CHƯƠNG
9
SỰ
AN LẠC THANH THẢN
VƯỢT
LÊN TRÊN HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH
Điều
tốt lành cao cả vượt lên trên tốt và xấu
Có
sự khác biệt giữa hạnh phúc và sự an lạc thanh thản nội
tại không?
Có.
Hạnh phúc lệ thuộc vào các điều kiện được xem là tích
cực; còn sự an lạc thanh thản nội tại thì không.
Phải
chăng không thể lôi cuốn được chỉ các điều kiện tích
cực vào cuộc sống của chúng ta? Nếu thái độ và suy nghĩ
của chúng ta luôn luôn tích cực, thì chẳng phải chúng ta
sẽ chỉ gặp phải những biến cố và huống tích cực thôi
sao?
Bạn
có thực sự biết tích cực là gì và tiêu cực là gì không?
Bạn có hình dung được bức tranh toàn cảnh không? Đối với
nhiều người thì sự hạn chế, thất bại, mất mát, bệnh
tật, hay đau khổ dưới bất kỳ hình thức nào hóa ra cũng
sẽ là người thầy vĩ đại nhất của họ. Các bất lợi
đó dạy họ bỏ đi hình ảnh giả tạo về cái tôi cùng với
những mục tiêu và mong cầu hời hợt giả tạo về cái tôi
cùng với những mục tiêu và mong cầu hời hợt do cái tự
ngã hư ngụy ấy đòi hỏi. Chúng đem lại cho họ sự sâu
sắc, tính khiêm cung, và lòng trắc ẩn. Chúng làm cho họ sống
thực hơn.
Bất
cứ khi nào có điều gì tiêu cực xảy ra cho bạn, bên trong
nó luôn ẩn giấu một bài học sâu sắc, mặc dù lúc ấy
ban có thể không nhìn ra được. Ngay một cơn bệnh nhẹ hay
một tai nạn nhỏ cũng có thể chỉ cho bạn biết cái gì là
thực và cái gì là phi thực trong cuộc sống của bạn, cái
gì lá tuyệt đối quan trọng và cái gì là không.
Nhìn
từ một góc độ cao hơn, các hoàn cảnh luôn luôn mang tính
tích cực. Nói chính xác hơn, chúng không hề tích cực hay
tiêu cực. Chúng là như thế. Và khi bạn sống với sự chấp
nhận hoàn toàn cái đang là – vốn là cách sống lành mạnh
duy nhất – sẽ chẳng có “tốt” hay “xấu” trong cuộc
sống của bạn nữa. Chỉ có cái tốt ở mức độ cao hơn
– nó bao hàm cả “cái xấu” nữa. Tuy nhiên, nếu nhìn từ
góc độ tâm trí, sẽ có những cặp lưỡng phân đối đãi
như tốt – xấu, thích – không thích, và yêu – ghét chẳng
hạn. Vì thế, sách Sáng Thế Ký kể lại rằng Adam và Eva
không còn được phép cư ngụ ở “thiên đàng” nữa khi
họ “đã ăn trái cây hiểu biết thiện và ác”.
Đối
với tôi điều này giống như sự phủ nhận và tự lừa dối
vậy. Khi có điều gì đó chủng khiếp xảy ra cho tôi hay cho
ai đó thân cận với tôi – như tại nạn, bệnh tật, đau
khổ nào đó, hay cái chết – tôi có thể giả vờ rằng điều
đ1o không có gì xấu cả, nhưng thục ra điều đó là xấu.
Vậy tại sao tôi lại phủ nhận chứ?
Bạn
không giả vờ gì cả. Bạn đang để cho nó hiện hữu như
nó đang là, chỉ có thế thôi. Hành động “để cho nó hiện
hữu” đưa bạn vượt qua tâm trí cùng với các khuôn mẫu
phản kháng của nó vốn đã tạo ra các cặp lưỡng phân đối
đã tích cực và tiêu cực. Đây là khía cạnh cốt yêu của
lòng khoan dung. Và khoan dung với hiện tại thậm chí còn quan
trọng hơn khoan dung với quá khứ. Nếu bạn biết khoan dung
từng khoảnh khắc – tức là để cho nó hiện hữu như nó
đang là – sẽ không có sự tích lũy oán giận để sau này
lại phải khoan thứ.
Nên
nhớ rằng ở đây chúng ta không đề cập đến hạnh phúc.
Chẳng hạn, khi một người thân yêu vừa qua đời, hay bạn
cảm thấy cái chết của chính mình đang đến gần, bạn không
thể hạnh phúc được. Điều này là bất khả. Nhưng bạn
vẫn có thể thanh thản. Có thể có nỗi buồn và nước mắt,
nhưng nếu bạn giũ bỏ dược sự phản kháng, thì bên dưới
nỗi buồn ấy bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản sâu
xa, sự tĩnh lặng, và sự hiện trú thiêng liêng. Đây chính
là sự lan tỏa của Bản thể hiện tiền, đây chính là sự
an bình nội tại, là điều tốt không có đối cực.
Điểu
gì sẽ xảy ra nếu cái đang hiện hữu là tình huống tôi
có thể làm điều gì đó cho nó? Làm sao tôi có thể để
cho nó hiện hữu mà đồng thời có thể thay đổi nó được?
Hãy
làm những gì bạn phải làm. Trong lúc đó, hãy chấp nhận
cái đang là. Với vỉ tâm trí và sự phản kháng vốn đồng
nghĩa, cho nên chấp nhận sẽ tức thời giải thoát bạn khỏi
ách thống trị của tâm trí, và do đó tái kết nối bạn
với Bản thể hiện tiền. Hậu quả là các động cơ để
“hành động” thường lệ của tự ngã hư ngụy – tức
là sợ hãi, tham lam, háo thắng, tự biên minh hay tìm cách nuôi
dưỡng cảm thức tải tạo về cái tôi – sẽ ngừng tác
động. Cái linh giác vĩ đại hơn tâm trí này giờ đây đã
nhập cuộc,và vì thế một phẩm chất ý thức khác biệt
hẳn sẽ tuôn chảy vào hành động của bạn.
“Hãy
chấp nhận bất cứ việc gì xảy đến vốn đã được an
bài trong khouôn mẫu số mệnh của bạn, bởi vì điều gì
còn có thể đáp ứng thích đáng hơn cho các nhu cầu của
bạn?”. Đây là danh ngôn đã được viết ra khoảng hai ngàn
năm trước bởi Marcus Aurelius, một trong những nhân vật cực
kỳ hiếm hoi đã từng sở hữu mọi quyền lực cũng như minh
triết của thế gian.
Dường
như hầu hết mọi người đều cần phải trải nghiệm vô
vàn khổ đau, thì họ mới buông bỏ được sự phản kháng
để chấp nhận cái đang là – lúc ấy họ mới có lòng khoan
dung. Ngay khi làm như thế, một trong các điều kỳ diệu vĩ
đại nhất sẽ xảy ra: đó là sự thức tỉnh của ý thức
về Bản thể hiện tiền thông qua những việc tưởng chừng
như là tệ hại, đó là sự chuyển hóa đau khổ thành sự
thanh thản nội tại. Tác dụng tối hậu của tất cả mọi
xấu xa và đau khổ trên thế gian này sẽ thúc đẩy mọi người
phải nhận diện cho được con người đích thực vượt ra
ngoài danh xưng và hình tướng của họ. Do đó, điều chúng
ta nhận định là xấu xa từ góc độ hạn chế của mình
thực ra là một phần của cái tốt cao cả hơn, của cái tốt
không có đối cực. Tuy nhiên, tình hình này sẽ không thành
hiện thực đối vối bạn nếu như bạn không có lòng khoan
thứ. Cho đến lúc ấy, điều xấu xa vẫn chưa được cứu
chuộc, và do đó vẫn cứ là xấu xa.
