MỤC LỤC
Lời người dịch
Lời giới thiệu
Lời nói đầu của tác giả
CHƯƠNG I
Cảnh Tỉnh Tục Mê
CHƯƠNG II
Phật Nho Luận Lý
CHƯƠNG III
Thích, Đạo Biện Luận
CHƯƠNG IV
Đốn Ngộ Tu Chứng
CHƯƠNG V
Giáo Thừa Sai Biệt
CHƯƠNG VI
Duy Tâm Tịnh Độ
CHƯƠNG VII
Năm Tông Phái Thiền
CHƯƠNG VIII
Mười Loại Ma Sự
CHƯƠNG IX
Dẫn Chứng Lời Kinh
CHƯƠNG X
Khuyên In Bố Thí
Phụ lục
.
VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
CHƯƠNG V
GIÁO THỪA SAI BIỆT

HỎI: Ở trên ngài đã khai thị một cách rộng rãi về pháp môn Đốn ngộ, kẻ học muộn nầy thấy đã quá rõ ràng. Nhưng còn vài điểm sai biệt trong giáo lý xin ngài nhỏ nhặt khai thị trở lại cho.

ĐÁP: Ông cứ hỏi, ta sẽ đáp, ta chẳng phụ lòng ông đâu.

HỎI: Thế nào là “muôn pháp về tâm” (vạn pháp qui tâm)?

ĐÁP: Như vàng tuỳ người thợ làm ra nhiều món đồ. Những món đồ ấy cho vào lò nấu chảy ra chỉ có một thể. Muôn pháp về tâm cũng như vậy.

HỎI: Pháp môn đốn ngộ có sức thù thắng gì?

ĐÁP: Chánh giải viên tu, sức nó vượt qua kiếp số, tuy ở trong sanh tử mà thường vào niết bàn, thường ở trong trần lao mà hằng ở trong Tịnh độ. Đầy đủ mắt thịt mà mở mắt huệ. Đổi tâm phàm mà đồng với tâm Phật. Tin biết pháp môn đốn ngộ công đức lớn lao hơn cả.

HỎI: Minh tâm kiến tánh, như người uống nước lạnh nóng tự biết. Lời nói hay không có chỗ y cứ?

ĐÁP: Người học dụng tâm thân thiết, tham cứu lẽ chơn thật, chợt được thân tâm nhứt như, ánh sáng trí tuệ thoát phát khởi, thấy sự từ hoại kiếp trở về trước để thân đến chỗ bản giác. (Đến chỗ nầy) có miệng khó nói, có viết khó thuật. Như người uống nước lạnh nóng tự biết. Muốn mở phương tiện để hiển bày bổn tâm, phải mượn giáo thừa để làm thí dụ.

HỎI: Thiền tông dạy người chẳng xem kinh, nếu gom được chút hiểu biết nào, tự thành kẻ tri thức văn tự phải chăng?

ĐÁP: Muốn nghiêncứu giáo thừa phải tìm tòi trong bảo tạng, mỗi mỗi phải tiêu hoá trở về tự kỷ, lời lời phải thầm hợp bản tâm, chỉ sợ e chấp văn sanh hiểu, không chịu qui hội về bản thể, cho nên cười chê xem kinh để thành thánh nhơn văn tự.

HỎI: Thế nào là mê, thế nào là ngộ?

ĐÁP: Nhơn bản giác chơn tâm khởi ra bất giác gọi là mê. Nhơn bất giác thành thỉ giác, rồi trở về chơn tâm gọi là ngộ. Cho nên nói: “Nhơn đất mà té, thì cũng nhơn đất mà dậy”. Mê ngộ tuy khác mà chơn tâm không hai.

HỎI: Tại sao người khế lý, đối với chôn vọng phải dứt cả hai?

ĐÁP: Nhơn vọng mà nói chơn, chơn không có tự tướng. Từ chơn khởi vọng, nên vọng thể vốn không. Vọng đã vốn không, chơn cũng chẳng thành lập. Chơn vọng đều dứt cả hai thì bản tâm thường trụ.

