CHƯƠNG
IX
DẪN
CHỨNG LỜI KINH
Muôn
pháp về tâm hỏi đáp rõ ràng. Bậc thượng căn vừa xem qua
liền ngộ bản tâm, kẻ trung hạ căn ngu độn nghi ngờ bài
báng chẳng tin, nên dẫn lời kinh của Phật để chứng
minh hầu đaọn trừ những nghi hoặc, tin một cách thành thật
chẳng lầm. Hoặc có người được ngộ, y lời dạy mà vâng
làm, vào thẳng tòng lâm của Cổ phật, vượt ngang qua bờ
cõi then chốt của Tổ Sư. Có thể bảo ngay nơi nhục nhãn
mà viên thông Phật nhãn, ngay nơi tâm phàm mà hiển chơn tâm.
Nay thuật lời trong kinh Phật và lời của Tổ sư để ấn
chứng chánh lý qui tâm.
Kinh
Bát Nhã nói: “Hết thảy chư Phật đồng ở một chỗ, gom
về cảnh giới vô lậu và tự tánh thanh tịnh”.
Kinh
Hoa Nghiêm nói: “Lời lẽ thuyết pháp (của Như Lai), kẻ tiểu
trí vọng phân biệt, nên sanh chướng ngại, chẳng rõ ở tự
tâm. Không rõ tự tâm làm sao biết chánh đạo? Kẻ kia dùng
tư tưởng điên đảo nên tăng trưởng tất cả điều ác”.
Kinh
Lăng Già nói: “Đệ nhất nghĩa đế chỉ là tâm. Vô vàn
tướng bên ngoài, tất cả đều không có. Kẻ phu kia chấp
trước vào ác kiến, khi dối tự tha, không thấy rõ được
chỗ trụ như thật của hết thảy các pháp. Đại Huệ! Hết
thảy các pháp như thật, ấy nghĩa là hay liễu đạt lý duy
tâm sở hiện”.
Kinh
Tứ Thập Nhị Chương nói: “Người xuất gia làm sa môn, (phải)
đoạn dứt ham muốn, khử trừ khát ái, biết được nguồn
tâm của mình, đạt được lý gốc của Phật, ngộ pháp vô
vi, bên trong không sở đắc, bên ngoài không sở cầu, tâm
không hạn cuộc nơi đạo, cũng không tạo nghiệp, vô niệm
vô tác, phi tu, phi chứng, phải trải qua các ngôi thứ mà tự
cao tột. Đó gọi là Đạo!”
Kinh
Bảo Vân nói: “Hết thảy các pháp, tâm là trên hết. Nếu
biết tâm thì có thể biết được tất cả các pháp”.
Bài
kệ trong Kinh Nhơn Quả nói: “Tạo tất cả thiện ác đều
từ tâm tưởng sanh. Cho nên người xuất gia chơn chánh đều
lấy sự minh tâm làm gốc”.
Kinh
Niệm Phật Tam Muội nói: “Tâm như kim cang, với ngừoi thiệncăn
hay xuyên thấu tất cả pháp. Tâm như áo Ca lân đề, với
người thiện căn hay mềm dẻo. Tâm như bể cả, với người
thiện căn hay nhiếp các giới tu. Tâm như đá bằng phẳng,
với người thiện căn hay đứng giữ tất cả sự nghiệp.
Tâm như núi chúa, với người thiện căn hay phát sanh tất
cả pháp lành. Tâm như cõi đất, với người thiện căn hay
gánh vác và gìn giữ sự nghiệp cho chúng sanh”.
Kinh
Định Ý nói: “Trong thiền định chẳng dính mắc trong ngoài,
cũng không ở giữa, đó gọi là nhứt tâm”.
Kinh
Bảo Khiếp nói: “Văn Thù sư lợi bảo Xá lợi Phất rằng
như hoả tai cháy mạnh trong hằng sa kiếp, rốt lại cũng không
đốt được hư không. Xá Lợi Phất! Cũng như vậy, mỗi mỗi
chúng sanh tạo tội ngũ nghịch, cùng nghiệp chẳng lành trong
hằng sa kiếp, nhưng mà tâm tánh họ rốt lại cũng chẳng
thể nhơ”.
