Nhà báo Italy Alessandro Bertellotti của
đài Rai có mặt trên chiếc máy bay chở khách Indonesia bị
cháy tại Yogyakarta. Dưới đây là lời kể của ông về những gì xảy ra trên
chuyến bay tử thần.
> Ảnh vụ cháy máy bay
Chiếc máy bay trượt khỏi đường băng và lao xuống một ruộng lúa rồi bốc cháy. Ảnh: AP. |
"Tôi may mắn là một trong những người sống sót và thoát thân chỉ với một chút máu chảy trên mặt. Tôi ngồi ở phía cuối máy bay, phía bên tay trái. Chuyến bay diễn ra tốt đẹp cho đến khi nó hạ cánh.
Chúng tôi nhận thấy có cái gì đó không ổn khi máy bay bắt đầu tiếp cận đường băng mà không hề giảm tốc độ. Ngay khi tiếp đất, máy bay bật nảy lên một chút và vẫn tiếp tục lao nhanh mà không có dấu hiệu giảm tốc. Đến lúc đó thì tất cả mọi người đều biết rằng có trục trặc.
Chiếc máy bay tiếp tục lao đi ngay cả khi chúng tôi đã đến cuối đường băng. Đột nhiên xung quanh tối đen và mọi thứ bay tứ tung, còn mọi người thì bắt đầu gào thét. Tôi nhớ rằng lúc đó mình vẫn còn bình tĩnh và chỉ nghĩ đến việc tìm cách thoát ra ngoài.
Một đám cháy bắt đầu bùng lên ở ba hay bốn hàng ghế phía trước tôi, phía bên tay phải của máy bay. Mọi người vẫn gào thét hoảng loạn. Một phụ nữ phía sau đã đẩy mạnh vào tôi và la lên "đi, đi, đi".
May mắn là tôi ngồi ngay gần cửa thoát hiểm nên tôi liền nhảy ra ngoài máy bay cùng với rất nhiều người khác. Chúng tôi rơi xuống một bãi cỏ và bùn. Ngay sau đó là một tiếng nổ lớn vang lên. Sau tiếng nổ thứ hai thì tôi không còn nhìn thấy thêm người nhảy ra ngoài máy bay nữa.
Cảnh sát và xe cứu thương tới nơi chỉ trong vòng vài phút và họ bắt đầu chăm sóc cho những người bị thương. Còn những người không bị sao như chúng tôi thì được nhanh chóng đưa ra khỏi hiện trường.
Tôi có mặt tại Indonesia dự hội nghị của UNESCO bàn về vấn đề tái thiết khu vực bị tàn phá trong trận động đất trên đảo Java năm ngoái. Lúc đó tôi không kịp cầm theo máy ảnh hay bất cứ thứ gì của mình, tôi không hề nghĩ đến điều gì khác ngoài việc thoát ra khỏi đó. Tất cả những gì tôi có thể nói vào lúc này là không biết làm sao tôi lại may mắn đến vậy".
Chiếc Boeing 737-400 của hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda chở theo 140 hành khách và phi hành đoàn cất cánh từ thủ đô Jakarta. Máy bay này lâm nạn khi đáp xuống sân bay Adisucipto ở thành phố Yogyakarta, cùng nằm trên đảo Java. Hãng Garuda và cảnh sát Indonesia xác nhận, có 118 người đã thoát chết trong vụ tai nạn.
Đình Chính (theo BBC)
Lúc 7h sáng nay, một chiếc Boeing 737-400 chở 140 người của hãng Garuda nổ và bốc cháy dữ dội khi hạ cánh xuống thành phố Yogyakarta khiến 49 người chết. Dưới đây là hình ảnh về thảm kịch.
