Chết và tái sinh - Bàn về chủ đề Nhân bản. (Clonnning)

Bàn về chủ đề Nhân bản. (Clonnning)

Các nhà khoa học Nhật và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.

Chúng ta nhớ lại sự kiện đầu tiên làm chấn động thế giới khoa học, chính trị và tôn giáo. Tháng 2/1997, các nhà sinh học thuộc viện Roslin ở Edinburgh (Scotland) công bố sự ra đời của con cừu Dolly, mở ra kỷ nguyên mới cho sinh sản vô tính. Họ lấy nhân (chứa vật liệu di truyền ADN) từ tế bào con cừu trưởng thành đem cấy vào một noãn bào của cừu đã loại bỏ nhân để tạo ra một phôi. Sau đó cấy phôi này vào tử cung của một con cừu cái mang thai và đẻ giùm. Đó là kiểu nhân bản sinh sản.

Tháng 12 vừa qua, một phụ nữ Mỹ đã bỏ ra 50 ngàn đô để thuê sao bản con mèo của bà ta. Những người quan tâm trách bà này sao không đầu tư số tiền ấy để mở ra các bệnh viện hay trại nuôi những súc vật không nhà không cửa. Không biết trước thảm cảnh Sóng Thần, bà ấy có động lòng gì không khi ôm con mèo”dỏm”, để cho biết bao nạn nhân sống sót tay trắng làm lại cuộc đời.

Cách đây không lâu, công ty Clon-Aid của Mỹ liên kết với một giáo phái “tương lai học” đã bắt tay vào “nhân bản” một bé gái. Việc này được thực hiện theo đơn đặt hàng của cặp vợ chồng người Mỹ, sau khi đứa con gái 10 tháng tuổi của họ chết trong cuộc phẫu thuật tim. Sự kiện này không được kiểm chứng bởi công ty Clon-aid và giáo phái Ralean khăng khăng không chịu đưa ra các bằng chứng về thành công của họ.

Các nhà khoa học các nước đã thí nghiệm và đạt được một số kết quả sinh sản nhân bản, (hay còn gọi sao bản, hay sao tạo) động vật cao cấp như heo, bò và khỉ. Chính phủ các nước đã có lệnh nghiêm cấm việc nhân bản con người. Tuy nhiên, với lòng hiếu thắng trong địa vị khoa học, hay nhiệt tâm tha thiết với kiến thức, cộng thêm những món lợi tài chính khổng lồ, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công ty và viện nghiêu cứu quốc gia đang âm thầm theo đuổi trong lĩnh vực nhân bản con người. Không chừng trong vài năm tới, một số gia đình không con sẽ nhận được con nuôi nhân bản. Khoảng hai chục năm nữa chúng ta có thể có con dâu nhân bản. Người ta còn nói chuyện lấy tế bào từ các bật vĩ nhân, các tài tử để nhân bản thành giống người siêu đẳng. Dù muốn hay không, một kỷ nguyên kỳ diệu đã đến. Khoa học đã mở ra một chân trời mới, trí tưởng tượng và tham vọng của con người lại có cơ hội đi một bước xa hơn.

Thành tựu khoa học đem lại cho chúng ta một số giải thích mà trước đây đa số tự cho là vô lý. Xin Đọc giả cùng tôi phân tích theo những khía cạnh sau đây:

1. Tạo hóa hay tiến hóa, Ai là tác giả ?

Thuyết tiến hóa cho rằng sinh vật được hình thành qua một quá trình tiến hóa lâu dài, vô tình, không chủ đích, không Ai khởi xướng và điều khiển. Vậy sao ?

Các sản phẩm nhân bản kể trên tự nhiên mà có, hay do các nhà khoa học, nhờ có ý chí, kiến thức, công nghệ, chương trình … chế tạo ra? Nếu trả lời do các nhà khoa học, thì cũng vậy, vũ trụ, sinh vật và con người phải có một Đấng Tạo hóa, đủ tri thức, mục đích tài năng và vật liệu tạo dựng nên. Tất nhiên Ngài làm được việc ấy trong một khoảng thời gian ngắn hơn sức tưởng tuợng của con người.

2. Nhân bản không phải là tạo hóa.

Các nhà khoa học đạt được thành công trong nhân bản, nhưng có điều hạn chế là họ phải cần vật liệu sẵn có trong thiên nhiên.

