CHƯƠNG
10
Ý
NGHĨA CỦA SỰ VÂNG PHỤC
Chấp
nhận cái bây giờ
Ông
đã đề cập đến “sự vâng phục” vài lần. Tôi không
thích khái niệm ấy, bởi vì nghe có hơi hám định mệnh.
Nếu chúng ta cứ luôn luôn chấp nhận cách mọi việc đang
là, chúng ta sẽ không chịu cố gắng cải thiện chúng. Đối
với tôm tiến bộ dường như là tất cả, cả trong cuộc
sống cá nhân lẫn tập thể của chúng ta, không chấp nhận
các hạn chế của hiện tại mà phải phấn đấu để vượt
qua chúng và kiến tạo thứ gì đó tốt đẹp hơn. Nếu không
làm điều này, chẳng phải chúng ta vẫn còn sống trong các
hang động sao. Theo ông, làm cách nào để cho sự vâng phục
không chống trái với nỗ lực thay đổi mọi việc và làm
cho chúng thành tựu tốt đẹp hơn?
Đối
với một số người, sự vâng phục có thể có ý nghĩa tiêu
cực, nó hàm ý bại trận, chịu thua, không dám đối mặt
với các thử thách của cuộc sống, trở nên đờ đẫn, và
vân vân. Tuy nhiên, sự vâng phục đích thật là cái gì đó
hoàn toàn khác. Nó không có nghĩa là thụ động chịu đựng
bất cứ tình huống nào bạn gặp một cách mê muội thông
qua hành vi phán xét nẩy sinh, rồi nhu cầu ganh đua và thống
trị cũng theo đó mà xuất hiện. Cả đến thiên nhiên cũng
trở thành kẻ thù của bạn, và các nhận thức cùng lý giải
của bạn cũng bị chi phối bởi sự sợ hãi. Căn bệnh tâm
thần mà chúng ta gọi là bệnh hoang tưởng (paranoia) chỉ là
dạng hơi nghiêm trọng hơn một chút so với trạng thái ý
thức tuy thường thấy mà sai lệch này.
Không
chỉ hình tướng tâm lý mà cả hình tướng thể xác – tức
là cơ thể – của bạn cũng trở nên khắc nghiệt và
cứng nhắc do thái độ phản kháng. Căng thẳng phát sinh ở
các bộ phận khác nhau, và toàn bộ cơ thể co rút lại. Dòng
sinh khí lưu thông tự do khắp cơ thể, vốn thiết yếu cho
sự vận hành khỏe mạnh, bị hạn chế và tắc nghẽn ở
nhiều nơi. Lao động thể chất và một số hình thức vật
lý trị liệu có thể có lợi trong việc phục hồi dòng sinh
khí này; nhưng nếu bạn không thực hành triệt để sự vâng
phục trong cuộc sống hàng ngày, thì các cố gắng ấy chỉ
có thể giảm nhẹ tạm thời các triệu chứng bệnh, bởi
vì nguyên nhân – tức là khuôn mẫu phản kháng – chưa được
giải trừ.
Một
thứ gì đó bên trong bạn vẫn không bị tác động bởi các
tình huống thoáng qua hình thành hoàn cảnh sống của bạn,
và chỉ nhờ vâng phục bạn mới tiếp cận được với nó.
Đó chính là sự sống của bạn, là Bản thể hiện tiền
của chính bạn – vốn tồn tại vĩnh hằng trong lãnh địa
phi thời gian của khoảnh khắc hiện tại. tìm kiếm sự sống
này là “việc làm duy nhất cần thiết” mà Chúa Jesus đã
nói đến.
-ooOoo-
Nếu
thấy hoàn cảnh sống của mình không như ý nguyện hay thậm
chí không sao chịu đựng nổi, thì trước hết chỉ nhờ vâng
phục bạn mới có thể phá vỡ được cái khuôn mẫu phản
kháng mê muội vốn đã kéo dài hoàn cảnh ấy.
Vâng
phục hoàn toàn không chống trái với hành động tích cực,
với việc khởi xướng thay đổi, hay với việc đạt được
các mục tiêu đã đề ra. Nhưng trong trạng thái vâng phục,
một nguồn năng lượng hoàn toàn khác biệt, một phẩm chất
khác hẳn, tuôn chảy vào hành động của bạn. Sự vâng phục
tái kết nối bạn với năng lượng – cội nguồn của Bản
thể hiện tiền, nó sẽ trở thành dịp khánh chúc nguồn sinh
lực nhằm đưa bạn tiến sâu hơn nữa vào cái Bây giờ. Thông
qua sự phản kháng, phẩm chất ý thức tỏ ngộ của bạn,
và do đó, phẩm chất của bất cứ công việc gì bạn đang
làm hay của bất kỳ sự vật nào bạn đang tạo tác đều
được nâng cao vô hạn. Các thành quả lúc ấy sẽ tự mãn
túc và phản ánh trọn vẹn phẩm chất ấy. Chúng ta có thể
gọi hành động này là hành động trong trạng thái vâng
phục. Nó không pải là một công trình (work) như chúng
ta đã biết từ nhiều thiên niên kỷ qua. Khi có nhiều người
thức tỉnh hơn, cụm từ công trình sẽ biến mất trong kho
tàng ngôn ngữ của chúng ta, và có lẽ người ta sẽ sáng
tạo một từ ngữ mới để thay thế nó.
Chính
cái phẩm chất ý thức của bạn vào khoảnh khắc này mới
là yếu tố hòa nhập quyết định dạng tương lai mà bạn
sẽ nếm trải, cho nên vâng phục là việc quan trọng nhất
bạn có thể thực hiện nhằm đem lại sự thay đổi tích
cực. Bất kỳ hành động nào khác của bạn cũng là thứ
yếu. Không có hành động tích cực chân chính nào có thể
phát sinh từ trạng thái ý thức không vâng phục.
Tôi
có thể thấy rằng nếu tôi rơi vào hoàn cảnh sống khó chịu
hay không thỏa nguyện và tôi hoàn toàn chấp nhận khoảnh
khắc ấy như nó đang là, tôi sẽ không bị đau khổ hay bất
hạnh. Tôi sẽ vượt lên trên nó. Nhưng tôi vẫn không thể
hoàn toàn thấy rõ chỗ xuất phát của nguồn năng lượng
hay động cơ thúc đẩy nhằm đem lại sự thay đổi, nếu
như tôi không có gì mảy may bất mãn nào.
Trong
trạng thái vâng phục, bạn thấy rất rõ việc gì cần phải
được thực hiện, rồi bạn ra tay hành động, lúc thì làm
việc này, khi thì tập trung vào việc nọ. Hãy học hỏi từ
thiên nhiên: xem xét cách thức mọi sự việc được thành
tựu và cách thức mà phép lạ diễn ra trong cuộc sống thường
ngày không cần đến sự bất mãn hay bất hạnh nào cả. Đó
là lý do giải thích tại sao Chúa Jesus từng nói: “Hãy ngắm
những cây hoa huệ ngoài đồng để xem chúng mọc lên như
thế nào; chúng chẳng phải làm việc khó nhọc, cũng không
phải kéo chỉ quay tơ”.
Nếu
hoàn cảnh nói chung của bạn khó chịu hay không được mãn
ý, bạn hãy thu xếp ngay tức thời để vâng phục cái đang
là. Đó là ánh đèn pha xuyên thủng làn sương mù. Trạng thái
ý thức của bạn lúc ấy sẽ không còn bị chi phối bởi
các điều kiện bên ngoài nữa. Bạn không còn xuất phát từ
phản ứng và phản kháng nữa.