HỎI: Tông môn đốn ngộ “đơn đao trực nhập”, nào dùng ngôn ngữ bàn luận rộng rãi sai khác?

ĐÁP: Kẻ sĩ tham cứu lẽ huyền phải có đủ hai mắt: một là kỷ nhãn để sáng tỏ thiền; hai là trí nhãn để phân biệt được hoặc nghiệp. Thiền Tông nói: “Chỉ sáng tỏ được tự kỷ mà chẳng rõ được việc trước mắt, người như thế chỉ có một mắt, lý đơn sự chiết, rốt lại chẳng viên thông”. Nếu cho trí huệ là quấy thì Đại trí Văn Thù chẳng xưng là con đấng Pháp Vương? Nếu cho dứt học là phải, thì Vô Văn tỳ kheo chẳng làm người ở địa ngục. Tất cả đều do cửa ải ý thức bị khoá, nếu không có chìa khoá trí huệ thì khó mà mở. Tự cho rằng “tình tưởng câu khiên”, nếu chẳng có gươm trí huệ thì khó dứt. Người tiến tu viên thông, chớ có cái chấp bặt lời (không học).

HỎI: Bậc viên đốn tu chứng trở lại rơi vào nhơn quả chăng?

ĐÁP: Trên đến chư Phật, dưới đến chúng sanh đều thu vào nhơn quả. Vậy có thể bác không nhơn quả sao? Chỉ do ngoại đạo chẳng đạt lý duyên sanh, duy chấp tự nhiên, bác không nhơn quả. Hàng nhị thừa chột mắt chỉ chứng thiên không (nghiêng về không), trí diệt thân tàn xa lìa nhơn quả. Kẻ phàm phu bị nghiệp trói tham đắm năm dục, nên nhà cửa đốt thân, chấp trước nhơn quả. Tất cả đều thành cuồng giải, tự mê muội lý viên thường. Chỉ lấy thật tướng làm nhơn, thật tướng làm quả, chớ tạo cái chấp bác không (nhơn quả) mà rơi vào đường tà. (Được như vậy mới) chóng thành viên nhơn, chóng chứng diệu quả.

HỎI: Ở đời có những kẻ sĩ khế lý, xưng là Đạo nhơn vô tâm. Nếu là vô tâm thì đồng như cây đá, do đâu mà các bậc thánh hiền có trí huệ lớn?

ĐÁP: Đạo nhơn vô tâm chẳng đồng với cây đá, vô tâm là không tâm phân biệt, không tâm yêu ghét, không thủ xả, không tâm thiện ác, không tâm có không, không tâm ở giữa hay một bên, không tâm trong ngoài, không tâm chấp trước, chớ chẳng phải không chơn tâm linh tri tịch chiếu.

HỎI: Người xưa nói: “Chớ bảo vô tâm ấy là Đạo vô tâm còn cách một lớp cửa”. Vậy thế nào?

ĐÁP: Chơn tâm hư huyễn chẳng có chẳng không. Nếu bỏ có (hữu) trụ không (vô), trở thành lỗi lớn. Cổ Đức có kệ rằng:

Khuyến quân học đạo chớ tham cầu
Vạn sự vô tâm đáo hợp đầu
Vô tâm thỉ thể vô tâm đạo
Thể đắc vô tâm vô dã hưu.

DỊCH:

Khuyên anh học đạo chớ tham cầu
Muôn sự không tâm đến hợp đầu
Không tâm thể nhập không tâm đạo
Nhập được không tâm không cũng thôi.

HỎI: Thế nào gọi là không biết mà biết, biết mà không biết?

ĐÁP: không biết (vô trí) là thể của tâm. Biết là dụng của tâm. Thể hay phát ra diệu dụng: không biết mà biết. Dụng chẳng lìa thể: biết mà không biết. Dụng nếu lìa thể là cái biết trụ tướng. Thể nếu không dụng gọi là ngoan không.

HỎI: Thế nào gọi là  không biết mà biết, biết mà không biết?

