MỤC LỤC
Lời người dịch
Lời giới thiệu
Lời nói đầu của tác giả
CHƯƠNG I
Cảnh Tỉnh Tục Mê
CHƯƠNG II
Phật Nho Luận Lý
CHƯƠNG III
Thích, Đạo Biện Luận
CHƯƠNG IV
Đốn Ngộ Tu Chứng
CHƯƠNG V
Giáo Thừa Sai Biệt
CHƯƠNG VI
Duy Tâm Tịnh Độ
CHƯƠNG VII
Năm Tông Phái Thiền
CHƯƠNG VIII
Mười Loại Ma Sự
CHƯƠNG IX
Dẫn Chứng Lời Kinh
CHƯƠNG X
Khuyên In Bố Thí
Phụ lục
.
VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
CHƯƠNG III
THÍCH, ĐẠO BIỆN LUẬN LẼ THIỆT HƠN

HỎI: Giáo lý của tôi vào giáo lý của Đạo Phật đại khái chẳng đồng nhau.

Sư hỏi lại: Chẳng đồng nhau chỗ nào?

Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu.

Sư hỏi: Thế nào là tu tánh, thế nào là tu mạng?

Đạo sĩ đáp: Tu tánh là “ly cung tập định”, tu mạng là “thuỷ phủ cầu huyền”.

Sư hỏi: Thế nào là  ly cung tập định, thế nào là thuỷ phủ cầu huyền? 

Đạo sĩ đáp: Ly cung tập định là ngưng tâm chẳng động để giữ thần. Thuỷ phủ cầu huyền là luyện tinh hoá khí để được hình thể kiên cố (cố hình). Hình và thần đều diệu thì cùng với Đạo hợp lẽ chơn.

Sư nói: Đạo Phật chỉ tu một bên, chẳng luyện tinh hoá khí để được hình thể kiên cố hầu giữ mạng. Ông lại chẳng biết “Ly cung tập định” và “tâm tức tương y” (tâm và hơi thở nương nhau) là pháp của hàng Nhị thừa. Luyện tinh nơi thuỷ phủ hoá khí đi ngược trở lên, thông với huyền quan được hình thể kiên cố. Đó là thuật để kéo dài tuổi thọ.

Phật giáo thượng thừa khi đốn ngộ tâm tánh, thấy sơn hà đại địa, vạn vật, thân tâm đều là hình bóng hư huyễn ở trong Tánh, nên không cớ gì nương huyễn mà tu bóng. Như vậy há chẳng lầm to ư? Người xưa nói: “Bậc tiên còn trước nơi hình thần, nên chẳng thể xả bỏ”. Hơn nữa hình thần là những vọng tưởng từ chơn tánh hiển hiện ra, chẳng phải chơn thật. Khá cười cho Đạo giáo, những bậc cao nhơn xua nay chẳng ngộ được chánh giác lầm hiểu cho là chí lý, mê vọng dùng “tâm tức tương y” cho là tu Tánh. Luyện tinh hoá khí để được hình thể kiên cố cho là tu Mạng. Tất cả là để được hình thân đều diệu. Như vậy cùng với bản tánh quá xa vời!

Đạo sĩ nói: Bọn môn đồ của âm ma, không thể song tu mà trở lại vọng báng Đạo tôi là Nhị thừa. Ông phải biện cho rõ tâm tôi mới phục.

Sư nói: Người học đạo Tiên khởi đầu từ chúng sanh, tuy biết sanh tử là việc quá khổ, nhưng chẳng ngộ được đạo lý Nhất thừa tối thượng. Lầm chấp bề trong của sắc thân, vọng lấy tâm thịt bên trong, cho là có một thần tánh gọi là chơn hông, tên khác là xá nữ. Ngưng thần chẳng động làm như vậy là “ly cung tập định”. Tinh khí trong thân gọi là chơn công, tên khác là anh nhi. Luyện tinh hoá khí, làm như vậy gọi là “thuỷ phủ cầu huyền”. Cái ý là chơn thổ, lại gọi là hoàng bà. Như phương pháp tập định, cần phải nghiêng về tịnh toạ: dùng ý điều tức (hơi thở), nhiếp thân chẳng cho động, làm như vậy gọi là Phục hổ. Ngưng thần hợp với khí, tâm định chẳng động, làm như vậy gọi là Hàng long. Thân tâm ý hợp là trở về thổ phủ, lặng yên chẳng động gọi là tu tánh.