Sau
đó, hãy xem xét đến các đặc điểm của hoàn cảnh sống.
Hãy tự hỏi: “Tôi có thể làm gì để thay đổi, cải thiện,
hay thoát khỏi hoàn cảnh đó?”. Nếu có, bạn hãy chọn hành
động thích hợp. Đừng chú trọng đến cả trăm việc bạn
sẽ hay có thể làm trong tương lai, mà là nên chú trọng vào
một việc duy nhất bạn có thể làm được ngay bây giờ.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên vạch ra kế hoạch.
Rất có thể lập kế hoạch chính là việc bạn có thể làm
được ngay bây giờ. Nhưng hãy chắc rằng bạn không bắt
đầu cho chiếu các “khúc phim tâm trí”, không phóng chiếu
chính mình vào tương lai, và vì thế mà đánh mất cái Bây
giờ. Bất cứ hành động nào của bạn cũng không thể tức
thời đem lại kết quả mong muốn. Cho đến khi đó, đừng
phản kháng cái đang là. Nếu không thể hành động, và cũng
không thể tự giải thoát khỏi hoàn cảnh, lúc ấy bạn hãy
lợi dụng hoàn cảnh ấy để đưa bạn tiến sâu hơn nữa
vào Bản thể hiện tiền. Khi bạn tiến vào chiều kích phi
thời gian này của khoảnh khắc hiện tại, sự thay đổi thường
xảy ra theo những cách thức kỳ lạ không đòi hỏi bạn phải
làm gì nhiều. Cuộc sống trở nên hữu ích và lợi lạc.
Nếu các nhân tố nội tại như sợ hãi, mặc cảm tội lỗi,
hay trì trệ chẳng hạn ngăn cản bạn ra tay hành động, chúng
sẽ được giải trừ dưới ánh sáng hiện trú hữu thức
của bạn.
Đừng
nhầm lẫn vâng phục với thái độ “Tôi không sao chịu đựng
phiền phức thêm nữa” hay “Tôi đơn giản không còn quan
tâm gì nữa”. Nếu xem xét thật kỹ, bạn sẽ thấy thái
độ ấy đã bị vấy bẩn bởi tâm lý tiêu cực dưới dạng
bực bội thầm kín, và do đó nó hoàn toàn không phải là
vâng phục mà là thái độ phản kháng trá hình. Khi vâng phục,
bạn hãy hướng chút ít dấu vết phản kháng nào còn sót
lại bên trong bạn không. Hãy đề cao cảnh giác khi bạn làm
việc này; nếu không, ổ phản kháng có thể tiếp tục ẩn
nấp trong một góc tối đâu đó dưới dạng một ý nghĩ hay
một tình cảm mơ hồ nào đó.
Từ
năng lượng tâm trí đến năng lượng tâm linh
Buông
bỏ phản kháng nói thì dễ hơn làm. Tôi vẫn không biết rõ
buông bỏ bằng cách nào. Nếu ông nói bằng cách vâng phục,
thì câu hỏi còn lại là: “Ra sao?”.
Khởi
đầu bằng cách nhận rõ rằng có sự phản kháng. Hãy hiện
trú ở đó khi nó xảy ra, khi sự phản kháng nẩy sinh. Hãy
quan sát xem tâm trí tạo tác nó như thế nào, gán nhãn hiệu
ra sao cho hoàn cảnh, cho bản thân bạn, hay cho người khác.
Hãy xem xét tiến trình suy nghĩ có liên hệ đến nó. Cảm
nhận năng lượng cùa xúc cảm do ý nghĩ ấy gây ra. Bằng
cách chứng kiến sự phản kháng, bạn sẽ thấy nó chẳng
phục vụ cho mục đích nào cả. Bằng cách tập trung toàn
bộ chú ý của bạn vào cái Bây giờ, sự phản kháng bất
thức sẽ được nhận biết rõ, và đó là điểm kết thúc
của nó. Bạn không thể tỏ ngộ mà lại bất hạnh, không
thể tỏ ngộ mà lại tiêu cực. Tiêu cực, bất hạnh, hay
đau khổ dưới bất kỳ hình thức nào đều có nghĩa là có
sự phản kháng, và phản kháng thì luôn luôn vô minh.
Chắc
chắn là tôi có thể biết rõ cảm giác bất hạnh của mình
Phải
chăng bạn đã chọn bất hạnh? Nếu bạn không chọn nó, vậy
thì nó phát sinh ra sao? Mục đích của nó là gì? Ai đang giữ
cho nó sống đây? Bạn nói rằng bạn biết rõ cảm giác bất
hạnh, các tình cảm không vui của mình, nhưng sự thật là
bạn bị đồng hóa với chúng, và giữ cho tiến trình ấy
tồn tại thông qua tình trạng cưỡng bách suy nghĩ. Tất cả
các thứ đó đều là vô minh. Nếu bạn tỉnh thức, tức là
hiện trú toàn triệt ở cái Bây giờ, tất cả mọi tiêu cực
sẽ tan biến đi gần như tức thì. Nó không thể tồn tại
được trong sự hiện trú của bạn. Nó chỉ có thể tồn
tại khi bạn không hiện trú. Ngay đến cái quầng chứa nhóm
đau khổ cũng không thể tồn tại lâu trong sự hiện trú của
bạn. Bạn giữ cho nỗi bất hạnh của mình tồn tại bằng
cách hiến tặng cho nó thời gian. Đó là nhân tố quyết định
của nó. Loại bỏ thời gian thông qua nhận biết toàn triệt
khoảnh khắc hiện tại và nỗi bất hạnh ấy tan biến đi.
Nhưng bạn có muốn nó chết đi không? Bạn thực sự có đủ
quyết tâm không? Bạn sẽ là ai nếu không có nó?
Cho
đến khi bạn thực hành vâng phục, chiều kích tâm linh là
thứ gì đó bạn đọc được, nghe nói đến, kích động vì
nó, suy nghĩ đến nó, hay tin tưởng nó – hoặc không có gì
cả, tùy theo tình hình. Không có gì khác biệt cả. Không phải
cho đến khi bạn vâng phục, chiều kích này mới trở thành
một thực tại sinh động trong cuộc đời bạn. Khi bạn thực
sự vâng phục, luồng năng lượng xuất phát từ sâu bên trong
bạn rồi điều động cuộc đời bạn mới có tần số rung
động cao hơn luồng năng lượng tâm trí vẫn còn điều hành
thế giới này – nguồn năng lượng đã sáng tạo ra các cấu
trúc xã hội, chính trị, và kinh tế hiện hành trong nền văn
minh của chúng ta; và nguồn năng lượng này cũng không ngừng
tồn tại lâu dài thông qua các hệ thống giáo dục và truyền
thông đại chúng của chúng ta. Thông qua sự vâng phục, nguồn
năng lượng tâm linh đến với thế giới này. Nó không gây
đau khổ cho chính bạn, cho người khác, hay cho bất cứ hình
thức sự sống nào khác trên hành tinh này. Không giống như
năng lượng tâm trí, năng lượng tâm linh không gây ô nhiễm
quả đất, và không lệ thuộc vào qui luật phân cực vốn
qui định rằng không thứ gì có thể tồn tại mà không có
đối cực của nó, không thể có cái tốt mà không có cái
xấu. Những người bị chi phối bởi năng lượng tâm linh,
họ vẫn chiếm phần lớn trong dân số địa cầu. Năng lượng
tâm linh thuộc về một trật tự khác hẳn của thực tại
và sẽ tạo ra một thế giới khác khi hội đủ số người
tiến vào trạng thái vâng phục và do đó hoàn toàn thoát khỏi
tiêu cực. Nếu Quả đất muốn tồn tại, thì dạng năng lượng
này sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu của những cư dân
của nó.