ĐÁP: Không biết (vô trí) là thể của tâm. Biết là dụng của tâm. Thể hay phát ra diệu dụng: không biết mà biết. Dụng chẳng lìa thể: biết mà không biết. Dụng nếu lìa thể là cái biết trụ tướng. Thể nếu không dụng gọi là ngoan không.

HỎI: Thế nào là có niệm mà biết là vọng?

ĐÁP: Sáu căn đối cảnh động niệm phân biệt: có niệm mà biết, nên cho là vọng.

HỎI: Thế nào vô tâm mà biết là chơn?

ĐÁP: Chơn tâm ứng vật như gương soi hình tượng, vô tâm mà biết nên gọi là nhơn.

HỎI: Thế nào là chánh tri kiến?

ĐÁP: Chẳng nương căn trần mà có tri kiến là chánh. Nương gá căn trần mà khởi tri kiến là tà.

HỎI: Thế nào là tam bảo?

ĐÁP: Nhứt tâm không tịch là Phật Bảo. Tịch mà thường chiếu soi là Pháp Bảo. Chiếu soi mà không nhiễm là Tăng Bảo.

HỎI: Thế nào là cúng Phật một cách chơn chính?

ĐÁP: Sáu căn đối cảnh sáu thức chẳng sanh, chơn tâm độc chiếu là nghe pháp chơn chính.

HỎI: Thế nào là xuất gia chơn chính?

ĐÁP: Chẳng trụ ngôi nhà ngũ uẩn, ấy gọi là người xuất gia chơn chánh.

HỎI: Thế nào có thể chẳng trụ năm uẩn?

ĐÁP: Thấy cái nương vào căn thì sắc uẩn không (rỗng). Đối cảnh vô tâm thì thọ uẩn không. Biết mà không biết thì tưởng uẩn không. Tâm tâm không nhiễm thì hành uẩn không. Chơn tâm thường trụ thí thức uẩn không.

HỎI: Thế nào là “không tức sắc, sắc tức không”?

ĐÁP: Thấy không rồi trụ không là “không tức sắc”. Thấy sắc chẳng trụ sắc là “sắc tức không”

HỎI: Thế nào là “tức Tâm tức Phật”?

ĐÁP: Tâm và Phật không hai chớ hướng bên ngoài mà tìm cầu.

HỎI: Thế nào là “phi tâm phi Phật”?

ĐÁP: Phá cố chấp, trừ hiểu biết, tâm và Phật vốn không.

HỎI: Thế nào là “ba tâm không thể được”?

ĐÁP: Quá khứ, vị lai, hiện tại, ba tâm xưa nay vốn không tịch. Bỗng vọng khởi ra hoa đốm giữa hư không, làm che khuất cái viên minh chơn thật.

HỎI: Thế nào gọi là chơn không?

ĐÁP: Chơn tâm thể tịch, máy mầu khởi dụng chiếu soi. Tịch và chiếu không hai gọi đó là chơn không.

HỎI: Thế nào gọi là diệu hữu?

ĐÁP: Đồng chiếu soi lẽ hữu vô, phân biệt rõ ràng, nhưng chẳng rơi vào năng sở, gọi là diệu hữu.

HỎI: Thế nào nói rằng “chỉ được gốc chớ lo ngọn”?

ĐÁP: Nếu ngộ được chôn tâm vốn không, thì muôn pháp tự nhiên tiêu mất.

HỎI: Thế nào gọi “Phiền não tức bồ đề”? Vô minh tức Phật tánh?

ĐÁP: Niệm trước sanh tức là phiền não, niệm sau chẳng trụ tức là bồ đề. Niệm trước động tức vô minh, niệm sau chẳng tiếp tục tức Phật tánh.

HỎI: Thế nào là “thường chẳng lui”?

ĐÁP: Người ngộ bản tâm gồm cả giới, tu, chứng một đời có thể xong, vĩnh viễn không lui rớt. Kẻ nương văn giải nghĩa, tập khí nặng, tâm trôi nổi không gồm tu quán và giữ giới, khi gặp duyên tự lui sụt.

HỎI: Thế nào gọi là Lục độ?

