CHƯƠNG
II
PHẬT
NHO LUẬN LÝ
Nho
sĩ hỏi: Đạo lý của Phật chủ trương không cha con, không
vua tôi. Các bậc tiên Nho đã bình luận đạo lý của Phật
đồng với học thuyết của Dương Chu và Mặc Địch (4). Tôi
nghiên cứu thấy lời nói ấy quả nhiên chẳng sai.
Sư
đáp: Khi đức Phật còn tu nhơn, trong vô lượng kiếp đã
từng móc mắt cứu song thân, hoặc xả bỏ thân thể chết
thay cho cha, hành vô vàn đạo trung đạo hiếu, nhưng mà cũng
không thành đạt được sự báo đáp. Chỉ có xuất gia học
đạo vô thượng, thành bậc Đẳng chánh giác, thì sự báo
đáp mới trả xong Kinh Phật nói: “Nếu người con hiếu phụng
sự cha mẹ, trời Đế Thích ở tại nhà. Người con hiếu
dưỡng cha mẹ, trời Đại phạm thiên ở tại nhà. Người
con hiếu kính cha mẹ chư Phật ở tại nhà”. Trong Luật nói:
Hiếu gọi là Giới. Người trước chẳng nuôi cha mẹ mà làm
việc bố thí, đấy gọi là người ác. Trong Di Lặc kệ nói:
“Nhà
trên có hai tượng Phật,
Xót
thương người đời chẳng biết
Chẳng
dùng vàng tốt làm thành,
Cũng
chẳng chiên đàn tạc nên.
Tức
là cha mẹ hiện tại.
Đấy
là Thích Ca Di Lặc,
Người
thường thành tâm cung kính.
Nào
câu công đức chi xa”.
Giáo
lý Đạo Phật tuy không bàn về việc trị quốc, nhưng mà
hay dẫn đạo người dân làm lành, cải hoá tà mê trở về
đường chánh. Dạy người ngu vâng làm những điều lành,
khiến kẻ trí ngộ lý tu tâm. Đấy có thể bảo là làm sáng
tỏ Phật đạo và ngầm báo đáp ân vua. Há chẳng thấy hàng
họ Thích trong đạo Phật và những Tòng Lâm trong thiên hạ,
sớm tối hai thời khoá tụng, hầu báo đáp bốn ân ba cõi
được nhờ. Đối với người lơ là Phật quả, bất trung,
bất hiếu, mười phương bồ tát, hàng lậu tận A la hán,
hàng thiên long bát bộ, các loại qủi thần, há chịu qui y
và dốc lòng phụ tá? Tôi chẳng nói dối, ông tự rõ.
HỎI:
Cha mẹ còn sanh tiền chẳng đi được xa, đi xa còn chẳng
cho, huống cạo tóc mặc áo thâm, xa lìa cha mẹ?
ĐÁP:
Ông chỉ biết cái hiếu nhỏ ở thế gian, mà chẳng biết
cái hiếu to lớn xuất thế gian. Hiếu ở thế gian là chẳng
thể xa lìa cha mẹ, còn sống thì lấy lẽ mà phụng sự, khi
chết thì dùng lễ mà mai táng, cuối cùng là lấy lễ mà cúng
tế. Đạo hiếu trước sau đấy đủ chỉ có thế.
Nho
giáo chỉ biết phụng sự cha mẹ hành đạo hiếu, mà chẳng
biết cha mẹ đời quá khứ chi đến hiện tại đã tạo nghiệp
thọ báo, đoạ lạc vào ba đường. Nếu được người con
xuất gia, chóng chứng đạo giác ngộ vô thượng, thì mới
có thể cứu bạt cha mẹ thoát khỏi cảnh khổ. Đấy mới
có thể gọi là báo đáp ân cha mẹ một cách chân thật. Cổ
đức nói: “Một người con xuất gia chín đời ông bà được
thăng thiên”. Xuất gia làm Tăng, tuy cạo tóc mặc áo thâm,
đó nghĩa là xa lìa thế tục, học đạo mới dễ thành công.