Trương Tử Dương nói: “Chơn thổ giữ chơn công, chơn công chế chơn hống. Công Hống qui thổ phủ, thân tâm lặng yên chẳng động”. Đạo gia nhận đấy là “tâm tức tương y” dối bảo Đaọ Phật là thiên tu (tu một bên). Há chẳng hiểu lầm về chi lý tối thượng ư?

Đâu không biết rằng mỗi người vốn có đủ một tâm tánh rộng lớn, bao trùm cả thái hư, chẳng có chẳng không, cũng chẳng bên trong bên ngoài. Vốn tự bất động chẳng cần tập định. Vô cớ lại đem cái huyễn thức trong thân, rồi dùng huyễn ngưng huyễn gọi là tu tánh. Thật là kẻ nhận giặc làm con, mà cho là “chơn tánh bổn cụ”. Tóm lại, như vậy nếu tu thành công, chẳng lìa Dục giới, một mai định lực hết trở lại đoạ xuống hạ giới!

HỎI: “Ly cung tập định”. Sư đã nói, xin bàn luôn về “thuỷ phủ cầu huyền”?

ĐÁP: Thủy phủ cầu huyền: Tiết ngữ tinh khí, trong suốt 12 giờ, phản chiếu nơi rún trong một tấc 3 phân, gọi là khí hải. Chỉ giữ mà chẳng cho dính mắc, chỉ chiếu mà chẳng trụ. Thân tâm định lâu, cung Khảm và cung Ly đều giao nhau, tâm hỏa giáng xuống, thận thủy bay lên, tinh đầy khí tròn, lúc ấy trong nội thân như lửa, cuối giờ Hợi đầu giờ Tý khí động nơi vĩ lư, bèn dùng ý hút đưa vào trong giáp tích, thẳng qua ngọc chẩm, trên đến thiên cốc, trở lại hóa thành kim dịch, mùi vị thơm ngọt, nuốt xuống trùng lâu, rơi nơi huỳnh đình, gọi là “Càn khôn giao cấu” xong. Một điểm rơi vào huỳnh đình, từ đây điều hòa thông suốt, tứ chi khoan khoái, ttất cả hơi thở đều chảy khắp, tươi nhuận tạng phủ, mặt trở lại tươi trẻ như bé thơ, tuổi thọ dài lâu. Cổ Tiên xưa có kệ rằng:

Pháp thủy năng triền hữu bi quan,
Tiêu diêu nhật dạ khiển luân hoàn,
Vu trung ủng trệ sanh chư bệnh,
Tài quyết thông lưu tiện trú nhan.

DỊCH: 

Tự cửa màu nước pháp thường dâng,
Suốt ngày nhàn nhã khiến xoay vần,
Bên trong ngăn trệ muôn ngàn bệnh,
Vừa khơi chảy suốt mặt mày hàn.

Ngô Tiên lại nói:

Khi qui ngươn hải thọ vô cùng.
Thử thuật vi kim dịch luyện hình.

DỊCH:

Khi về ngươn hải thọ vô cùng,
Thuật này là kim dịch luyện hình.

Tập định là  “ngọc phù bảo thần”, hình và thần đều diệu thì với Đạo hợp lý chơn. Một mai công quả đầy đủ, tùy phước sâu cạn, nếu người hành rộng rãi thì tạm ở nơi Bồng đảo, hoặc trụ nơi động thiên, ở đó ba bốn trăm năm, hay hai ba ngàn năm, rồi sanh trở lại nhơn gian, tích chứa công hạnh, bồi dưỡng phước huệ, một ngày nào đó công quả sâu dày, Thượng đế đến gọi, tùy hàng sắp chỗ đứng, Tiên quan chẳng đồng. Nếu y đây mà tu thì đồng như trong Đạo Phật, đại khái như ở Trịnh châu vọng cầu cửa Tào, xa càng xa vậy.

HỎI: Tâm tức tương y, Ngài nói đấy là pháp của Nhị thừa. Vậy do đâu mà ngài Đạt Ma từ Ấn sang lưu truyền kinh Thai Tức?