ĐÁP: Đốn ngộ chơn tâm là đầy đủ lục  độ.

HỎI: Thế nào ngộ chơn tâm đầy đủ lục độ?

ĐÁP: Nếu ngộ chơn tâm hành lục độ có căn bản, còn mê chơn tâm hành sáu độ như mù. Cớ sao chơn tâm bảo là căn bản? – Chẳng ngộ chơn tâm mà hành bố thí thì một đời được vinh hiển, sau sẽ chịu họa tai. Chẳng ngộ chơn tâm mà trì giới, thì sanh lên cõi trời dục giới, hết phước trở lại rơi vào ngục nê tê. Chẳng ngộ chơn tâm mà hành nhẫn nhục, thì được quả báo đoan chánh, nhưng chẳng chứng tịch diệt. Chẳng ngộ chơn tâm mà tinh tấn, thì luống tăng thêm sự sanh diệt, công phu chẳng đến được lẽ chơn. Chẳng ngộ chơn tâm mà thiền định, chỉ đi trong cõi trời sắc giới, chớ chẳng về được pháp giới. Chẳng ngộ chơn tâm mà có trí huệ, thì khéo hiểu ngữ nghĩa, tất cả đều thành hữu lậu. Ngộ chơn tâm nầy thì thành tựu được muôn đức. Mê chơn tâm nầy thì công hạnh bày ra đều rỗng.

HỎI: Thế nào là giới, định, huệ, ba môn học vô lậu?

ĐÁP: Bên ngoài chẳng tìm có, bên trong chẳng giữ không gọi là giới. Một niệm, chẳng sanh muôn duyên không lặng gọi là định. Khéo hay phân biệt chẳng sanh yêu ghét gọi là huệ. Ba môn vô lậu nầy là sự học của đại thừa.

HỎI: Thế nào là tam học của tiểu thừa?

ĐÁP: Chỉ chấp nơi thân, đoạn tứ trụ bịnh gọi là giới. Thân hình đồng như cây khô, dứt sự hiển hiện oai nghi gọi là định. Chỉ chứng thiên không mất lý trung đạo gọi là huệ. Cho nên gọi là pháp nghèo (bần pháp), là vùi lấp định huệ. Ngài Tịnh Danh quở đó là  pháp Tiểu thừa.

HỎI: Người mới phát tâm tập định từ đâu mà vào?

ĐÁP: Kẻ sơ tâm học tam muộn, “nên cột tâm vào một duyên”, tập lâu được định, chơn huệ tự nhiên phát khởi.

HỎI: Thiền có mấy loại?

ĐÁP: Thiền có năm loại.

HỎI: Năm loại thế nào?

ĐÁP: Một là người khởi kiến chấp khác, thích cõi trên chán cõi dưới mà tu, đấy gọi là thiền ngoại đạo. Hai là người chánh tín nhơn quả cũng lấy tâm  hàn yểm (thích chán) mà tu, đó là thiền phàm phu. Ba là người liễu ngộ lý sanh không, nghiêng chứng chơn đạo mà tu, đấy là thiền Tiểu thừa. Bốn là người ngộ được người và pháp đều không hằng trụ ở lý Trung mà tu, đó là thiền đại thừa. Năm là người vượt khỏi những dị kiến, các pháp bình đẳng mà chứng, đấy là thiền Như Lai.

HỎI: Thế nào gọi Như Lai?

ĐÁP: Tịch chiếu không hai gọi là như. Bi nguyện chẳng bỏ gọi là lai. Kẻ phàm phu Lai mà chẳng Như. Tiểu thừa Như mà chẳng Lai. Chỉ có Phật thừa Như mà hay Lai.

HỎI: Thế nào là ba pháp quán: Không, Giả, Trung?

ĐÁP: Phản chiếu tự tâm vốn không chỗ khởi, chỗ khởi vốn không gọi là Không quán. Từ chỗ không khởi mà vọng sanh ra các pháp, các pháp chẳng thật, gọi là giả quán. Không, Giả vốn không chẳng dừng lại hai đầu, toàn thể là chơn tâm, gọi là Trung quán.