Chẳng có vợ con, nên gọi là cắt đoạn ân ái, mới mau thành
chánh giác. Ông chỉ biết ngũ luân (5) ở thế gian, mà chẳng
biết cái hiếu lớn cứu cha mẹ.
HỎI:
Tội bất hiếu có ba, không con nối dòng là lớn hơn cả.
Vậy thế nào?
ĐÁP:
Luân lý ở thế gian không con nối dòng là bất hiếu. Trái
lại đạo xuất thế không cuộc hạn trong lệ này. Bởi do
tham ái nên chúng sanh tiếp nối nhau mà sanh, cột trói trong
lưới ái chẳng thôi, như keo như hồ. Đời đời hội hiệp,
kiếp kiếp liên chuyền cha mẹ con cháu tới lui chẳng dứt.
Nếu thật là người có trí huệ phải cương quyết đoạn
trừ, phát tâm dũng mãnh chặt dứt ái dục, đốn ngộ tâm
tánh, vượt thẳng đến mảnh đất giác ngộ tuy là tuyệt
tự không con nối dòng cũng không phải tội lỗi. Bởi tự
mình có cái hiếu lớn xuất thế, báo đáp ân của ông bà
cha mẹ một cách chơn thật.
HỎI:
Tăng sĩ xuất gia, mở miệng ra là nói việc xuất thế. Nếu
quả thật có pháp xuất thế, thì pháp ấy chẳng phải hành
trên thế gian. Nay thấy lưu hành trên thế gian sao nói ra ngoài
thế gian?
ĐÁP:
Người học đạo chẳng nhiễm duyên đời, giải thoát tất
cả chỗ, gọi là người xuất thế. Chẳng phải lìa thế
gian mà riêng có cái có thế xuất. Thí như Nho sĩ thi đậu
gọi là “cỡi rồng bẻ quế”. Há thật có rồng để cỡi,
có quế để bẻ ư? Đáng tức cười những kể mê chấp mà
anh nghị luận dị kỳ.
HỎI:
Tôi thấy Tăng sĩ ham mê danh lợi, ròng làm chuyện thế gian,
làm sao chẳng nhiễm?
ĐÁP:
Thời kỳ mạt pháp lìa Phật quá xa, cho nên rồng rắn lẫn
lộn, phàm thánh giao xen. Có những người trí chẳng lìa ngoài
pháp thế gian, hành động phi đạo mà thành tựu được Phật
đạo, người phàm mắt thịt không thể biết được, chớ
nên nghị luận hàm hồ.
HỎI:
Đức Thánh Khổng công kích học thuyết dị đoan, đâu chẳng
phải là Phật giáo và Lão giáo sao?
ĐÁP:
Ngài Khổng Tử cho Lão Tử là dị đoan, sao lại đi hỏi lễ
và khen tặng Lão Đam? Nếu cho Phật là dị đoan, lúc ấy Phật
giáo chưa truyền vào Trung Quốc sao nói dị đoan được? Ấy
chẳng qua ngài Khổng Tử ngó thấy thời Xuân Thu, bậc hiền
giả thì thái quá, còn kẻ ngu thì bất cập. Tất cả đều
mất Trung đạo, cho nên nói rằng dị đoan. Kẻ Nho sĩ đời
sau nương vào đó mà bài báng Phật Giáo và Lão Giáo. Lời
nói rời rạc kia chẳng thông vậy.
HỎI:
Phật giáo chủ trương tịch diệt gọi là dị đoan. Các bậc
tiên Nho đã kiểm điểm, lời kia chẳng sai.
ĐÁP:
Gọi tịch ấy chẳng phải đối với động mà gọi rằng
tịch. Từ vô thỉ đến nay vốn tự chẳng động, nên gọi
rằng tịch. Gọi diệt ấy chẳng phải đối với sanh mà gọi
rằng diệt. Từ vô thỉ đến nay vốn tự không sanh không
diệt nên gọi rằng diệt. Đây là bản tánh của toàn
thể, muôn nghìn tác dụng từ đây mà phát sanh. Kẻ Nho sĩ
đời sau chẳng ngộ được tánh thể, lầm lẫn sanh ra dị
kiến đoạn diệt.