ĐÁP: Tổ sư từ Ấn sang truyền Tâm ấn, há lại đem “tâm tức tương y” làm nhất thừa tối thượng của Phật ư? Ngài Đạt Ma khi chưa đến Đông độ, phương này đều tu tập Chỉ Quán, nhọc gì từ xa đến lại truyền Thai tập? Ấy là trên đầu thêm đầu, hay có thể bảo là trên mỏ thêm cái mỏ nữa.

Bởi ở Trung Hoa này người sơ cơ học Đạo chẳng ngộ tâm tánh, chỉ tập tu chỉ quán, Tứ thiền bát định, chẳng chứng Phật Tâm. Cho nên sơ Tổ của ta vượt biển mà đến đây “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Chẳng biết người nào ngụy tạo Thai tức giả danh giáo ngoại biệt truyền của Đạt Ma, mê hoặc người sau, làm cho vàng thau không phân biện.

HỎI: Pháp thai tức là ngụy, chẳng phải là pháp thượng thừa của Phật. Ngài nghị luận như vậy có gì làm bằng cứ?

ĐÁP: Phương pháp thai tức, giống như trong thai mẹ, mờ mờ mịt mịt, thân tâm lặng yên. Định lâu được thành tựu thì thần cùng khí giao kết lại, luyện thành một hình huyễn, thức thần rong chơi bên ngoài, chớp mắt đi ngàn dặm, ngao du tự tại. Như vậy thì cùng với Đạo nhất thừa của Phật rõ không can hệ.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Những người tu học, hiện tại tuy được chín từng lớp thiền định, nhưng không được lậu tận thành A La Hán. Tất cả đều do những chấp vọng tưởng sanh tử này, lầm cho là chơn thật”. Đâu chẳng biết trong thân huyễn vốn không có tánh mạng. Chơn tánh mạng của ta không ở trong ngoài, mà bao trùm thái hư, vốn tự nó hiện thành cũng chẳng thêm tu chứng. Tánh thụ của kẻ lậu học ngộ được tánh mạng này, nên hay hiện vô lượng diệu thân, hay độ vô lượng chúng sanh, hay thành vô lượng trang nghiêm, hay làm vô lượng Phật sự. Vô cớ lại đem pháp Thai tức, lầm nhận là tôn chỉ giáo ngoại biệt truyền. Thật đáng buồn thay! Tự mắt mình chẳng sáng còn mê hoặc kẻ sơ học thiếu hiểu biết, rồi đi lấy nhỏ làm lớn, tội kia chẳng nhỏ.

Đạo sĩ hỏi: (Ngài nói) bên torgn thân tâm vốn không có tánh mạng, nhưng hiện nay thần ở trong thân, khi hô hấp tới lui, đây chẳng phải là chơn tánh chơn mạng của ta? Nay đem cái thần khí này cộng với tướng ngưng hợp, rồi cho về khí huyệt kết thành đại đơn, tự nhiên thân nhẹ thần diệu, liền có thể “du hành bát cực”, trên trời cõi người đều được tự tại lớn. Đây gọi là tánh mạng song tu, là Đại Đạo chí nhơn của thần tiên.

Sư đáp: Thần trong thân là vọng, khí hô hấp là huyễn. Nếu cho huyễn vọng là chơn tánh mạng, gom lại tu tập thành công, thân hình mầu nhẹ, đi rong trên hư không, chớp mắt xa ngàn dặm, sống lâu mấy ngàn vạn năm, ở sâu nơi động trời đất phước cho là thành thánh. Nhưng mà chẳng ngộ chánh giác, quả báo hết trở lại tan vào các cõi.

HỎI: Sự tu TÁNH của Phật giáo là thiên về âm mà không dương. Cho dù gom được tu thành kiến tánh cũng lại là sự trong sạch của ma quỷ.

ĐÁP: Âm dương quỷ thần là việc không kiếp trở về sau, còn diệu minh chơn tánh là lý của không kiếp trở về trước. Nếu đem lý trước không kiếp mà nhận là việc sau không kiếp, người này không những chẳng rõ về âm dương mà lại còn mê muội điên đảo nhiều vậy.

Đạo sĩ nói: Phật giáo thiên tu là âm, đạo tôi song tu là dương trong, Đơn Kinh, Tử Thơ đều nói chớ chẳng phải tôi tự bày điều không căn cứ.