HỎI: Thể dụng của chơn tâm phân chia như thế nào?

ĐÁP: Thể của chơn tâm thì mênh mang mà không lặng. Dụng của chơn tâm thì rõ ràng giác biết. Mênh mang không lặng chẳng đồng với ngoan không, nó lặng mà thường chiếu soi. Rõ ràng giác biết chẳng phải là sự nhiễm trước của thừa, nó chiếu soi mà thường lặng (tịch), lặng và chiếu chẳng hai gọi là chơn tâm.

HỎI: Thế nào là “không nơi chốn, không chỗ nào chẳng nơi chốn” ?

ĐÁP: Chơn tâm thể nó không (rỗng), nên nói không nơi chốn. Thể không ấy biến khắp, nên không chỗ nào chẳng nơi chốn.

HỎI: Chơn tâm biến khắp không chỗ nào chẳng nơi chốn. Tại sao thân biết mà chỗ khác chẳng biết?

ĐÁP: Chơn tâm thể nó rỗng, pháp giới nhứt như, tùy duyên mà khởi hiện, chỗ ứng hợp mới biết.

HỎI: Thế nào bốn đảo của phàm phu?

ĐÁP: Đảo thứ nhất thân chẳng tịnh mà tưởng là tịnh. Đảo thứ hai thọ vốn là khổ mà tưởng là vui. Đảo thứ ba, vọng tâm không thường mà tưởng là thường. Đảo thứ tư, vốn trong vô ngã mà tưởng là ngã. Bốn cái tưởng lộn ngược nầy là phàm phu chấp có.

HỎI: Thế nào là bốn đảo của nhị thừa?

ĐÁP: Thứ nhứt, thân không (rỗng) vốn tịnh mà khởi tưởng rằng chẳng tịnh. Thứ hai, thọ vốn là chỗ không mà khởi tưởng rằng khổ. Thứ ba, tâm vốn chơn thường mà khởi tưởng là vô thường. Thứ tư, vô ngã tức chơn ngã mà khởi tưỡng là vô ngã. Bốn cái tưởng lộn ngược nầy, hàng nhị thừa rơi vào không.

HỎI: Thế nào lìa tám cái đảo được thường lạc ngã tịnh?

ĐÁP: Tất cả chúng sanh ở trong sanh tử vọng khởi chấp trước bốn đảo thường lạc ngã tịnh. Hàng nhị thừa ở trong niết bàn vọng cầu giải thoát đoạn bốn đảo. Chư Phật Như Lai xa lìa tám cái đảo, được thường lạc ngã tịnh, chứng bốn ba la mật.

HỎI: Chơn tâm vô phân biệt, nếu là vô phân biệt như đi trong đêm đen, mờ tối chẳng biết?

ĐÁP: Phàm luận về phân biệt có ba loại: một là căn thức mới sanh tùy niệm phân biệt; hai là ý thức liễu biệt kế độ phân biệt; ba là chơn tâm ứng vật, như gương chiếu hình tượng, sáng suốt rõ ràng, giống như có phân biệt.

HỎI: Thầy đã giải bày có ba loại phân biệt. Cái nào là chơn cái nào là vọng?

ĐÁP: Căn thức, ý thức phân biệt đều là vọng. Chơn tâm ứng vật rõ ràng thường biết, tuy giống như phân biệt mà thật thì vô phân biệt.

HỎI: Thân Phật vô hình, dụ như hư không, do đâu lại có tướng sáu căn?

ĐÁP: Ngay nơi tướng để sáng tỏ cái chơm, nào trái với đại dụng? Thắng nghiệp lợi tha chẳng dứt cửa giáo hóa nầy. Cổ Đức có kệ rằng: “Hư không không tướng, mà hiện các tướng, Pháp thân cũng vậy, đầy đủ sáu căn tướng”.

HỎI: Thế nào là chơn giải thoát?

ĐÁP: Sáu căn chiếu cảnh không bị cảnh trói buộc, tất cả chẳng trụ gọi là chơn giải thoát.

HỎI: Thế nào là hàng ma?