Thông
qua lòng khoan dung, tức là nhận ra được tính phi thực của
quá khứ và để cho khoảnh khắc hiện tại được hiện hữu
như nó đang là, phép lạ chuyển hóa sẽ xảy ra không chỉ
ở bên trong bạn mà còn cả ở thế giới bên ngoài nữa.
Khoảng không gian tĩnh lặng của hiện trú toàn triệt dấy
khởi bên trong bạn và bao bọc chung quanh bạn. Bất cứ ai
hay bất cứ điều gì tiến vào trường ý thức đó đểu
sẽ bị nó ảnh hưởng, đôi khi rõ ràng và tức thời, đôi
khi ở bình diện sâu thẳm mà sự thay đổi thấy được sẽ
xảy ra về sau này. Bạn xóa tan nỗi bất hòa, chữa lành đau
khổ, xua đi vô minh – không cần phải làm gì cả – chỉ
cần lưu trú ở hiện tiền và thường xuyên giữ được trạng
thái hiện trú toàn triệt đó.
Chấm
dứt bi kịch cuộc đời của bạn
Trong
trạng thái chấp nhận và thanh thản nội tại đó, mặc dù
ông không thể gọi là “xấu”, còn có điều gì có thể
xảy ra cho cuộc đời ông được gọi là “xấu” từ góc
độ ý thức bình thường không?
Hầu
hết những điều gọi là tệ hại hay xấu xa trong đời người
đều do vô minh cả. Chúng tự tạo ra, hay đúng hơn đều do
tự ngã hư ngụy tạo ra. Đôi khi tôi gọi những thứ đó
là bi kịch. Khi bạn tỉnh thức trọn vẹn, bi kịch không còn
xảy đến cho cuộc đời bạn nữa. Xin nhắc lại sơ qua về
cách thức vận hành của tự ngã hư ngụy và cách nó tạo
ra bi kịch như thế nào.
Tự
ngã hay cái tôi hư ngụy chính là tâm trí vô hình điều động
cuộc sống của bạn khi bạn khi không hiện trú như chủ thể
quan sát có ý thức đang chứng kiến mọi việc. Cái tôi này
nhận thức chính nó là một mảnh tách biệt trong vũ trụ
đầy thù địch, không có mối liên kết nội tại thực sự
nào với người khác, lại bị vây quanh bởi những cái tôi
khác mà nó hoặc xem là mối đe dọa tiềm ẩn, hoặc là thứ
mà nó sẽ ra sức lợi dụng để đạt được các mục tiêu
của riêng nó. Các khuôn mẫu căn bản của tự ngã được
vạch ra nhằm chiến đấu với nỗi sợ hãi sâu kín của nó
và với cảm thức thiếu thốn cùng trống vắng của nó. Các
khuôn mẫu này là phản kháng, háo thắng, ham quyền lực, tham
lam, phòng thủ, và công kích. Một số chiến lược của tự
ngã cực kỳ khéo léo, vậy mà chúng không bao giờ thực sự
giải quyết được các vấn đề của nó, đơn giản vì tự
bản thân nó – cái tôi – lại chính là vấn đề cần được
giải quyết.
Khi
các tự ngã hư ngụy đến với nhau, dù trong quan hệ cá nhân,
trong các tổ chức, hay trong các định chế xã hội, thì sớm
muộn gì các “điều xấu” cũng xảy ra: bi kịch, loại này
hay loại kia cũng sẽ xuất hiện dưới hình thức xung đột,
rắc rối, tranh giành quyền lực, bạo hành về tình cảm hay
thể xác, và vân vân. Tình hình này bao gồm cả các điều
xấu xa có tính tập thể như chiến tranh, diệt chủng, và
bóc lột chẳng hạn – tất cả đều do vô minh tập thể
mà ra. Hơn nữa, nhiều loại bệnh tật phát sinh cũng đều
do sự phản kháng liên tục của tự ngã, gây ra sư hạn chế
và tắc nghẽn dòng năng lượng luân lưu suốt cơ thể. Khi
bạn tái kết nối với Bản thể hiện tiền và không còn
bị chi phối bởi tâm trí, bạn sẽ ngưng tạo ra những thứ
đó. Bạn không còn tạo ra hay tham dự vào vở bi kịch này
nữa.
Bất
cứ khi nào hai hay nhiều cái tôi giả tạo đến với nhau,
thì bi kịch loại này hay loại khác nhất định sẽ xuất
hiện. Nhưng ngay cả khi hoàn toàn ở một mình, bạn vẫn cứ
tạo ra bi kịch cho chính mình. Khi bạn thấy thương xót cho
bản thân, đó chính là bi kịch. Khi bạn cảm thấy tội lỗi
hay lo âu ray rứt, đó chính là bi kịch. Khi bạn để cho quá
khứ hay tương lai che khuất hiện tại, bạn đang tạo ra thời
gian tâm lý – chính là chất liệu tạo ra bi kịch, khi nào
bạn còn chưa tôn vinh khoảnh khắc hiện tại bằng cách để
cho nó diễn ra, bạn đang tạo ra bi kịch.
Hầu
hết, mọi người đều yêu thương cái bi kịch cuộc đời
của riêng họ. Diễn biến trong quá khứ của họ được xem
là chính bản thân họ, hình thánh cái tự ngã hư ngụy điều
động cuộc sống của họ. Toàn bộ cảm nhận về cái tôi
của họ đều được đầu tư vào cái bi kịch đó. Ngay cả
nỗ lực – thường không thành công – tìm kiếm một lời
đáp, một giải pháp, hay tìm cách chữa lành mọi đau khổ
cũng trở thành một phần của bi kịch đó. Điều mà họ
sợ hãi và phản kháng nhiều nhất chính là hồi kết thúc
tấn bi kịch của họ. Bao lâu họ vẫn còn là tâm trí của
họ, thì điều mà họ sợ hãi và phản kháng nhiều nhất
chính là sự tỉnh thức của riêng họ.
Khi
bạn sống trong sự chấp nhận hoàn toàn cái đang là, đó
là lúc kết thúc toàn bộ bi kịch trong cuộc đời bạn. Thậm
chí chẳng có ai có thể tranh cải được với một người
hoàn toàn tỏ ngộ. Tranh cãi hàm ngụ đồng hóa với tâm trí
và với một quan điểm nào đó, cũng như sự phản kháng và
phản ứng chống lại quan điểm của người khác. Hậu quả
là các đối cực cung cấp năng lượng lẫn cho nhau. Đây là
cơ chế của vô minh, của sự mê muội. bạn vẫn có thể
đưa ra ý kiến một cách minh bạch và kiên quyết, nhưng sẽ
không có năng lượng phản ứng ở đằng sau nó, không có
phòng thủ hay tấn công. Vì vậy, nó sẽ không biến thành
bi kịch. Tác phẩm A Course in Miracles khẳng định rằng: “Không
ai là một với chính mình lại có thể nghĩ đến xung đột”.