Sau đây là câu chuyện vui: Một khoa học gia khoe mình có thể tạo ra con người từ đất sét. Để chứng minh ông lấy một cục đất sét bỏ vô trong bình thí nghiệm. Ông Trời vỗ vai nhắc nhở: “ Trước hết ngươi phải tự mình làm ra đất sét đã’. Vị kia lắc đầu chịu thua, biết rằng đất sét có thể pha trộn được từ các khoáng vật và nước, nhưng nếu phải làm khoáng vật và nước từ các nguyên tử, năng lượng thì không biết làm cách nào đây.

Khoa học có giỏi mấy cũng chỉ có thể bắt chước “Thiên Chúa”chứ không thể thay thế “Thiên Chúa” được. “Ban đầu Thiên Chúa dựng nên trời và đất” - lời Kinh thánh - tất cả mọi tạo vật đều bắt đầu từ trời và đất là vật liệu. Chúng ta không sáng tạo một vật gì mới, nhưng chỉ giải mã, phát hiện và áp dụng quy luật tự nhiên trên các vật liệu có sẵn trong khuôn khổ Đức Chúa Trời cho phép mà thôi.

3. Nhân bản trong cùng loài và khác loài ?

Con người thành công trong nhân bản con chuột, con bò, con khỉ, nhưng chưa ai thành công trong việc biến chuột thành bò, biến bò thành khỉ hay chuyển hóa từ loài này qua loài kia qua các dạng trung gian. Các khoa họa gia thừa biết đây là một điều không tưởng, vì mã hoá di truyền từng loài rất khác biệt với nhau. Thành đạt của khoa học góp phần minh chứng cho sự mầu nhiệm của Kinh Thánh được viết cách đây 3500 năm, trong câu như sau: “Đức Chúa Trời phán: ‘Đất phải sinh ra các sinh vật theo từng loại: các súc vật, các loài bò sát, các thú rừng theo từng loại”’ Xin để ý chữ theo từng loại, hay từng loài. Con người có thể nhân bản một cách thành công nhờ sử lý di truyền trong từng loài, bởi ấy là quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã định sẵn.

4. Hậu quả nhân bản mà ít người biết đến.

Con người thành công trong việc nhân bản nhờ tác động hệ thống di truyền. Nhiều người hy vọng điều này chứng minh cho sự tiến hóa nhờ đột biến. Kết quả thực tế không cho phép như vậy. Trong các thí nghiệm nhân bản, xác xuất thành công rất ít và các con vật sinh ra thường mắc những chứng bệnh hiểm nghèo và chết non. Thường thường các đột biến di truyền mang lại tai họa hơn là lợi ích. Y học đã thống kê 2000 căn bệnh có nguồn gốc trong sự thoái hóa gen. Khi điều ấy xảy ra con vật sẽ trở nên yếu hơn, ít khả năng tồn tại hơn những con vật bình thường. Có những người bị đột biến di truyền, như bệnh bạch tạng, tóc trở nên trắng, lông mày, lông tay và ria mép đều trắng một cách đáng sợ. Khi lớn lên anh ta chắc ít có khả năng lập gia đình hơn người thường, hơn nữa các cô gái thiếu gen màu như anh thật hiếm hoi, nên khả năng di truyền của anh cho thế hệ về sau thật hạn chế.

Từ trứng ruồi được xử lý bằng tia phóng xạ, các nhà khoa học đã tạo ra các giống ruồi không cánh hoặc khác màu, dầu vậy chúng chỉ là loài ruồi, và khả năng tồn tại của các giống mới kém xa giống tự nhiên.

Các nhà khoa học cũng tạo ra một loại gà không có lông nhờ thay đổi các gen phụ trách về lông của nó. Kết quả chúng ta có thể ăn thịt gà mà không phải nhổ lông. Người ta nói rằng loại gà này dễ sống ở nơi nóng nực so với loại gà có lông. Khổ tâm thay, nếu thả con gà đó ra ngoài trời, nó lại dễ chết hơn các con gà thường vì bị muỗi cắn. Dù nó có sống đến tuổi thanh niên, gà trống không thể đạp mái vì không thể vỗ cánh và gà mái không thể ấp trứng vì thiếu lông. Kết quả giống gà không lông nhờ đột biến di truyền không thể tồn tại và phát triển thành một loài mới được.

Sau đây là trích dẫn trên mạng vnexpress.net

Bài và ảnh về cừu Dolly, cũng như bò, lợn, dê, chuột nhân bản vô tính vẫn được đăng nhan nhản trên các báo chí. Nhưng người ta đâu biết rằng phần lớn động vật nhân bản vô tính đều chết, thường là ngay trong giai đoạn phôi. Nhiều con ra đời với các đột biến quái dị. Những con “lành lặn” khi sinh thì sự sống sau đó cũng rất mong manh. Hiện khoa học cũng chưa nhân bản được linh trưởng, họ hàng gần nhất của con người.

