00
Mục Lục
|
01
Lời đầu sách của HT Thanh Từ
|
02
Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763)
|
03
Hành Trạng Thượng Sĩ
|
04
Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi)
|
05
Tụng Cổ
|
06-1
Bài ca Tâm Phật
|
06-2
Bài ngâm phóng cuồng, Sống
chết nhàn mà thôi
|
06-3
Phàm Thánh không hai, Mê ngộ không khác, Ngậm bĩu môi
|
06-4
Bài văn Trứ Từ tự răn, Thời tiết an định, Dương
chân, Vào cát bụi
|
06-5
Muôn việc về như, Thói đời hư dối, Họa thơ quan
Huyện, Cảnh vật Tịnh Bang, Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị
Hầu
|
06-6
Tụng đạo học Trần Thánh Tông, Chăn trâu đất, Vui
thích giang hồ, Vật không tuỳ người, Viếng Đại Sư Tăng
Điền, Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường
|
06-7
Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường, Cảnh vật
Phước Đường, Tăng Pháp sư Thuần Nhất, Đùa Thiền Sư Trí
Viễn xem kinh giải nghĩa, Điệu Tiên Sư
Khuyên
đời vào đạo, Bảo chúng, Bảo chúng, Bảo học giả, Chợt
hứng
|
06-8
Cội tùng đáy khe, Xuất trần, Đạo lớn không khó,
Tâm vương, Thả trâu, Đề tịnh xá, Chợt hứng, Cây gậy,
Chiếu thân, Tự đề, Chợt tỉnh, Tự tại, Bảo học trò,
Bảo tu nghiệp Tây phương, Thoát đời, Vui thú giang hồ.
|
07
Lời Bạt
|
|
|
|
|
TUỆ TRUNG THƯỢNG
SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Biên
Soạn: Trúc Lâm Tổ Sư (Trần Nhân Tông)
Dịch
và Giảng: Hoà ThượngThích Thanh Từ
Ban
Văn Hoá Trung Ương GHPGVN Xuất Bản 1996
TỤNG
CỔ
Giảng:
Tụng Cổ là những lời Phật dạy trong kinh, hay những lời
khai thị của các vị Cổ đức trong nhà Thiền, rất khó hiểu
khó hội. Thượng Sĩ đem ra tụng giải để cho người hiểu,
nên gọi là Tụng Cổ. Tụng Cổ không nhất thiết là lời
Phật dạy trong kinh, cũng không nhất thiết là lời của các
Thiền sư, có khi dẫn lời Phật dạy trong kinh, có lúc dẫn
lời khai thị của Thiền sư, cũng có khi dẫn lời của các
bậc Thánh nhân. Chúng ta học Tụng Cổ phải cẩn thận, đừng
để hiểu lầm. Lời đầu tiên để tụng, Thượng Sĩ dẫn
từ kinh Niết-bàn.
Dịch:
Cử:
Kinh Niết-bàn nói:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.
Thầy nói:
- Cái gì sanh diệt?
Tụng:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.
Ba cõi mưa mịt mù
Mười phương gió vi vút.
Phàm thánh chẳng ở chung
Rắn rồng không lẫn lộn.
Các hạnh vô thường tất cả không
Tâm sanh diệt kia ai hỏi đáp?
Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.
Chao!
Không thấy màu xuân ấm
Hay xem đào lý hoa.
Giảng:
Trong kinh Đại Bát Niết-bàn có bốn câu kệ:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Bốn câu kệ này là gốc của bài Tụng Cổ và rất quan trọng
trong kinh Niết-bàn. Nhưng gây cho người sau nhiều nghi ngờ,
nên ở đây Thượng Sĩ dẫn ra tụng giải để cho chúng ta
hiểu. Trước khi giải lời tụng tôi dẫn một đoạn trong
kinh Pháp Bảo Đàn để quí vị hiểu phần căn bản:
Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải Quảng Châu đến tham
vấn, hỏi Lục Tổ:
- Học nhân từ khi xuất gia, xem kinh Niết- bàn hơn mười năm,
chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thương xót chỉ
dạy.
Tổ bảo:
- Chỗ nào ông chưa rõ?
- Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi,
tịch diệt là vui. Chỗ này con nghi ngờ.
- Ông nghi như thế nào?
- Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là sắc thân và
Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt. Pháp thân
thường không tri không giác. Kinh nói: “Sanh diệt diệt rồi
tịch diệt là vui.” Chẳng biết thân nào tịch diệt, thân
nào thọ vui? Nếu là sắc thân, khi sắc thân tịch diệt, bốn
đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu
Pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ
thọ vui?