Câu này đề cập không chỉ đến xung đột với người khác,
mà căn bản còn đề cập đến sự xung đột bên trong bạn
nữa. Sự xung đột này ngưng dứt khi không còn bất cứ va
chạm vào giữa các đòi hỏi cùng kỳ vọng của tâm trí bạn
với cái đang là.
Tính
vô thường và các chu kỳ trong cuộc sống
Tuy
nhiên, bao lâu bạn còn ở trong chiều kích vật chất và nối
kết với linh hồn tập thể của nhân loại, thì đau đớn
về thể xác – mặc dù hiếm hoi – vẫn có thể xảy ra.
Không nên nhầm lẫn loại đau đớn này với đau khổ, với
đau khổ về mặt tâm trí và về tình cảm. Tất cả mọi
đau khổ đều do tự ngã hư ngụy tạo ra và do phản kháng
gây nên. Cũng vậy, bao lâu bạn còn ở trong chiều kích này,
bạn vẫn còn lệ thuộc vào bản chất chu kỳ của nó và
vào qui luật vô thường của tất cả mọi sự vật, nhưng
bạn không còn nhận định sự kiện này là tệ hại hay “xấu
xa” nữa – nó chỉ đơn thuần đang hiện hữu.
Thông
qua sự chấp nhận “tình trạng hiện hữu” của tất cả
mọi sự vật, chiều kích sâu thẳm hơn bên dưới sự tác
động của các đối cực tự hiển lộ ra cho bạn dưới dạng
sự hiện trú lâu dài, sự tĩnh lặng sâu sắc và ổn định,
niềm vui không nguyên cớ tự phát vượt lên trên cái tốt
và cái xấu. Đây là niềm vui của Bản thể hiện tiền, niềm
vui của Thượng đế.
ở
bình diện hình tướng, có sinh ra và chết đi, có sáng tạo
và hủy hoại. Có sự tăng trưởng và tan vỡ của các hình
tướng tưởng chừng như tách biệt nhau. Tình hình này được
phản ảnh ở khắp mọi nơi: Trong chu kỳ đời sống của
một ngôi sao hay hành tinh, một thân xác, một cội cây, một
đóa hoa; trong sự thăng trầm của các quốc gia, các hệ thống
chính trị, các nền văn minh; và trong các chu kỳ không thể
tránh được của đắc và thất trong cuộc đời của một
cá nhân.
Có
các chu kỳ thành công, khi mọi việc xảy đến cho bạn rồi
phát triển lên; và các chu kỳ thất bại, khi chúng héo tàn
hay tan rã, và bạn phải buông bỏ chúng nhằm mục đích tạo
ra khoảng trống cho các sự việc mới phát sinh, hay để cho
sự chuyển hóa xảy ra. Nếu bạn cố chấp phản kháng sự
thật đó, tức là bạn từ chối xuôi theo dòng đời, và bạn
sẽ gánh chịu đau khổ.
Không
chắc rằng chu kỳ thăng tiến là tốt và chu kỳ suy thoái
là xấu, ngoại trừ theo sự phán xét của tâm trí. Tăng trưởng
thường được xem là tích cực, nhưng không thứ gì có thể
tăng trưởng mãi mãi. Nếu tăng trưởng, dù thuộc bất kỳ
chủng loại nào, có phải tiếp diễn không ngừng, thì sau
cùng nó cũng sẽ trở nên kỳ quái và có tính phá hoại. Sự
tan hoại là cần thiết để cho sự tăng trưởng mới mẻ
xảy ra. Sự kiện này không thể tồn tại nếu không có sự
kiện kia.
Chu
kỳ suy thoái tuyệt đối cần thiết cho sự hiện thực tâm
linh. Bạn hẳn đã thất bại nặng nề ở bình diện nào đó
hay đã kinh qua tổn thất hay đau khổ sâu sắc mới đạt được
chiều kích tâm linh. Hoặc có lẽ chính thành công của bạn
trở nên trống rỗng và vô nghĩa, và do đó hóa ra thất bại.
Thất bại tiềm phục trong mỗi thành công, và thành công nằm
ẩn trong mỗi thất bại. Trong thế gian này, tức là ở bình
diện hình tướng, dĩ nhiên mọi người sớm muộn gì cũng
“thất bại”, và mọi thành tựu cuối cùng cũng biến thành
số không. Tất cả mọi hình tướng đều vô thường.
Bạn
vẫn có thể chủ động và thấy vui thích khi xuất trình cũng
như sáng tạo ra các hình tướng và tình huống mới mẻ, nhưng
bạn sẽ không bị đồng hóa với chúng. Bạn không cần đến
chúng đem lại cho bạn cảm nhận về cái tôi của mình. Chúng
không phải là sự sống của bạn – chúng chỉ là hoàn cảnh
sống của bạn thôi.
Năng
lượng thể xác của bạn cũng lệ thuộc vào các chu kỳ.
Nó không thể luôn luôn ở đỉnh cao. Sẽ có những lúc năng
lượng ấy hạ thấp cũng như lên cao. Sẽ có những lúc năng
lượng ấy hạ thấp cũng như lên cao. Sẽ có những thời
kỳ mọi việc dường như đình trệ, dường như bạn chẳng
tiến được đến đâu, chẳng thành tựu gì cả. Đối với
bất cứ việc gì, một chu kỳ có thể kéo dài trong thời
gian từ vài giờ đến vài năm. Có những chu kỳ lớn và các
chu kỳ nhỏ bên trong các chu kỳ lớn. nhiều căn bệnh nảy
sinh do sự chiến đấu chống lại các chu kỳ năng lượng
hạ thấp, vốn tuyệt đối cần thiết cho việc phục hồi
năng lượng. Sự cưỡng bách phải hành động, và khuynh hướng
tìm kiếm cảm thức về giá trị bản thân và cái tôi của
bạn từ các nhân tố bên ngoài như sự thành tựu chẳng hạn,
đều là ảo tưởng không thể tránh được bao lâu bạn còn
đồng hóa với tâm trí của mình. Tình hình này khiến cho
bạn thấy khó lòng hay không thể chấp nhận được các chu
kỳ năng lượng hạ thấp và cho phép chúng hiện hữu. Do đó,
linh giác sinh vật mới có thể nắm quyền chi phối dưới
dạng một biện pháp tự bảo vệ và gây ra một căn bệnh
nhằm buộc bạn phải dừng lại, để cho sự phục hồi cần
thiết có thể diễn ra.
Bản
chất chu kỳ của vũ trụ liên quan mật thiết với tính vô
thường của tất cả mọi sự vật và hoàn cảnh. Đức Phật
xem bản chất này là điểm cốt tủy trong giáo lý của ngài.