Một binh sĩ không quân Indonesia đứng cạnh xác chiếc máy bay xấu số. Các chuyên gia cho rằng nó đã lao quá nhanh nên trượt khỏi đường băng trước khi phát nổ và cháy. Ảnh: AFP. |
Cảnh sát và các nhân viên cứu hộ nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ứng cứu. Phần đuôi máy bay vẫn còn nhìn rõ biểu tượng của hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda. Ảnh: AFP. |
Những đám khói màu trắng vẫn bốc lên nghi ngút sau khi ngọn lửa đã được dập tắt. Ảnh: AFP. |
Lực lượng cứu hỏa phun nước làm nguội xác chiếc máy bay để chuẩn bị cho công tác điều tra. Một số thi thể bị cháy đen sau đó được tìm thấy trong các của máy bay. Ảnh: Reuters. |
Cảnh sát và các sĩ quan lực lượng không quân Indonesia đứng bảo vệ hiện trường vụ tai nạn. Thông tin ban đầu cho biết có 20 người chết trên tổng số 140 người đi chiếc Boeing này, một số nguồn khác cho hay con số này là 49. Ảnh: AP. |
Một cảnh sát Indonesia bước ngang qua xác chiếc Boeing 737-400 của Garuda, giờ chỉ còn trơ lại bộ khung cháy đen sau vụ cháy. Ảnh: Reuters. |
Các chuyên gia bắt tay vào kiểm tra xác chiếc máy bay của hãng Garuda tại sân bay mang tên Adisucipto, thành phố Yogyakarta, để tìm nguyên nhân tai nạn. Ảnh: AP. |
Một động cơ của chiếc Boeing 737-400. Ảnh: AFP. |
Nhân viên cứu hộ bên cạnh các túi đựng thi thể được lấy ra từ xác chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: AP. |
Một chiếc Boeing 737-400 của hãng Garuda đỗ tại sân bay thành phố Yogyakarta, tương tự chiếc bị cháy sáng nay. Ảnh: Airliners. |
Chiếc Boeing 737-400 của Garuda cất cánh từ thủ đô Jakarta tới Yogyakarta, cùng nằm trên đảo Java ở miền trung Indonesia. Đồ họa: Reuters. |
Đình Chính
Xác chiếc máy bay. Ảnh: BBC. |
Một chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Indonesia chở hơn 140 người bốc lửa sáng nay, khi hạ cánh xuống thành phố Yogyakarta, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
"Lửa bùng lên ở bánh trước máy bay", một nhân chứng tên là Hariman Siregar cho biết. Thành phố Yogyakarta ở miền trung Indonesia.
Trên máy bay Boeing 737-400 này có một số nhà báo và nhân viên ngoại giao Australia, đến đây vì chuyến thăm của Ngoại trưởng Alexander Downer. Ông Downer đã ở Indonesia được vài ngày để dự một cuộc họp chống khủng bố ở khu vực và không đi máy bay này. Thủ tướng Australia John Howard cho biết: "Có 10 người Australia trên máy bay và hiện chúng tôi vẫn chưa có thông tin về tất cả họ".
Chiếc máy bay phản lực thuộc hãng hàng không quốc gia Garuda của Indonesia, xuất phát từ thủ đô Jakarta. Thảm kịch xảy ra lúc 7 giờ sáng giờ địa phương. Các xe cứu thương và cứu hỏa lao đến hiện trường. Các nhân viên cứu hỏa dập tắt đám cháy sau hai giờ đồng hồ. Một bệnh viện gần đó đang chữa trị cho khoảng 60 người bị thương.
Nhân chứng Hariman Siregar kể lại: "Trước khi hạ cánh, máy bay đã rung chuyển mạnh. Rồi đột nhiên có khói ở bên trong thân máy bay. Nó lao qua đường băng rồi đáp xuống một cánh đồng lúa", Dien Syamsudin, một người sống sót kể lại. "Tôi thấy một người nước ngoài. Quần áo anh ấy đang bốc cháy. Tôi nhảy qua lối ra khẩn cấp. Nhờ ơn Allah, tôi vẫn còn sống".
Một hành khách khác, tên là Muhammad Dimiyati, thì cho biết: "Máy bay vượt quá đường băng, rồi tôi nghe thấy tiếng nổ và tôi chạy qua lối ra khẩn cấp. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều người mắc kẹt trên khoang".
Ngày 1/1, chiếc Boeing 737-400 thuộc hãng Adam Air chở 102 người rơi xuống biển gần đảo Sulawesi. Không có người sống sót. Còn hôm thứ sáu tuần trước, một chiếc Boeing 737-200 của hãng hàng không nội địa Merpati Nusantara buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Bantam, sau khi phi công phát hiện ra hiện tượng rò dầu. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã phải cho lập một nhóm đánh giá và đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện độ an toàn hàng không nước này.
M.C. (theo AFP, AP
Các nhà điều tra kiểm tra xác máy bay. Ảnh: AP. |
Các nhà điều tra tìm được hộp đen của chiếc máy bay Boeing 737-400, sau vụ cháy làm 22 người thiệt mạng. Theo kết luận ban đầu, nguyên nhân hỏa hoạn không phải là hành động tấn công cố ý.
Hãng hàng không quốc gia Garuda của Indonesia xác nhận 118 người may mắn sống sót. Australia đã ngỏ ý giúp chăm sóc những người bị thương và tham gia công tác nhận dạng những người tử nạn. Canberra đã công bố tên 5 người Australia mất tích. Người ta tiếp tục tìm những người này tại các bệnh viện, nhưng hy vọng họ vẫn sống đang tàn lụi dần. Họ ở trong nhóm quan chức và phóng viên Australia có mặt tại Indonesia để đưa tin về chuyến thăm của Ngoại trưởng Alexander Downer.