Sư đáp: Chủ trương song tu của Đạo gia là ngộ nhận lẽ chơn thật. Thức thần ở trong thân là âm trong dương. Tinh khí ở trong thân là dương trong âm. Gom khí hợp thần, thần ngưng khí trụ gọi là “Thủ khảm điền ly” (giữ quẻ khảm, lấp quẻ ly), điểm hoá âm trong dương thành thể khô cứng, luyện thành kim đơn, mười tháng kết thai, chín năm bảo dưỡng xuất ra đảnh môn ở trên gọi là Dương thần. Tan ra thì thành gió, hợp lại thì thành hình, ngao du thiên hạ, tiêu dao tự tại. Công phu nhiều thì bay lên Thiên cung, công phu ít thì ẩn cư nơi Bồng đảo. Nếu nương vào đây cho là phải mà chẳng cần tu Tam muội, đến khi quả báo cõi Tiên hết trở lại đoạ làm quỉ cõi dưới. Người xưa nói:

Học đạo chi nhơn bất thức chơn,
Chỉ vì tùng tiền nhận thức thần.
Vô lượng kiếp lại sanh tử bản,
Si nhơn hoán tác bổn lai nhơn.

DỊCH:

Người học đạo chẳng hiểu lẽ chơn,
Bởi do từ trước nhận thức thần.
Vô lượng kiếp nay gốc sanh tử,
Kẻ si nhận đó bản lai nhơn.

Phật giáo thượng thừa, kiến tánh vô vi, trạm như thái hư, thể đống pháp giới, chẳng phải âm dương, chẳng ra vào, dẫn nó không trước, dắt nó không sau, đưa nó không lên, đè nó không xuống từ xưa nó thường sáng, đến nay nó chẳng mê. Tuy không hình tướng mà hay khởi báo thân, hoá thân. Không những chỉ hiện một thân mà có thể hiện trăm ngàn ức thân. Độ thoát chúng sanh như hằng sa, thành tựu muôn đức trang nghiêm. Kẻ căn cơ thiển bạc ôm khối nghi ngờ nào thể tín thọ?

HỎI: Đạo tôi có nói rằng tu tánh chẳng tu mạng, muôn kiếp âm linh khó nhập thánh.

Sư đáp: Lý của mạng học, đại khái có sai khác, nếu chẳng tham cứu cho sâu, sợ e làm lầm người hậu học. Sơn Tăng chẳng tiếc lời cùng ông bàn luận chỗ vi tể của nó:

Hai chữ tu mạng có Lý mạng và Khí mạng. Lý mạng có hai nghĩa, khí mạng cũng có hai loại. Tôi trước nói rõ về khí mạng, sau trở lại bàn về lý mạng.

Khí mạng loại một là “Cổ bổn khai quan” (giữa chặt gốc mở cửa quan), thường nghiêng về tịnh toạ, phản chiếu lại huyệt khí hải, giữ cho chơn ý chẳng tán, trong lặng chẳng chấp trước, lâu ngày chầy tháng, tinh đầy khí tròn, nội thân như lửa, mau mau kích động, điều hòa cho quân bình hơi thở nơi mũi, mau đề lên cốc đạo, nên dùng ý dẫn nó, gọi là hái thuốc (thái dược). Tiên nói: “Khi can quí sanh phải mau hái, mong xa thường chẳng nổi” (Quí sanh tu cấp thái, vọng viễn bất kham thường). Chỉ khoảng một thoáng, tinh khí xoay trở lên, từ trong vĩ lư có tiếng lụp bụp, ở giữa qua giáp cốt, thẳng thấu ngọc chẩm, ra sức vận lên xông đến đảnh môn, khí kia cuộn xuống, dùng mũi dẫn nó, tự nhiên biến thành cam lộ, mùi vị thơm ngọt, nuốt xuống trùng lâu, rơi vào huỳnh phòng. Đấy gọi là “trữu hậu phi kim tinh”, lại còn gọi là “bế nhâm khai đốc mạch” (đóng mạch nhâm khai mạch đốc). Từ đây khí nơi đơn điền ấm, thần khí chan hoà, da thịt tươi nhuận, tứ chi sảng khoái, mặt tươi trở lại như trẻ thơ, tuổi thọ dài lâu.