Tất cả mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện đều vô cùng bất
ổn và không ngừng thay đổi, hay như Ngài nói, vô thường
là điểm đặc trưng cho mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống bạn
sẽ gặp phải trong đời mình. Nó sẽ thay đổi, biến mất
đi, hay không còn làm cho bạn thấy hài lòng nữa. Tính vô
thường cũng là giáo lý trọng tâm của Chúa Jesus: “Các ngươi
chớ tích trữ cho mình kho tàng dưới đất, nơi mối mọt
gặm nhấm làm hư nát được, nơi trộm cắp đào khoét phỗng
mất được…”
Bao
lâu một hoàn cảnh hay điều kiện được tâm trí bạn phán
xét là “tốt”, cho dù nó là một mối quan hệ, một tài
sản, một địa vị xã hội, một địa điểm, hay thân xác
của bạn, thì bấy lâu tâm trí bạn vẫn còn bám lấy nó
và đồng hóa với nó. Nó khiến cho bạn hạnh phúc, khiến
cho bạn cảm thấy mình tài giỏi, và nó có thể trở thành
một bộ phẫn trong con người bạn hay trong con người bạn
cho là mình. Nhưng không có thứ gì lâu dài trong chiều kích
này, nơi mà mối mọt đục khoét được. Mọi thứ đều sẽ
mất đi, thay đổi, hay chuyển thành cái đối cực. Cùng một
điều kiện mà hôm qua hay năm trước là tốt, thì nay đột
nhiên hay dần dần biến thành xấu. Cùng một điều kiện
làm cho bạn hạnh phúc, rồi sau đó khiến cho bạn thấy bất
hạnh. Sự giàu sang hôm nay sẽ trở thành nghèo khó hôm sau.
Lễ cưới và tuần trăng mật hạnh phúc sẽ trở thành cuộc
ly hôn hay chung sống đầy nước mắt. Hoặc khi có một điều
kiện mất đi, và sự thiếu vắng nó làm cho bạn thấy bất
hạnh. Khi một hoàn cảnh hay tình huống mà tâm trí bám chặt
vào để đồng hóa với nó bị thay đổi hay biến mất, tâm
trí bám không thể chấp nhận được. Nó sẽ níu kéo hoàn
cảnh đang mất đi, và phản kháng lại sự thay đổi. Tình
hình này rất giống như một chi tiết bị rứt xé khỏi cơ
thể bạn vậy.
Đôi
khi chúng ta nghe nói đến những người bị mất hết tiền
của hay danh tiếng bị suy sụp đến mức tự vẫn. Đó là
những trường hợp cực đoan. Còn những người khác bị mất
mát quá nhiều chỉ thấy bất hạnh sâu sắc hay ngã bệnh.
Những người này không phân biệt được sự sống với hoàn
cảnh sống của họ. Tôi vừa nghe tin một nữ diễn viên nổi
tiếng qua đời ở độ tuổi bát thập. Khi nhan sắc bắt đầu
phai tàn và hủy hoại do tuổi già, bà vô cùng bất hạnh đến
mức phải sống ẩn dật. Bà ấy cũng đồng hóa với một
điều kiện: đó là dung mạo bên ngoài. Trước hết, điều
kiện đó đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc về cái tôi,
sau đó là cảm giác bất hạnh. Nếu bà có thể kết nối
sự sống vô tướng và phi thời gian ở bên trong, bà có thể
quan sát và chấp nhận sự phai tàn hình tướng bên ngoài từ
một góc độ thanh thản và an lạc. Hơn nữa, hình tướng
bên ngoài của bà có lẽ sẽ trở nên ngày càng trong suốt
hơn đối với ánh sáng soi rọi từ bản tính chân thật bất
lão của bà, vì vậy nhan sắc của bà sẽ không thực sự
tàn phai mà chỉ chuyển hóa thành vẻ đẹp tinh thần. Tuy nhiên,
không ai bảo cho bà biết rằng điều này có thể xảy ra.
Loại tri kiến trọng yếu nhất này vẫn chưa phổ cập rộng
rãi.
-ooOoo-
Đức
Phật dạy rằng ngay đến hạnh phúc của bạn cũng là dukkha
– phạn ngữ Pali có nghĩa là “khổ” hay “không hài lòng”.
Nó không thể tách biệt với đối cực với nó. Điều này
có nghĩa là hạnh phúc và bất hạnh của bạn thực ra chỉ
là một. chỉ có ảo tưởng về thời gian mới tách biệt
chúng.
Sự
thật này không có ý nghĩa tiêu cực. Nó chỉ đơn thuần thừa
nhận bản chất của mọi sự vậy, để cho bạn không chạy
theo ảo tưởng trong quãng đời còn lại của mình. Nó cũng
không bảo rằng bạn không nên thưởng thức những sự vật
hay hoàn cảnh vui tươi hay ngoạn mục. Nhưng tìm kiếm thứ
gì đó không qua chúng mà chúng lại không thể đem lại –
tức là tìm kiếm một thực thể, một cảm thức về sự
vĩnh cửu và mãn túc chẳng hạn – là việc làm vô vọng
và đau khổ. Toản bộ ngành quảng cáo và xã hội tiêu thụ
sẽ sụp đổ nếu như mọi người đều tỏ ngộ và không
còn tìm kiếm cái tôi của họ thông qua các sự vật nữa.
Càng tìm kiếm theo lối này, hạnh phúc càng dễ vuột khỏi
tầm tay bạn. Không có gì ngoài kia thỏa mãn bạn được,
chúng chỉ xoa dịu một cách tạm thời và hời hợt thôi,
nhưng có lẽ bạn cần phải trải nghiệm nhiều lần tan vỡ
ảo tưởng mới nhận ra dược sự thật. Sự vật và hoàn
cảnh có thể đem lại lạc thú cho bạn, nhưng chúng cũng đem
lại khổ đau. Chúng có thể giúp bạn thấy khoái lạc, nhưng
không thể đem lại niềm vui. Không thứ gì đem lại niềm
vui cho bạn. Niềm vui không có nguyên cớ, nó nảy sinh từ
bên trong như là niềm vui của Bản thể hiện tiền. Nó là
một bộ phận cốt yếu trong trạng thái hanh thản nội tại,
trong trạng thái gọi là an bình của Thượng đế. Nó là trạng
thái tự nhiên của bạn, không phải là thứ bạn cần phải
làm việc cật lực hay đấu tranh mới giành được.
Nhiều
người không bao giờ nhận ra rằng không thể có “sự cứu
rỗi” ở việc họ làm, ở tài sản họ sở hữu, hay ở
quyền thế họ giành giật được. Những người thực sự
nhận ra được thường trở nên chán đời và u uất: Nếu
không gì có thể giúp bạn thực sự thỏa mãn, vậy còn có
thứ gì để bạn gắng sức, đâu là ý nghĩa thiết yếu của
sự vật? Nhà tiên tri soạn ra Cựu Ước Kinh hẳn đã đi đến
nhận định này khi ông viết: “Ta đã chứng kiến mọi việc
được thực hiện dưới bóng mặt trời này; chiêm ngưỡng
chúng, ta thấy tất cả đều phù phiếm và giống như cố
sức đuổi thoe một cơn gió vậy”. Tiến đến điểm này,
bạn chỉ còn cách tuyệt vọng một bước thôi – và chỉ
còn một bước là đi đến giác ngộ.
Một
tu sĩ Phật Giáo có lần nói với tôi: “Mọi điều tôi học
hỏi được trong 20 năm làm tu sĩ có thể tóm tắt trong một
câu: “Tất cả mọi thứ sinh ra rồi mất đi”. Dĩ nhiên,
điều ông ấy nói có nghĩa là: Tôi đã họ được cách để
cho khoảnh khắc hiện tại diễn ra và chấp nhận bản chất
vô thường của tất cả mọi sự vật và hoàn cảnh. Do đó,
tôi đã tìm được sự thanh thản, tìm được sự an lạc”.