Chúa
Jesus đề cập đến dạng năng lượng tâm linh này khi ngài
tuyên bố lời tiên tri nổi tiếng trong bài giảng trên núi:
“Phước thay cho những kẻ hiền lành; vì họ sẽ được
cõi đất làm cơ nghiệp”. Đó là sự hiện trú tuy tĩnh lặng
mà mãnh liệt; nó giải trừ các khuôn mẫu vô minh của tâm
trí. Các khuôn mẫu này có thể vẫn còn tác động trong một
thời gian, nhưng chúng sẽ không còn điều động cuộc đời
bạn được nữa. Những điều kiện bên ngoài vốn đang bị
phản kháng cũng có khuynh hướng thay đổi hay được giải
trừ nhanh chóng nhờ sự vâng phục. Vâng phục là tác nhân
chuyển hóa mạnh mẽ các hoàn cảnh cũng như con người. Nếu
các điều kiện này không thay đổi tức thời, thì sự chấp
nhận cái Bây giờ cũng đưa bạn vượt lên trên chúng. Dù
sao đi nữa, bạn cũng được tự do.
Vâng
phục trong các mối quan hệ cá nhân
Đối
với những người muốn lợi dụng tôi, muốn lèo lái hay chi
phối tôi thì sao? Tôi có phải vâng phục họ không?
Họ
đã bị tách rời khỏi Bản thể hiện tiền, vì thế một
cách vô minh họ chỉ cố gắng tước đoạt năng lượng và
sức mạnh của bạn. Quả thật chỉ có những người vô minh,
những người thật mê muội mới cố gắng lợi dụng hay lôi
kéo người khác, nhưng cũng đúng là chỉ những người vô
minh mới có thể bị lợi dụng hay bị lôi kéo. Nếu phản
kháng hay đấu tranh chống lại hành vi vô minh của người
khác, thì chính bạn cũng trở thành vô minh. Thế nhưng, vâng
phục không có nghĩa là bạn cho phép mình bị lợi dụng bởi
những con người vô minh đó. Tuyệt đối không. Hoàn toàn
có thể nói “không” một cách cứng rắn và minh bạch đối
với họ, hoặc thoát ra khỏi tình huống ấy mà đồng thời
vẫn ở trong trạng thái nội tâm hoàn toàn không phản kháng.
Khi bạn nói “không” với một người hay một hoàn cảnh,
hãy để nó xuất phát không phải từ phản ứng mà từ tri
kiến sáng tỏ, từ sự nhận biết sâu sắc về điều nào
đúng và điều nào không đúng đối với bạn ở thời điểm
đó. Hãy để nó là cái “không” không phản ứng, cái “không”
phẩm chất cao, cái “không” thoát khỏi tất cả mọi tiêu
cực và vì thế không gây ra thêm đau khổ nào nữa.
Tôi
đang gặp phải tình huống không vui ở sở làm. Tôi đã cố
gắng vâng phục nó, nhưng tôi thấy không thể được. Rất
nhiều ý nghĩ phản kháng cứ ùa đến.
Nếu
không thể vâng phục, bạn hãy hành động ngay: Bày tỏ ý
kiến hoặc làm việc gì đó để thay đổi tình huống –
hoặc tự mình thoát ra khỏi nó. Hãy nhận lấy trách nhiệm
đối với cuộc sống của bạn. Đừng làm ô nhiễm Bản thể
hiện tiền rực sáng và tốt đẹp của bạn, cũng đừng vấy
bẩn Quả Đất bằng tiêu cực. Đừng dành cho sự bất hạnh
dù dưới hình thức nào có chỗ trú ngụ bên trong bạn.
Nếu
không thể hành động, chẳng hạn như trong trường hợp bạn
đang ở tù, bạn còn lại hai chọn lựa: phản kháng hoặc
vâng phục; cảnh tù ngục hoặc tự do nội tâm với các điều
kiện bên ngoài; đau khổ hoặc thanh thản nội tâm.
Phải
chăng sự không phản kháng cũng được thực hành ở cách
cư xử trong cuộc sống bên ngoài của chúng ta, như không phản
kháng đối với bạo lực chẳng hạn, hay nó là thứ chỉ
liên quan đến sự sống nội tại của chúng ta?
Bạn
chỉ cần quan tâm đến khía cạnh nội tại. Đó là điểm
quan trọng hàng đầu. Dĩ nhiên, nó cũng sẽ chuyển hóa cách
cư xử trong cuộc sống bên ngoài của bạn, các mối quan hệ
của bạn, và vân vân.
Các
mối quan hệ của bạn sẽ bị thay đổi sâu sắc bởi vì
sự vâng phục. Nếu bạn không bao giờ có thể chấp nhận
cái đang là, dĩ nhiên bạn cũng không thể chấp nhận bất
kỳ ai theo cách họ đang sống. Bạn sẽ phán xét, chỉ trích,
gán nhãn hiệu, hắt hủi, hoặc ra sức thay đổi họ. Hơn
thế nữa, nếu bạn không ngừng biến cái Bây giờ thành phương
tiện để đạt tới cứu cánh trong tương lai, thì bạn cũng
sẽ biến những người mình sẽ biến những người mình gặp
phải hay có quan hệ thành phương tiện giống như thế. Mối
quan hệ – và con người – lúc ấy đối với bạn chỉ
có tầm quan trọng thứ yếu hay chẳng quan trọng gì cả. Cái
mà bạn có thể sở đắc từ mối quan hệ ấy mới là quan
trọng nhất – có thể là lợi lộc vật chất, cảm giác
quyền lực, khoái lạc vật chất, hay một dạng thỏa mãn
tự ngã nào đó.
Dưới
đây là minh họa về cách tác động của sự vâng phục trong
các mối quan hệ. Khi bạn bị lôi cuốn vào một cuộc tranh
cãi hay tình huống xung đột nào đó, có lẽ với người bạn
đời hay người thân của mình, bạn hãy bắt đầu bằng cách
quan sát cách thức phòng thủ của bạn bị công kích, hoặc
cảm nhận sức gây hấn của chính bạn khi bạn bị công kích,
hoặc cảm nhận sức gây hấn của chính bạn khi bạn công
kích quan điểm của người khác. Hãy quan sát xem bạn gắn
bó ra sao với quan điểm và lập trường của mình, hãy cảm
nhận nguồn năng lượng tâm trí – xúc cảm đằng sau cái
nhu cầu của bạn nhằm giành cho được lẽ phải về phần
mình và khiến người khác phải nhận lấy sai trái. Đó là
trường năng lượng của tâm trí vị ngã. Bạn tỏ ngộ nó
bằng cách thừa nhận nó, bằng cách cảm nhận nó càng toàn
diện càng tốt. Rồi sẽ có một ngày, đang lúc tranh cãi nửa
chừng, bạn sẽ đột nhiên nhận ra rằng mình có một chọn
lựa, và để quan sát xem điều gì sẽ xảy ra thôi. Bạn vâng
phục. Tôi không có ý nói buông bỏ phản ứng đơn thuần
bằng lời nói đại loại như: “Phải, bạn đúng” với
nét mặt đầy hàm ý rằng: “Tôi ở bên trên tất cả những
trò vô minh trẻ con này”. Đó chỉ là dịch chuyển sự phản
kháng đến một bình diện khác mà thôi, chứ tâm trí vị
ngã vẫn còn nắm quyền, vẫn còn chiếm phần ưu thắng. Tôi
đang nói đến việc buông bỏ toàn bộ trường năng lượng
tâm trí – xúc cảm bên trong bạn vốn luôn luôn đấu tranh
giành lấy quyền lực.