HỎI:
Đạo Nho tôi chủ trương “Cùng lý tận tánh” chẳng giống
như thiên không của Phật giáo?
ĐÁP:
Phật nói: “Tịch diệt hiện tiền, lục căn hỗ dụng”.
Nhà Nho gọi là “Tịch nhiên bất động, có cảm liền thông”.
Phật nói: “Như như bất động”. Nho nói: “Không không”
giống nhau vậy. Kẻ Thích Từ chuyển thức thành trí. Thầy
Nhan Hồi học đạo thành “thường không”! Nếu cho tịch
diệt là dị đoan, thì Khổng Tử nói “Không không” cùng
Phật không hai (vậy cũng dị đoan sao). Kẻ Nho sĩ đời sau
chẳng rõ tánh thể, đã vô cớ sai lầm nghị luận thiên không.
Nếu ngộ được “chỗ chưa phát khởi trở về trước”
mới biết đạo Nho, đạo Thích không hai.
HỎI:
Đạo Phật dùng lý nhơn quả để doạ sợ hạng tục tử
ngu muội, nói người làm thiện nhất định sanh thiên đường,
kẻ làm ác đoạ xuống địa ngục. Nói lục đạo luân hồi
tam đồ nghiệp báo, như thế là dối láo mê hoặc người
thái quá. Tín đồ đạo Phật đâu biết mạng người sau khi
chết khí hoá thành gió, thân thịt hoá thành bùn đất, một
đời đã hết có ai mà trở lại?
ĐÁP:
Như ông đã nói: không nhơn không quả, thiên đường địa
ngục là dối láo, con người một đời chết rồi về không,
khí hoá thành gió, thịt hoá làm bùn đất. Nếu không nhơn
quả sao kinh Dịch nói: “Nhà chứa những điều thiện ắt
có thừa những niềm vui khánh hạnh; nhà chứa điều ác ắt
có thừa những hoạ tai”. Lại Kinh Thư nói: “Người làm
lành được đáp cho trăm điều may mắn; người làm điều
chẳng lành được đáp cho trăm tai họa”. Nếu không có địa
ngục do đâu trong Truyện nói: “Nếu làm điều chẳng lành
sẽ bị quỷ thần hành phạt nơi cõi u minh”. Nếu không có
luân hồi, cớ sao lại nói: “Người chết nơi đây thì sanh
nơi kia. Vạn vật lưu xuất từ cơ tạo hoá, thì cũng đều
vào cơ tạo hoá”. Nếu không nhơn quả báo ứng con người
chỉ sống một đời mà thôi, thì tự do lêu lổng, buông lung
tâm ý, hành vi trái đạo, đến sau khi chết chẳng qua hoá
một trận gió trong (thanh phong). Nếu tự như hoá thành gió
sao lại an trí thờ phụng? Hơn nữa gió là vật vô tình vốn
không tri giác. Trinh Hao nói: “Con hiếu cúng tế ông bà, ông
bà chứng cho lòng tưởng nhớ ấy. Đấy là do lòng chí thành
hễ có cảm liền ứng”. Cứ theo lời nói này: Ông bà đến
để chứng cho lòng tưởng nhớ của con cháu. Nhưng mà luồng
gió trong đến chứng hay là linh tánh thành gió. Nếu là gió
trong đến thì gió trong là vật vô tình.Vậy thì ông bà sau
khi chết TÁNH hoá làm vật vô tình ư? Con cháu cúng tế ông
bà, lại biến thành linh tánh, sau khi nhận sự cúng tế rồi,
trở lại hoá thành gió trong. Như vậy sự biến hoá, qua lại
thật là luồng gió kỳ quái. Trinh Hao lại nói: “Quỷ nghĩa
là có đi mà không có lại”. Đã có đi mà không có trở
lại, nhưng khi con cháu chí thành nên ông bà cảm mà về chứng.
Vậy là có trở lại! Thật nực cười vậy.