Đây là cái nghi của ngài Chí Đạo, Ngài nêu lên hai vấn
đề. Con người có hai thân, sắc thân và Pháp thân. Sắc thân
là tướng sanh diệt vô thường. Nếu sắc thân tịch diệt
bốn đại rã tan thì lúc đó khổ. Vậy sự tịch diệt của
sắc thân không vui. Còn Pháp thân thì vô tri giác, đồng như
cỏ cây, khi tịch diệt cái gì biết vui? Tóm lại sắc thân
tịch diệt là khổ, Pháp thân tịch diệt vô tri, như vậy
vui chỗ nào? Ngài Chí Đạo nghi như thế nên bị Lục Tổ
quở:
- Ông là Thích tử sao tập theo ngoại đạo về đoạn kiến
và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa.
Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có Pháp
thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-
bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn
về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết Phật
vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể
tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại
trần, ưa sanh ghét tử, niệm niệm đổi đời, không biết
là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường
lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu.
Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn
chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không
có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy
là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không
có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này
không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há
có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn
cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật
hủy pháp.
Theo Lục Tổ thì sắc thân và Pháp thân không rời nhau, tịch
diệt và sanh diệt không rời nhau. Ngay nơi mỗi người có
cái tịch diệt là Niết-bàn thường lạc, mà chúng ta không
nhận được cái tịch diệt thường lạc đó, chỉ bám vào
cái thân sanh diệt, cho nên mới đem cái thường lạc của
Niết-bàn đổi thành tướng khổ sanh diệt, để rồi cứ
tìm cầu suốt đời. Đó là lầm lẫn, là cái bệnh lớn của
chúng ta. Ngay nơi mỗi chúng ta có cái không sanh không diệt,
nhận ra cái không sanh không diệt là thể nhập Niết- bàn
thường lạc, gọi là tịch diệt hiện tiền. Và ngay phút
giây hiện tiền cũng không khởi niệm hiện tiền, đó mới
là chân thật Niết-bàn. Cái vui Niết-bàn chân thật không
có người thọ cũng không có người chẳng thọ. Vì còn có
người thọ là còn năng còn sở đối đãi, không phải là
Niết-bàn chân thật. Cái vui Niết-bàn chân thật, không phải
là cái vui của cảm giác nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
xúc chạm với trần cảnh; được thỏa mãn thì vui, không
thỏa mãn thì khổ; cái vui cái khổ đó là tướng vô thường
sanh diệt. Cái vui tịch diệt Niết-bàn là khi tâm không còn
một mảy may vọng niệm sanh diệt, chỉ là cái thể không
vọng động không sanh diệt nơi nội tâm. Cái vui này không
phải từ thân mà cũng không phải từ đâu đến, do hết niệm
sanh diệt, ngay nơi tâm thể không sanh diệt được vui. Hiểu
đoạn này chúng ta mới hiểu được phần Tụng Cổ mà Thượng
Sĩ nêu lên.
Kinh Niết-bàn nói:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.
Hạnh là hành động, là sanh hoạt của người hay của muôn
vật ở thế gian này. Song người và vật đều có tướng,
hễ có tướng là có sanh diệt nên vô thường. Hai câu đầu
chỉ cho người và muôn sự muôn vật ở thế gian đang ở
trong tướng sanh diệt thảy đều là vô thường.
Thượng Sĩ hỏi: “Cái gì sanh diệt?” Ngài hỏi câu này
muốn gợi cho chúng ta thấy tất cả pháp có hình tướng trong
cõi đời này đều sanh diệt. Nhưng muốn tìm cái không sanh
diệt phải tìm ngay trong tướng sanh diệt, vì ngoài tướng
sanh diệt, không thể tìm tướng không sanh khoâng dieät ñöôïc.
Chuùng ta khoâng theå noùi moïi söï moïi vaät do coù hình töôùng
sanh dieät laø voâ thöôøng, mà toàn thể đều là sanh diệt.
Vì trong cái sanh diệt đã có cái không sanh không diệt nên
Ngài mới đặt câu hỏi này:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.
Ba cõi mưa mịt mù
Mười phương gió vi vút.
Phàm thánh chẳng ở chung
Rắn rồng không lẫn lộn.
Nếu thấy các pháp là vô thường sanh diệt thì trong tam giới
này mưa mịt mù, mười phương gió vi vút, tức là mọi sự
mọi vật ở trong thế gian, cho đến ba cõi mười phương đều
ở trong cái sanh diệt. Nếu chúng ta thấy tất cả pháp đều
sanh diệt thì thấy phàm khác thánh khác không ở chung, thấy
rồng khác rắn khác không lẫn lộn. Nhưng sự thật, trong
thế gian này những chỗ hàng long tượng (rồng to) vẫn có
những con rắn ẩn núp trong đó. Những nơi chúng sanh phàm
tình ở, vẫn có các bậc thánh lẫn trong đó để giáo hóa.
Để thấy rằng nếu chúng ta giản trạch tất cả tướng,
tất cả hạnh là sanh diệt vô thường, tức là chúng ta không
thừa nhận trong cái sanh diệt có cái không sanh diệt, cho nên
Thượng Sĩ mới nói phàm thánh chẳng ở chung, rắn rồng không
lẫn lộn.