Không
phản kháng cuộc sống là trạng thái ân sủng, dễ chịu,
và nhẹ nhàng. Lưu trú trong trạng thái này, bạn không còn
lệ thuộc vào các sự vật tốt hay xấu theo một cách đánh
giá nhất định nữa. Mọi việc xảy ra dường như thật nghịch
lý, khi nội tâm không còn lệ thuộc vào hình tướng, thì
hoàn cảnh sống nói chung của bạn cũng như các điều kiện
bên ngoài đều có khuynh hướng cải thiện đáng kể. Các
sự việc, con người, hay điều kiện mà trước kia bạn từng
cho là cần thiết để có hạnh phúc, giờ đây bạn chẳng
cần phấn đấu hay gắng sức chút nào cũng có được, và
bạn thoải mái thưởng thức chúng – trong thời gian chúng
còn tồn tại. Dĩ nhiên, tất cả những thứ đó vẫn sẽ
mất đi, các chu kỳ sẽ đến rồi đi, nhưng khi tâm lý lệ
thuộc vắng bặt, bạn sẽ không còn sợ mất mát gì nữa.
Cuộc sống trôi đi thật dễ chịu.
Hạnh
phúc xuất phát từ những sự vật vô thường như thế luôn
luôn hời hợt và phù du. Nó chỉ là một phản ảnh mờ nhạt
của niềm vui lan tỏa ra từ Bản thể hiện tiền, của sự
thanh thản sung mãn bạn tìm thấy bên trong mình khi bạn tiến
vào trạng thái không phản kháng. Bản thể hiện tiền đưa
bạn vượt lên trên các đối cực của tâm trí, và giải
thoát bạn khỏi ách lệ thuộc vào hình tướng. Cho dù mọi
thứ có thể sụp đổ và vỡ vụn đi xung quanh mình, bạn
sẽ vẫn cảm nhận được sự an bình nội tại thật sâu
sắc. Bạn có thể không hạnh phúc, nhưng nhất định bạn
sẽ luôn luôn cảm thấy thanh thản.
Lợi
dụng và buông bỏ tâm lý tiêu cực
Kinh
nghiệm cho thấy tất cả mọi phản kháng nội tại đều tiêu
cực dưới dạng này hay dạng khác. Và mọi tiêu cực đều
là phản kháng. Trong tập sách này, hai thuật ngữ ấy gần
như đồng nghĩa. Tiêu cực gồm nhiều dạng từ bứt rứt
khó chịu hay sốt ruột cho đến giận dữ, từ tâm trạng
u uất hay ngấm ngầm oán hận cho đến tuyệt vọng tự vẫn.
Đôi khi sự phản kháng khởi động cái quầng tình cảm đau
khổ, trong trường hợp đó ngay đến một tình huống không
đáng kể cũng có thể gây ra tâm trạng cực kỳ tiêu cực
như giận dữ, u uất hay sầu khổ sâu sắc.
Tự
ngã hư ngụy tin rằng nhờ có tiêu cực nó có thể lèo lái
thực tại để nắm lấy những thứ nó muốn. Nó tin rằng
thông qua tiêu cực, nó có thể chiêu cảm một hoàn cảnh mong
muốn hay giải trừ được một hoàn cảnh không mong muốn.
Tác phẩm A Course of Miracles thật hợp lý khi vạch rõ rằng
bất cứ lúc nào thấy bất hạnh, bạn đều tin tưởng một
cách vô minh rằng bất hạnh ấy sẽ “bù đắp cho bạn”
bằng cách đem đến cho bạn những thứ bạn muốn có. Nếu
“bạn” – tức tâm trí – không tin rằng bất hạnh sẽ
tác động có lợi, thì tại sao bạn lại tạo ra nó chứ?
Dĩ nhiên, sự thật là tiêu cực chẳng có lợi gì cho bạn.
Thay vì chiêu cảm hoàn cảnh mong ước, nó ngăn chận không
cho hoàn cảnh ấy xảy ra. Thay vì giải trừ điều kiện không
mong muốn, nó khiến cho điều kiện ấy cứ nảy sinh. Chức
năng “hữu ích” duy nhất của tiêu cực là tăng cường
tự ngã, và đó là lý do giải thích tại so tự ngã yêu thích
tiêu cực.
Một
khi đã đồng hóa với một dạng tiêu cực nào đó, bạn sẽ
không muốn buông bỏ nó; và ở bình diện ý thức mê muội
sâu sắc, bạn không muốn sự thay đổi tích cực. Nó sẽ
đe dọa con người lòng đầy u uất, phẫn nộ, hay đang bị
đối xử bất công của bạn. Rồi bạn sẽ không đếm xỉa
đến, chối bỏ, hay ngấm ngầm phá hoại cái tích cực trong
đời sống của bạn. Đây là hiện tượng thường thấy.
Nó cũng thật là điên rồ.
Tiêu
cực hoàn toàn trái tự nhiên. Nó là chất ô nhiễm tinh thần,
và có một mối liên hệ sâu sắc giữa tình trạng gây độc
và tàn phá thiên nhiên với khía cạnh tiêu cực vô cùng lớn
lao đã tích lũy trong linh hồn tập thể của nhân loại. Không
có dạng sinh vật nào khác trên hành tinh này biết đến tiêu
cực, chỉ riêng con người mới biết, cũng như không có dạng
sinh vật nào khác xâm hại và gây độc Trái Đất đã nuôi
dưỡng chúng. Bạn có bao giờ thấy qua một đóa hoa bất hạnh
hay một cây sồi bị stress chưa? Bạn có gặp qua một chú
cá heo bị trầm cảm, một chú ếch có vấn đề về lòng
tự trọng, một chú mèo không thể thư giãn, hay một chú chim
mang nặng lòng căm hận và phẫn nộ không? Những đồng vật
duy nhất đôi khi trải nghiệm một thứ gì đó giống như
tiêu cực hay bày tỏ hành vi điên rồ chính là những động
vật sống gần gũi với con người nên gắn kết với tâm
trí con người cùng sự điên rồ của họ.
Hãy
quan sát bất cứ loại thực vật hay động vật nào để học
cách chấp nhận cái đang là, vâng phục đối với cái Bây
giờ. Hãy để nó dạy bạn nhiều điều về Bản thể hiện
tiền. Hãy để nó truyền dạy bạn về tính toàn vẹn –
tức là tính nhất thể, là bản thân bạn, là lẽ sống chân
thật. Hãy để nó truyền dạy bạn cách sống và biết cách
chết đi như thế nào, về cách không làm cho sinh và tử trở
thành vấn đề cần giải quyết.
Tôi
đã từng sống chung với vài vị Thiền sư – tất cả đều
là những chú mèo. Ngay những con vịt cũng dạy tôi những
bài học tâm linh. Chỉ quan sát chúng thôi cũng là một cách
thiền định. Chúng bơi thanh thản làm sao, thật thong dong tự
tại, hiện trú toàn triệt trong cái Bây giờ, thật đường
bệ và hoàn hảo mà chỉ một tạo vật vô niệm mới có thể
như thế được. Tuy nhiên, thảng hoặc hai chú vịt có đánh
nhau – không vì lý do gì rõ rệt, hay bởi vì một chú đi
lạc vào không gian riêng tư của chú vịt kia. Cuộc chiến
thường chỉ kéo dài vài giây, rồi chúng tách nhau, đập mạnh
đôi cánh vài lần, và bơi đi hai hướng khác nhau. Sau đó,
chúng tiếp tục thanh thản bơi như thể trận đánh chưa hề
xảy ra vậy. Lần đầu tiên thấy như thế, tôi chợt nhận
ra rằng bằng cách vỗ mạnh đôi cánh chúng phóng thích hết
số năng lượng dư thừa, để khỏi bị tắc nghẽn trong cơ
thể rồi biến thành tiêu cực. Đây là linh giác tự nhiên,
và thật dễ dàng cho chúng bởi vì chúng không có tâm trí
để lưu giữ quá khứ tồn tại một cách không cần thiết,
rồi xây dựng một nhân dạng xung quanh nó.