Lấy đây mà xét, thuật kéo dài sanh mạng này dù cho sống lâu ngàn tuổi, rốt lại rồi cũng tan nát. Chẳng ngộ được tâm tánh trở lại đoạ vào các cõi. Nếu bảo thuật này có thể thành Thánh là mê hoặc người sau, thật là lời dối gạt to tát.

Khí mạng loại hai là “ngưng khí qui căn”. Người ở bụng mẹ theo sự hô hấp cửa mẹ cho đến lúc sanh ra, cắt đứt cuống rún, một điểm khí phàm nương ở đơn điền, giống như một bộ rùa, phun nuốt ngươn khí, một ngày đêm thở tới lui mười ba ngàn năm trăm hơi thở, đều từ miệng mũi tuôn ra ngoài, không thể về gốc mà qui về khí huyệt, nên tuổi thọ chẳng dài, sắc thân chẳng vững chắc. Phải ở chỗ đi đứng, ngồi nằm chiếu soi trở lại và thường nạp vào khí hải. Khí hải trụ thì hình sanh, thần ngưng thì khí trụ. Thần khí kết thành gọi là dương thần. Lâu ngày xuất hình, rong chơi khắp thiên hạ, tuỳ công phu sâu cạn mà ngôi vị chẳng đồng. Quả báo hết trở lại thế gian làm người, nếu tạo nghiệp ác sẽ đoạ tam đồ. Dối nói đạo này liễu thoát luôn hồi, chẳng tu đạo này khó vào thánh vị, chưa khỏi người chí chê cười.

HỎI: Hai môn học về khí mạng Ngài phân biệt quá rõ ràng. Lý mạng có hai nghĩa xin ngài chỉ rõ luôn.

ĐÁP: Lý mạng có hai nghĩa là tại triền và xuất triền. Tại triền thì lấy tình làm mạng. Xuất triền khởi động là tán mạng, dứt tình là tu mạng. Xuất triền hợp với hư là chí mạng, lại gọi là phục mạng. Nhà Nho gọi là Phục mạng. Phật gọi là pháp giới. Đây là cái học của Đại thừa, có thể bảo là lý trung đạo. Nương vào đây mà tu chứng gọi đó là LÝ MẠNG. Nếu nương vào khí mạng, chẳng ngộ lý mạng rốt lại thành không, chẳng phải đạo lớn.

HỎI: Các bậc Thầy trong Đạo Tiên có nói: Người thấy tánh chẳng biết mệnh kia, nên khi cuối cùng về chỗ nào? Và chưa rõ, biết mệnh lý hay là khí?

ĐÁP: Người kiến tánh tự biết thiên mệnh, rốt sau rõ ràng cùng với hư hợp thể. Nho nói: “Cùng lý tận tánh là do tột ở mệnh”. Đạo Phật nói: “Tại triền gọi Như lai tạng, ra khỏi triền gọi phá giới tánh”. Nếu luyện khí mạng rời thần nương khí kết là chỗ về của ta, thì chưa khỏi báo hết trở lại rơi vào các cõi. Nên biết, thiên mệnh mới là lý gốc.

HỎI: Một âm một dương gọi là chánh đạo, âm dương có lẻ vạn vật chẳng sanh, do đâu lại nói không âm không dương. Nếu không âm dương có khác gì ngoan không?

ĐÁP: Động là dương, tịnh là âm, lưỡng nghi tứ tượng, ngũ hành là việc sau khi phân của thái cực. Tánh là lý trước vô cực. Trong thái cực âm dương còn chưa phân huống là vô cực lại có âm dương hay sao? Ngoan không gọi là vô linh, còn hữu linh thì chẳng phải ngoan. Kẻ hậu học chẳng ngộ lầm sanh đoạn kiến. Đạo Phật nói: “Như như chẳng động rõ ràng thường biết”. Đạo Nho nói: “Tịch nhiên chẳng động, có cảm liền thông”. Đạo gia nói: “thân tâm chẳng động về sau có vô cực chơn cơ”. Tam giáo dạy học trò lý kia không hai. Nếu ngộ chơn không thì rỗng rang mầu nhiệm chẳng mê.

HỎI: Đạo tôi dạy song tu một đời bay bổng, Đạo Phật tu một bên chưa khỏi thân hình suy bại. Nếu như đạo thành thì khá, nếu không được như vậy thì trở lại chưa khỏi cái khổ đầu thai dời đổi?