Y Xuyên
nói: “Quỷ thần là lương năng của hai loại khí: khí dương
sanh lên trời làm thần, khí âm rơi xuống đất làm quỷ”.
Đã nói nhơn quả là giả, thiên đường địa ngục chẳng
thật. Như vậy chủ trương khí dương sanh lên trời làm thần,
khí âm dưới đất làm quỷ là đã rơi trong nhơn quả cảm
ứng rồi.
Rất
tiếc kẻ tục Nho chẳng ngộ được diệu tánh, chẳng có
chẳng không, chẳng sanh chẳng diệt, lầm lẫn sanh tâm chấp
đoạn diệt, tự mờ mịt bản chơn. Kẻ ấy phải sớm sanh
trí huệ, mau tìm bậc minh minh ra đạo lý nhất quán, thì nhất
định không rơi vào hai kiến chấp đoạn thường, liễu ngộ
được lý trung hoà của cửa Khổng.
HỎI:
Đã chẳng lầm nhơn quả, thiện ác báo ứng chẳng sai. Cớ
sao vua Lương Võ Đế phụng thờ Đạo Phật mà bị mất nước
vào tay Hầu Cảnh?
ĐÁP:
Vận nước có dài có ngắn, đời có thạnh trị hay loạn
lạc đều do định nghiệp, không thể dời đổi được. Lương
Võ Đế theo tiểu thừa, chuyên tu vào hữu vi. Quá tin vào lề
thói cũ, cố chấp lý Trung, không có quyền biến. Binh của
Hầu Cảnh đến chẳng bày phương tiện, mà lại hợp các
thầy Sa Môn lại rung chuông gõ khánh, mà niệm MA HA BÁT NHÃ
BA LA MẬT. Giống như Hướng Hủ nhà Hậu Hán, có Trương Giác
làm loạn, không muốn quốc gia hưng binh, chỉ xua binh tướng
ra bờ sông, hướng về phương bắc đọc Hiếu Kinh cho quân
giặc nghe sẽ tự tan rã. Dùng pháp chánh chẳng khéo như vậy,
đâu phải lỗi tại Hiếu Kinh? Lương Võ Đế chấp vào lý
Trung, lại cũng do định nghiệp mất nước chớ chẳng phải
làm thiện mà tổn hại. Vua Lương Võ Đế tuổi thọ đến
chín mươi, định nghiệp của vua là do bệnh mà chết, chẳng
phải đến đỗi tàn ác. Cớ sao lại nhơn vào việc này mà
bài báng Thánh Giáo, ấy tự mình chuốc lỗi vậy.
HỎI:
Thầy nói định nghiệp khó trốn thoát. Vậy sự cảm ứng
thật là trò dối gạt?
ĐÁP:
Đời trước tạo nghiệp, đời này thọ quả báo. Thân hiện
đời này tu phước, trở lại kiếp sau hưởng quả vui. Lý
ấy nhất định như vậy, không thể dời đổi được. Vua
Lương Võ Đế đời trước kết những oan nghiệp, đời này
gặp lại những thù oán xưa. Tuy gặp những oán nạn, nhưng
nhờ đời này tu thiện, nhất định quả của đời sau thế
lầm được.
HỎI:
Nhơn quả chẳng lầm, nó là cái định kiến không thể dời
đổi chăng?
ĐÁP:
Đấy là pháp nhất định mà cũng có bất định.
HỎI:
Bất định như thế nào?
ĐÁP:
Đời trước tạo nghiệp, đời này nghèo khó lại mạng yểu;
hoặc làm phúc đức nên tội diệt phúc sanh; hoặc ở những
kiếp trước vay nợ sanh mạng với nhau, nay oan trái hội ngộ.
Do làm công đức lớn cảm động đến trời đất nên hoá
hung làm kiết. Cổ đức nói: “Làm âm đức hay giải trừ
được túc nghiệp”. Cho nên, tuy có định pháp mà cũng có
bất định pháp.