Chẳng
phải
một tình cảm tiêu cực cũng chứa đựng một thông điệp
quan trọng sao? Chẳng hạn, nếu tôi thường xuyên cảm thấy
u uất thì đó có thể là một dấu hiện cho thấy có điều
gì đó bất ổn trong cuộc sống của tôi, và nó có thể buộc
tôi phải xem xét hoàn cảnh sống của mình để thay đổi
chúng. Vì vậy tôi cần phải lắng nghe sự mách bảo của
cảm xúc ấy và không chỉ đơn thuần gạt bỏ nó đi bởi
vì nó là tình cảm tiêu cực.
Phải,
những tình cảm tiêu cực tái xuất hiện nhiều lần đôi
khi quả là có chứa đựng một thông điệp nào đó, giống
như các căn bệnh thường là điềm báo cho tình trạng bất
ổn chẳng hạn. Nhưng bất cứ thay đổi nào của bạn, dù
liên quan đến công việc làm, đến các mối quan hệ, hay đến
hoàn cảnh sống của bạn, nói cho cùng đều chỉ có tính
chất tô điểm cho cuộc sống, nếu như chóng không phát sinh
từ sự thay đổi ở bình diện ý thức tỏ ngộ của bạn.
Gặp trường hợp như vậy, chỉ có một việc duy nhất bạn
có thề làm được là hãy hiện trú hơn nữa. Khi đã tiến
đến một mức hiện trú nhất định, bạn không còn cần
đến các xúc cảm tiêu cực để mách bảo điều gì cần
thiết cho cuộc sống của mình nữa. Nhưng bao lâu tiêu cực
vẫn còn đó, khi ấy bạn hãy cứ lợi dụng nó. Lợi dụng
nó như là một dấu hiệu nhắc nhở bạn phải hiện trú hơn.
Chúng
ta phải làm cách nào để chặn đứng không cho tiêu cực nảy
sinh, và làm sao để từ bỏ tiêu cực khi nó đã xuất hiện?
Như
đã nói, bạn chặn đứng không cho tiêu cực nảy sinh bằng
cách hiện trú toàn triệt. Nhưng bạn chớ nản lòng. Cho đến
nay rất ít người trên hành tinh này có thể duy trí sự hiện
trú thường xuyên, mặc dù một vài người đã tiến gần
đến trạng thái ấy. Tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa sẽ
có thêm nhiều người như thế.
Bất
cứ khi nào để ý thấy một dạng tiêu cực nào đó nảy
sinh bên trong bạn, đừng xem nó là dấu hiệu thất bại của
bạn, mà hãy xem nó là một dấu hiệu hữu ích mách bảo bạn
rằng: “Hãy thức tỉnh. Thoát ra khỏi tâm trí. Hãy hiện
trú”.
Aldous
Huxley sáng tác tập tiểu thuyết nhan đề Island vào những
năm cuối đời khi ông quan tâm khá nhiều đến các giáo lý
tâm linh. Tiểu thuyết này kể chuyện một người đàn ông
gặp nạn đắm tàu trôi dạt đến một hòn đảo hoang cách
xa thế giới hiện đại. Hòn đảo này chứa đựng một nền
văn minh độc đáo. Điều không bình thường là cư dân của
nó thực sự rất khỏe mạnh, không giống như chúng ta. Vật
đầu tiên anh ta để ý thấy là những chú vẹt có bộ lông
sặc sỡ đậu trên cành cây, dường như chúng luôn mồm kêu:
“Chú ý! Bây giờ và Tại Đây. Chú ý. Bây giờ và Tại Đây
”. Sau này anh ta mới biết người dân trên đảo đã dạy
chúng nói những câu ấy nhằm không ngừng nhắc nhở họ phải
hiện trú.
Vì
vậy bất cứ khi nào cảm thấy tiêu cực nảy sinh bên trong
bạn, cho dù do một nhân tố bên ngoại, một ý nghĩ, hay thậm
chí không có gì đặc biệt gây ra, hãy xem nó như là giọng
nói mách bảo bạn: “Chú ý. Tại Đây và Bây giờ. Hãy thức
tỉnh”. Ngay đến một cơn bực dọc nhẹ nhàng nhất cũng
quan trọng, cần được nhận diện và xem xét kỹ; nếu không,
nó sẽ tích lũy thành các phản ứng bạn không thể thấy
được. Như tôi đã nói trước đây, bạn có thể chỉ cần
buông bỏ nó một khi bạn nhận thấy mình không cần có trường
năng lượng này bên trong bạn, và do nó không nhằm phục vụ
cho mục đích nào cả. Nhưng lúc ấy hãy chắc rằng bạn buông
bỏ nó hoàn toàn. Nếu không thể buông bỏ được, bạn chỉ
cần chấp nhận rằng nó hiện diện ở đó và tập trung chú
ý vào cảm giác của mình, như tôi đã nói rõ trước đây.
Biện
pháp chọn dùng khác là buông bỏ phản ứng tiêu cực, bạn
có thể làm cho nó biến mất đi bằng cách tưởng tượng
bản thân trở nên trong suốt đối với nguyên nhân bên ngoài
gây ra phản ứng ấy. Tôi đề nghị trước hết bạn nên
thực hành đối với các sự việc không đáng kể hay thậm
chí vụn vặt. Ví dụ như bạn đang ngồi yên lặng ở nhà.
Đột nhiên bạn nghe thấy âm thanh chói tai của tiếng còi
ô tô chạy ngang qua nhà. Cơn bực dọc trỗi dậy. Mục đích
của cơn bực dọc này là gì? Nó chẳng nhằm mục đích gì
cả? Vậy thì tại sao bạn nổi cơn? Bạn không làm. Chính
tâm trí đã nổi cơn đó. Nó hoàn toàn tự động, hoàn toàn
bất thức. Tại sao tâm trí lại nổi cơn bực dọc? Bởi vì
nó cứ khăng khăng tin tưởng một cách vô minh rằng sự phản
kháng của nó, sẽ phần nào giải trừ được tình hình không
mong muốn. Dĩ nhiên, đây là một ảo tưởng. Sự phản kháng
mà tâm trí tạo ra, trong trường hợp này là cơn bực dọc
hay tức giận, còn đáng ngại hơn cả nguyên nhân ban đầu
mà nó cố gắng giải trừ nữa.
Toàn
bộ câu chuyện này có thể biến đổi thành phương pháp rèn
luyện tâm linh. Hãy cảm nhận bản thân bạn trở nên trong
suốt, có thể nói như vậy, không có tính rắn đặc của
cơ thể vật chất. Giờ đây hãy để cho tiếng ồn, hay bất
cứ thứ gì gây ra phản ứng tiêu cực xuyên thẳng qua bạn.