ĐÁP: Ông chỉ thấy một đời bay bổng, chẳng biết bao kiếp khác gieo trồng bồi đắp. Ông Mã đơn Dương, Khưu trường Xuân của Đạo gia ba đời làm bè bạn, mười đời tu hành, một phen ra đời trở lại liền đốn ngộ chánh đạo. Nay thấy kẻ lợi căn một đời đã xong, ấy đều do những kiếp xa xưa tích chứa công hạnh, cho nên giới đây mới được hiện đời  thành Chơn, chớ chấp một bên mà quyết định nơi hiện đời.

HỎI: Cái học về khí mạng là ngụy không phải chơn thật. Theo lời nói này thì mạng thuật kia vô dụng sao?

ĐÁP: Luyện tinh hóa khí, khí ngưng tụ thì hình sanh, là thuật tu mạng kéo dài tuổi thọ. Nếu y đây để được liễu thoát thì lầm lẫn người sau chẳng nhỏ. Cần phải đốn ngộ tâm tánh mới hay siêu phàm nhập thánh.

HỎI: “Nê thủy kim đơn, hoàng bạch diệu thuật”, chưa biết lý kia là tà hay chánh?

ĐÁP: Tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ là năm điều căn bản của địa ngục. Năm dục chẳng không sanh tử chẳng dứt. Người chơn thật học đạo phải cắt ân đoạn ái, trì giới minh tâm mới có thể chứng lý. Không biết, lại dùng “mỹ nữ thái chiến”, tổn người bổ mình, không chỉ đại tán lương tâm, mà ngày kia khó thoát khỏi hỏa ngục. Phật nói: “Tham dâm chúng sanh, ác nghiệp càng nhiều, báo nhỏ thì mắc nhiều bệnh hoạn, báo lớn thì nằm giường hỏa”.

Lại có một bọn mang nghiệp si quá lắm, tham tài thủ lợi “Thiêu mao luyện hống”. Có người hỏi tại sao vậy? Đáp là học đạo. Người xưa muốn bỏ lòng tham, còn đem tiền của bỏ xuống biển. Nay trở lại dùng chì thiết bảo đó là tu hành. Thật là quỉ quyệt lạ. Khá tiếc cho bọn tham tài hiểu sắc tự nhẩy vào con đường khổ của tam đồ!

HỎI: Ngài Đại thánh Lão Tử hóa làm người ẤN thành Phật. Há chẳng biết Thích ca đó là đồ đệ của Lão Tử ư?

ĐÁP: Phật đản sanh vào năm Giáp Dần đời Châu Chiêu Vương năm thứ mười bảy. Tịch vào năm Nhâm Thân vào đời Mục Vương năm thứ mười ba. Trải qua vua Cung, vua Ý, vua Hiếu, vua Di, vua Lệ, vua Tuyên, vua U, vua Bình, vua Hoàng, vua Trang, vua Hi, vua Huệ, vua Nhượng, vua Hạng, vua Khuôn, vua Định, cộng cả thảy mười sáu đời vua. Phật diệt độ sau bao trăm bốn mươi năm (340), nhằm đời vua Định Vương năm thứ mười ba mới sanh Lão Tử. Trải qua dòng cát thời gian, Phật pháp bao trùm khắp cõi xa, mở mang khắp năm xứ Ấn Độ và những nước lân cận. Thiên hạ nghe Phật pháp đã quá  hơn năm trăm năm (500), dối tạo ra Lão Tử hóa người Ấn thành Phật. Đấy là vào đời Tấn Huệ Đế, do Vương Phù nguy tạ. Ấy là hành động khi dối thánh hiền, tự vào địa ngục rút lưỡi, tội kia làm sao cứu được?

Đạo sĩ nói: Đời vua Địch Vương năm thứ ba là sanh Lão Tử hậu thiên. Còn Lão Tử tiên thiên thì hóa ra người Ấn thành Phật là có?

Sư đáp: Lúc hỗn độn chưa phân, nguyên khí tự nhiên mập mờ khó biết. Tự nhiên nguyên khí này là tiên thiên. Khi thái cực đã chia, thiên địa mới phân, muôn vật phát sinh gọi đó là hậu thiên. Tiên thiên vốn không hình, hậu thiên mới có tượng. Phật sanh vào đời vua Chiêu Vương cách sự khai mở của trời đất quá xa, thế nào cái vô hình của tiên thiên lại đi giáo hóa cái hữu tượng của hậu thiên? Thật là lời nói không có lập trường vững, người nghe không khỏi bịt mũi.