HỎI:
Vua Lương Võ Đế một đời xả thân sửa chùa xây tháp. In
kinh tạo tượng, phụng thờ Phật, độ Tăng Ni, làm lành như
vậy, há không âm đức cảm động đến trời đất, để
được cởi oan mở nạn sao?
ĐÁP:
Việc của Lương Võ Đế là phước hữu vi, sanh trở lại
sẽ thọ qủa vui. Nếu là âm đức vô lậu thì hợp làm một
với lòng trời, mới hay đổi hung làm kiết, đổi tai hoạ
thành an lành.
HỎI:
Phật pháp nếu đồng với giáo lý của đạo Nho, tại sao
Âu Dương Tu nói: “Phật là đại hoạn cho Trung Quốc”.
ĐÁP:
Phật pháp nếu chẳng phải là giáo lý chơn chánh mới là
đại hoạn. Do đâu mà từ xưa cho đến nay trên từ thánh
đế hiền vương, dưới cho đến tể quan, đại Nho, trưởng
giả, cư sĩ, Đạo sĩ, bà già, con gái, con ở… đều phụng
thờ Phật như thuỷ triều lên. Kẻ quy y như nền trời đầy
sao. Trong số người đông đảo như vậy, khó thấy một người
khám phá ra Đạo Phật là người từ phương xa, ngài cũng
chưa đến đây bao giờ. Chẳng qua là lời dạy của ngài truyền
đến đây mà thôi. Nếu là giáo pháp hại người, há lại
cho lưu truyền từ lâu, sao không bị trời tru người chán?
HỎI:
Âu Dương Tu nói: “Phật khéo bày đặt việc không căn cứ,
chẳng chơn thực”.
ĐÁP:
Phật bày ra điều dối láo ắt có mưu đồ. Nếu nói về
danh lời Phật là người rất tôn quí; nếu nói về đói lạnh
Phật là người rất giàu sang. Vì sao lại xả bỏ giàu sang
vương vị đi bày đặt chuyện không căn cứ, chẳng chơn thật
để mê hoặc người? Đây cũng là việc tất điên đảo và
kỳ quái vậy. Nếu Phật lòng chỉ có mảy may trá vọng, thì
mười phương các bậc thánh hiền há lại chịu cùng theo hoằng
hoá? Kinh nói: “Lời nói của Như Lai là lời chơn, lời thật,
lời đúng, lời chẳng dối, lời chẳng khác” (Như Lai thị
chơn ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống
ngữ giả, bất dị ngữ giả). Lời trên ấy là do Âu Dương
Tu muội tâm mà nói ra vậy.
HỎI:
Hàn Vũ nói: “Phật giáo là nền đạo giáo từ bên Tây Vức
(Ấn Độ), đến thời Hậu Hán mới truyền bá vào Trung Quốc.
Đời thượng cổ nào có đạo Phật, từ đời Hoàng Đế
trở xuống, đời vua Văn, vua Vũ trở lên, con người đều
chẳng dưới trăm tuổi. Đời sau theo Đạo Phật càng ngày
càng nhiều nên tuổi thọ bị giảm. Nguy thay!”
ĐÁP:
Bậc Đại Thánh ra đời không cuộc hạn trong chỗ nơi và
tuổi tác. Bậc Đế Vương của Trung Quốc như vua Thuấn sanh
ra ở Chư Bằng, khi chết ở Ô Điều, và quê ở phần đất
phương Đông. Văn Vương sanh ra ở Kỳ Châu, chết ở Tất
Dĩnh, và quê ở phần đết phía Tây. Vua Thấun và Văn Vương
đều là ậc thánh nhơn, giáo pháp các ngài bủa khắp thiên
hạ, đời sau rất tôn kính các ngài, ấy chẳng qua là tùy
phong thổ mà được tuổi thọ như vậy. Nếu nói người thượng
cổ thì trường thọ, còn kẻ hậu thế thờ Phật mà bị
giảm thọ, vậy cớ sao khoảng giữa năm Bính đến năm Nhâm
rất ngắn? Tại sao Khổng Lý (là con Đức Khổng Tử) và Nhan
Hồi là bậc thông minh xuất chúng lại chết non? Khéo tin,
bảo nguyên nhơn do thờ Phật mà mạng số rút giảm, vậy
Hàn Vũ bài báng Phật lý đáng phải sống vĩnh viễn? Đấy
là lối lý luận “bịt tai nghe linh” chưa khỏi làm trò cười
cho bậc trí.