Nó không còn đụng phải “bức tường” rắn chắc bên trong
bạn nữa. Như tôi nói, trước tiên hãy thực hành đối với
những sự việc không đáng kể, như tiếng còi ô tô, tiếng
chó sủa, tiếng trẻ con gào thét, nạn ách tắc giao thông
chẳng hạn. Thay vì dựng lên bức tường phản kháng bên trong
vốn thường xuyên bị va đụng đau đớn bởi các sự việc
“không nên xảy ra”, hãy để mọi thứ xuyên suốt qua bạn.
Nếu
có ai đó nói điều gì thô lỗ với bạn hay cố tình gây
tổn thương bạn, thì thay vì có phản ứng vô minh và có tâm
trạng tiêu cực như công kích, phòng thủ, hay co rút lẩn tránh,
hãy để cho nó xuyên thẳng qua bạn. Đừng phản ứng gì cả.
Xem như chẳng có ai gây tổn thương gì cho bạn vậy. Đó là
lòng khoan dung. Bằng cách này, bạn trở nên mạnh mẽ, khó
bị tổn thương. Bạn lại còn có thể bình tĩnh bảo người
đó rằng hành vi ấy không thể chấp nhận được, nếu như
đó là chọn lựa của bạn. Nhưng người đó không còn sức
mạnh chi phối trạng thái nội tại của bạn nữa. Lúc ấy
bạn đang nắm quyền – chứ không phải ai khác, và bạn
cũng không còn bị tâm trí điều động nữa. Bất kể là
tiếng còi ô tô, người thô lỗ, nạn lụt, địa chấn, hay
mất mát toàn bộ gia sản, thì cơ chế phản kháng cũng chẳng
khác gì nhau.
Tôi
đã thực hành thiền định, đã dự các buổi hội thảo,
đã đọc nhiều tác phẩm về tâm linh, tôi cố gắng giữ
tâm trạng không phản kháng – nhưng nếu ông hỏi liệu tôi
đã tìm thấy sự thanh thản nội tại đích thực và kéo dài
chưa, thì câu trả lời trung thực của tôi sẽ là “không”.
Tại sao tôi chưa tìm được? Tôi có thể làm gì khác?
Bạn
vẫn đang tìm kiếm ở bên ngoài, và bạn không thể từ bỏ
được thói tìm kiếm. Có lẽ buổi hội thảo kế tiếp sẽ
có câu trả lời, có lẽ là loại kỹ thuật mới ấy. Đối
với bạn, tôi sẽ nói rằng: Đừng tìm kiếm sự thanh thản.
Đừng tìm kiếm trạng thái nào khác ngoài tình trạng hiện
nay của bạn; nếu không, bạn sẽ tạo ra xung đột nội tại
và phản kháng một cách vô minh. Hãy tha thứ cho chính mình
vì đã không thanh thản. Ngay khoảnh khắc hoàn toàn chấp nhận
rằng mình không thanh thản, tình trạng này của bạn sẽ chuyển
hóa thành thanh thản. Bất cứ thứ gì bạn chấp nhận hoàn
toàn sẽ đưa bạn đến đó, sẽ đưa bạn vào trạng thái
thanh thản. Đây là phép lạ của sự vâng phục.
-ooOoo-
Có
lẽ bạn đã từng nghe câu nói “đưa má bên kia ra” mà vị
thầy vĩ đại đã dùng cách đây hơn hai ngàn năm. Bằng biểu
tượng ngài đã cố gắng truyền đạt bí quyết không phản
kháng và không phản ứng. Giống như trong tất cả các câu
nói khác của Chúa Jesus, trong câu nói này ngài chỉ đề cập
đến thực tại nội tâm của bạn, chứ không nói đến cách
cư xử bề ngoài trong cuộc sống của bạn.
Bạn
có biết câu chuyện về thiền sư Bảo Tích ở núi Bàn Sơn
(Banzan baoji) không? Trước khi trở thành vị Thiền sư vĩ đại,
ngài đã dành nhiều nam đi tìm giác ngộ, nhưng nó cứ vuột
khỏi tầm tay ngài. Rồi một ngày kia trong khi đi kinh hành
trong chợ, ngài nghe lõm bõm được một đoạn đối thoại
giữa anh hàng thịt và khách hàng. Khách hàng nói: “Bán cho
tôi miếng thịt ngon nhất của anh”. Và anh hàng thịt đáp:
“Thịt của tôi miếng nào cũng ngon nhất. Ở đây không có
miếng thịt nào là không ngon nhất”. Nghe được câu này,
Bảo Tích thoát nhiên đại ngộ. Tôi thấy bạn đang chờ một
lời giải thích. Khi bạn chấp nhận cái đang là, mọi miếng
thịt – tức là mọi khoảnh khắc – đều ngon nhất. Đó
là sự giác ngộ.
Bản
chất của lòng trắc ẩn
Khi
đã vượt ra khỏi các đối cực do tâm trí tạo tác, bạn
sẽ giống như một hồ nước sâu thăm thẳm. Hoàn cảnh bên
ngoài cuộc sống của bạn và bất cứ việc gì xảy ra đều
giống như mặt hồ. Đôi khi êm đềm phẳng lặng, đôi khi
thì ba đào sóng gió, tùy theo các chu kỳ và thời tiết bốn
mùa. Tuy nhiên, phần sâu bên dưới hồ vẫn luôn luôn không
bị quấy động. Bạn là toàn bộ cái hồ nước, không
phải chỉ là mặt hồ, và bạn đang kết nối với phần sâu
thẳm của chính mình, vốn vẫn tuyệt đối tĩnh lặng. Bạn
không phản kháng sự thay đổi bằng cách bám chặt ở bình
diện tâm trí vào bất cứ hoàn cảnh nào. Sự thanh thản nội
tại của bạn không tùy thuộc vào nó. Bạn lưu trú ở Bản
thể hiện tiền – vốn bất biến, phi thời gian, và bất
diệt – và bạn không còn lệ thuộc vào thế giới các hình
tướng không ngừng dao động bên ngoài để tìm kiếm thỏa
mãn hay hạnh phúc nữa. Bạn có thể thưởng thức chúng, vui
đùa với chúng, sáng tạo ra các hình tướng mới lạ, đánh
giá vẻ đẹp của tất cả. Nhưng sẽ không cần ràng buộc
chính mình vào bất cứ hình tướng nào của thế giới ấy.
Khi
bạn trở nên vô tư như vậy, thì chẳng phải có nghĩa là
bạn cũng trở nên lãnh đạm với những người khác sao?
Ngược
lại mới đúng. Bao lâu bạn còn xa lạ với Bản thể hiện
tiền, thì bấy lâu thực tại của những người khác sẽ
còn vuột khỏi bạn, bởi vì bạn không tìm ra được thực
tại của chính mình. Tâm trí của bạn sẽ ưa thích hay không
ưa thích hình tướng của họ, và hình tướng này vốn không
chỉ là thân xác của họ mà còn bao gồm tâm trí của họ
nữa. mối quan hệ đích thực, có thể xảy ra khi nào người
ta biết rõ Bản thể hiện tiền. Xuất phát từ Bản thể
hiện tiền, bạn sẽ xem thân xác và tâm trí của người khác
chỉ là một tấm màn che, có thể nói như vậy; đằng sau
đó bạn có thể cảm nhận được thực tại chân chính của
họ, giống như bạn cảm nhận thực tại của chính mình vậy.
