Chết và tái sinh - Thạc sĩ trẻ nhất thế giới

Thạc sĩ trẻ nhất thế giới

Tên của Tathagat Avatar Tulsi có nghĩa là “sự tái sinh của đức Phật”. Năm 12 tuổi, Tathagat phá vỡ kỷ lục Guinness, trở thành thạc sĩ trẻ nhất thế giới năm 1999.

 

Tathagat Avatar Tulsi

Cậu đang làm luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Ấn Độ. Tham vọng của Tathagat Avatar Tulsi là trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất thế giới. 

Nhân vật của hơn 1.000 bài báo

Đến nay đã có hơn 1.000 bài báo khắp thế giới viết về nhân vật kỳ tài này. Sinh ngày 9/9/1987 tại một ngôi làng nhỏ ở Bihar (bắc Ấn Độ), từ lúc 3 tuổi, cậu đã tự đi sửa lỗi sai trong những phép tính kế toán phức tạp của người cha.

Lúc đó, ông chỉ nghĩ đây là chuyện tình cờ. Nhưng đến khi lên 6, chứng kiến Tathagat nhẩm các con tính 5 chữ số dễ như trở bàn tay, cả cha mẹ lẫn thầy cô giáo nhận ra cậu là một nhân vật đặc biệt.

Tuy giỏi toán, nhưng cậu quyết theo đuổi môn Vật lý: “Tôi không quan tâm đến Toán học thông thường mà muốn đi tìm tòi những hiện tượng trong thiên nhiên để phục vụ con người”.

Biến phân bắc thành nhiên liệu

Tathagat tốt nghiệp trung học năm 9 tuổi, có bằng Cử nhân khoa học năm 11 và lấy bằng Thạc sĩ ngành Vật lý khi tròn 12 tuổi 2 tháng và 19 ngày. Khi còn là cố vấn khoa học tại Tổ chức Sulabh International của Ấn Độ, Tathagat từng tiến hành thí nghiệm cho một trong những giả thuyết độc nhất vô nhị của mình: biến phân bắc thành nhiên liệu.

Tathagat từng tuyên bố đã tính ra giá trị chính xác của số pi và phát hiện phần tử nhỏ nhất trong Vật lý mà cậu gọi là “Tulitron”. Công trình nghiên cứu lấy bằng Tiến sĩ của Tathagat hiện nay liên quan đến phương pháp tính lượng tử. 

Học chưa đầy 4 giờ/ngày

“Tôi có một trí nhớ đặc biệt và đầu óc tôi luôn phải làm việc nhiều hơn người khác”, Tathagat giải thích về khả năng của mình. “Đối với một sinh viên giỏi, có 3 nhân tố quan trọng: khả năng phân tích, khả năng tưởng tượng và trí nhớ. Bất kỳ ai cũng có thể phát triển 3 khả năng này nếu tích cực rèn luyện”.

Tuy thu nhập dư dả, ở ngoài đời, Tathagat vẫn là một anh chàng khiêm tốn và hoà đồng. Cậu thường học chưa đầy 4 giờ/ngày. Giữa đám bạn bè cùng lứa, Tathagat chỉ là một chàng trai bình thường, không thích bàn luận đến khoa học.

Cậu mê môn cricket, thích tán phét trên điện thoại di động, lướt Internet, xem phim và chơi cờ vua. Nhưng lúc đã vào việc thì chuyện ngồi lỳ trong phòng thí nghiệm cả 12 giờ/ngày là bình thường.   

Kẻ giả mạo?

Tathagat từng gây ra tranh cãi khi cậu được lựa chọn để đi dự một cuộc họp của những người đoạt giải Nobel tại Đức năm 2001. Một số nhà khoa học và sinh viên tỏ ra bất bình về quyết định này, và có người còn gọi cậu là kẻ giả mạo. “Đó chỉ là do ghen tị mà thôi. Khi vào Học viện Khoa học Ấn Độ năm 2002, tôi đã chứng minh được khả năng của mình”, Tathagat trả lời và gọi đó là chuyện đã xa xưa.

Học viện Khoa học Ấn Độ là nơi quy tụ những tài năng lớn nhất của đất nước, và cậu là người trẻ nhất làm việc ở đây.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

义云高世法哲言 рикна å 作æ ç 第三世多杰羌佛经藏总集 履职总结 æŠ æ³ Gần gũi thiên nhiên giúp giảm suy nghĩ 护法 六因四缘五果的来源和作用 Vì sao nên để điện thoại xa nơi ngủ 願力的故事 5 công dụng bất ngờ của Aspirin 18 lien chua Bêner Ho Bo Lược khảo về quan hệ thầy trò trong Phật 激安仏壇店 Liên CÃÆn 罗刹女 心经 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Dâu tây giúp làm chậm sự phát triển こころといのちの相談 浄土宗 6 loại thuốc uống tương tác xấu với 燃指供佛 五行缺火 名字 地藏菩薩聖號三萬遍 描写家乡的桥的句子 æˆ å šæ ç ºä ç Ÿå æœ Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 离开娑婆世界 PhẠt dẠy visakha thích chơn 腳底筋膜炎治療 phước ด หน ง A Cười GiẠc 潮阳菩提禅寺 Vu lan nhớ mẹ 佛教与佛教中国化