HỎI:
Phật dạy “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”.
Đạo Nho tôi không có lời nói chẳng thật như vậy.
ĐÁP:
Phật dạy người minh tâm kiến tánh, và khi kiến tánh là
thành Phật. Mạnh Tử nói: “Dùng hết tâm để biết tánh,
biết tánh tứ là biết trời” (Tận kỳ tâm tri kỳ tánh,
tri kỳ tánh tắc tri kỳ thiên). Lại nói: “Đọc lời dạy
của vua Nghiêu rồi” (Tụng Nghiêu chi ngôn, hành Nghiêu chi
hạnh, thị Nghiêu nhi dĩ hỉ). Giáo lý của ta dạy: “Ngộ
lời của Phật, hành hạnh Phật, đó là Phật rồi”. (Ngộ
Phật chi ngôn, hành Phật chi hạnh, thị Phật nhi dĩ hỉ).
Như vậy đạo Nho đạo Thích có gì sai khác mà nói không
thật?
HỎI:
Khi ngộ lời Phật, quyết định cần phải hành hạnh của
Phật, tôi đã thấy trong giói Tăng sĩ, có nhiều người không
tuân theo luật của Phật. Tại sao thế?
ĐÁP:
Cửa pháp quá rộng rãi cho nên rồng rắn lẫn lộn. Ngay lúc
đức Phật còn tại thế mà còn có “Lục quần Tỳ Kheo”(6).
Huống là thời mạt pháp, cách Phật càng ngày càng xa. Thời
nay chỉ cầu một người hơi giống người xưa, trong số trăm
ngàn Tăng sĩ cũng đủ rồi. Thí dụ đãi cát tìm vàng, mười
đấu cát được một hạt vàng cũng là vật quí ở trên đời.
Lại như chẻ đá tìm ngọc, một núi đá chỉ được một
tấc ngọc cũng làm được vật quí. Người xưa nói: “Loài
có sừng tuy nhiều, một con lân cũng đủ rồi”. Chẳng những
thời mạt pháp, trong Phật giáo khó tìm được người hơi
giống người xưa, ngay lúc đương thời Đức Khổng Tử cũng
có quân tử Nho và tiểu nhơn Nho. Hiện nay tuy mặc áo Nho sĩ,
làm sao bảo đảm họ đều giống Khổng Mạnh? Cho nên tông
giáo thời thượng pháp chẳng riêng gì Tăng sĩ có người
không giữ luật mà Nho giáo cũng vậy, chưa khỏi lệ này.
HỎI:
Tam giáo chỉ có một lý, tại sao lầm phân ra đẳng cấp:
Phật giáo trị ở xương tuỷ, Đạo giáo trị ở huyết mạch,
Đạo Nho tôi trị ở ngoài da? Như vậy là lời nói bất công,
chưa khỏi khiến người phiền trách.
ĐÁP:
Nho gia lấy “cùng lý tận tánh” làm đạo, tam cang, ngũ thường
(7) làm đức, chỉ mong người làm quân tử, cho nên gọi là
trị ngoài da. Đạo gia lấy “tu chơn dưỡng tánh làm Đạo”,
“nhược chi thoái kỹ làm Đức”, mong làm đến bậc Thanh
Hư đạo nhơn, cho nên gọi là trị trong huyết mạch. Phật
giáo lấy minh tâm kiến tánh làm Đạo, thập độ vạn hạnh
(8) làm đức, thành bậc chánh giác tam giới sư. Thật là hay
trị ở cốt tuỷ. Chẳng phải là đạo thể của tam giáo
có khác nhau, bởi mỗi môn công hạnh có sai biệt.
HỎI:
Thế nào bảo rằng Tam giáo thể chỉ có một?