Tự
ngã hư ngụy thật là xảo trá, vì thế bạn phải thật cảnh
giác, thật hiện trú, và hoàn toàn trung thực với chính mình
để xem liệu bạn có thực sự từ bỏ tình trạng đồng
hóa với một định kiến, và nhờ đó giải thoát bản thân
khỏi tâm trí của bạn hay không. Nếu bạn bỗng nhiên cảm
thấy thật nhẹ nhàng, trong sáng, và thanh thản sâu sắc, thì
đó là một dấu hiệu không nhầm lẫn cho thấy bạn đã thực
sự vâng phục. Sau đó, hãy quan sát xem điều gì xảy ra cho
định kiến của người khác khi bạn không còn cung cấp năng
lượng cho nó thông qua sự phản kháng. Khi tình trạng đồng
hóa với các định kiến biến mất, thì sự thông đạt chân
chính mới khởi đầu.
Còn
thái độ không phản kháng khi đối mặt với bạo hành, gây
hấn, và những thứ tương tự thì sao?
Không
phản kháng không nhất thiết có nghĩa là không làm gì cả.
Toàn bộ ý nghĩa của nó là bất cứ “hành động” nào
cũng đều không mang tính phản ứng. Hãy nhớ rằng minh triết
sâu sắc làm nền tảng cho sự rèn luyện các môn võ thuật.
Đông phương là: Đừng đối kháng sức mạnh của đối phương;
nhượng bộ để chiến thắng.
Như
đã nói, “làm cái không gì cả” khi bạn ở trong trạng
thái hiện trú toàn triệt chính là tác nhân chuyển hóa và
hàn gắn rất mạnh mẽ đối với các hoàn cảnh cũng như
con người. Trong Đạo học có một thuật ngữ gọi là vô
vi, thường được hiểu là “ngồi yên lặng, không làm gì
cả”. Ở Trung Hoa thời xưa, nó được xem là một trong những
thành tựu hay đức độ cao quí nhất. Nó căn bản khác biệt
với sự không hành động trong trạng thái ý thức bình thường,
hay đúng hơn là trong trạng thái vô minh, xuất phát từ sợ
hãi, trì trệ, hay do dự. Thái độ “vô vi” đích thật hàm
ý nội tâm không phản kháng và cảnh giác cao độ.
Ngược
lại, nếu cần phải hành động, thì bạn sẽ không còn phản
ứng từ tâm trí có điều kiện của mình nữa, mà phản ứng
cảu bạn đối với hoàn cảnh sẽ xuất phát từ sự hiện
trú hữu thức. Trong trạng thái đó, tâm trí của bạn không
còn vương vấn các khái niệm, kể cả khái niệm không bạo
hành nữa. Vì thế, ai có thể đoán trước được bạn sẽ
làm gì?
Tự
ngã hư ngụy tin rằng trong sự phản kháng ẩn tàng sức mạnh
của bạn, trong khi thực ra phản kháng tách rời bạn khỏi
Bản thể hiện tiền, nơi duy nhất có sức mạnh đích thực.
Phản kháng là yếu đuối, là sợ hãi đội lốt sức mạnh.
Cái mà tự ngã cho là nhu nhược mới chính là Bản thể hiện
tiền của bạn trong trạng thái thuần khiết, hồn nhiên, và
mạnh mẽ của nó. Cái nó cho là mạnh mẽ lại là nhu nhược.
Vì thế tự ngã tồn tại theo kiểu không ngừng phản kháng
và đóng vai trò giả trá để che đậy sự “yếu đuối”
của bạn, thực ra chính là sức mạnh của bạn.
Cho
đến khi vâng phục, việc sắm tuồng một cách vô minh hình
thành phần lớn sự tương tác của con người. Khi vâng phục,
bạn không còn cần đến các thủ đoạn phòng thủ của tự
ngã cũng các chiếc mặt nạ giả trá của nó. Bạn trở nên
rất đơn giản, rất chân thật. Tự ngã nói rằng: “Làm
như thế thật nguy hiểm, bạn sẽ bị tổn thương. Bạn sẽ
trở nên mong manh”. Dĩ nhiên, điều mà tự ngã không biết
chính là chỉ thông qua buông bỏ phản kháng, thông qua “tình
trạng mong manh” ấy bạn mới có thể khám phá sự an toàn
đích thật và cốt yếu của bạn.
Chuyển
hóa bệnh hoạn thành giác ngộ
Nếu
ai đó bị bệnh nghiêm trọng mà hoàn toàn chấp nhận tình
hình đó và chịu khuất phục trước bệnh hoạn, phải chăng
họ sẽ từ bỏ ý chí phấn đấu để khỏe mạnh trở lại?
Quyết tâm chiến đấu với bệnh hoạn chẳng phải sẽ không
còn nữa sao?
Vâng
phục là chấp nhận cái đang là mà nội tâm không có bất
cứ nghi ngại gì cả. chúng ta đang nói về sự sống của
bạn – ngay lúc này – chứ không nói đến các tình huống
hay hoàn cảnh gặp phải trong cuộc sống của bạn. chúng ta
đã bàn về vấn đề này rồi.
Về
phương diện bệnh tật, ý nghĩa của nó như sau đây. Bệnh
tật là một phần trong hoàn cảnh sống của bạn. theo nghĩa
hẹp của từ này, bệnh tật có một quá khứ và một tương
lai. Quá khứ và tương lai hình thành một chuỗi không gián
đoạn, nếu như sức mạnh cứu chuộc của cái Bây giờ không
được khởi động thông qua sự hiện trú hữu thức của
bạn. Như bạn đã biết, bên dưới nhiều điều kiện khác
nhau tạo thành hoàn cảnh sống của bạn vốn tồn tại trong
thời gian, có một thứ gì đó sâu xa hơn, thiết yếu hơn:
đó là Sự sống của bạn, là Bản thể hiện tiền của bạn
trong cái Bây giờ phi thời gian này.
Bởi
vì trong cái Bây giờ không có vấn đề gì cả, cho nên cũng
không có cả bệnh tật. niềm tin dưới một nhãn hiệu mà
ai đó gán cho tình hình của bạn khiến cho tình hình ấy có
tầm quan trọng, ban quyền lực cho nó, và tạo ra một thực
tại có vẻ vững chắc từ một tình thế mất cân bằng nhất
thời. Niềm tin ấy đem lại cho nó không những tính thực
tại và tính vững chắc, mà còn đem lại cho nó tính liên
tục trong thời gian mà trước đây nó vốn không có. Bằng
cách tập trung vào cái thoáng chốc này và cố không dùng tâm
trí đặt tên cho nó, bệnh tật rút lại chỉ là một hay vài
nhân tố như đau đớn, suy nhược, hay bất lực về mặt thể
xác. Đó là cái mà đối với nó bạn vâng phục – ngay lúc
này. Bạn không vâng phục đối với khái niệm “bệnh tật”.
Hãy để cho cơn đau đớn buộc bạn tiến vào khoảnh khắc
hiện tại, tiến vào trạng thái hiện trú hữu thức toàn
triệt. Hãy lợi dụng nó để tỏ ngộ.