ĐÁP: Từ bi nhẫn nhục với kẻ dưới là hàng thế ma. Nhứt tâm không hai là phục tâm ma. Chẳng dùng diệu thuật linh phương mà bầy ma trong, ma ngoài tự lui.

HỎI: Thế nào là Tam như lai tạng?

ĐÁP: Chơn tâm tròn sáng thể nó không tịch gọi là không như lai tạng. Không tạng hay phát khởi hằng sa diệu dụng, gọi là bất không như lai tạng. Thể hay phát dụng, dụng chẳng lìa thể gọi là “không bất không như lai tạng”.

HỎI: Thế nào là tám thức?

ĐÁP: Tám thức là nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na và a lại da thức.

HỎI: Xin thầy phân rõ khả năng và tướng dụng của tám thức.

ĐÁP: Thức thứ tám gõi là tâm, gom nhóm những hạt giống của các pháp, rồi nương vào hạt giống ấy làm nhơn sanh ra các pháp. Thức thứ bảy gọi là ý. Ý duyên tàng thức và các thức khác, hằng suy xét nghĩ lường làm ngã. Ngoài ra sáu thức kia gọi là thức. Sáu thức kia phân biệt cảnh thô và động, có gián đoạn, phân biệt rõ ràng và chuyển.

HỎI: Trong kinh Lăng Già, nói rõ về ba loại thức là chơn thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Ba loại thức nầy thế nào xin phân rõ?

ĐÁP: Chơn thức là thức thứ chín, còn có tên khác là bạch tịnh thức. Thức thứ tám là tàng thức, hay hiện ra các pháp (gọi là hiện thức). Ngoài ra bảy thức kia đều gọi là phân biệt sự thức. Tuy rằng thức thứ bảy chẳng duyên cảnh trần bên ngoài mà hay duyên thức thứ tám, nên còn chỗ phân biệt.

HỎI: Thế nào chuyển tám thức thành bốn trí?

ĐÁP: Chuyển năm thức đầu làm thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu làm diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy làm bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám làm đại viên cảnh trí.

HỎI: Thế nào là đại viên cảnh trí?

ĐÁP: Chơn tâm không tịch như gương thường sáng.

HỎI: Thế nào là bình đẳng tánh trí?

ĐÁP: Hay đối với các pháp mà chẳng sanh phân biệt.

HỎI: Thế nào là diệu quan sát trí?

ĐÁP: Hay vào các căn phân biệt mà chẳng nhiễm.

HỎI: Thế nào là thành sở tác trí?

ĐÁP: Năm căn đối cảnh, chính lúc ấy cảm giác khó lạc chẳng xâm nhập.

HỎI: Thế nào là gom bốn trí thành ba thân?

ĐÁP: Thành sở tác trí và diệu quan sát trí gom về hóa thân. Bình đẳng tánh trí gom về báo thân. Đại viên cảnh trí gom về pháp thân.

HỎI: Thế nào là pháp thân?

ĐÁP: Một niệm chẳng sanh, muôn duyên đều không tịch.

HỎI: Thế nào là báo thân?

ĐÁP: Khéo đối với các pháp, tất cả đều bình đẳng.

HỎI: Thế nào là hóa thân?

ĐÁP: Thành tựu được sức bản nguyện, mới ứng ra làm các việc.

HỎI: Kinh Viên Giác nói: “Đại viên cảnh là già lam của ta, thân và tâm đều cư ngụ nơi bình đẳng tánh trí. Do đâu (kinh Viên giác) không chỉ bày thành sở tác trí và diệu quan sát trí”?

ĐÁP: Đại viên cảnh trí là lặng lẽ mà chiếu soi (tịch chiếu). Bình đẳng tánh trí là chiếu soi mà lặng lẽ. Diệu quan và thành sở chỉ cho pháp thân khi hành động trong mê. Dùng diệu quan sát thu mười tám giới. Tất cả trần lao chuyển làm thành sở tác rồi gom về đại viên cảnh.

