trụ
trì mộng thấy thần Già lam báo “ngày mai có một Thiền
sư Dân Phong Duyệt đến chùa” (tên kiếp trước của Đại
Huệ), sáng ngày Đại Huệ (19 tuổi) đến. Trụ trì biết
nên tiếp đãi rất chu đáo và đem ngữ lục Dân Phong Duyệt
cho Đại Huệ coi xong liền thuộc lòng. Đại huệ ở nơi Viên
Ngộ nghe câu “gió nhẹ từ phương nam đến, nơi góc chánh
điện cảm thấy yên lành”. Liền ngộ triệt để.
Hòa
thượng Thủy Lưu đến thăm Mã Tổ, vừa đảnh lễ thì Mã
Tổ đá một cái nhào xuống, Thủy Lưu liền ngộ.
Hoằng
Bá đã ngộ đến một ngôi chùa xin làm công quả, ngài không
nói là ngài đã ngộ. Một hôm Thừa tướng Bùi Hưu đến
chùa tham quan thấy bức tranh trên tường, hỏi Trụ trì: hình
này là gì?
Trụ
trì nói: là Cao Tăng.
Bùi
Hưu hỏi: hình thì thấy rồi, còn Cao Tăng đâu?
Trụ
trì trả lời không được.
Bùi
Hưu hỏi: chỗ này có Thiền sư không?
Trụ
Trì đáp: mấy hôm trước có một vị giống như Thiền sư
đến ở đây.
Bùi
Hưu nói: xin mời ra để tôi hỏi.
Hoằng
Bá đi ra, Bùi Hưu nói: vừa rồi tôi hỏi Trụ trì nhưng không
đáp được. Bây giờ tôi xin hỏi Thượng tọa có được
không?
Hoằng
Bá đáp: được.
Bùi
Hưu hỏi: hình thì thấy rồi, còn Cao Tăng ở đâu?
Hoằng
Bá nói lớn: Bùi Hưu!
Bùi
Hưu đáp: dạ!
Hoằng
Bá nói lớn: ở đâu?
Bùi
Hưu nghe liền kiến tánh và tán thán hay quá, liền mời về
dinh Thừa tướng để cúng dường rồi hỏi pháp. Do đó mới
có Truyền Tâm Pháp Yếu.
Hỏi:
Lúc
đó Bùi Hưu ngộ cái gì?
Đáp:
Nếu
có cái gì thì không phải ngộ. “Bồ đề viên mãn quy vô
sở đắc”, nếu có đắc được thì không phải ngộ; sẵn
sàng của mình, người kiến tánh triệt để tự nhiên có
cái dùng đó.
Có
vị kiến tánh, ban đêm tự nhiên la lên “ta đại ngộ rồi!”
Sáng mai, Trụ Trì thượng đường hỏi: hồi hôm, ông nào
đại ngộ ra đây? Vị ấy ra. Trụ trì (đã kiến tánh) hỏi:
tại sao tự mình nói đại ngộ, thấy cái gì vậy?