Vâng
phục không chuyển hóa cái đang là, ít ra không chuyển hóa
trực tiếp nó. Vâng phục chuyển hóa bạn. Khi bạn được
chuyển hóa, toàn bộ thế giới của bạn cũng được chuyển
hóa, toàn bộ thế giới của bạn cũng được chuyển hóa,
bởi vì thế giới ấy chỉ là một hình ảnh phản chiếu.
Chúng ta đã bàn về điều này trước đây rồi.
Nếu
bạn nhìn vào tấm gương soi và không thích cái bạn đang thấy,
bạn hẳn là điên khùng mới tấn công vào hình ảnh trong
gương. Đó chính xác là điều bạn làm trong trạng thái không
chấp nhận. Và dĩ nhiên, nếu bạn tấn công hình ảnh ấy,
nó sẽ đánh trả lại bạn. Nếu bạn chấp nhận hình ảnh
bất kể nó là gì đi nữa, nếu bạn thân thiện với nó,
nó không thể không thân thiện với bạn. Nếu bạn chấp nhận
hình ảnh bất kể nó là gì đi nữa, nếu bạn thân thiện
với nó, nó không thể không thân thiện với bạn. Đây là
cách bạn thay đổi thế giới.
Bệnh
tật không phải là vấn đề. Bạn mới là vấn đề – bao
lâu tâm trí vị ngã còn nắm quyền chi phối. Khi bạn mắc
bệnh hay bị tàn phế, đừng cảm thấy rằng bạn đã thất
bại theo cách nào đó, đừng cảm thấy mình có lỗi. Đừng
trách cứ cuộc sống đã đối xử bất công với bạn, cũng
đừng trách cứ bản thân bạn. Tất cả những thứ đó đều
là phản kháng. Nếu bạn mắc phải căn bệnh nặng, hãy lợi
dụng nó để tỏ ngộ. Bất kể thứ gì “xấu” xảy ra
trong đời bạn – hãy lợi dụng nó để tỏ ngộ. Bất kể
thứ gì “xấu” xảy ra trong đời bạn – hãy lợi dụng
nó để tỏ ngộ. Hãy loại trừ thời gian ra khỏi bệnh tật.
Đừng dành cho nó một chút quá khứ hay tương lai nào. Hãy
để cho nó thúc đẩy bạn nhận biết triệt để khoảnh khắc
hiện tại – để xem điều gì đang xảy ra.
Hãy
trở thành thuật sĩ luyện kim. Hãy chuyển hóa kim loại căn
bản thành vàng ròng, chuyển hóa đau khổ thành ý thức, chuyển
hóa bệnh tật thành tỏ ngộ.
Giờ
đây phải chăng bạn cảm thấy phát ốm và tức giận quá
đỗi vì những gì tôi vừa nói? Vậy thì đó là một dấu
hiệu hiển nhiên cho thấy bệnh tật thuộc về cảm nhận
về cái tôi của bạn, và rằng bạn hiện đang bảo vệ cái
tôi ấy của bạn – cũng như đang bảo vệ căn bệnh ấy.
Tình hình được gán nhãn hiệu “bệnh tật” không có liên
quan gì đến con người thực sự của bạn.
Khi
tai ương giáng xuống
Đối
với phần lớn dân số vẫn còn vô minh, chỉ một hoàn cảnh
thập tử nhất sinh cũng có thể phá vỡ lớp vỏ bọc vững
chắc của tự ngã hư ngụy, để buộc họ phải vâng phục
và nhờ đó mà tiến vào trạng thái tỉnh thức. Hoàn cảnh
này phát sinh khi một thảm họa, biến động dữ dội, mất
mát nghiêm trọng, hay đau khổ sâu sắc làm cho toàn bộ thế
giới của bạn vỡ tan ra và không còn ý nghĩa gì nữa. Khi
ấy bạn phải giáp mặt với cái chết, về thân xác hay tâm
lý. Tâm trí vị ngã, tức chủ thể sáng tạo cái thế giới
này, sụp đổ hoàn toàn. Từ đống tro tàn của thế giới
cũ, lúc ấy một thế giới mới có thể xuất hiện.
Dĩ
nhiên, không có gì bảo đảm rằng một hoàn cảnh như thế
sẽ có tác dụng, nhưng mọi việc vẫn luôn có thể xảy ra.
Sự phản kháng của một số người đối với cái đang là
thậm chí còn tăng thêm và sự việc hóa ra càng tệ hại hơn.
Còn những người khác có lẽ chỉ vâng phục phần nào thôi,
nhưng ngay như vậy cũng sẽ giúp họ có cơ hội thoáng thấy
chiều kích sâu thẳm và cảm nhận đôi chút thanh thản trước
đây chưa từng có. Một phần vỏ bọc tự ngã vỡ ra, cho
phép một phần nhỏ sức sinh động và sự an bình nằm khuất
sau tâm trí rực sáng lên.
Trong
các hoàn cảnh một mất một còn thường xảy ra nhiều phép
lạ. Những kẻ sát nhân bị giam trong xà lim tử tội chờ
hành hình, trong những giờ phút sau cùng của cuộc đồi, thường
trải nghiệm trạng thái vô ngã và niềm an lạc sâu sắc xuất
hiện bên trong họ. Sự phản kháng nội tại đối với hoàn
cảnh chết người của họ tăng lên mãnh liệt khiến cho họ
đau khổ cùng cực, vô phương trốn chạy đành phải thúc
thủ chờ chết, thậm chí tâm trí cũng không sao phóng chiếu
đến tương lai được nữa. Vì vậy họ buộc phải chấp
nhận cái không thể chấp nhận được. Họ bị buộc phải
vâng phục. Bằng cách này, họ có thể tiến vào trạng thái
ân sủng trong đó xuất hiện sự cứu chuộc: hoàn toàn giải
thoát khỏi xiềng xích của quá khứ. Dĩ nhiên, thực ra không
phải hoàn cảnh thập tử nhất sinh, mà chính hành vi vâng
phục mới tạo cơ hội để cho phép lạ cứu chuộc và tiếp
nhận ân sủng diễn ra.
Cho
nên khi tai ương giáng xuống, hay việc gì đó hóa ra “tệ
hại” cùng cực – như bệnh hoạn, tàn phế, tan nhà, mất
của, tổn thất địa vị xã hội, tan vỡ mối quan hệ thân
thiết, người thân thương chết đi hay đang vật vã đau đớn,
hay chính bạn đang ở ngưỡng cửa tử thần – hãy biết
rằng tai ương ấy còn có mặt trái nữa, rằng bạn chỉ cách
có một bước là gặp chuyện kỳ lạ không thể tin được:
đó là sự chuyển hóa toàn triệt biến kim loại căn bản
đau khổ thành vàng ròng. Bước duy nhất đó chính là vâng
phục.
Tôi
không muốn nói rằng bạn sẽ hạnh phúc trong hoàn cảnh như
thế. Không đâu. Nhưng sợ hãi và đau khổ sẽ chuyển hóa
thành an bình và thanh thản nội tại, vốn xuất phát từ chốn
vô cùng sâu thẳm – từ chính cõi Bất thị hiện. Nó là
“bình an của Thượng đế, vượt lên trên tất cả mọi
hiểu biết của con người”. So sánh với điều đó, hạnh
phúc thực ra chỉ là thứ thô thiển. Cùng với cái bình an
rực rỡ này chính là cái tri kiến – không ở bình diện
tâm trí mà ở bên trong sâu thẳm Bản thể hiện tiền của
bạn – rằng bạn bất tử, rằng bạn không thể bị hủy
diệt. Đây không phải là một tín niệm, mà là một khẳng
định tuyệt đối không cần đến bất kỳ một chứng cứ
bên ngoài từ một nguồn tin thứ yếu nào đó.