Bài
kệ torng Kinh Đại hư không tạng Bồ tát sở vấn nói:
Hư
không lìa sanh diệt
Pháp
giới không tới lui
Các
pháp nương tâm mà trụ.
Trong
không, không có sắc phi sắc
Tâm
tánh cũng như vậy
Hư
không chỉ giả danh
Tâm
ý thức cũng như vậy.
Bài
kệ Kinh Lăng Già nói:
Các
pháp không pháp thể
Mà
nói chỉ là tâm
Chẳng
thấy dược tự tâm
Mà
khởi ra phân biệt.
Kinh
Xuất Diệu nói: “Người thân mặc giáp giới luật, mà tâm
không có gươm trí huệ, thì không làm tan hoại được bọn
đầu sỏ kiết sử. Cho nên biết, nếu chẳng quán tâm cho
diệu huệ thành tựu, thì không thể chặt đứt được căn
bản vô minh”.
Kinh
Niết Bàn nói: “Sư tử rống ấy là nói một cách quyết
định rằng tất cả chúng sanh dều có Phật tánh. Nếu biết
tự tâm mình Phật tánh đầy đủ, thì ngoài tánh lại có
pháp đáng cầu ư?”.
Kinh
Pháp Hoa Tam Muội nói: “Không dính mắc, không chỗ nương,
không hệ luỵ vào tâm tịch diệt, ban tánh như hư không. Đó
gọi là vô thượng đạo”.
KỆ
CỦA BẢY ĐỨC PHẬT
Bài
kệ của Phật Tỳ Bà Thi nói:
Thân
từ trong vô tướng thọ sanh,
Dụ
như huyễn, xuất các hình tượng.
Người
huyễn, tâm thức xưa nay không,
Tội
phước đều không, không chỗ trụ.
Bài
kệ của Phật Thi Khí nói:
Tạo
các pháp lành vốn là huyễn,
Tạo
các nghiệp ác cũng là huyễn.
Thân
như hòn bọt tâm như gió,
Huyễn
hiện không nguồn, không thật tánh.
Bài
kệ của Phật Tỳ Xá Phù nói:
Vay
mượn bốn đại ngỡ là thân,
Tâm
vốn không sanh nhơn cảnh có.
Cảnh
trước nếu không tâm cũng không.
Tâm
như huyễn khởi rồi diệt.
Bài
kệ của Phật Câu Lưu Tôn nói:
Thấy
thân không thật là Phật thấy
Rõ
tâm như huyễn là Phật rõ.
Rõ
được thân tâm bản tánh không.
Người
nầy cùng Phật có khác gì?
Bài
kệ của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni nói:
Phật
chẳng thấy thân biết là Phật.
Nếu
thật có biết riêngkhông Phật.
Người
trí hay biết tội tánh không,
Thản
nhiên chẳng sợ việc sanh tử.
Bài
kệ của Phật Ca Diếp nói:
Hết
thảy chúng sanh tánh thanh tịnh,
Từ
xưa không sanh không thể diệt.
Ngay
thân tâm nầy là huyễn sanh.
Trong
huyễn hoá không tội, không phước.
Bài
kệ của Phật Thích ca Mâu ni nói:
Huyễn
hoá không nhơn cũng không sanh,
Đều
là tự nhiên thấy như vậy.
Các
pháp thảy đều tự hoá sanh,
Huyễn
hoá không sanh, không chỗ sợ.
LỜI
CHƯ TỔ
Bài
kệ của sơ Tổ Bồ đề đạt ma nói:
Chớ
thấy ác mà sanh chán,
Chớ
thấy thiện mà sanh ưa,
Chẳng
bỏ trí mà gần ngu,
Chẳng
lbỏ mê mà đốn ngộ.
Đạt
đạo lớn chừ quá lượng,
Thông
Phật tâm chừ vô số,