CHƯƠNG
VII
NĂM
TÔNG PHÁI THIỀN
Tăng
hỏi: Ngài Đạt Ma từ Ấn sang “chỉ thẳng nhứt tâm”.
Do đâu từ đời Lục Tổ về sau lại chia làm năm phái? Mỗi
nhà riêng lập môn đình và bày ra những tướng lạ sai khác
nhau?
ĐÁP:
Như vàng làm ra đồ vật, mỗi vật đều là vàng. Giống như
lủa chia các đèn, nhưng mỗi đèn đều là lửa. Tuy cành sung
lá thanh nhưng mà rễ nó vốn một thể. nếu mắt trí rỗng
sáng thì tự nhiên rõ pháp không hai.
1-
TÔNG LÂM TẾ
HỎI:
Chủ trương Tông Lâm Tế như thế nào?
ĐÁP:
Lâm
Tế gia phong
Bạch
niêm thủ đoạn
Thí
như sơn băng
Cơ
tợ điện quyện
Xích
thủ sát nhơn
Độc
chưởng truy mạng
Bổng
hát giao tri
Chiếu
dụng tề hành
Tân
chủ lịch nhiên
Nhơn
cảnh tung đoạt
Nhứt
thiết sai biệt danh tướng
Bất
ly hướng thượng nhứt trứ.
DỊCH:
Thói
nhà Lâm Tế
Nắm
rõ thủ đoạn
Thí
như núi lở
Cơ
như điện chớp
Tay
không giết người
Tay
độc tìm mạng
Gậy,
hét lẫn dùng
Chiếu
dụng đều hành
Chủ
khách rõ ràng
Người
cảnh đều đẹp
Tất
cả danh tướng sai khác
Không
lìa một lối hướng thượng.
HỎI:
Thế nào là tám loại gậy? (bát bổng)
ĐÁP:
Gậy thưởng, gậy phạt, gậy tung, gậy đoạt, gậy ngu si,
gậy hàng ma, gậy tảo tích, gậy vô tình.
HỎI:
Thế nào là gậy thưởng?
ĐÁP:
Khi người học hỏi một câu, lời rất thân thiết và khế
hợp với Đaọ, Sư liền đánh, gọi là gậy thưởng.
HỎI:
Thế nào là gậy phạt?
ĐÁP:
Khi người học cùng thầy hỏi đáp, tuỳ ý nói loản, xúc
phạm người, Sư liền đánh, gọi là gậy phạt.
HỎI:
Thế nào là gậy tung?
ĐÁP:
Người học được “một biết nửa hiểu” nói một câu,
có một chút tương ưng. Sư liền đánh, gọi là gậy tung.
HỎI:
Thế nào là gậy đoạt?
ĐÁP:
Người học bị “Tạp độc nhập tâm”, nói câu hợp đầu
(có vẻ phù hợp), cho là đắc ý. Sư liền đánh, gọi là
gậy đoạt.
HỎI:
Thế nào là gậy ngu si?
ĐÁP:
Người học chủ khách không phân, tà chánh không rõ, mở miệng
nói bướng. Sư liền đánh gọi là gậy ngu si.
HỎI:
Thế nào là gậy hàng ma?
ĐÁP:
Người học nhận cảnh giới ma, nói lời ma quỷ điên cuồng
cho là chứng đạo. Sư liền đánh mạnh, gọi là gậy hàng
ma.
HỎI:
Thế nào là gậy tảo tích? (quét dấu vết)
ĐÁP:
Người học chẳng rơi vào phàm tình mà kẹt vào Thánh giải,
chẳng lìa hang ổ. Sư liền đánh gọi là gậy tảo tích.
HỎI:
Thế nào là gậy vô tình?
ĐÁP:
Nói phải cũng đánh, nói chẳng phải cũng đánh, mở miệng
cũng đánh, không mở miệng cũng đánh, tất cả đều chẳng
còn, gọi là gậy vô tình.
HỎI:
Dưới gậy chuyển thân được đạo lý gì?
ĐÁP:
Bữa ngay đầu một gậy toàn thân rơi thoát, ý thức tan tành,
chơn thường bày bộ một mình. Hàng lợi cơ thì chuyển thân,
kẻ căn độn thì điểm trán. Vừa trải qua sự suy nghĩ liền
thành một loạt ma mị.
HỎI:
Thế nào là bốn loại hét? (tứ hát)
ĐÁP:
Một hét như bảo kiếm vua Kim Cang. Một hét như Sư tử ngồi.
Một hét như cây sào dò bóng cỏ. Một hét mà không có công
dụng của hét.
HỎI:
Thế nào là bảo kiếm vua Kim Cang?
ĐÁP:
Hay chém ý thức, tình phàm thánh đều hết, lẽ chơn thường
riêng chiếu.
HỎI:
Thế nào là Sư tử ngồi?
ĐÁP:
Hai kiến chấp đoạn thường cùng tất cả tham lậu. Ngồi
rống một tiếng làm cho ngói bể băng tiêu.
HỎI:
Thế nào là cây sào dò bóng cỏ?
ĐÁP:
Như gương chiếu hình tượng đẹp xấu, chơn ngụy, tự nhiên
bày mặt thật.
HỎI:
Thế nào là không công dụng của tiếng hét?
ĐÁP:
Ý thức vừa khởi động, một tiếng hét làm cho tan nát. Chuyển
tìm lại tiếng hét, tiếng hét cũng chẳng dùng.
HỎI:
Dưới tiếng hét lãnh ngộ, được ý chỉ gì?
ĐÁP:
Ra oai một tiếng chẳng có chẳng không, khởi vốn không khởi,
rơi vốn không rơi, hội được như vậy, gượng gọi là chánh
giác.
HỎI:
Thế nào là bốn loại chiếu dụng?
ĐÁP:
Một, trước chiếu sau dụng. Hai, trước dụng sau chiếu. Ba,
chiếu dụng đồng thời. Bốn, chiếu dụng chẳng đồng thời.
HỎI:
Thế nào là trước chiếu sau dụng?
ĐÁP:
Trong tự chứng phần dùng trí ứng vật, dùng trí huệ phân
biệt tà chánh. Trước bảo: “Nói mua!” đợi suy nghĩ liền
hét.