Chuyển
hóa đau khổ thành an lạc
Tôi
có đọc chuyện kể về một triết gia phải khắc kỷ ở
Hy Lạp cổ đại rằng, khi được báo người con trai bị chết
trong tai nạn, ông ta đáp: “Tôi vốn đã biết nó không bất
tử mà”. Phải chăng đó là vâng phục? nếu phải, thì tôi
không ưa chút nào. Có một số tình huống trong đó sự vâng
phục dường như trái tự nhiên và phi nhân.
Cắt
đứt tình cảm không phải là vâng phục. Nhưng chúng ta không
biết rõ trạng thái nội tại của ông ta khi thốt lên câu
nói ấy. Trong một số hoàn cảnh cực đoan, có lẽ bạn vẫn
không thể chấp nhận cái Bây giờ. Nhưng bạn luôn luôn có
cơ hội thứ hai để vâng phục.
Cơ
hội thứ nhất của bạn là đối với từng khoảnh khắc
bạn hãy vâng phục trước thực tại của khoảnh khắc ấy.
Biết rằng cái đang là không thể không xảy ra – bởi vì
nó vốn đã hiện hữu – thì bạn hoặc vâng phục hoặc không
vâng phục cái đang là ấy. Lúc đó bạn làm việc bạn phải
thực hiện, bất kể hoàn cảnh đòi hỏi ra sao đi nữa cũng
vậy. Nếu bạn lưu trú trong trạng thái chấp nhận này, bạn
sẽ không tạo ra thêm tiêu cực, thêm đau khổ, thêm bất hạnh
nữa. Lúc ấy bạn sống trong trạng thái ân sủng và khinh
an, tuyệt không còn có ý tranh đoạt gì nữa.
Khi
bạn không thể làm như thế, khi bạn bỏ lỡ cơ hội đó
– vì bạn không hiện trú hữu thức đúng mức để ngăn
không cho một khuôn mẫu thói quen vô minh nẩy sinh, hoặc
vì tình hình đó quá cực đoan khiến cho bạn tuyệt đối
không chấp nhận được – rồi bạn gây ra một hình thức
đau khổ nào đó. Xem ra hoàn cảnh đó dường như gây ra đau
khổ, nhưng nói cho cùng thì không phải như vậy – chính sự
phản kháng của bạn đã gây ra đau khổ.
Giờ
đây là cơ hội thứ hai để bạn vâng phục: nếu bạn không
thế chấp nhận cái đang là bên ngoài, vậy hãy chấp nhận
cái đang là bên trong. Nếu không thể chấp nhận hoàn cảnh
bên ngoài, bạn hãy chấp nhận tình cảnh bên trong. Tức là:
Đừng phản kháng đau khổ. Hãy để cho nó hiện hành. Hãy
vâng phục nỗi sầu khổ, thất vọng, sợ hãi, cô đơn, hay
bất cứ hình thức đau khổ nào khác. Quan sát nó mà không
để cho tâm trí đặt tên hay gắn nhãn hiệu cho nó. Hãy ôm
trọn lấy nó. Rồi quan sát xem phép lạ vâng phục chuyển
hóa đau khổ sâu sắc thành an lạc sâu sắc ra sao. Đây là
“trường hợp đóng đimh cứu chuộc” của bạn. Hãy để
cho nó trở thành sự hồi sinh, sự phục sinh của bạn.
Tôi
không biết người ta có thể vâng phục đau khổ ra sao. Như
chính ông đã nêu rõ, đau khổ là không vâng phục. vậy làm
sao ông có thể vâng phục cái không vâng phục cho được?
Hãy
tạm gác vâng phục lại một chốc. Khi nỗi đau khổ của
bạn thật sâu sắc, thì tất cả mọi bàn bạc về vâng phục
dường như đều không cần thiết và vô nghĩa. Khi nỗi đau
khổ của bạn thật sâu sắc, thì rất có thể bên torng bạn
nẩy sinh thôi thúc tìm cách trốn chạy thay vì vâng phục nó.
Bạn không muốn cảm nhận cái bạn đang cảm nhận được.
Còn gì bình thường hơn? Thế nhưng vô phương chốn chạy,
không còn ngõ thoát. Có nhiều cách trốn chạy như hư dối
– như làm việc, rượu chè, ma túy, giận dữ, qui chiếu cảm
giác (projection), đè nén, và vân vân chẳng hạn – nhưng chúng
không giải thoát khỏi khổ đau. Đau khổ sẽ không giảm bớt
cường độ khi bạn giải quyết nó bằng biện pháp vô minh.
Khi bạn chối bỏ tình cảm đau khổ, thì mọi việc bạn làm,
mọi điều bạn nghĩ, cũng như cái mối quan hệ của bạn
đều bị ô nhiễm bởi đau khổ ấy. Bạn phát tán nó ra,
khi năng lượng ô nhiễm ấy toát ra, thì những người khác
vô tình phải hứng chịu nó. Nếu họ cũng vô minh, họ thậm
chí có thể cảm thấy buộc lòng phải công kích hay làm tổn
thương bạn theo cách nào đó, nếu không bạn có thể làm
tổn thương họ bằng cách bất thức phóng chiếu nỗi đau
khổ của bạn. Bạn chiêu cảm và biểu lộ bất cứ thứ
gì tương ứng với trạng thái nội tâm của mình.
Khi
không còn ngõ thoát, vẫn luôn có một lối xuyên thấu dành
cho bạn. Cho nên đừng quay lưng với đau khổ. Bạn hãy đối
mặt với nó. Hãy cảm nhận nó thật toàn diện. Cảm nhận
– chứ đừng suy nghĩ về nó! Hãy biểu lộ nó nếu cần,
nhưng đừng sáng tạo một kịch bản xoay quanh nó bên trong
tâm trí bạn. hãy tập trung mọi chú ý của bạn vào cảm
nhận, chứ không vào con người, sự kiện, hay hoàn cảnh dường
như đã gây ra nỗi đau khổ ấy. Đừng để cho tâm trí mặc
tình sáng tạo một hình ảnh nạn nhân từ nỗi đau khổ ấy,
rồi gán ghép hình ảnh ấy cho bạn. Từ đó đâm ra thương
cảm cho bản thân, rồi kể lể cho người khác nghe câu chuyện
của mình. Việc làm này sẽ khiến cho bạn bị mắc kẹt trong
vòng đau khổ. Bởi vỉ bạn không sao thoát được cái cảm
nhận này, cho nên khả năng duy nhất là tiến sâu vào nó;
nếu không, sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Vì vậy, hãy tập
trung mọi chú ý vào điều bạn đang cảm nhận, và đừng
để cho tâm trí đặt tên cho nó. Khi tiến vào cảm nhận ấy,
bạn hãy đề cao cảnh giác. Thoạt đầu nó có vẻ giống
như một vùng tối đen khủng khiếp, và khi thôi thúc trốn
chạy xuất hiện, bạn hãy quan sát chứ đừng tác động đến
thôi thúc ấy. tiếp tục tập trung chú ý vào nỗi khổ đau
của bạn, không ngừng cảm nhận cơn sầu khổ, sợ hãi, khủng
khiếp, cô đơn, bất kể nó thuộc dạng tiêu cực nào. Hãy
cảnh giác, hãy hiện trú – hiện trú với toàn bộ Bản thể
hiện tiền của bạn, với mọi tế bào trong cơ thể bạn.