Vì vậy, khi gặp phải sự đau khổ hay hành vi vô minh của
kẻ khác, bạn vẫn hiện trú và tiếp xúc với Bản thể hiện
tiền, và nhờ đó có thể nhìn vượt qua hình tướng để
cảm nhận Bản thể hiện tiền rực rỡ và thuần túy của
người đó thông qua Bản thể của chính bạn. Ở bình diện
Bản thể hiện tiền, tất cả mọi khổ đau đều được
xem là ảo tưởng. Đau khổ là do đồng hóa với hình tướng.
Các phép lạ chữa lành bệnh tật đôi khi xảy ra thông qua
cái tri kiến này, bằng cách đánh thức ý thức tỏ ngộ Bản
thể hiện tiền ở người khác – nếu như họ đã sẵn sàng.
Phải
chăng đó là ý nghĩa của lòng trắc ẩn?
Đúng
vậy. Lòng trắc ẩn chính là tri kiến về môi liên kết sâu
xa giữa bản thân bạn với tất cả mọi tạo vật. Nhưng
lòng trắc ẩn có hai phương diện, tức là mối liên kết
này có hai mặt. Một mặt, bởi vì bạn vẫn còn sốn trong
thân xác, bạn cũng chia sẻ tính mong manh và khả năng tử
vong của hình tướng vật chất với mọi người khác và với
mọi loài sinh vật. Lần sau khi bạn nói: “tôi chẳng có liên
hệ gì với người này”, hãy nhớ rằng bạn có rất nhiều
điểm chung với anh ta: Vài năm nữa – hai năm hay bảy mươi
năm, không khác biệt gì cho lằm – cả hai đều sẽ trở
thành tử thi mục rữa, rồi thành cát bụi, sau đó không còn
gì cả. Đây là tri kiến có tính cảnh tỉnh và khiêm tốn,
không còn gì để hãnh diện. Phải chăng là ý nghĩa tiêu cực?
Không, đó là sự thật. Tại sao bạn không đếm xỉa gì đến
nó? Theo ý nghĩa đó, có sự bình đẳng hoàn toàn giữa bạn
và mọi tạo vật khác.
Một
trong các lối rèn luyện tâm linh hiệu quả nhất là trầm
tư sâu sắc vào tính tử vong của các hình tướng vật chất,
bao gồm cả hình tướng của chính bạn. Lối thiền định
này được gọi là: Hãy chết trước khi bạn trút hơi thở
sau cùng. Hãy tiến sâu vào nó. Hình tướng vật chất của
bạn đang tan ra, rồi không còn gì nữa. Sau đó đến lúc mọi
hình tướng tâm trí hay các ý nghĩ cũng chết đi. Vậy mà
bạn vẫn còn ở đó – bạn là sự hiện trú thiêng liêng.
Thật sinh động, thật rực rỡ, và hoàn toàn tỉnh thức.
Không có thứ gì chân thật chết đi cả, chỉ các danh xưng,
hình tướng, và ảo tưởng mới mất đi.
-ooOoo-
Tri
kiến về chiều kích bất tử này, tức bản tính đích thật
của bạn, là phương diện kia của lòng trắc ẩn. ở bình
diện tình cảm sâu sắc, giờ đây bạn nhận biết không chỉ
tính bất diệt của riêng bạn, mà thông qua đó bạn cũng
nhận biết được tính bất diệt của mọi tạo vật khác.
Ở bình diện hình tướng, bạn chia sẻ tính tử vong, tính
hoại diệt, và tính bất ởn của cuộc sống hiện hữu. Còn
ở bình diện Bản thể hiện tiền, bạn chia xẻ sự sống
linh động, rực rỡ và vĩnh hằng. Đây là hai phương diện
của lòng trắc ẩn. Bên trong lòng trắc ẩn, những tình cảm
tưởng như đối nghịch nhau, như sầu khổ và niềm vui chẳng
hạn, hòa làm một và chuyển hóa thành sự thanh thản nội
tại sâu sắc. Đây là sự an bình thanh thản của Thượng
đế. Lòng trắc ẩn là một trong những tình cảm cao cả nhất
con người có thể có được, nó có sức mạnh hàn gắn và
chuyển hóa vĩ đại. Thế nhưng lòng trắc ẩn đích thực
như tôi vừa miêu tả, cho đến nay vẫn còn hiếm hoi. Để
đồng cảm sâu sắc với đau khổ của người khác chắc chắn
phải cần đến ý thức tỏ ngộ cao độ; nhưng sự đồng
cảm chỉ tượng trưng cho một phương diện duy nhất của
lòng trắc ẩn mà thôi. Vẫn chưa trọn vẹn. Lòng trắc ẩn
đích thật vượt lên trên sự đồng cảm hay thương hại.
Nó không xảy ra cho đến khi nỗi buồn hòa làm một với niềm
vui, niềm vui của Bản thể hiện tiền vượt lên trên hình
tướng, niềm vui của sự sống vĩnh hằng.
Hướng
đến một trật tự khác của thực tại
Tôi
không đồng ý rằng thân xác cần phải chết đi. Tôi tin rằng
chúng ta có thể đạt đến sự bất tử của thân xác. Chúng
ta tin vào cái chết, và đó là lý do khiến cho thân xác phải
chết đi.
Thân
xác không chết đi bởi vì bạn tin vào cái chết. Thân xác
tồn tại, hay có vẻ như thế, bời vì bạn tin vào cái chết.
Thân xác và sự chết đều thuộc về cùng một ảo tưởng
do kiểu ý thức vị ngã tạo ra. Kiểu ý thức này vốn không
biết gì đến Cội Nguồn của sự sống, xem chính nó là một
thực thể tách biệt và thường xuyên bị đe dọa. Vì vậy
nó tạo ra ảo tưởng rằng bạn chính là thân xác, là phương
diện vật chất nặng đục thường xuyên bị đe dọa.
Xem
chính mình là một thân xác mong manh được sinh ra rồi sau
đó ít lâu phải chết đi thì quả là ảo tưởng vậy. Thân
xác và sự chết là hai phương diện của cùng một ảo tưởng.
Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Bạn muốn
giữ lại một mặt của ảo tưởng và vứt bỏ mặt kia, nhưng
không thể được. Hoặc bạn giữ lại cả hai, hoặc bạn
từ bỏ cả hai.
Tuy
nhiên, bạn không thể thoát khỏi thân xác, và bạn cũng không
bắt buộc phải làm như vậy. Thân xác là một ngộ nhận
kỳ quặc về bản tính đích thực của bạn. Nhưng bản tính
chân thật ấy bị che giấu ở đâu đó bên trong cái ảo tưởng
kia, không phải bên ngoài nó, vì vậy thân xác vẫn là điểm
duy nhất để tiếp cận bản tính ấy.
Nếu
bạn nhìn thấy một thiên thần và nhầm lẫn vị ấy với
một tượng đá, thì mọi việc phải làm là điều chỉnh
thị giác của bạn và nhìn thật gần “tượng đá” ấy,
chứ không nhìn bất cứ nơi nào khác. Lúc ấy bạn sẽ thấy
rằng chưa hề có một tượng đá như thế.
Nếu
như niềm tin vào sự chết tạo ra thân xác, thì tại sao con
vật lại có thân xác? Con vật không có tự ngã hư ngụy,
và nó cũng không tin vào sự chết…
Nhưng
nó vẫn cứ chết, hay có vẻ như thế.