Kinh Lăng Già nói: “Phật dạy Đại Huệ: một đêm ba thời, thường dùng diệu quan sát trí, khiến trừ sạch hiện lưu thức. sáu căn là thành sở tác trí, như khi bàn tay để ngửa, không nên hỏi rằng bàn tay úp chỗ nào? Cũng như khi băng tan ra thành nước, băng và nước chẳng có sự khác nhau”. Trong môn lợi tha, nương vào sức bi nguyện, dùng diệu quan và thành sở mà làm lợi khắp hàm linh. Cổ Đức nói: “Chúng sanh chẳng biết, nên chấp cái tên của tám thức. Chư Phật chứng đắc nên hay thành được cái dụng của bốn trí”.

Nếu mê muội thì thức thứ tám khởi lên cái tên là báo tàng. Thức thứ bảy được tên là nhiễm ô. Thức thứ sáu khởi lên cái tình biến kế. Tiền ngũ thức chạy theo tướng của căn trần. Nếu ngộ nó thì A-lại-da thành cái thể của viên cảnh, là cái cửa giữ gìn công đức. Mạt na là nguổn gốc của bình diệu đẳng, tánh tự tha chỉ có một. Thức thứ sáu là cái diệu của sự quan sát, hay chuyển vành xe chánh pháp. Tiền ngũ thức là hưng khởi công đức đã làm, rủ theo dấu vết của ứng thân và hóa thân. Nhứt tâm chẳng động, thức trí tự phân, chẳng đổi cái thể của tám thức mà chỉ đổi cái tên của tám thức mà thôi.

HỎI: Người ngộ lý chuyển thức thành trí, kẻ còn trong mê theo thức mà lên xuống. chưa biết tám thức có lớn nhỏ chăng?

ĐÁP: Thức tâm vi diệu, không thể nghĩ bàn, theo nghiệp thọ thân lớn nhỏ chẳng đồng. Kinh Hiển Thức nói: “Phật bảo Đại Lạc! Như gió không hình không chất, dừng ở trong hang tối, hoặc trong lỗ hở, gió xuất hiện rất dữ tợn, hoặc làm ngã núi Tu di nát thành bụi nhỏ. Gió vi diệu không hình không chất, thức cũng như vậy”.

HỎI: Lấy gì làm nhơn chìm đắm trong bốn loài sanh sản (tứ sanh)?

ĐÁP: Tinh là nhơn của sự sanh sản bằng thai (thai sanh). Tưởng là nhơn của sự sanh sản bằng trứng (noãn sanh). Tình và tưởng hợp lại làm nhơn sanh sản từ nơi ẩm ướt (thấp sanh). Tình và tưỡng lìa là nhơn của hóa sanh. Tất cả sự sanh sản ở trên đều do ý thức tạo nghiệp, rồi tùy nghiệp mà có sự thăng trầm. nếu ý thức đốn không (rỗng suốt một cách mau chóng), thì sự luân hồi vĩnh viễn dứt.

HỎI: Thế nào là ngũ nhãn?

ĐÁP: Bên ngoài chẳng trụ có là nhục nhãn. Bên trong chẳng trụ không là thiện nhãn. Không và có đều dứt là pháp nhãn. Chiếu soi cả hai (không hữu) mà không nhiễm là huệ nhãn. Lìa tất cả tướng là Phật nhãn.

HỎI: Thế nào là lục thông?

ĐÁP: Sáu căn đối cảnh tới lui không chướng ngại là lục thông.

HỎI: Thế nào là Đẳng giác, và thế nào Diệu giác?

ĐÁP: Đẳng giác là tịch và chiếu không hai, các pháp bình đẳng. diệu giác là tịch và chiếu dứt cả hai, thể chơn thường tỏa sáng một mình.

HỎI: Thế nào là biến dịch sanh tử, và thế nào là phần đoạn sanh tử?

ĐÁP: Biến dịch sanh tử là khi bồ tát thành tựu bi nguyện, làm lợi ích cho loài hữu tình. Tuy ở trong sanh tử mà không đồng với phàm phu còn nghiệp hữu lậu thấm nhuần. Phần đoạn sanh tử là do vọng tâm của phàm phu tạo ra, niệm niệm đều do đam mê chấp trước, lại thêm phiền não chướng, nên cuốn vào vành xe khổ lớn không lúc dừng nghỉ.