Làm như vậy, bạn rọi tia sáng vào vùng bóng tối này. Đây
là tia sáng ý thức rực rỡ của bạn.
Ở
giai đoạn này, bạn không cần quan tâm đến sự vâng phục
nữa. Nó xảy ra rồi. xảy ra như thế nào? Chú ý triệt để
chính là chấp nhận hoàn toàn, chính là vâng phục. Bằng cách
chú ý như thế, bạn sử dụng sức mạnh của cái Bây giờ,
vốn là sức mạnh hiện trú của bạn. Không hang ổ che giấu
phản kháng nào có thể tồn tại bên trong bạn được. hiện
trú giải trừ thời gian. Không có thời gian, thì không có
nỗi đau nào, không tiêu cực nào có thể tồn tại được.
Chấp
nhận đau khổ là chuyến du hành tiến vào cái chết. Đối
mặt với đau khổ sâu sắc, cho phép nó hiện hành, và tập
trung chú ý vào diễn biến của nó chính là tỉnh thức tiến
vào cái chết. Chết theo kiểu này, bạn mới nhận ra rằng
thực sự không có cái chết – và không có gì để sợ hãi.
Chỉ có cái tự ngã hư ngụy mới chết đi. Hãy hình dung một
tia sáng mặt trời quên bẵng đi rằng nó là một bộ phận
không thể tách rời khỏi mặt trời, nó tự lừa dối mình
để tin rằng nó phải đấu tranh để tồn tại, nó phái kiến
tạo ra một cái tôi khác với mặt trời để sống bám vào
đó. Chẳng phải cái chết của ảo tưởng này là sự giải
thoát kỳ diệu sao?
Bạn
muốn chết thật dễ dàng không? Phải chăng bạn thà chết
chứ không chịu đau đớn, không chịu thống khổ? Vậy trong
từng khoảnh khắc bạn hãy chết đi với quá khứ, và hãy
để cho ánh sáng hiện trú của bạn đánh tan đi cái tôi mê
muội, nặng nề, và bị trói buộc bởi thời gian mà bạn
nghĩ là “con người bạn”.
Con
đường thập giá
Nhiều
người thuật lại rằng họ đã tìm thấy Thượng đế thông
qua nỗi đau khổ sâu sắc của họ, và có thành ngữ Kitô
“con đường khổ giá” mà tôi cho là nhằm ám chỉ sự kiện
này.
Chúng
ta không đề cập đến điều gì khác ở đây.
Nghiêm
chỉnh mà nói, họ không tìm thấy Thượng đế thông qua đau
khổ, bởi vì qua đau khổ hàm ngụ phản kháng. Họ tìm thấy
Thượng đế thông qua vâng phục, thông qua hoàn toàn chấp
nhận cái đang là, mà họ bị buộc phải tiến vào đó bởi
vì nỗi đau khổ cùng cực của mình. Hẳn là ở bình diện
nào đó họ nhận ra rằng nỗi đau khổ ấy do tự tạo mà
có.
Làm
sao ông đánh đồng sự vâng phục với việc tìm thấy Thượng
đế cho được?
Bời
vì phản kháng không thể tách rời khỏi tâm trí, cho nên từ
bỏ phản kháng – tức là vâng phục – là kết thúc vai trò
chủ nhân của tâm trí, kẻ mạo danh giả vờ là “con người
bạn”, vốn là vị thần giả tạo. Tất cả mọi phán xét
và mọi thứ tiêu cực đều tan biến đi. Vốn đã từng bị
tâm trí che khuất đi, lãnh địa của Bản thể hiện tiền
giờ đây mới mở ra. Đột nhiên, sự tĩnh lặng lớn lao phát
sinh bên trong bạn, kèm theo đó là cảm giác bình an thanh thản
khôn dò. Và bên trong sự an bình đó có niềm vui lớn lao.
Bên trong niềm vui đó, tình yêu triển nở. Và tận cốt lõi
sâu thẳm nhất, có cái linh thiêng, cái vô lượng vô biên,
cái không sao gọi tên được.
Tôi
không gọi sự kiện đó là tìm thấy Thượng đế, bởi vì
bạn làm sao có thể tìm kiếm cái không hề bị mất đi, vốn
là sự sống đích thực của bạn, cho được? Thuật ngữ
Thượng đế có ý nghĩa hạn chế không chỉ do hàng ngàn năm
ngộ nhận và lạm dụng, mà còn vị nó ám chỉ một thực
thể khác hẳn bạn. Thượng đế chính là Bản thể hiện
tiền, chứ không phải là một con người. Ở đây không thể
có mối quan hệ chủ khách, không hề có tình trạng lưỡng
phân đối đãi, không có bạn và Thượng đế. Nhận biết
Thượng đế là sự việc tự nhiên nhất. sự kiện đáng
kinh ngạc và không thể hiểu được không phải là bạn có
thể nhận biết Thượng đế, mà chính là bạn không thể
nhận biết Thượng đế. Con đường khổ giá hay con đường
thập tự giá (the way of the cross) bạn đề cập là con đường
dẫn đến giác ngộ của người xưa, và mãi đến gần đây
nó vẫn là con đường duy nhất. Nhưng đừng phế bỏ nó hay
đánh giá thấp hiệu quả của nó, bởi vì nó vẫn còn hiệu
nghiệm.
Con
đường khổ giá là hành trình đảo ngược hoàn toàn. Tức
là điều tệ hại nhất trong đời bạn, nỗi thống khổ cùng
cực của bạn, biến thành điều tốt lành nhất từng xảy
đến cho bạn, bằng cách buộc bạn tiến vào trạng thái vâng
phục, tiến vào “cái chết”, buộc bạn trở thành cái không
gì cả, trở thành Thượng đế - bởi vì Thượng đế cũng
chính là cái không, cái hư vô, cái không gì cả.
Hiện
nay đối với đa số người vô minh, con đường khổ giá vẫn
là biện pháp duy nhất. họ sẽ chỉ thức tỉnh thông qua đau
khổ thêm nữa, và sự giác ngộ dưới dạng hiện tượng
tập thể chắc chắn sẽ xảy ra tiếp sau các biến động
lớn lao. Tiến trình này phản ảnh cách vận hành của một
số qui luật vũ trụ chi phối sự phát triển ý thức, vì
vậy một số người tỏ ngộ có thể đoán biết trước được.
Tiến trình này được miêu tả trong Sách Khải Huyền và các
kinh điển cổ khác, mặc dù mập mờ khó hiểu và đôi khi
bằng các ẩn ngữ hay biểu tượng không thể hiểu được.
Nỗi thống khổ này không phải do Thượng đế giáng xuống,
mà do con người gây ra cho mình và gây ra cho nhau, cũng như
gây ra bởi một số biện pháp phòng vệ mà Quả Đất, vốn
là một thực thể sinh động và linh thông, sẽ thực hiện
để tự bảo vệ trước sức tiến công dữ dội một cách
điên rồ của con người.
Tuy
nhiên, hiện nay ngày càng có thêm nhiều người mà ý thức
đã tiến hóa đủ để không cần thêm đau khổ nữa mới
hiện thực được giác ngộ. Bạn có thể là một trong số
những người đó.