Trong số các bác sĩ Australia đến Indonesia có Fiona Wort, chuyên gia chữa trị bỏng, người từng đưa ra một loại da nhân tạo, giúp điều trị các nạn nhân sau các vụ đánh bom ở Bali năm 2002 và 2005.
Hai thành viên không lực Australia sống sót sau vụ cháy kể rằng chiếc Boeing hạ cánh quá nhanh và sau đó lắc lư mạnh trên mặt đất. Điều này dẫn tới nghi ngờ tai nạn là do lỗi của phi công. Theo họ, điều duy nhất mà các hành khách có thể làm sau đó là tìm cách chạy thoát khỏi đám lửa đang bùng lên từ cabin. Phải mất hai giờ sau người ta mới dập tắt được đám cháy.
Theo người điều hành hoạt động tại sân bay Yogyakarta, bánh trước của máy bay bốc cháy khi nó hạ cánh, khiến cho chiếc Boeing đi chệch khỏi đường băng và đâm vào một hàng rào. Động cơ sau đó tách ra và thân phi cơ bốc lửa. Chiếc máy bay dừng giữa một ruộng lúa.
Chuyên gia Robert Hearth thuộc Đại học South Australia cho rằng nguyên nhân hỏa hoạn có thể do một thùng nhiên liệu đã bị thủng khi bị va đập mạnh: “Đám cháy càng bùng lên khi được những túi ôxy có trên máy bay cùng các hành lý tiếp sức”.
M.C. (theo BBC, AP)
Crash jet black box arrives
Indonesian officials carry a box containing
the blackbox of a Garuda Indonesia jetliner
which caught fire upon landing on Wednesday
in Yogyakarta. Investigators say it could take months to analyse the black box flight recorders recovered from the Garuda jet that crashed in Indonesia on Wednesday. The recorders arrived in Darwin on an Australian Federal Police charter flight and will be taken to Canberra and analysed by the Australian Transport Safety Bureau (ATSB). ATSB spokesman Joe Hattley said the twin black boxes are expected to arrive in Canberra about noon today, but it will take months to fully analyse the recorders. "To download the information will take ... a couple of days, then the preliminary information will go to the investigation team in Indonesia," Mr Hattley said. "The actual analysis will take months," he said.
|
Wait and see
AFP chief Mick Keelty urged people to wait until the analysis was complete, saying a clearer picture would emerge as to what happened before the Boeing 737 plane ran off the runway and burst into flames at Yogyakarta airport, killing at least 21 people.
Indonesian authorities yesterday confirmed the deaths of four of the five Australians who had been missing.
They are Australian Federal Police agents Brice Steel and Mark Scott, AusAID's Allison Sudradjat and Australian Financial Review journalist Morgan Mellish.
A fifth Australian, Jakarta embassy spokeswoman Liz O'Neill, is feared dead, but this has not been confirmed.
Her body could be formally identified today, Indonesia's Sardjito Hospital forensic doctor Ida Bagus Surya Putra said.
Five other Australians survived, including Sydney Morning Herald journalist Cynthia Banham, who is in the intensive care unit of Royal Perth Hospital with burns to at least 50 per cent of her body.
Australian banker Roger Tallboys, 51, of Tasmania, is being treated for burns in a Singapore hospital.
Two RAAF officers escaped with relatively minor injuries.
Flight Sergeant Michael Hatton and Leading Aircraftsman Kyle Quinlan yesterday were flown to Darwin aboard a VIP jet and taken to hospital for treatment.
Foreign Minister Alexander Downer confirmed last night that an additional Australian on the plane had walked away from the crash uninjured. He said the man, a dual Italian and Australian national, had phoned a friend who confirmed his survival to Australian authorities in Indonesia.
Downdraft blamed
Mr Keelty said it would not be known what happened until all the evidence and eyewitness reports had been analysed.
"The flight recorder will be one of the more objective tests in terms of recording the events that occurred just prior to the crash."
He said there had been various suggestions as to what occurred, including problems with the plane.
There was some corroboration between varying witness accounts of the crash, including interviews with the pilot, but he said it was unwise to speculate until objective facts were known.
Indonesian national police told the AFP the pilots reported a sudden downdraft and a gust of wind that caused the front of the plane to hit the tarmac.
"That then resulted in the front landing gear collapsing and that then, with the momentum of the plane, had an effect when the plane bounced forward along the runway, breaking open the cockpit once the plane overshot the runway.
"That's ... one version of events, of course ... we really won't know until all the data is known and all the exhibits put back together."
However, he said he could not rule out any sort of foul play.
AAP, with theage.com.au
Nguồn: www.quangduc.com