Các hạnh vô thường tất cả không,
Tâm sanh diệt kia, ai hỏi đáp?
Tất cả pháp là vô thường hoại diệt thì thành không, đã
thành không rồi thì ngay tâm sanh diệt cái gì hỏi cái gì
đáp? Thượng Sĩ nêu lên câu hỏi này, nhằm nhắc cho chúng
ta ý thức rằng ngay nơi tâm sanh diệt có cái không sanh diệt
biết hỏi biết đáp.
Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.
Chao!
Sao Thượng Sĩ nói ngang ngược như thế?
Nếu căn cứ trên hai câu này thì tất cả pháp sanh diệt giống
như ba cõi mưa mù mịt, mười phương gió vi vút. Như vậy
thì thân Phật cóng lạnh. Nếu thân Phật cóng lạnh thì không
còn giá trị, cho nên ngang hông cho một đạp té nhào, vì thân
sanh diệt là vô nghĩa.
Không thấy màu xuân ấm
Hay xem đào lý hoa.
Hoa đào hoa lý trổ vào mùa xuân, tuy chúng ta chưa thấy màu
xuân ấm mà thấy hoa đào hoa lý trổ thì biết là tiết xuân.
Ý Thượng Sĩ nói tuy chưa sống trong cảnh giới sanh diệt
diệt rồi tịch diệt là vui, nhưng ngay trong sanh diệt nhận
ra cái không sanh diệt đó là người đặc biệt. Nếu đợi
sanh diệt diệt rồi mới thấy thì muộn lắm. Vì vậy nên
Thượng Sĩ nói: “Không thấy màu xuân ấm, hay xem đào lý
hoa.” Đó là cái đặc biệt. Tôi thường ví dụ nước biển
nguyên là lặng, nhưng gió thổi sóng dấy lên, nhìn xuống
mặt biển chúng ta thấy từng đợt sóng từng đợt sóng dồn
dập. Người trí tuy thấy sóng biển đang dồn dập mà vẫn
biết nước biển vốn phẳng lặng. Vì họ đã thấy cái thể
lặng lẽ của nó. Cũng vậy, trong tất cả tướng sanh diệt
của các pháp, ngay đó biết có cái không sanh diệt mới là
người trí. Chớ đợi khi tướng sanh diệt diệt rồi mới
nhận ra cái tịch diệt thì kết quả ở sau.
Tóm lại, hai câu đầu bài tụng này nhắc lại ý của bài
tụng trong kinh Niết-bàn. Hai câu kế diễn tả tướng sanh
diệt thì mù mịt lạnh lẽo rất đau khổ. Hai câu kế tiếp
nói rằng nếu chúng ta tách rời tướng sanh diệt và thể
không sanh diệt thì cái nhìn của chúng ta không tường tận,
giống như thấy phàm khác thánh khác, rồng khác rắn khác.
Đó là cái thấy phân biệt đối đãi. Hai câu kế tiếp nữa
gợi lên ý cho người hiểu rằng: pháp vô thường thì bại
hoại thành không; đã thành không thì ngay nơi tâm sanh diệt
ai hỏi ai đáp? Tâm sanh diệt chợt có chợt không; nhưng nếu
có hỏi là có đáp, vậy cái gì có sẵn hễ hỏi là đáp
liền, hoặc gọi là dạ liền vậy? Cái sẵn đó có bị sanh
diệt không? Nếu nó bị sanh diệt thì khi nó diệt rồi thì
ai đáp? Thượng Sĩ chỉ cho chúng ta thấy ngay nơi cái sanh
diệt có cái không sanh diệt hằng hiện hữu. Hai câu kế nữa
nói rằng nếu tất cả các pháp là vô thường, thì thân tứ
đại
của Phật (báo thân) lạnh cóng cũng bị sanh diệt, vì vậy
mà không có giá trị, không phải là cứu kính. Cho nên Thượng
Sĩ nói “nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh, chưa khỏi
ngang hông cho một đạp”. Vậy đối với báo thân sanh diệt
của Phật chỉ là cái thân bỏ đi không có giá trị, Pháp
thân không sanh không diệt mới là cứu kính, có giá trị.
Hai câu sau cùng kết thúc: phải ngay nơi cái sanh diệt nhận
được cái không sanh diệt mới là người khéo, cũng như thấy
hoa đào hoa lý nở biết là tiết xuân vậy.
Dịch:
Cử:
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Thầy nói:
- Uyên Minh châu mày làm gì?
Tụng:
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Chim mỏi đậu khóm lau
Cá mệt dừng đáy nước.
Chẳng ngại thân nhuốm đau
Chỉ e tay chế thuốc.
Đừng đeo mang gánh nặng
Đi qua cầu một cây.
Đến nhà thôi thưa hỏi
Từ đâu lại sẩy chân.
Muôn một không được dừng
Như trước xem mưu lược.
Ối!
Nếu chẳng nhân mê bờ lau lách
|