Vậy những thử nghiệm nhân bản người đầu tiên sẽ có kết quả như thế nào ? Hôm qua, nhà sinh vật học Rudolf Jaenisch, Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã dự đoán về một tương lai không mấy sáng sủa:

1.      Trong 100 lần nhân bản đầu tiên, chỉ có trên dưới 5 trẻ sinh ra còn sống.

2.      Người mẹ thay thế có thể bị sẩy thai, hoặc đẻ khó vì bào thai và rau lớn một cách bất thường (ở động vật nhân bản, một số con lúc ra đời to gấp đôi bình thường).

3.      Nhiều trẻ chết trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh do mắc các bệnh về tim, phổi, gan, thận.

4.      Nhìn bề ngoài, có 1-2 trẻ em hoàn toàn bình thường, nhưng có những vấn đề không thể biết trước, chẳng hạn: Liệu thần kinh trẻ có bình thường không? Quá trình nhân đôi của tế bào có bình thường không ? Liệu trẻ có bị chết sớm do hỏng hệ thống miễn dịch, có mắc các bệnh như ung thư hay lão hóa không ?

Ông Jaenisch khẳng định: “Tất cả những chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng cái chết không đáng sợ. Tồi tệ nhất là nhân bản vô tính cho ra những con người vẫn sống và sống thực vật”. Và trong thực tế, cho dù những bậc cha mẹ mất con có đau xót đến mấy, cũng phải thừa nhận rằng nhân bản vô tính không thể nào trả lại cho họ đứa con đã chết. Chỉ có ADN của đứa trẻ là được sao chép lại, chứ các nhà khoa học làm sao tái tạo nổi môi trường sống và những gì nó trải qua trong đời để tạo ra một em bé mới có cá tính và nhân cách y hệt ?

5. Kiến thức, lương tâm và tôn giáo.

Các nhà khoa học được Thiên ơn một công cụ vô cùng mầu nhiệm và hùng mạnh, ấy là kiến thức. Tuy nhiên nếu kiến thức không được làm chủ bởi lương tâm, công cụ khoa học sẽ trở nên vũ khí vô cùng nguy hiểm đối với nhân loại. Chúng ta chưa quên đến chuyện bom nguyên tử, vũ khí vi trùng v.v... Lương tâm có thể bị chai lỳ nếu không đặt trên nền tảng tôn giáo, và tôn giáo có thể trở nên cuồng tín nên không dựa trên Kinh Thánh. Nếu nhân bản con người thành công, chúng ta có thể có một thế hệ mới bao gồm những Frankenstein, hoặc Hít-le. Ngược lại, nếu không thành công, chúng ta làm gì với lớp người bệnh hoạn bởi thí nghiệm khoa học. Họ có linh hồn không? Họ là người thật hay là người máy với xương thịt. Nên giết họ đi theo quan điểm của Đức Quốc xã, hay cho họ sinh tồn và pha trộn di truyền với con cháu chúng ta ?

Khi thành công chuyện nhân bản chuột không cần cha, một số người đã vội tiên tri một ngày không xa vai trò của đàn ông sẽ chỉ còn lao động khổ sai thôi. Họ không ngờ rằng nếu dùng hai trứng của phụ nữ để kết hợp, dù thành công họ cũng chỉ sản sinh ra con gái vì trứng phụ nữ chỉ có một loại nhiễm thể X thôi. Thế gian sẽ không còn giới đàn ông nữa. Gần đây chưa bao giờ có thành tựu khoa học nào làm thức tỉnh ý thức nhân phẩm, chính trị và tôn giáo như chuyện nhân bản vừa qua. Nếu chiếu trong Kinh Thánh ra, chúng ta biết được quan điểm Thiên Chúa trong Mười điều răn: “Các ngươi không được làm cho mình tượng theo hình dạng vật gì trên trời cao, hay trên mặt đất hay ở dưới nước”. Câu này thường được hiểu là con người không được làm các tượng theo sinh vật mà thờ lạy. Nhưng trong ánh sánh của nhân bản học, chúng ta không được sao tạo ra bất cứ chim trời, thú đất hay cá biển mà Chúa đã tạo dựng trong thiên nhiên.

6. Làm gì có Thần Thánh Chúa Trời mà sáng với tạo, phép với lạ ?

Quan điểm duy vật dựa trên bốn định kiến sau đây:

a, Không có thần, không có Chúa;
b, Không có siêu nhiên chỉ có tự nhiên;
c, Không có phép lạ;
d, Vũ trụ chúng ta sống là một hệ thống khép kín, không có “Tác động” bên ngoài.