HỎI: Thế nào là “Đều sào trăm trượng phải tiến bước, mười phương thế giới lộ toàn thân”?

ĐÁP: Tâm như lai tạng, vốn từ một tinh minh mà theo trần trôi chảy, phân là sáu công dụng rồi chuyển xoay theo vật, trôi nổi trong sanh tử. Nếu như biết quay về căn trần không giao nhau, trở lại dòng toàn có một. Sáu công dụng chẳng hiện hành thì trạm nhiên thuần tịnh như gương thường sáng. Nếu giữ tâm nầy có thể gọi là rơi từ trên đảnh (đảnh đọa), lại có tên là Hầm sâu giải thoát (giải thoát thâm khanh). Đây là cái tri kiến nghiêng về không. Lại phải tiến bước, thì mười phương thế giới mới lộ toàn thân. Đập nát chiếc gương đi, sơn hà đại đại toàn bày pháp thể.

HỎI: Thế nào “Chẳng trụ vô vi, không tận hữu vi”?

ĐÁP:Tuy chứng pháp thân mà chẳng giữ thật tế (chỗ chơn thật), bi nguyện tiếp vật nên tùy loài lợi sanh. Tào Sơn nói: “Chớ đi đường tâm ấy, chẳng mặc áo bản lai, phải thế nào mới đúng? – Tối kỵ lúc chưa sanh” (mạc hành tâm lộ xứ, bất quải bản lai y, hà tu chánh nhậm ma? – Thiết kỵ vi sanh thời). Hàng Đại thừa bồ tát làm lợi ích và dẫn dắt chúng sanh, chẳng dừng ở vô vi mà phương tiện mặc áo nhơ (cấu y), chẳng dứt hữu vi mà đi trong phi đạo, để tùy loài đồng sự, độ thoát cho các loài hữu tình, nên chỉ bày cái nhiễm, tu cái tịnh, thông đạt đến Phật đạo.

HỎI: Thế nào là sám hối chơn thật?

ĐÁP: Người đời tạo đủ bốn tội trọng, mười điều ác, nghiệp nhơn đã cùng cực sẽ đọa vào tam đồ. Chợt sanh lòng hổ thẹn, phát đại dũng mãnh, gần bậc thiện tri thức, đốn ngộ bản tâm, những ác nghiệp từ bao kiếp trưcớ, và những tội lỗi hiện đời, như nước sôi làm chảy tuyết, như lửa cháy củi khô. Nghiệp hết phúc sanh, trí huệ phát hiện, trở lại đem những sở đắc của mình mà chỉ thẳng cho người sau, được đốn ngộ tâm tánh để cùng thành Chánh giác, gặt hái được phúc vô lượng, công đức còn hơn cát sông Hằng.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写 曹洞宗 御禅会 参加方法 tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc Tuà chua son thuy Mứt hoa hồng thắm đỏ Nguyễn 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Những loại cây và hoa độc 山西林业职业技术学院 梵僧又说我们五人中 Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Ai có thể thở giùm ai ด หน ง hạnh phúc đến từ đâu 栃木県寺院数 hòa thượng tịnh sự 1913 人生是 旅程 風景 xanh hòa thượng thích phúc hộ 1904 簡単便利戒名授与水戸 cu Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng xấu Ba tôi và thiền khán thoại đầu Trung 佛教与佛教中国化 Trá Ÿ giû ý nghĩa trai đàn chẩn tế ղ 浄土真宗 お守り Táo có lợi cho sức khỏe ศ กษาพระพ ทธะว Đọc kinh sám hối tham thiền 地藏十轮经 ä å ½æ æ åˆ åº æœ å šå¼º 僧人心態 夜渡凡尘 削发更衣 giao æµæŸçåŒçŽ 投影备品备件方案 Làng phía trước là hố thẳm 印顺法师关于大般涅槃经 nghĩ