Giác
ngộ thông qua đau khổ – tức con đường khổ giá – có
nghĩa là bị buộc phải tiến vào vương quốc thiên đàng
trong trạng thái quẫy đạp và la hét vì đau đớn đến cùng
cực. Cuối cùng bạn sẽ vâng phục bởi vì bạn không sao
chịu đựng thống khổ thêm nữa, nhưng đau khổ có thể tiếp
tục trong một thời gian dài cho đến khi sự tỏ ngộ xảy
ra. Giác ngộ tự nguyện một cách hữu thức có nghĩa là từ
bỏ sự gắn bó vào quá khứ và tương lai của bạn, và xem
cái Bây giờ là trọng tâm chủ yếu trong đời bạn. Nó có
nghĩa là chọn cách cư ngụ trong trạng thái hiện trú thay
vì trong thời gian. Tức là chấp nhận cái đang là. Lúc ấy
bạn không cần đau khổ nữa. Bạn có nghĩ rằng mình sẽ
cần thêm bao nhiêu thời gian nữa mới có thể nói: “Ta sẽ
không gây thêm đau khổ nữa” không? Bạn cần thêm bao nhiêu
đau khổ nữa mới có thể thực hiện được việc lựa chọn
ấy?
Nếu
bạn cho rằng mình cần có thêm thời gian, thì bạn nhất định
sẽ có thêm thời gian – và thêm đau khổ. Thời gian và đau
khổ không thể tách rời nhau được.
Sức
mạnh để chọn lựa
Còn
tất cả những người dường như thực sự muốn gánh chịu
đau khổ thì sao? Người phối ngẫu của bạn tôi thường
xúc phạm thân xác cô ta, và các mối quan hệ trước đây
của cô ấy cũng chẳng khác gì. Tại sao cô ấy chọn những
người đàn ông như thế, và tại sao hiện nay cô ấy từ
chối thoát ra khỏi hoàn cảnh đó? Tại sao quá nhiều người
thực sự chọn đau khổ?
Tôi
cũng biết rằng cụm từ chọn lựa là một từ ngữ được
nhiều người ưa chuộng trong Thời đại mới hiện nay, nhưng
nó không hoàn toàn chính xác trong đoạn văn này. Thật sai
lầm khi nói rằng ai đó đã “chọn lựa” một mối quan
hệ thất bại hay bất cứ hoàn cảnh tiêu cực nào trong đời
mình. Chọn lựa hàm ngụ trạng thái tỉnh thức – trình độ
ý thức cao. Không có nó, bạn không có sự chọn lựa gì cả.
Chọn lựa khởi sự ngay vào lúc bạn giải trừ sự đồng
hóa với tâm trí cùng các khuôn mẫu có điều kiện của nó,
tức là ngay khi bạn hiện trú. Về mặt tâm linh, cho đến
khi tiến đến mức đó bạn vẫn còn vô minh. Tức là bạn
vẫn còn bị cưỡng bách phải suy nghĩ, phải cảm nhận, và
phải hành động theo một số cách thức tương ứng với các
điều kiện do tâm trí bạn quy định. Đó là lý do giải thích
tại sao Chúa Jesus nói: “Hãy tha thứ cho họ, bởi vì họ
chẳng biết họ đang làm gì?”. Vấn đề này không liên quan
gì đến trí thông minh theo ý nghĩa ước lệ của ngôn ngữ.
Tôi đã gặp nhiều người rất thông minh và trình độ học
vấn rất cao, nhưng họ cũng rất vô minh, tức là hoàn toàn
bị đồng hóa với tâm trí của họ. Thực ra, nếu sự phát
triển tâm trí và gia tăng kiến thức không được cân bằng
bởi sự phát triển ý thức tương xứng, bởi sự phát triển
tâm linh tương xứng, thì khả năng gặp phải bất hạnh và
tai họa thật vô cùng lớn lao.
Người
bạn ấy bị kẹt vào mối quan hệ với người phối ngẫu
hay xúc phạm thân xác cô ta, và đây không chỉ là lần đầu.
Tại sao vậy? Không có chọn lựa gì ở đây cả. Bị qui định
bởi quá khứ, tâm trí luôn luôn tìm cách tái tạo ra thứ
gì nó biết và thứ gì nó vốn quen thuộc. Cho dù có đau khổ
đấy, nhưng ít ra cũng quen thuộc với nó. Tâm trí luôn luôn
gắn bó với cái đã biết. Cái chưa biết thật là nguy hiểm,
bởi vì nó không thuộc quyền kiểm soát của tâm trí. Đó
là lý do khiến cho tâm trí không ưa thích và không ngó ngàng
gì đến khoảnh khắc hiện tại. Sự nhận biết khoảnh khắc
hiện tại tạo ra một khoảng hở không chỉ ở dòng lưu xuất
của tâm trí, mà còn ở chuỗi liên tục quá khứ – tương
lai nữa. Không thứ gì thực sự mới lạ và có tính sáng
tạo có thể xuất hiện ở thế giới này mà không thông qua
khoảng hở ấy, không thông qua khoảng không gian trong sáng
có năng lực vô biên ấy.
Do
đồng hóa với tâm trí của mình, cô bạn ấy có lẽ đang
tái tạo một khuôn mẫu đã học hỏi được trong quá khứ,
mà ở đó mối quan hệ gần gũi và sự xúc phạm vốn gắn
bó không thể tách rời nhau được. Mặt khác, có lẽ cô ấy
đang biểu hiện một khuôn mẫu đã in đậm trong tâm khảm
từ thời thơ ấu, trong đó cô thường bị xem là vô tích
sự và đáng bị trừng phạt. cũng có thể cô ấy trải qua
phần lớn cuộc sống trong cái quầng chứa nhóm đau khổ để
tồn tại và tăng trưởng. Con người phối ngẫu của cô ấy
lại vốn sẵn có các khuôn mẫu vô minh của chính anh ta, và
các khuôn mẫu này bổ sung cho cô. Dĩ nhiên hoàn cảnh của
cô ấy vốn do cái tôi hư ngụy tạo ra, nhưng cái tôi làm
công việc tạo tác ấy là ai hay là thứ gì chứ? Chẳng qua
là cái khuôn mẫu tâm trí – tình cảm hình thành từ quá
khứ chứ không là gì khác. Nếu bạn bảo với cô ấy rằng
cô đã chọn lựa hoàn cảnh cho mình, thì bạn đang tăng cường
thêm tình trạng đồng hóa với tâm trí của cô ấy. nhưng
phải chăng cái khuôn mẫu tâm trí đó chính là con người
cô ấy? Phải chăng nó chính là cái tôi của cô ấy? cá tính
đích thực của cô ấy có được hìh thành từ quá khứ không?
Hãy hướng dẫn cho cô bạn ấy cách hiện trú để quan sát
ở phía sau các ý nghĩ và tình cảm của cô. Cũng nên bảo
cho cô ấy biết về cái quầng chứa nhóm đau khổ và về
cách giải thoát bản thân khỏi cái quầng đó. Hãy truyền
đạt cho cô ấy nghệ thuật cảm nhận cơ thể nội tại.
minh chứng cho cô ấy thấy ý nghĩa của sự hiện trú. Ngay
khi tiếp cận được sức mạnh của cái Bây giờ, và do đó
phá vỡ quá khứ có điều kiện của mình, cô ấy nhất định
sẽ chọn lựa được.
Không
ai chọn lựa sai trái, xung đột, hay đau khổ. Không ai chọn
lựa thái độ điên rồ. chúng xảy ra bởi vì bạn hiện trú
khôn gđúng mức để giải trừ quá khứ, không có đủ ánh
sáng để xua tan bóng tối. bạn không hiện trú triệt để.
Bạn chưa hoàn toàn thức tỉnh. Trong khi đó, tâm trí bị qui
định vẫn đang điều động cuộc đời bạn.