ĐÁP:
Thể chỉ có một. Phật giáo chủ trương kiến tánh, Đạo
giáo chủ trương dưỡng tánh, Nho giáo chủ trương tận tánh.
Vào cửa tuy có sai khác, nhưng trở về nguồn thì không hai.
HỎI:
Phật giáo Nho giáo có chỗ bất đồng?
-
Bất đồng chỗ nào?
-
Đạo nho tôi, trước học hỏi sau mới giảng dạy, phải xem
khắp cả sách vở để nhận ra chỗ cùng tận của tánh tình,
của lý. Đạo Phật trước dạy ngồi tịnh tham cứu thoại
đều, để ngộ tâm tánh của Đạo, cho nên Phật giáo, Nho
giáo đại khái có điểm chẳng đồng.
-
Sư nói: Từ bên ngoài vào chẳng phải của quí ở nhà, từ
trong phát khởi mới là huệ chơn thật. Môn đệ của Khổng
Tử lúc bấy giờ chỉ có Nhan Hồi được ngộ, ngoài ra là
những bậc học nhiều thấy rộng, tất cả đều từ bên
ngoài trợ phát, cho nên học và ngộ cách nhau trời vực. Như
Trình Minh Đạo tham học nơi ngài Mậu Thúc, Mậu Thúc khiến
tầm cứu “chỗ vui” (lạc xứ) của Nhan Hồi đâu không
phải là câu thoại đầu? Lại Dự Chương, La Trọng Tồ chỉ
dạy người tịnh toạ tham cứu câu: “Bốn đầu chưa phát
khởi làm khí tượng gì?”. Việc nên chẳng những có sức
tiến bộ trên sự học, mà cũng gồm cả chỉ yếu của sự
dưỡng tâm. Hai vị cao hiền nơi của Khổng này có khác gì
nhà Thiền tham cứu ngộ nhập?
HỎI:
Lý đốn ngộ tôi tin chẳng nổi?
ĐÁP:
Chẳng những kẻ mới học Nho hiện thời tin chẳng nổi, mà
cho đến Tử Cống, Tử Phương các bậc hiền trong cửa Khổng
cũng tin chẳng nổi. Lúc bấy giờ chỉ có Nhan Hồi được
niềm tin thôi. Cho nên Đức Khổng Tử gọi Nhan Hồi là bậc
hảo học.
HỎI:
Giáo lý của tôi từ sự mà vào, trong động khế hợp với
lý. Nhà Phật trái lại từ lý mà vào, tịnh toạ để ngộ
lý. Cho nên người trong động khế hợp với lý khi lực lớn.
Người tịnh toạ ngộ lý khi lực yếu.
ĐÁP:
Chỗ ông nói lý kia rất đúng, nhưng không làm sao được vì
chỗ quen thuộc lại quen thuộc hơn, chỗ sanh khởi lại sanh
khởi hơn. Người học nếu ở trong động, chỗ quen thuộc
mà chứng lý, không theo việc ấy làm chống trái, đó chỉ
có muôn người không được một. Hạng sơ cơ nghiêng về
chỗ tịnh, nơi sanh khởi (của tâm ý) luyện tập cho thành
thục. Lúc ấy dù đến chỗ động tự nhiên cũng được lực
dụng.
Ngài
Y Xuyên mỗi khi thấy người tịnh tạo đều vui vẻ khen rằng
người này khéo học. Châu Hi nói: “Ngài Minh Đạo dạy người
tịnh tọa, Lý tiên sinh cũng dạy người tịnh tọa. Bởi vì
nếu tinh thần bất định thì đạo không bến đỗ, nếu tịnh
tọa đều dưỡng được kết qủa, thì Đạo liền thông suốt”.
Như vậy chư Nho ở trên đều thích tịnh tọa nghiên cứu.
Tức cười cho nhà Nho thế tục ngày nay, vọng tâm sanh diệt
không một chút dừng nghỉ, đối cảnh gặp duyên không phân
biệt chủ tể. Như vậy vì sao nói từ sự nhập, trong cái
động khế hợp đạo nhất quán?