Chúng ta hãy xét về chuyện những con chuột được đem ra làm thí nghiệm. Chúng sống trong một xã hội nhỏ, trong một cái chuồng làm bằng gương nên chúng chỉ thấy mình và thấy nhau. Cuộc sống của chúng chẳng có gì đặc biệt hơn là ăn, ngủ và ngủ với nhau. Đối với chúng: để có con, không có cách nào khác hơn là một con đực nhảy lên một con cái. Chúng không biết rằng có một thế lực lớn hơn chúng là các nhà bác học. Họ có quyền sinh quyền sát trên lũ súc vật. Họ tạo ra môi sinh và nuôi dưỡng chúng có mục đích. Một ngày kia các bác học cho chúng ngủ, rồi lấy trứng của hai con chuột cái, thay đổi mật mã di truyền, cấy lại với nhau, rồi đặt vào tử cung của con chuột thứ ba, trẻ và “còn trinh”. Khi thức dậy, chẳng con chuột nào biết chuyện gì vưà xảy ra. Vài ngày sau con chuột “còn trinh “ kia bắt đầu thay đổi hình dạng... và đúng kỳ sinh nở cho ra đời một mớ chuột con. Chuyện không ngờ, không thể tưởng tượng được, thật phản tự nhiên, phản khoa học trong kiến thức của loài chuột. Là con người quý vị giải thích với chúng cách nào đây? Có cách nào một nhà khoa học giải thích cho những con chuột biết tri thức và tình cảm cuả mình, trong khi chúng cứ khăng khăng: Ngoài chuột và thóc gạo ra chẳng còn có Ai nào khác. Hay chỉ có một cách duy nhất là người biến thành chuột, để dùng ngôn ngữ của chúng mà giải thích cho chúng hiểu. Nếu biến thành chuột, chắc gì chúng tin, không chừng sẽ bị chúng cắn chết vì nói chuyện “phản khoa học”…

Nếu các nhà khoa học thành công trong việc nhân bản, thì có khó gì cho việc tin rằng Thiên Chúa Tạo ra con người. Thêm vào đó nếu các nhà khoa học có khả năng khiến một con chuột “còn trinh” sinh ra một lũ chuột con, thì có khó gì đối với Thiên Chúa trong việc đặt Chúa Con vào lòng cô Ma-ri. (ở đây tôi xin mạn phép gọi cô thay vì mẹ, bởi muốn nhấn mạnh sự kiện phi thường là sự còn trinh của Ma-ri khi cưu mang thai Thần-nhân Giê-su)

Kết luận.

Chúng ta vui mừng trong sự phát triển khoa học và cầu mong sao các nhà khoa học kết hợp kiến thức của mình trong sự hòa hợp thiên nhiên khiến cho loài người càng hạnh phúc. Khoa học chân chính không bao giờ phủ nhận vai trò của Tạo hóa, nhưng ngược lại, càng làm cho niềm tin ơi Ngài hợp tình hợp lý hơn. Có niềm tin ở Đấng cao hơn mình, chúng ta không sợ các khoa học gia tạo ra những con khủng long trong phim Jurasic Park. Bản thân con người khi biết kính sợ Bề Trên sẽ không còn chuyện cá lớn nuốt cá bé, ai khỏe hơn thì tồn tại… Xã hội sẽ tràn đầy sự

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

河南有专属的佛教 Ung thư vú có liên quan đến virus ở gia Bắt đầu từ tâm trạng khỏe ブッダの教えポスター 义云高世法哲言 рикна å 作æ ç 第三世多杰羌佛经藏总集 履职总结 æŠ æ³ Gần gũi thiên nhiên giúp giảm suy nghĩ 护法 六因四缘五果的来源和作用 Vì sao nên để điện thoại xa nơi ngủ 願力的故事 5 công dụng bất ngờ của Aspirin 18 lien chua Bêner Ho Bo Lược khảo về quan hệ thầy trò trong Phật 激安仏壇店 Liên CÃÆn 罗刹女 心经 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Dâu tây giúp làm chậm sự phát triển こころといのちの相談 浄土宗 6 loại thuốc uống tương tác xấu với 燃指供佛 五行缺火 名字 地藏菩薩聖號三萬遍 描写家乡的桥的句子 æˆ å šæ ç ºä ç Ÿå æœ Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 离开娑婆世界 PhẠt dẠy visakha thích chơn 腳底筋膜炎治療 phước ด หน ง A Cười