HỎI: Ngài nói giáo lý của tôi môn khí mạng là ngoại thuật, Tâm thức tương y là Nhị thừa. Vậy còn có lý Đại thừa có thể tu không?

ĐÁP: Có lý nên tu.

HỎI: Xin chỉ bày lý nên tu kia.

ĐÁP: Y vào Đạo Đức kinh và Thanh Tịnh kinh mà tu thì không lỗi.

HỎI: Có mấy tên khác nhau, làm sao cho kẻ hậu học lầm hội. Xin thầy từ bi chỉ rõ cho kẻ chưa ngộ.

ĐÁP: Có nghi nên đến hỏi, ta tiếc gì mà chẳng chỉ bày cho ông.

HỎI: Xin thầy chỉ bày cái “Cốc thần bất tử” đó gọi là huyền tẩn như thế nào?

ĐÁP: Cốc là Hư, thần là Linh. Hư linh chẳng muội gõi là đó là bất tử. Huyền tẩn tức là linh cơ. Linh cơ tức là chơn tâm.

HỎI: Thế nào là “Huyền quang nhất khiếu”?

ĐÁP: Niệm chưa khởi, cửa tâm chưa nẩy mầm gọi là huyền quan. Mầu trong rỗng suốt, diệu trong lặng lẽ gọi là nhất khiếu.

HỎI: Thế nào là “thủ khảm điền ly”?

ĐÁP: Bỏ vọng là thủ khảm, trở về tâm là điền ly.

HỎI: Thế nào là “trừu công thiên hống”?

ĐÁP: Dứt tình là trừu công. Vô tâm tức là thiên hống.

HỎI: Thế nào là an lự?

ĐÁP: Chẳng ở trong chẳng ở ngoài.

HỎI: Thế nào là lập đảnh?

ĐÁP: Chẳng tức là Tâm, chẳng lìa Tâm.

HỎI: Thế nào là kim đơn?

ĐÁP: Tròn hở hở, suốt xưa thường sáng, sáng suốt rỡ ràng, mà đến nay cũng chẳng mê.

HỎI: Thế nào là ngươn tinh?

ĐÁP: Diệu minh chơn tinh, ứng hiện sáu công dụng.

HỎI: Thế nào là ngươn khí?

ĐÁP: Một tâm không vọng, hơi đức thấm nhuần nơi thân.

HỎI: Thế nào là ngươn thần?

ĐÁP: Ẩn hiện khó lường, ứng dụng không ngăn.

HỎI: Thế nào là hoả hầu?

ĐÁP: Muôn niệm muôn năm, muôn năm một niệm.

HỎI: Thế nào gọi là ôn dưỡng?

ĐÁP: Phản chiếu xét tâm chẳng hôn trầm chẳng tán loạn.

HỎI: Thế nào gọi là hàng long?

ĐÁP: Tâm sanh chẳng cho sanh tiếp, giả dụ là hàng long.

HỎI: Thế nào gọi là phục hổ?

ĐÁP: Dứt tình về tánh, tên khác gọi là phục hổ.

HỎI: Thế nào gọi động tịnh?

ĐÁP: Vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm.

HỎI: Thế nào gọi là thuỷ hoả?

ĐÁP: Định là thuỷ, huệ là hoả, bình đẳng không hai là thuỷ hoả.

HỎI: Thế nào gọi là chơn chủng?

ĐÁP: Ứng vật linh cơ là chơn chủng.

HỎI: Thế nào là thuần dương?

ĐÁP: Một niệm chẳng sanh muôn duyên lặng lẽ.

HỎI: Thế nào là thuần âm?

ĐÁP: Vọng tâm điên đảo sanh diệt không dừng.

HỎI: Thế nào là Mộc dục?

ĐÁP: Tâm trong sạch sảng khoái là mộc dục.

HỎI: Thế nào là thoát thai?

ĐÁP: Linh quang độc diệu, quýnh thoát căn trần.

HỎI: Thế nào là hoàn hư?

ĐÁP: Người và pháp đều hết. Vật và ngã nhất như.

HỎI: Thế nào gọi liễu dương?

ĐÁP: Chân như ra khỏi triền, pháp giới thanh tịnh.

Đạo sĩ hỏi: Người mới nhập môn hạ thủ công phu như thế nào?

ĐÁP: Ngộ trước rồi tu sau.

HỎI: Thế nào là ngộ trước tu sau?

ĐÁP: Đem tất cả năng và sở hàng ngày, cùng tất cả những tri kiến thiện ác, đều để ngoài tâm, chẳng giữ một chỗ nào cả, rồi riêng tham cứu câu: “Cửa huyền ở chỗ nào?” (huyền quan tại hà xứ). Suốt cả mười hai giờ cứu xét cho sâu cái nghi tham này, xem một cửu khiếu này là mặt mũi gì? Khi chơn nghi hiện tiền thì thân tâm chỉ có một cái không (rỗng). Duy chỉ có tham cứu nhứt niệm (tức chỉ còn lại cái nhứt niệm). Trở lại đem nhứt niệm này phá nát ra. Lúc ấy chơn tánh sáng rỡ, huyền quan hiển hiện. Về sau tuỳ duyên giữ gìn, trừ sạch tất cả dòng nhỏ nhiệm trôi chảy (vi tế lưu chú). Lúc bấy giờ tự đợi cùng hư thể nhập một, mới là trước sau rõ ràng ổn thoả (liễu dương).

HỎI: Bậc thượng căn đốn ngộ, liền đó rõ ràng. Người căn cơ bậc trung bậc hạ, tập nghiệp từ trước quá nặng, dù được đốn ngộ, nhưng mà không thể đốn chứng được. Vậy có phương tiện gì mượn để bảo dưỡng?

ĐÁP: Người ngộ lý nên tuỳ duyên giữ gìn. Suốt mười hai giờ trong lúc động tịnh, ngoài chẳng trụ có, trong chẳng giữ không, thì một tâm bình thản lặng lẽ tự hết. Nếu chợt có niệm sanh, niệm sau chẳng tiếp tục. Bậc cổ tiên nói: “Thần một phen đi liền thu trở lại. Thần trở lại trong thân khí tự nhiên hồi về. Sớm sớm chiều chiều hành như vậy thì tự nhiên xích tử kết nơi thai mầu”. Xích tử thai mầu ở đây chẳng phải thật có thai mà nói cái tâm thuần chơn như con đỏ (xích tử), lại cũng không có tưởng bên ngoài.

HỎI: Giữ tâm xích tử có thể gọi là đạo chăng?

ĐÁP: Tâm xích tử chẳng phải là đạo, nên tự giữ chẳng phân biệt. Tâm nếu chứng được tâm xích tử, cũng chớ giữ tâm xích tử. Lại phải chuyển vị mới là phương cách lớn.

HỎI: Thế nào là phương cách lớn?

ĐÁP: Tịnh như hang thần, động như mây bay, co duỗi không dấu vết, hiện ra hay lặng xuống cũng không tung tích. Chẳng mang áo quí quyền mặc áo nhơ, đi trong phi đạo để thành tựu chí đạo. Tuỳ loài dạy dỗ, cứu khắp hàm linh, tự đợi phúc và huệ đều đủ cả hai mới chứng Đại Giác Kim Tiên.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写 曹洞宗 御禅会 参加方法 tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc Tuà chua son thuy Mứt hoa hồng thắm đỏ Nguyễn 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Những loại cây và hoa độc 山西林业职业技术学院 梵僧又说我们五人中 Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Ai có thể thở giùm ai ด หน ง hạnh phúc đến từ đâu 栃木県寺院数 hòa thượng tịnh sự 1913 人生是 旅程 風景 xanh hòa thượng thích phúc hộ 1904 簡単便利戒名授与水戸 cu Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng xấu Ba tôi và thiền khán thoại đầu Trung 佛教与佛教中国化 Trá Ÿ giû ý nghĩa trai đàn chẩn tế ղ 浄土真宗 お守り Táo có lợi cho sức khỏe ศ กษาพระพ ทธะว Đọc kinh sám hối tham thiền 地藏十轮经 ä å ½æ æ åˆ åº æœ å šå¼º 僧人心態 夜渡凡尘 削发更衣 giao æµæŸçåŒçŽ 投影备品备件方案 Làng phía trước là hố thẳm 印顺法师关于大般涅槃经